T h i ề n T ô n g không Niệm Phật
n ê n k h ô n g c ó c á i "Thấy" Tịnh Độ ?
( h o a đ ồ n g n ộ i )
Cùng tất cả quý độc giả yêu mến của CTR blog:
Trên quan điểm "Sự thật không che đậy", CTR đã nhiều lần đưa ra những bằng chứng cho thấy cõi Tịnh Độ là không có thực. Hôm nay CTR nhận được lá thư rất thú vị từ bạn có nickname Đồng nội Hoa. Bạn đã chia sẻ những kinh nghiệm "thực chứng" về cõi Di Đà của các em nhỏ tu tập. "Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ" là câu nói cho thấy sự trung thực về thông tin của trẻ em. Tôn trọng tất cả ý kiến của độc giả, CTR xin đăng tải toàn văn lá thư. Chân thành cảm ơn bạn đã viết lá thư này.
Kính chúc bạn Đồng Nội Hoa cùng quý độc giả an khang hạnh phúc.
Xin mời quý độc giả theo dõi lá thư của bạn Đồng Nội Hoa:
Tôi là người mới bước vào con đường tu tập theo Đạo Phật, và qua tìm hiểu, tôi đã được biết rằng bên Phật giáo có 3 Tông phái chính là:
1. Tịnh độ Tông / 2. Thiền Tông / 3. Mật Tông
Theo tôi hiểu thì Tịnh độ Tông dành cho những người sơ cơ. Còn Thiền Tông thì dành cho những người có căn cơ cao hơn. Và kể cả Thiền Tông và Tịnh Độ Tông, không phải ai tu cũng chứng đắc, chỉ trừ những Người có phước báu lớn và tinh tấn hết mình thì mới đạt được quả vị giác ngộ.
Ở đây tôi xin phép chỉ nói đến hai Tông phái chính là Thiền Tông và Tịnh độ Tông. Vì hai Tông phái này còn tranh cãi nhau mãi về chuyện có Đức Phật Di Đà hay không? Và bên nào cũng cho rằng mình đi đúng hướng. Tôi nghĩ rằng mỗi bên đều có cái lý của mình
Và các Thầy (các Nhà Sư) nói rằng bên Thiền Tông khi tu thiền định mà chưa chứng đắc thì nếu “gặp Phật chém Phật, gặp ma chém ma”, tức là họ cho đó là những ảo giác hoặc ma vương đến phá. Còn bên Tịnh độ Tông thì lại nói rằng nếu gặp Đức Phật A Di Đà mà được Ngài thọ ký cho, thì là người có Phước báu lớn lao vô cùng.
Vì tôi là người mới tu tập, vẫn còn trong vô minh, nên tôi cũng không dám phát biểu điều gì, không dám nói bên nào đúng, bên nào sai. Tôi nghĩ rằng mỗi Pháp môn có thể sẽ có những sự chứng đắc ở những cảnh giới khác nhau.
Tôi là người mới tu - người sơ cơ nên tôi tu Tịnh độ Tông theo cách của HSTD, tức là niệm Phật và quán chấm đỏ. Phương pháp này HSTD gọi là phương pháp an trú chánh niệm (ATCN) đằng trước mặt. Đây cũng chính là phương pháp mà Thầy Phước nói rằng anh Sơn đã chỉ cho Thầy (Câu này Thầy nói ở trong phần tập tin trên HSTD). Phương pháp của anh Sơn chỉ dạy - đó là tập trung chú tâm vào một đối tượng và quán (hay gọi cách khác là tưởng tượng) cho ra đối tượng xuất hiện đằng trước mặt theo ý của mình.
Tôi có 2 cậu con nhỏ, một cháu sinh năm 2001 và một cháu sinh năm 2005. Tôi cũng cho các cháu thực hành theo Tịnh độ Tông, đó là niệm Phật quán chấm đỏ theo cách của HSTD, cũng là cách nhắm mắt, tập trung tưởng tượng đối tượng đằng trước mặt. Tôi không hiểu tại sao bé thứ hai của tôi, cháu sinh năm 2005 - khi lần đầu tiên làm theo phương pháp này thì nhắm mắt được một lát cháu mở mắt ra, và nói là cháu nhìn thấy chuỗi hạt xuất hiện trước mặt Bé! Vậy tại sao khi niệm Phật A Di Đà lại xuất hiện một chuỗi hạt??! Tôi vẫn đang thắc mắc về điều này! Thế giới Tâm linh thật thú vị! Dưới đây là hội thoại giữa tôi và cháu:
- Mẹ: Vừa rồi nhắm mắt tìm chấm đỏ con có niệm Phật không?
- Con: Con có, mẹ ạ.
- Mẹ: Con có thấy chấm đỏ không?!
- Con: "Con không thấy chấm đỏ nhưng con thấy chuỗi hạt hiện ra".
- Mẹ: Thế khi con niệm Phật con có nghĩ về tràng hạt không mà con lại thấy tràng hạt hiện ra?
- Con: Không, con chỉ niệm Phật thôi! Rồi tự nhiên con thấy cái chuỗi hạt nó hiện ra, rồi nó lại biến mất.
- Mẹ: Lạ nhỉ, sao lại ra tràng hạt nhỉ?!? Thế thì không đúng rồi! Con phải nhìn thấy chấm đỏ mới đúng chứ, con tưởng tượng ra viên bi màu đỏ nhé! Khi con nhắm mắt vào, con niệm Phật thầm thật to trong đầu con ấy, rồi con cố tìm cho mẹ bằng được hòn bi màu đỏ nhé!
Lần này thì thằng bé làm lại, vài chục giây sau cháu lại mở mắt ra và nói rằng cháu thấy hình quả dâu tây màu đỏ.
Hai cậu con tôi tu tập rất bình thường, không có gì đặc biệt. Nhưng còn có bé cháu gái con của cậu em trai tôi, cháu sinh tháng 1 năm 2006 (Tây Lịch). Bà nội của cháu là mẹ của tôi - rất phản đối chuyện Phật Pháp! Bà cho rằng tôi là người mê tín dị đoan. Nhà cháu bé chưa có ai theo Phật cả, chỉ có mẹ Bé là bắt đầu tin vào thế giới tâm linh, tin vào thế giới của Phật, nhưng cũng chưa hề tìm hiểu và đi theo đạo Phật. Lần đầu tiên tôi bảo cháu niệm Phật quán chấm đỏ, tôi cho cháu làm vào buổi chiều tối và thời gian cháu thực hành là khoảng 2 phút. Sau đó tôi kiểm tra cháu thì cháu bảo là có thấy chấm đỏ xuất hiện. Tôi hỏi cháu nó ra có lâu không thì cháu trả lời là ra một tý rồi lại mất, rồi lại hiện ra rồi lại biến mất. Tôi hỏi cháu ra mấy lần thì cháu bảo ra khoảng 5 lần.
Tối đó nằm ngủ ở nhà mẹ tôi, tôi nghe cháu nói với Bà:
- Bà ơi, sao con nằm nhắm mắt con lại thấy các con số, bà ạ!
Tôi sợ cháu lại nằm niệm Phật, phần vì sợ cháu mệt, phần vì lo mẹ tôi mắng (vì mẹ tôi không tin mấy chuyện Phật Pháp và không muốn cho nó làm điều đó), tôi vội chạy lên gác bảo:
- Nhung ơi, con ngủ đi, con đừng niệm Phật nữa nhé!
- Vâng.
- Con có niệm Phật không đấy?
- Không, con chỉ nằm thôi.
Sáng hôm sau, ngủ dậy một lúc cháu kể với tôi:
- Bé: Bác ơi, tối hôm qua lúc đi ngủ, con mơ thấy Phật, bác ạ.
- Bác: Thế á?! (Tôi vui quá!) Con mơ thấy Phật à?! Con giỏi thế!
- Bé: Con thấy Phật ở trong một tờ giấy in. Con thấy cái chấm đỏ hiện ra ở trán Phật.
- Bác: Mà sao lại là tờ giấy in nhỉ? Là con nhìn thấy ảnh Phật á?
- Bé: Không! Là tờ giấy in! - Cháu khẳng định!
- Bác: Tờ giấy in là thế nào? Là bức tranh người ta in hình Phật á?
- Bé: Không phải, là tờ giấy in ấy. Giống như tờ giấy người ta in ở cái máy tính ra ấy, giống như tờ giấy để con vẽ vào đấy ấy. (Lúc này tôi hiểu là cháu đang nói về tờ giấy trắng khổ A4 có hình Phật).
- Bác: À, bác hiểu rồi, thế con thấy hình Phật trong ấy à? Thế con lại thấy chấm đỏ hiện lên ở trán Phật chứ không phải trên đầu của Phật à?
- Bé: Vâng con thấy chấm đỏ hiện ra ở trán Phật, rồi chấm đỏ ấy nổi lên và tỏa ra nhiều ánh sáng xung quanh - vừa nói cháu vừa quơ tay ra để diễn tả.
- Bác: Ồ, thế à? Ôi hay thế! (tôi vui mừng khuyến khích cháu). Đấy là hào quang đấy, con ạ! Thế con thấy Phật như vậy có lâu không?!
- Bé: Con thấy Phật hiện ra một lúc.
- Bác: Thế con đang ngủ thì con thấy Phật hiện ra như thế à?
- Bé: Không, lúc đấy con đang nhắm mắt.
- Bác: Thế lúc ấy con đã ngủ chưa?
- Bé: Con chưa, buổi tối con đang nằm nhắm mắt để đi ngủ thì con thấy.
- Bác: Thế lúc ấy con chưa ngủ à? (Tôi cố hỏi thêm để kiểm tra) Lúc bác lên đó rồi bác xuống thì con có ngủ luôn không? Lúc con thấy các con số ấy?
- Bé: Con chưa ngủ, con chỉ nằm nhắm mắt thôi. Con thấy các con số một lúc rồi hết. Rồi con nằm nhắm mắt thì thấy Phật, rồi con thấy cục màu đỏ hiện ra ở trán Phật, rồi nó nổi lên và nó tỏa ra nhiều ánh sáng.
- Bác: Đấy là hào quang, con ạ. Thế Phật mặc quần áo màu gì?
- Bé: Phật mặc quần áo màu vàng. Phật để tay như thế này này - vừa nói nói vừa giơ tay phải lên, để đầu hai ngón tay trỏ và ngón tay cái chạm vào nhau, các ngón còn lại, nó để thả lỏng hơi cong cong giống hệt như ảnh Phật bắt ấn tôi thấy trên HSTD.
Tôi thấy rất ngạc nhiên và thú vị vì nó chưa nhìn thấy ảnh Phật như vậy bao giờ. Bức ảnh Phật bắt ấn như vậy cũng là lần đầu tiên tôi thấy từ HSTD. Tôi cũng chưa bao giờ thấy ảnh Phật bắt ấn như vậy ở mấy cửa hàng bán ảnh Phật trước chùa Quán Sứ - nơi có treo bán nhiều ảnh Phật nhất mà tôi thấy ở Hà Nội. Hơn nữa nhà mẹ đẻ tôi cũng chẳng có bức ảnh Phật nào cả, bên nhà bà ngoại của cháu tôi, ở ngay sát nhà mẹ tôi cũng chẳng có ảnh Phật. Tôi hỏi cháu:
- Con đã nhìn thấy ảnh Phật như vậy bên ngoài bao giờ chưa?
- Con chưa.
- Con giỏi thật đấy!
- Thế tay kia của Phật thì để như thế nào?
- Tay kia của Phật để thế này - vừa nói cháu vừa diễn tả để bàn tay úp xuống đùi mình.
Tôi rất vui vì được nghe câu chuyện của cháu!
Trưa hôm đó, sau khi bọn trẻ ngủ dậy, cháu vẫn nằm trên võng và lại khoe với tôi:
- Bé: Bác ơi, con mơ thấy Phật, bác ạ! Con mơ thấy được Phật cho con đi chơi khắp thế giới!
- Bác: Thế á?! Con được mơ thấy Phật á?! Ôi thích thế! Con giỏi thật đấy! Nhưng làm sao mà con biết là con được đi khắp thế giới?
- Bé: Con được Phật cho con đi chơi ở Mỹ, cho con đi chơi ở Ấn Độ, đi khắp mọi nơi! (cháu vui vẻ kể lại).
- Bác: Thế à?! Thích thế! Nhưng làm sao con biết đấy là nước Mỹ?
- Bé: Con không biết, con chỉ biết đấy là nước Mỹ! Có nhiều nhà cao tầng.
- Bác: Thế làm sao mà con biết được là con được Phật cho con đi nước Ấn Độ? Làm sao mà con biết đấy là Ấn Độ?
- Bé: Thì lúc trước ở mẫu giáo con múa hát con được mặc quần áo Ấn Độ. (Bé là cây văn nghệ của trường mà). Con còn được Phật cho con đi ăn kem!
- Bác: Thích nhỉ! (Tôi cười với Bé).
- Bé: Con cứ cười suốt thôi. - (Bé cười ngây thơ kể lại).
- Bác: Thế Phật có cười không?
- Bé: Phật cũng cười với con suốt. - (Bé cười trả lời).
- Bác: Con có thích không?
- Bé: Con thích lắm! (Bé tươi cười nói). Lúc về Phật dí vào trán con một cái chấm đỏ, sau rồi chấm đỏ đấy cũng tỏa ra ánh sáng!
- Bác: Đấy là hào quang đấy! Con có thích không?
- Bé: Con thích lắm! - (Bé trả lời với gương mặt và ánh mắt rạng rỡ).
- Bác: Sau này bác về không nhắc con niệm Phật được thì buổi tối đi ngủ con tự niệm Phật và tìm chấm đỏ như bác bảo nhé!
- Bé: Nhưng con chỉ sợ Bà không cho!
- Bác: Thế con niệm thầm thì làm sao Bà biết!
Cháu nhìn tôi chẳng nói gì. Tôi biết là cháu còn bé, mải chơi, khó có thể làm một mình. Tôi tiếc là chỉ được ở với mẹ tôi và cháu có mấy đêm. Và tôi không thể ở gần Bé hàng ngày để bảo cho cháu được. Vì nhà mẹ tôi cách nhà tôi hơn 30 km, và tôi cũng ít khi về đó. Thỉnh thoảng tôi mới cho các con tôi về thăm Bà ngoại. Đa số thời gian các cháu phải đi học.
Tôi đọc một số câu chuyện của các Nhí trên HSTD, ví dụ như gần đây là chuyện của Bé Đậu Đỏ. Tôi không biết Bé Đậu Đỏ là ai, tôi chưa gặp Bé bao giờ, nhưng từ câu chuyện của chính cháu gái tôi, thì tôi tin vào những câu chuyện của Bé và chuyện của các Nhí khác.
Tôi băn khoăn tự hỏi:
Vậy thì có thể bên Thiền Tông không Niệm Phật nên không thấy cái "Thấy" bên Tịnh Độ Thấy chăng?
30 comments:
Nếu hiểu về vi diệu pháp chắc có lẻ sẽ đơn giản hơn,tui nghĩ Ông Thầy nào đó cũng ko hiểu vi diệu pháp nên mới nên nông nổi chăng???
Nghĩ cũng lạ, ông Phật này cũng thiên vị thật ,chỉ dẫn mỗi mình em ấy đi chơi !*** cảnh báo coi chừng bị ma nhập!***em ấy có thể không hiểu gì về Phật nhưng Ma (Phật) có thể rất hiểu về em ấy!
p/s:Tuy nhiên đây chỉ là ý nghĩ của tui ,tui vẫn phải lắng nghe ý kiến của Cô 3T nữa!
Kính chúc tất cả nhiều sức khoẻ
Kính!
Đọc câu chuyện này bỗng nhiên tui "đột xuất" hiểu ra tại sao Ngài Huệ Viễn cần phải chế ra cõi Tịnh Độ. Phật A Di Đà giống như các ông tiên bà tiên trong chuyện cổ tích, có thể đáp ứng ý thích của mọi người từ trẻ em đến người sắp chết. Ngài dẫn trẻ em đi chơi, đi ăn uống, đi du lịch...và giúp người lớn coi kiếp từ quá khứ đến vị lai.... Đến khi sắp chết thì chỉ cần niệm tên ngài 10 niệm sẽ được ngài tiếp dẫn về cõi Tây Phương cực lạc để sống sung sướng. Đúng là 1 vị Phật hoàn hảo và rảnh rỗi, vì hàng ngày có không biết bao nhiêu con người trên thế giới muốn gặp Ngài và có hàng đống những yêu cầu muốn ngài giải quyết. Nghĩ đến Sakya Muni mà chạnh lòng quá. Đạo Phật do Sakya phát minh, mà bây giờ thảm bại vì hàng nhái.
@ bạn MT
Bạn nói A Di Đà thiên vị là quá đúng. Trẻ em mấy nước nghèo không có cơm ăn như ở Phi Châu mà ngài không giúp. Có lẽ vị Phật này chỉ giúp những ai niệm tên ngài thôi. Lúc sắp chết tinh thần người ta bấn loạn đau đớn cũng vẫn phải nhớ gọi tên ngài. Quên là thua. Tui thiệt sự ngạc nhiên về cách "đối nhân xử thế" của ngài. Ngài có quyền năng, có từ bi rộng lớn mà. Trẻ em đói ở xứ Châu Phi đâu có cơ hội biết đến Tịnh Độ, giúp chúng chút xíu có sao đâu mà sao ngài không làm?
ND
Chào Tam Tiểu Thư, bạn Đồng nội hoa & cả nhà ...
Tôi phải đọc lại mấy lần những lời chia sẻ của bạn, lời văn súc tích, nhẹ nhàng chân thật, nhưng điều đã thu hút tôi lại không phải là những điều vừa kể, mà là "sự trí tuệ và lòng dũng cảm" của bạn đã làm tôi thực sự ngưỡng phục.
Đọc câu chuyện của bạn đã gợi cho tôi nhớ đến một câu nói bất hủ của Trần Bình Trọng: "Ta thà làm Quỷ nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc!". Sự trí tuệ và lòng dũng cảm của bạn là sự vượt thoát ở những điểm này đây ... Nhớ lại bên hstđ, với sự tung hô, hào nhoáng không tưởng của một vị được phong, xưng tụng là Bồ Tát Nhí, nghìn tay nghìn mắt, thần thông quảng đại, chơi với Phật Adida, bạn với các Tiên Ông trên các Tầng Trời, các Cảnh Giới, có khả năng đi vào Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, đi qua từ "Lỗ Đen" này đến "Lỗ Đen" khác, vấn đề mà với khoa học vẫn còn là một giả thuyết, tiên đoán v.v...
Chưa hết, các Bồ Tát Nhí với lòng bi mẫn vô biên này, body guards là những con Rồng tuyển khổng lồ, lại mang những trọng trách cực lớn là giữ gìn sự điều hòa cho bầu khí quyển, cho trái đất cho nhân loại bằng cách đi đánh gió, đánh bão v.v...
Còn nữa, những vị Bồ Tát Nhí này lại có khả năng "Phân Thân", cứ mỗi vị lại phân ra được 3 tỉ "Phân Thân" (tính nháp theo tổng số lượng tế bào của mỗi con người), và họ làm việc như những vệ tinh bay chung quanh trái đất và Ngài Tibu có ít nhất trong tay trên 5 Bồ Tát Nhí này (mỗi vị được giao cho quản một Châu), tổng cộng khoảng 15 tỉ Phân Thân, để luôn canh giữ quả địa cầu ... Mục đích là hễ cứ có một linh hồn nào lìa khỏi xác thì sẽ được các Phân Thân của các Bồ Tát Nhí này tóm lấy trùm Hoa Sen đưa lên Thượng Phẩm Thượng Sanh của cõi Cực Lạc cùng khoảng hơn 2 ngàn linh hồn khác thuộc Cửu Huyền Thất Tổ của linh hồn ấy được hưởng ké.
Thử hỏi, được làm cha mẹ hoặc các bậc trưởng thượng của các vị Bồ Tát Quán Âm như thế thì có nằm mơ muôn đời cũng chẳng tưởng tượng ra được phải không quý vị ... ???
Kính thưa quý vị!
Nếu tiền đề chỉ là chuyện "Giả tưởng" thì phải nói thú vị thật, và còn là những câu chuyện mang tính, biểu tượng cho lòng "Từ Bi" vô biên để kể và hướng dạy các bé và những câu chuyện thế này có lẽ sẽ bán được rất nhiều tiền bản quyền và có thể trở thành những cuốn phim "Giả Tưởng" nổi tiếng với tính giáo dục, cập nhật thời đại của nó.
Nhưng ở đây lại là việc tu tập mà cứu cánh là "Giải Thoát". Thì có lẽ một người tu tập chân chính với kiến thức bình thường về Phật Pháp cùng phải tự hỏi:
1. Còn đâu là luật Nhân Quả?
2. Phải chăng Thần Thông đã khuynh đảo được Luật Luân Hồi, Nhân Quả?
3. Đã có 15 tỉ Phân Thân canh giữ thì cần gì có mục Độ Tử?
4. Độ tử cho một Thực Thể đã là chuyện cực kỳ phi lý? Thế mà lại còn cả trên 2000 Thực Thể thuộc hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ của Thực Thể ấy cũng được hướng sái? Còn và còn biết bao nhiêu câu hỏi nữa phải không quý vị ... ???
Phải chăng Đức Sakya Muni đang bị phỉ báng một cách thậm tệ? Phải chăng người ta đang xây lên những hàng rào cao chạm trổ bằng 7 báu với những cái bánh vẽ nghe thật êm tai, dễ đạt để che lấp đi cái tòa nhà vững chắc mà chính đức Sakya Muni đã kiến tạo?
Nói như vậy không nghĩa là tui không tin vào lời của các em đang tu tập hoặc các vị Bồ Tát Nhí này nhé. Ngược lại tôi vẫn tin rằng các em này hoàn toàn kể lại sự thật mà các em đã thấy và trải nghiệm ... Chỉ có đều là các em đã vô tình hoặc cố ý được dẫn vào một thế giới "Hoang Tưởng", thế giới "Dẫn Kênh" của những tay "Dẫn Kênh" chuyên nghiệp có hệ thống truyền thừa mới nhất, mới xuất hiện từ cuối thập niên đầu của thế kỷ thứ 21 này.
Có thời gian, tui sẽ tranh thủ để đóng góp vài ý kiến nhỏ nhoi và chi tiết hơn vào vấn đề về "Cái Thấy" bên Tịnh Độ và "Cái Thấy" của người Tu Thiền Định, để xem những câu chuyện và việc làm của các vị Bồ Tát này nó phản lại với những qui luật của Tự Nhiên Khách Quan mà Đức Sakya Muni đã khám phá và triển khai triệt để, khi Ngài "Chứng Ngộ" qua Thiền Định.
Trân trọng
Cám ơn bạn ND có cùng suy nghĩ với MT!
Theo tui nghĩ anh S chỉ cách an trú chánh niệm đằng trước mặt là đúng và ông Thầy làm đúng khi còn ở VN ,nhưng khi sang Mỹ thì ông Thầy đã tự chế thêm vì người hiểu về vi diệu pháp sẽ không nói: gặp Phật ,nói chuyện với Phật,mượn màng ti vi ,xem bói coi kiếp,đi du lịch ,Phật tặng quà sinh nhật,....v...v...
Tui nghĩ đây cũng là thắc mắc chung của nhiều người,và trước kia từng là thắc mắc của bản thân tui .
p/s:nếu tui nói có gì sai xót mong mọi người chỉ bảo thêm
Kính!
Lót dép ngồi hóng những điều sắp được viết của hổ nước tương, có vẻ còn hay hơn TTT.
Có đọc qua một số comment ở bài này và những bài gần đây. Tôi thấy một số vị nói chuyện theo kiếu dè bỉu, mỉa mai người khác. Tôi nghĩ người tu không nói chuyện kiểu đó. Lời nói thể hiện phần nào bản chất con người nên tôi nghĩ vị nào có mang tiếng là "tu hành" thì khi viết cũng nên đọc lại và nhìn lại bản thân mình.
Sơn
@ minhquang: " ... có vẻ còn hay hơn TTT. "
Chào minhquang, chiêu này chắc là chiêu thứ 7 của Tôn Tử Binh Pháp phải hông hen? Tui nghĩ chiêu này chắc đi hổng đúng nước rầu, vì viết hay mà còn đúng nữa thì TQ hoặc TTT còn mỉm cười khoái trá, vì ít ra những gì mình viết cũng có người đọc và hiểu được? Chứ còn chỉ người ta Tu hành mà đệ tử cứ "cắm đầu cắm cổ tu" cuối cùng cũng không hiểu mình đang tu gì thì mới ghê chứ? khàkhàkhà ...
Lâu wa' hổng gặp minhquang, bữa rày bộ né "Pháo kích" sợ trúng miểng của phe nhà nên hổng thấy wa nhận câu trả lời của TTT hen. Hôm nay minhquang mà phải lên tiếng dzị chắc phải là bức xúc lắm đó nghen? khàkhàkhà ...
Tui nghĩ là các bạn: MT, Hoa hồng xứ khác, ND, Hổ Nước Tương v.v... mỗi người họ đều nêu lên những suy nghĩ và thắc mắc của riêng mình. Nếu các bạn của hstđ cảm nghe thấy phản cảm thì hãy vào phản biện những điều mình cho là đúng đi? Có như vậy thì tất cả chúng ta mới học được thế nào là mặt thứ 2 của một đồng tiền và "Sự Thật"?
Trường hợp cá nhân tui, thì tui chưa tu gì cả ... tui vừa bước ra khỏi một tôn giáo khác và điều chắc chắn là tui sẽ tu tập theo Phật Giáo, nhưng khi bắt đầu vào thì tui bị rối lên, đúng như Tổng Quản nói: " Phật Giáo ngày nay giống như là một melting pot " nên tui còn đang tìm, đang chọn con đường nào mà tui cho là " Trí Tuệ " nhất, hợp lý nhất gần những cốt lõi Giáo Lý Đức Phật nhất. Nên những "Sự Thật" này sẽ hữu ích cho tui và rất nhiều người.
Tui cũng nghĩ là các bạn bên hstd cũng nên cảm ơn về điều này, đứng ở góc độ nào đó thì họ đã hỏi dùm các bạn rồi còn gì? Bạn nghĩ xem, những câu hỏi này thì làm sao có cơ hội xuất hiện ở hstđ? Vậy thì cho dù trong tiềm thức các bạn có thắc mắc thì liệu các bạn có dám đặt câu hỏi bên ấy không? Là tu sĩ của hstd thì các bạn chẳng lạ gì chuyện một người mà vào Đạo Tràng bên ấy vấn pháp mà khác ý của Ông Tibu thì Ổng bèn nói: " ... không đồng ngôn ngữ ... " và điều này đồng nghĩa với chuyện cho đệ tử ra xúm vào cấu xé người này rồi admin warning mà hát câu: "Vẫy tay, vẫy tay chào nhau, một lần đầu và một lần cuối ... " và nick đó sẽ thành nick bạn? ... khàkhàkhà ...
Các bạn có bao giờ tự hỏi là: "Tại sao mình có thể tin được những câu chuyện phong thần ấy không?". Và nếu như bạn nhìn ra có một điều gì của hstd hành, mà đi ngược lại với Pháp của Phật thì bạn có đủ can đảm để đặt câu hỏi không?
Nói thiệt lòng, tui rất quí mến minhquang, vì tính chững chạc, điềm đạm lịch sự của bạn, mong minhquang vào đặt câu hỏi cho mọi người có cơ hội nhìn ra thêm nhiều vấn đề. Nếu các bạn giải thích đúng, hợp lý từng vấn đề từng thắc mắc thì chắc chắn chính tui là người vào đăng ký nick xin đề mục tu đầu tiên đó.
btw, tui nhớ trong mấy comments của minhquang bên bài nào đó (lâu rồi) ... khàkhàkhà ...
minhquang có cho mấy cái link của thông thiên học? Điều này cho tui cảm giác bạn xuất thân từ đạo " Cao Đài Hòa Hảo " trước khi vào hstđ? Chỉ là cảm nhận cá nhân, có gì không đúng bạn tha lỗi nghen! ... khàkhàkhà ...
dzui nghen!
Trích dẫn từ ND ( Sơn ) :
"Có đọc qua một số comment ở bài này và những bài gần đây. Tôi thấy một số vị nói chuyện theo kiếu dè bỉu, mỉa mai người khác. Tôi nghĩ người tu không nói chuyện kiểu đó. Lời nói thể hiện phần nào bản chất con người nên tôi nghĩ vị nào có mang tiếng là "tu hành" thì khi viết cũng nên đọc lại và nhìn lại bản thân mình."
Chuyện cuộc đời là thế , một khi tâm thức còn phân chia , thượng đế của anh của tôi thì mâu thuẫn ,xung đột giữa người và người vẫn kéo dài. Vì vậy mới có chiến tranh tôn giáo . Những hạnh kiểm của các tu sĩ trên thế giới ngày càng lụn bại . Những cơ sở tôn giáo trở thành những nơi lạm dụng tình dục , tiền bạc , khủng bố . Có lẽ tính chất độc quyền của các giáo chủ khiến tập thể tự động trở thành guồng máy quân chủ .Người ta sợ hãi ngay cả lời ăn tiếng nói , hay phải có những tư tưởng ngược lại. Sợ động chạm đến sứ giả của thần thánh , xúc phạm đến thiêng liêng v..v và v..v. còn trăm ngàn nổi sợ khác nhau . Có lẽ vì vậy trong chưỡng học Kim Dung không thấy ông còn thần tượng những môn phái lừng lẫy giang hồ như trong thời đầu của Võ lâm ngũ bá ( trong đó 3 tôn giáo lớn đại diện là Phật giáo , Võ đang và Minh giáo} , và đã tuyên dương những cá nhân trong những bộ cuối như Vi tiểu Bảo , tuy xuất thân ở môi trường hạ cấp nhưng vẩn có lòng tư trọng, khi lừa bịp vơ vét của thiên hạ vẩn để lại cho nạn nhân một ít còn có tiền mãi lộ. Và không vì Thiên địa hội mà phản bội lại tình bạn với Khang hy . Như Lệnh hồ Xung vốn ăn chơi rượu chè be bét . Trong khi còn là đệ tử phái Hoa Sơn, ông đã có dịp nhận thấy rằng trong các đoàn thể tự xưng là chánh phái, đã có những người tham lam gian xảo. Tệ hơn nữa, một số người tự xưng là thuộc chánh phái, ngay cả trong giới lãnh đạo, lại cũng có những hành động tàn ác bất nhân không khác hành động của Ma Giáo mà họ thù hằn và sỉ vả. Trái lại, trong Ma Giáo lại có những nhơn vật ngay thẳng và hào hiệp.Các nhận xét trên đây đã làm cho Lệnh Hồ Xung lần lần tách rời quan điểm của các môn phái tự cho mình là chánh phái.Ông đã rất bất bình khi chứng kiến việc sư phụ của mình là Tả Lãnh Thiền lấy danh nghĩa Minh Chủ của Ngũ Nhạc Kiếm Phái để ngăn trở Lưu Chánh Phong trong dự định rửa tay treo kiếm, và đã tàn sát cả nhà Lưu Chánh Phong.
Qua những bộ chưỡng của của KD ta thấy rằng ông ngầm thông điệp :"một con người chính nghĩa không nhất thiết phải khoác áo tu sĩ hay phải ở trong một tổ chức hay môn phái nào" . Ngược lại các danh xưng , tập thể nếu không có những phe đối lập sẽ trở thành những nơi dung túng cho các nhà độc tài, giới giang hồ hiễm ác vậy.
@Sơn
Trong tất cả comment dù nghịch hay thuận dù vui hay buồn... ,tui nghĩ tất cả đều đóng góp làm sáng tỏ vấn đề mà hàng nhiều thế kỷ chẳng ai dám lên tiếng.
Qua bài viết của bạn, tui thấy rằng cái tâm của bạn khi đọc các comment đang nghiêng về hướng 4 chữ"dè bỉu, mỉa mai".Xin hỏi bạn đã tận dụng chánh kiến chánh tư duy khi đọc các comment chưa?
p/s:tui đề nghị bạn kiểm soát cái tâm khi đọc các bài bình luận!
Thân mến!
@ Đồng nội hoa đã đưa lên vấn đề:
"Vậy thì có thể bên Thiền Tông không Niệm Phật nên không thấy cái "Thấy" bên Tịnh Độ Thấy chăng?"
Bạn thân mến! Tôi xin được đóng góp về sự thắc mắc của bạn như sau: Pháp Môn Tịnh Độ không bao giờ đặt vấn đề về cái Thấy và cái Biết gì cả, hành giả cũng không bao giờ được hướng dẫn rằng: Niệm Phật sẽ có "cái Thấy" hoặc cái Biết v.v... Họ chỉ Niệm Phật mong đạt được "Nhất Tâm Bất Loạn" để ứng với những Đại Nguyện của Ngài Adida với ước mong sau khi chết sẽ được Ngài đến đón về cõi Cực Lạc. Còn Niệm Phật có đạt được "Nhất Tâm Bất Loạn" không thì ...
Theo kinh nghiệm cá nhân tôi: Pháp Niệm lục tự Di Đà, không đủ để đạt "Nhất Tâm Bất Loạn". Cho dù bạn có cố cách nào thì chỉ cần một thời gian ngắn tiếng Niệm của bạn sẽ trở thành một bè cho "Vọng Tưởng" mà thôi. Lúc này thì, Niệm thì ta cứ Niệm mà Vọng thì nó cũng cứ Vọng ...? Nói cách khác là tiếng Niệm này cũng sẽ trở thành những đợt sóng như bao đợt sóng của vọng tưởng khác. Cuối cùng thì đâu lại hoàn đấy! Điều này nếu chúng ta để ý quan sát những cụ lớn tuổi thường lần Chuỗi Niệm Phật thì thấy ngay, tay họ vẫn lần chuỗi, miệng vẫn lâm râm câu niệm nhưng hễ thấy con cháu mà làm gì không vừa ý thì các cụ sẽ mắng ngay và v.v...
Đó cũng là lý do mà tôi tin rằng tại sao các Lạt Ma Tây Tạng lại dùng nhiều bè khi Niệm một Chân Ngôn. Mà bên trang blog CTR này, đã được Ông Tổng Quản qua Thực Chứng và nghiên cứu, kết hợp khoa học Phân Tâm thích hợp với đương đại... Ông đã phân tích thật cặn kẽ, hướng dẫn hành giả trong việc chọn lựa Đối Tượng Quán Tưởng để thực hành pháp: " Tư Cách Chú Tâm vào một Đối Tượng duy nhất " v.v... cùng khuyến khích sử dụng thêm âm thanh v.v... mà làm mệt đi nhiều giác quan cùng lúc, để đạt trạng thái Nhập Định. (điều hiển nhiên, hơn 2500 năm về trước, con người đơn giản hơn bây giờ rất nhiều, cách đây hơn thập niên người ta thống kê là, cứ sau 18 tháng thì số lượng thông tin tăng gấp đôi).
Vậy thì nếu chỉ Niệm Phật (chay) không, thì vô cùng khó để đạt được "Nhất Tâm" với con người mà đầu óc của họ trở nên quá phức tạp, bận rộn và lo toan như ngày nay. Hay nói khác đi (theo quan điểm của Vi Diệu Pháp) thì Niệm Phật (chay) không đủ để làm dừng lại sức chảy của cả biển vọng, mà oằn lên để đạt được An Chỉ Tâm ... nơi mà "cái Thấy, Biết ..." gì đó xuất hiện.
Sau đây xin mời các vị đọc trích đoạn chính lời Ngài Tibu, diễn tả lại một "short video clip" về cái Thấy của mình: Tập Tin 3 - 43774- Màn TV của anh HL (Trang 491)
" .................
Kế đó là cái thấy:
Bà xã đi xuống Sài Gòn và khi lên Đà Lạt thì không có nhắn tin hay "đánh dây thép". Đệ làm cho tâm thanh tịnh (thời đó đệ chưa biết đó là "Tứ Thiền Hữu Sắc”) và khi nghĩ về bà xã thì thấy bà xuống xe ngay khách sạn Palace vào ngày mùng 4 Tết hay sao đó lúc 12 giờ 44 phút trưa.
Cách xuất hiện nó như sau: y như là đệ nhìn vào một tấm hình màu: Đệ thấy xe khách ngừng lại và bà xã xuống xe ôm một người đàn ông (người đàn ông đó là đệ) và nói cái gì đó (Lúc này đệ chưa có nghe được).
Tiền cảnh của cái cảnh vợ xuống xe đó là: Một cái đồng hồ điện tử digital có ngày tháng năm cả Âm Lịch và Dương Lịch và giờ thì nó chạy như là đồng hồ bấm giây của các nhà thể thao vậy. Có nghĩa là có giờ (được biểu thi theo dạng 24/24; phút; giây; và sao.
Tất nhiên là đệ đi đón và đúng phóc. " (hết phần trích đoạn).
**********
(tiếp theo ...)
Thưa các vị, "Cái Thấy" này của Ngài Tibu với những đặc điểm sau:
1. Câu chuyện xảy ra sát với thực tế của đời sống,
2. Câu chuyện xảy ra như những cuốn phim ngắn.
3. Có đối tượng là Nam, Nữ.
Với những đặc tính này thì chính xác là "Cái Thấy" của Định Dục Giới phải không quí vị. (Theo nhận xét của tôi thì lúc này Ngài Tibu chưa làm quen với Phật Adida? Nên cho dù chỉ là đạt cái Định của Dục Giới nhưng vẫn chưa trở thành người "Dẫn Kênh").
(Xin đọc thêm: Tập 11: Tam Tiểu Thư tập luyện để mở con mắt thứ 3).
Lại một trích đoạn khác lời Ngài Tibu: "Tập Tin 1 - 261 - Sơ thiền là gì? (12-1-2001)"
"... thì... Hành giả sẽ thấy một vài Chư Thiên trên cung trời Sơ Thiền. Chư Thiên này bận áo choàng màu đen; da trắng đôi khi lại vàng, tóc dài ngang vai, màu vàng (Một vài vị có tóc màu bạch kim) mũi dọc dừa, mắt xanh. Họ đứng ngồi lố nhố và xen kẽ nhau."
Chỗ mà tôi thấy không ổn là phần: "HỌ ĐỨNG NGỒI LỐ NHỐ VÀ XEN KẼ NHAU". Ở Cảnh Giới Sơ Thiền Hữu Sắc, nơi bản thể Sắc đã bắt đầu không có chỗ dụng, và chỉ còn vài TÂM thì sao lại có sự sắp xếp ngổn ngang như ở những cảnh ở cõi Người hoặc phải là thấp hơn cõi Người mới phải? Thử nghĩ chúng ta đi du lich sang những nước văn minh như: Anh Mỹ Pháp thôi, thì đã thấy sự ngăn nắp của đường phố và xã hội như thế nào rồi, huống chi ở những Cảnh Giới Sơ Thiền là Cảnh Giới quá cao so với Cảnh Người mà lại có sự hỗn độn như thế?
Vậy "cái Thấy" và Chứng nghiệm của Ngài Tibu có phải là những Tầng Thiền thực sự của Ngài Sakya Muni đã chứng không? Hay chỉ là những cái Định rất thấp mà Ngài Tibu đã tự nâng cấp mình lên ...
Xin Tam Tiểu Thư và các vị chỉ dạy thêm ...
Đọc những bài viết của hstđ, chắc có lẽ trong chúng ta đã từng có những tự hỏi: Một vị, tự nhận mình là Bát Địa Bồ Tát cho rằng mình sở hữu những Thần Thông quảng đại, Thần Thông Giáo Hóa, Phật Nhãn, từng Phân Thân, từng cầm Kim Cang Chày (Korea) đánh nhau từ đầu Phật Tỳ Lô Giá Na, đánh xuống tới Địa Ngục, đánh luôn Ngài Địa tạng, các vị Quán Âm, từng hàng Long v.v... thế sao lại không có khả năng để hiểu rằng câu mình viết lại sai chính tả nhỉ?
Nghe toàn câu chuyện mà một người chỉ cần hiểu cơ bản về Phật Pháp cũng phải nghĩ đây toàn là ý tưởng quái đản của Dục Giới? Vì chỉ có Dục Giới mới có những kiểu chiến tranh như vậy? Còn những cảnh giới từ Sơ Thiền Hữu Sắc trở lên thì số lượng Tâm ở đây chỉ còn có 5 TÂM và ít hơn, mà 5 TÂM ấy lại có tên rõ ràng: TẦM - TỨ - NHẤT TÂM - HỶ - LẠC - thì có TÂM nào để lo cho việc chiến tranh, đánh đấm với hơn thua? Cảnh giới này là cảnh giới chỉ phát triển của Trí Tuệ để chuẩn bị vào những cảnh giới cao hơn nữa của Vô Sắc và Niết Bàn?
Vậy thì những điều mà họ dạy về "Vô Sư Trí" nó đi đâu hay nó lại giảm dần với cái mà họ cho là Chứng Đắc? Phải chăng chính ngay giai đoạn mà họ cho là đi học kinh "Khổng Tước" dưới Địa Ngục, khi mà được Ngài Địa Tạng đưa những cuốn kinh bằng hình thức năng lượng này vào đầu hành giả cũng chính là lúc mà hành giả đã hoàn toàn bị chiếm hữu bởi những Thực Thể này (unknown creatures)? Phải chăng đây cũng là ngày hành giả đã chính thức được "truyền thừa" để trở thành những chiến sĩ "Dẫn Kênh" thực thụ trong thế kỷ thứ 21 này?
Tôi là những người có duyên lành đến với Phật Giáo chưa đầy 5 năm, còn rất non trẻ, rất may là gặp được trang CTR Blog này mà chỉnh lại cái nhận thức tổng quan về Phật Giáo, thâm nhập Vi Diệu Pháp, để biết đâu là "Chân, Ngụy", con đường nên đi, hiểu con đường nào nên tránh.
Cuối cùng, tất cả những đóng góp và suy nghĩ này chỉ gói ghém trong cái thiên kiến nhỏ hẹp, cùng những học hỏi từ một người mới tập tành Thiền Định. Kính mong được sự chỉ dạy của Tam Tiểu Thư và các vị ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Trân trọng
tb: Tôi xin ghi nhận và thành thật biết ơn sự nhắc nhở của quí bạn "Nặc Danh - Sơn" & "minhquang".
Hy vọng khi qua những bộ thanh lọc của những Tầng Thiền từ Sơ Thiền trở lên thì bản chất nó mới sáng trong ra ... Chúc tinh tấn!
Đồng nội hoa ( Hoa Đồng nội ) xin chào tất cả các Quý vị!
Xin cảm ơn tất cả các Quý vị đã chia sẻ quan điểm của mình!
Từ quan điểm của Quý vị, tôi được biết rằng mỗi người mỗi ý, đúng là tôi nghe câu “ Chín người mười ý” quả không sai! Nhưng chung quy lại, cho dù Quý vị có nói lời gì đi nữa cũng là bảo vệ quan điểm và đường lối của mình.
Tôi mong rằng chúng ta sẽ cùng đàm luận, phân tích và mổ sẻ để cùng nhau học hỏi chứ không phải để trà đạp lên ý kiến của nhau.
Những điều tôi chia sẻ và thắc mắc cũng mong rằng tôi sẽ được giải đáp sau khi những bậc Tiền Bối, những Người đã có huệ nhãn, những Người Thầy đã ăn quả ở cây “Thiền vị” thử nghiệm thực hành qua qua phương pháp này (niệm Phật trong định). Hãy thử thực hành ăn quả “ Tịnh vị” và dùng trí tuệ và sự trải nghiệm của mình phân tích, đánh giá và trả lời lại cho chúng tôi. Tôi mong rằng câu trả lời sau khi đã qua trải nghiệm này cũng giống như lời giảng giải của người Thầy giáo giảng bài cho tôi với những kiến thức Thầy có được sau khi đã trải qua thực tế cùng sự hiểu biết và trí tuệ của Thầy.
Xin cảm ơn!
Chúc Quý vị những ngày mới vui vẻ, hạnh phúc và an lạc!
Kính chào cô Hoa Đồng Nội,
Con rất hoan nghênh sự chia sẻ với tinh thần: " cùng đàm luận, phân tích và mổ sẻ để cùng nhau học hỏi chứ không phải để trà đạp lên ý kiến của nhau. ".
Cô nói: " Những điều tôi chia sẻ và thắc mắc cũng mong rằng tôi sẽ được giải đáp sau khi những bậc Tiền Bối, những Người đã có huệ nhãn, những Người Thầy đã ăn quả ở cây “Thiền vị” thử nghiệm thực hành qua qua phương pháp này (niệm Phật trong định). Hãy thử thực hành ăn quả “ Tịnh vị” và dùng trí tuệ và sự trải nghiệm của mình phân tích, đánh giá và trả lời lại cho chúng tôi. "
Đọc lời cô làm con thắc mắc quá, niệm Phật Adida vốn là một pháp môn không phải do Phật Thích Ca dạy mà chỉ là một Pháp môn do Sư Tuệ Viễn (Trung Quốc) chế ra (điều này không dựa trên quan điểm đường lối của bất kỳ ai, mà là một sự thật hiển nhiên dựa vào tài liệu sử học thật sự mà không một ai có thể chối cãi được). Pháp môn này theo truyền thống cũng không hề đặt vấn đề về Niệm Phật để Phát Huệ hay Huệ Nhãn, mà chỉ mong được Nhất Tâm để được về miền Cực Lạc mà thôi?
Cũng vậy, niệm Phật Adida không thể nào tạo ra sự Nhập Định được, thì sao có chuyện (niệm Phật trong định) và như vậy thì sao mà tạo được cái nhân (hạt giống) trồng cây "Thiền vị", mà mong ăn quả "Tịnh vị" thưa cô?
Cô lại bảo: " Tôi mong rằng câu trả lời sau khi đã qua trải nghiệm này cũng giống như lời giảng giải của người Thầy giáo giảng bài cho tôi với những kiến thức Thầy có được sau khi đã trải qua thực tế cùng sự hiểu biết và trí tuệ của Thầy. "
Nếu đã có người Thầy giáo trí tuệ với kinh nghiệm "niệm Phật trong định" từng giảng bài cho Cô về những trải nghiệm này thì mong Cô hãy mời vị Thầy này vào Thuyết Pháp môn này cho chúng con và độc giả khắp nơi mở rộng kiến thức và học hỏi? Hoặc mong cô ít nhất hãy chia sẻ những lời trí tuệ và kinh nghiệm này cùng là lợi ích của chúng sinh đó Cô?
Kính
Rất cám ơn thuancali đã gởi comment, tuy nhiên nội dung không phù hợp với chủ đề bài viết của TTT và hồ nước tương đang đề cập, nếu trả lời sẽ làm loãng chủ đề của mọi người, nên tạm thời mq xin hẹn dịp khác nhé. Mong thuancali thông cảm.
Hi hổ nước tương,
Trước hết minhquang cám ơn hnt đã viết comment rất dài, theo những gì mq được biết ( mq viết theo ý cá nhân chứ không được cử làm đại diện nhé )
hnt nhầm lẫn giữa cách tập tịnh độ của hstđ và cách niệm Phật ở các chùa tu tịnh độ.
Cách tập tịnh độ và cái thấy của hstđ như sau:
-An trú chánh niệm đằng trước mặt: nhắm mắt 100%, tập trung vào một điểm ngang tầm nhìn, khoảng cách một với tay, niệm trong tâm (không thành tiếng) và tưởng tượng điểm trên thành ra cục màu đỏ.
-Sau đó, khi đề mục chấm đỏ đã xuất hiện sẽ chuyển dần từ đề mục dễ qua đề mục khó hơn để tăng mức độ chú tâm, cho đến khi quán ra được Phật A Di Đà, đến giai đoạn này khi cần nhìn vào đảnh của Phật A Di Đà tác ý hỏi công việc cần thiết có lợi ích cho tu tập của nhiều người thì sẽ được nhìn thấy câu trả lời.
Trên đây là kinh nghiệm tóm tắt của người đi trước, không phải ai cũng làm được mà phải có rất rất nhiều điều kiện kèm theo trong đó giới luật là phải đi đầu và khi mq so sánh với các kinh nghiệm khác thì đó cũng là một loại nhãn thông trong không gian - có chủ tâm. Cũng như 1 bài viết của ông Tổng quản:… Nó được viết ra bởi các Thực Thể xuất hiện trong các trạng thái Định mà có. Nói một cách khác cho dễ hiểu, khi ai đó thật sự Nhập Định, họ tự chuyển hóa thành một con người khác, khác hẳn với con người mà họ sinh hoạt bình thường. Thực Thể này có một cấu tạo Tâm và Sắc, tùy theo tình trạng Định Tâm mà họ tồn tại. Thí dụ nếu hiện hữu ở Thiền Hữu Sắc thì họ có các thông tin của trình độ Thiền Hữu Sắc. Khi họ hiện hữu ở trạng thái Vô Tưởng Định, thì họ có những kiến thức, những thông tin hiểu biết tương ứng với môi trường họ đang sinh hoạt là Vô Tưởng Định.
Xin mời các bạn góp ý thêm để cùng học hỏi, so sánh, đối chiếu các phương pháp và thấy được các phương pháp có khác nhau về chi tiết nhưng lại tương tự các điểm chính.
Chào cả nhà,
Cận định trước đây chưa bao giờ tu theo niệm Phật quán chấm đỏ của HSTD mà chỉ niệm Phật thôi. Nhân thấy các bạn bàn luận về cách tu niệm Phật, cận định xin phép có vài thắc mắc mong được chỉ giáo:
1. Nếu quán chấm đỏ mà ra được đề mục, thì nó có tương đương với trạng thái nhập định không?
2. Nếu nó tương đương nhập định, thì khi mình chuyển qua các đề mục khó hơn hoặc quán Di Đà, thì các mức độ thiền định được phân chia ra sao? thí dụ quán ra A Di Đà thì tương ứng với sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền hay cao hơn nữa?
3. Mức độ cao nhất của bậc thiền định là phi tưởng phi phi tưởng. Theo CTR thì ở bậc thiền này vẫn còn những tư tưởng vi tế chứ không phải là không có tư tưởng nữa. Nếu nhìn thấy linh ảnh A Di Đà rồi mình tác ý hỏi quá khứ vị lai gì đó, thì làm thế nào để phân biệt đó là ý của A Di Đà hay chính là ý của mình? nói cách khác là việc "dẫn kênh" bị nhiễu?
4. Làm sao để biết mình đang tiến đúng hướng hay mình đang bị nhập do chuyện mong cầu thần thông này?
Từ ngày vô blog này, cận định "ngộ" ra rằng chuyện chọn pháp môn tu cực kỳ quan trọng, vì nó là con đường. Nếu đã đi lạc thì càng đi nhanh càng xa rời đích đến. Cận định có tìm hiểu trang web HSTD (theo lời hướng dẫn của các thánh tăng: đọc cho kỹ, làm cho kỹ gì đó) nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy thông tin mà mình muốn biết. Trang web HSTD thực ra rất là khác biệt, độc đáo hơn và hay hơn các trang web phật pháp khác vì HSTD có dạy người ta thực hành và có phương pháp tu tập cụ thể, chứ không chỉ là sao kinh chép kệ. Cận định nghĩ trang web HSTD sẽ còn hay hơn nữa nếu để cho những ai muốn tu tập có thể trao đổi thẳng thắn, thày Tibu chịu khó giải đáp những thắc mắc (cho dù nó trái với quan điểm của mình), chứ đừng kêu người ta cứ "tu đi rồi sẽ biết". Trang CTR blog thì dường như làm ngược lại nên giúp người ta "biết rồi mới tu". Cận định chẳng theo phe ai mà theo cái gì ĐÚNG.
Kính
@ Đồng nôi Hoa
Bạn đã viết rằng:
" những Người Thầy đã ăn quả ở cây “Thiền vị” thử nghiệm thực hành qua phương pháp này (niệm Phật trong định). Hãy thử thực hành ăn quả “ Tịnh vị” và dùng trí tuệ và sự trải nghiệm của mình phân tích, đánh giá và trả lời lại cho chúng tôi. Tôi mong rằng câu trả lời sau khi đã qua trải nghiệm này cũng giống như lời giảng giải của người Thầy giáo giảng bài cho tôi với những kiến thức Thầy có được sau khi đã trải qua thực tế cùng sự hiểu biết và trí tuệ của Thầy.
Bạn Đồng Nội Hoa thân mến,
Cám ơn bạn đã chia sẻ về kinh nghiệm tu về PP niệm Phật Quán chấm đỏ. Bài viết của bạn rất chân thực và sống động. Tuy nhiên khi tham gia comment, thì dường như bạn không có niềm tin chắc chắn về pháp môn bạn đang theo đuổi. Lý do tôi viết như vậy là vì nếu bạn biết chắc chắn bạn có vàng thật, thì bạn chẳng bao giờ cần đem cục vàng đó ra tiệm và yêu cầu thử lại với hy vọng rằng vàng này là thiệt. Cũng vậy, nếu bạn tin chắc chắn ông Thày của bạn là người có trí tuệ, thì bạn chẳng cần nhờ đến một ông thày khác để kiểm tra lại pháp môn của ông thày mình và hy vọng ông thày này sẽ nói giống ông thày của bạn.
Thông tin cung cấp bởi CTR về câu chuyện Xuyên vân KP cho thấy ông Tổng Quản chẳng tin có cõi Tịnh Độ. Vậy nên tôi đoán là ông Tổng Quản chẳng thử về "Tịnh vị" rồi đưa ý kiến giống Thày của bạn để làm bạn an lòng đâu bạn ơi.
Tôi đồng ý với nick hoasentramdoa là mong thày của bạn vì lòng từ bi thuyết pháp cho tôi cùng quí đọc giả gần xa hiểu được Tịnh Vị là như thế nào.
Thân mến
Cám ơn Cận định đã hỏi, theo những gì minhquang đã đọc được trong blog CTR, ông Tổng quản và TTT đã trả lời các câu hỏi của Cận định như sau:
Trích Cuộc họp báo (9) Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp
link http://vidieuphapctr.blogspot.com/2013/07/cuoc-hop-bao-9-tieu-cuc-xuyen-van-kiem.html
…
- Tam Tiểu Thư: Cám ơn Nhạc Bất Quần đã phát biểu. Em thiết nghĩ rất nhiều người có tâm trạng như quý độc giả Tây Ðộc. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết ứng dụng đúng những cái gì của trường phái Tịnh Ðộ đã nêu ra thì vấn đề lại có một chiều hướng khác. Em xin lần lượt nêu ra tính hữu dụng của cách tập luyện Tịnh Ðộ Tông:
1. Nếu chúng ta:
a. Niệm hồng danh Phật Ai Di Ðà bằng Tâm.
b. Tập trung tư tưởng để nghe những âm thanh này,
c. Trong Tâm quán tưởng vị Phật A Di Ðà ở đằng trước mặt.
thì chúng ta đã triển khai đúng mức công thức bất tử:
"Tư cách chú Tâm vào một vật duy nhất ở đằng trước mặt". Đây là "công thức định nghĩa Chánh Định" của con đường bất tử gọi là Bát Chánh Ðạo.
2. Việc Quán Tưởng nói trên vô tình đã tạo ra một dạng Đàn Pháp, mà các tu sĩ Tây Tạng thường sử dụng. Ðàn Pháp là một dạng phát triển của "Vật duy nhất" trong công thức Chánh Định.
3. Việc Quán Tưởng này còn nâng cao trình độ đạo đức, hay nói chung là đã cụ thể hóa vấn đề giữ Giới, vì tất nhiên các vị Phật thì có rất nhiều Thiện Tâm, trong lúc Quán Tưởng người tu Thiền Định sẽ tạo được sự Tương Ứng với những đức tánh nói trên.
…
…
Thế rồi tôi mất ý thức lúc nào không biết, cụ thể là bị mê một thời gian không rõ là bao lâu. Bỗng dưng tôi ý thức được hoàn toàn các vấn đề. Tâm trí đứng im không nghĩ gì cả. Điều kỳ lạ là muốn nghĩ cũng không nghĩ được. Thấy mình rất sáng suốt, nhưng lại mất khái niệm về không gian, thời gian, không biết mình là nam hay nữ. Ðây là "trạng thái được gọi là * Nhất Tâm". Tôi mừng rỡ đạt được trạng thái nhẹ nhàng thanh thoát này. Nó lan truyền trong tinh thần cũng như thể chất. Hạnh phúc này không có từ ngữ thế gian nào có thể mô tả được.
Khi tôi càng tiếp tục Tập Trung vào Đối Tượng Quán Tưởng, cường độ hạnh phúc lại càng gia tăng. Ta có thể hình dung trong một ngày thời tiết cực kỳ nóng nực, vô cùng là nóng, chúng ta như một cục bông gòn khô khan bỗng dưng được tẩm nước mát. Ta cảm thấy vô cùng dễ chịu, số nước lại càng được tẩm vào nhiều hơn nữa. Cuối cùng chúng ta tắm mát trong một chiếc hồ trong vắt dưới bóng mát bên sườn núi. Ðây là cách mô tả khá kinh điển về yếu tố * Lạc trongSơ Thiền Hữu Sắc.
…
Để tiến lên tầng thiền tiếp theo thì Cận định có thể vào xem tiếp Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 42
link: http://vidieuphapctr.blogspot.com/2013/07/con-mat-thu-ba-xuyen-van-kiem-phap-42.html
Mời các bạn góp ý thêm và trả lời câu 3-4 của Cận định.
Chào các bạn,
minhquang mới xem Bên lề (2) cuộc họp báo (17) Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp thì thấy giải thích đảnh là cái đầu. Nhưng đối với minhquang thì được giải thích cái đảnh là cái cục màu đỏ nằm đằng trước mặt và trên tóc của Phật A Di Đà.
Vậy sẽ thống nhất về sau như TTT đã viết: đảnh là cái đầu nhé.
Chào TTT và bạn minhquang cùng cả nhà,
Thật cảm ơn những lời nhắc nhở của minhquang, thực tình tôi không nhầm lẫn giữa cách tập Tịnh Độ của hstđ và cách niệm Phật ở các chùa tu Tịnh Độ đâu.
Hãy xem lại chủ đề bài đăng của bạn Hoa Đồng Nội:
" Có thể bên Thiền Tông không Niệm Phật nên
không thấy cái "Thấy" bên Tịnh Độ Thấy chăng? "
Mặc dù trong bài thì bạn Hoa Đồng Nội đã thuật lại, là dùng Pháp môn Niệm Phật Quán Chấm Đỏ (hstd) để hướng dẫn cháu bé và con mình nhưng cái tựa thì có vẻ bạn này lại so sánh cái "Thấy" của 2 trường phái lớn mà hstđ chỉ là một nhánh nhỏ của Tịnh Độ mà thôi?
Và đó là lý do tôi đã góp ý tương đối riêng về Pháp Môn Tịnh Độ thuộc các Chùa Tịnh Độ (kiểu truyền thống) Còn Pháp Môn Tịnh Độ của hstđ thì tôi cũng đã đọc bài phân tích pháp môn của bạn trẻ nick "tieuxa" trong bài: "Cuộc họp báo 17" (4th comment). Và có đọc kỹ phần Thực Hành bên hstđ từ khi trang CTR Blog này chưa xuất hiện bạn ạ.
minhquang nói: " Xin mời các bạn góp ý thêm để cùng học hỏi, so sánh, đối chiếu các phương pháp và thấy được các phương pháp có khác nhau về chi tiết nhưng lại tương tự các điểm chính."
Rất lạ là cho đến giờ bạn vẫn không nhận ra 2 pháp môn khác nhau hoàn toàn từ ý niệm tiên khởi, qua phương tiện là sự tu tập của hành giả đến cứu cánh cuối cùng.
Tôi xin đơn cử một ví dụ thứ nhất cụ thể về vấn đề "ĐỀ MỤC":
- CTR: Thì Tổng Quản khuyên hành giả phải tự tìm cho mình một hình ảnh thích hợp, hình ảnh mà mình thích nhất ... mời bạn đọc lại 2 phần trích đoạn sau:
Trích đoạn 1:
http://vidieuphapctr.blogspot.com.au/2012/09/thuc-te-nhap-chanh-inh-theo-lo-trinh.html
Thực tế Nhập Chánh Định theo lộ trình Tâm đã giản lược (Citavithi)
"Việc chọn lựa đối tượng xin dành cho quý độc giả."
Trích đoạn 2:
http://vidieuphapctr.blogspot.com.au/2012/11/con-mat-thu-ba-xuyen-van-kiem-phap-12.html
Tập 12: Những trở ngại khi Hành Thiền của Tam Tiểu Thư
"Tâm lý học Phương Tây cũng như Phương Ðông, đều cho biết tâm lý con người trôi chảy liên tục như một dòng sông không ngừng nghỉ. Tâm lý con người cũng vậy, muốn ngăn chặn cho tâm lý đừng trôi chảy thì chúng ta phải có một cái gì đó, để nó chú ý và đứng lại, không tiếp tục chảy nữa.
Vì lý do này, người tu Thiền Định sử dụng một Đối Tượng, để mời mọc, để đánh bẫy tâm lý của chính mình. Vì chú ý tới Đối Tượng này, nên Tâm đứng im.
- Tam Tiểu Thư: Ồ! Ông hay quá. Ông cho tôi hỏi là Đối Tượng nào, có những đặc tính gì, thì được tâm lý của chúng ta chú ý tới, mà quên đi việc chuyển động hả ông?
- Tổng Quản: Một Đối Tượng có những yếu tố sau đây thì tâm lý chúng ta sẽ chú ý tới và dừng lại:
* Ðối tượng đó phải kỳ lạ.
* Ðối tượng đó phải được tâm lý của mình ưa thích.
* Ðối tượng đó phải có lợi đối với tinh thần chúng ta.
* Ðối tượng phải gây ấn tượng rất mạnh: Như một tia chớp, tiếng bom nổ.
Rất mong Tam Tiểu Thư cũng như quý độc giả, quan tâm đặc biệt những yếu tố nói trên khi chọn đối tượng để Quán Tưởng (đề mục).
Về mặt giác quan, thì thị giác là quan trọng nhất sau đó là thính giác." (hết trích đoạn).
- HSTĐ: Thì hành giả không có sự tự do này mà ngay bước đầu hành giả đã phải lệ thuộc vào các Bồ Tát Nhí? Điều này có nghĩa là việc tiên khởi thì hành giả phải tin có cõi Cực Lạc, Phật Adida, Bồ Tát (nguyên hệ thống Đại Thừa?) ... Hành giả phải tin rằng các Bồ Tát Nhí có khả năng là soi vào tiền kiếp của hành giả mà xem Hành nào thuộc: Đất, Nước, Gió, Lửa của hành giả bị khiếm khuyết trong quá trình tiến hóa muôn kiếp trước ... rồi từ đó mới cho hành giả "để mục" thích hợp để bổ túc cho việc thiếu khuyết này, nhằm hỗ trợ hành giả trong khi tu tập được dễ thành công hơn. (Thú thật hồi mới tìm hiểu hstđ, khi đọc tới phần này tôi đoán rằng Ngài Hai Lúa này phải là tay biết chơi Dịch Lý nên lý thuyết này nó lai lai sao đó. Về sau đọc được bài của Ngài nói về Mai Hoa, cách trấn này nọ thì quả là tôi đoán không sai).
(tiếp theo ...)
Thưa bạn, đây có phải là một chiêu chào sân Thần Thánh hóa đầu tiên, để cho hành giả có cảm giác là mình vô cùng may mắn, được những vị Bồ Tát chiếu cố mà soi kiếp tìm đề mục cho tu tập. Việc xin đề mục ở hstđ cũng lại đồng nghĩa với việc "bảo hiểm nhân thọ" (chữ của hstđ), danh sách của những hành giả xin đề mục này sẽ được các vị Bồ Tát Nhí cài vào màn Tivi, nghĩa là chắc chắn rằng sẽ có một chân trên Thượng Phẩm Thượng Sanh của cõi Cực Lạc cùng hơn 2000 Vong Linh thuộc Cửu Huyền Thất Tổ sau khi chết. Đó cũng là lý do tại sao mà hành giả hstd thường kháo với nhau rằng, họ là những người có Phước báu vô cùng lớn mới có duyên gặp pháp môn này ...
Thật là một xảo thuật tâm lý được áp dụng thật tài tình phải không bạn? Đương nhiên là nó đã tạo ra những ảnh hưởng rất lớn với các hành giả. Cứ để ý các hành giả hstd khi hỏi những câu mang tính nhạy cảm thì thường họ phải "tuyên xưng đức tin" trước rồi mới dám hỏi? Chẳng hạn:
" Là 1 tu sĩ của Đạo tràng HSTD con tuyệt đối tin ở Thầy ... ", và nếu hỏi mà không được trả lời thì hành giả phải tự hiểu, ví dụ:
" Sau những bàn luận sôi nổi gần đây và vẫn chưa thấy câu trả lời chính thức của Thầy,đệ tử chúng con ngầm hiểu rằng, hoặc ... " Điều này đã cho thấy hành giả hstđ rất sợ làm mất lòng Thầy và bị bỏ rơi sau khi chết? Nên dù không được trả lời họ vẫn phải tự nghĩ ra cách trả lời làm vui lòng Thầy vì đã lỡ đặt câu hỏi?
minhquang thân mến, chỉ là phần chọn "ĐỀ MỤC" thôi mà sự khác biệt đã một trời một vực thì thử hỏi cái "Cứu Cánh" nó còn khác đến mức nào?
Ví dụ thứ 2 về sự khác biệt của (các Linh ảnh Adida thuộc pháp môn Tịnh Độ Quán Chấm Đỏ của hstd) và đệ Tam Nhãn (CTR):
- CTR: Hành giả hoàn toàn CHỦ ĐỘNG, dùng đề mục tự chọn thực hành pháp "Tư cách chú Tâm vào một vật duy nhất" để Nhập Định, đạt được trạng thái này thì hành giả phải kiểm soát, sửa sang lại cấu tạo Tâm, Sắc để vào cảnh giới nào mình muốn ... và khi muốn tìm hiểu về vấn đề gì thì họ chỉ cần sử dụng những công cụ sẵn có tự nhiên, của những Thực Thể ở những cảnh giới mà họ vào mà thôi. Nói cho rõ hơn là lúc này hành giả chính là một trong những Thực Thể ở cảnh giới ấy. Và đương nhiên ở những cảnh từ Thiền Hữu Sắc (từ Sơ Thiền trở lên) thì không bao giờ có chuyện thấy hình ảnh như một video clip và giới tánh cả. Vì số lượng Tâm chỉ còn nhiều nhất là 5, số lượng Sắc cũng giảm đi nhưng ngược lại phần tri thức lại tăng lên, nên thay vì những hình ảnh liên tục của video clip nay trở thành những biểu tượng, và vì tri thức tỉ lệ nghịch với số Tâm Sắc nên hành giả vẫn tri giác được vấn đề muốn biết mà không cần thiết phải xem một video clip.
- HSTĐ: "- ..., cho đến khi quán ra được Phật A Di Đà, đến giai đoạn này khi cần nhìn vào đảnh của Phật A Di Đà tác ý hỏi công việc cần thiết có lợi ích cho tu tập của nhiều người thì sẽ được nhìn thấy câu trả lời."
Rõ ràng, hành giả hstđ hoàn toàn THỤ ĐỘNG, lệ thuộc vào linh ảnh Adida (unidentified entity). Chủ tâm của hành giả hstđ là chấp nhận thụ động, nghe lời giáo huấn, tin linh ảnh này chính là vị Phật Adida xuất hiện dạy họ tu tập và họ "Mượn" cái "Thấy" này để xem việc này kia như họ đang xem những video clip vậy. Những cái "Thấy" thuộc loại này thì theo quan điểm của Vi Diệu Pháp, đã nhiều lần được Tổng Quản xác nhận là: "Thậm chí còn thấp hơn cả cảnh Người", theo tôi thì những hành giả này không khác gì người bị "Huệ Âm" ở mức độ cao hơn mà thôi? Hay một danh từ mà trong bài gần đây TTT đã dùng chữ "Dẫn Kênh".
Thưa bạn, qua comment trước tôi đã đưa trích dẫn về cái Thấy của Ngài Tibu, cái "Thấy" này "Thậm chí còn thấp hơn cả cảnh Người", nhưng phải chăng vì thiếu kiến thức Vi Diệu Pháp nên Ngài đã không nhận ra mà cứ cho rằng mình đã chứng đắc này kia hoặc tu xong v.v...
"Trí và hữu học là hai yếu tố không thể thiếu được để đưa đến mục đích giải thoát." (TQ) ... Tất cả vẫn là những ý thật thiển cận của tôi. Rất mong được TTT và các bạn chỉ dạy thêm.
Trân trọng
@ minhquang:
Hổng có chi mq ui! Cứ thấy bạn lên tiếng là dzui rồi! khàkhàkhà ... Tụi mình còn nhiều dịp để học hỏi ở đây và học hỏi lẫn nhau mà? khàkhàkhà ...
dzui nghen!
Hi hnt,
Phần căn bản nhất của phương pháp là nhập định mà không phân biệt được thì rất khó thấy được các phần khác.
--Sau đây là so sánh nhỏ sự giống nhau về cách nhập định của HSTĐ và CTR
**Đề mục: cùng nằm trong đối tượng thiền định của Phật giáo nguyên thủy:
- Đối Tượng thiền định (kammaṭṭhāna): Có 40 đối tượng làm công án hay đề mục thiền định:
1) 10 đề mục hình tròn (kasiṇa): Đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng, hư không.
2) 10 đề mục tùy niệm (anussati): Phật, Pháp, Tăng, giới, thí, thiên, sự chết, 32 thể trược, tịch tịnh, hơi thở. …
**Sử dụng kỹ thuật có trong Trung bộ kinh – Kinh Thân hành niệm: “ An trú chánh niệm trước mặt “ và "Tư cách chú Tâm vào một vật duy nhất ở đằng trước mặt" của CTR
**Cách niệm:
Niệm hồng danh Phật Ai Di Ðà bằng Tâm của HSTĐ và Chân ngôn: "Om muni muni maha muni sakya muni ye soha"của CTR.
**Lắng nghe: cả 2 phương pháp đều khuyên lắng nghe câu niệm
Chúc hnt tu tập tin tấn.
@ minhquang: Cảm ơn bạn đã trả lời.
Tôi nghĩ thế này: Cây thì luôn có 3 phần: Gốc, Thân, Ngọn.
Vậy nếu bảo vì chúng có 3 phần như vậy mà kết luận là chúng giống nhau thì ta phải nên suy nghĩ lại?
Cây Chanh, Ớt, Bưởi, Ổi, Xoài hay bất cứ cây nào đều có những phần như thế. Nhưng chúng có giống nhau tí nào đâu?
Nhân: Chúng được trồng từ những hạt giống khác nhau? Chúng phát triển, được chăm sóc nhờ môi trường: Lượng ánh sáng, nước và phân bón khác nhau?
Quả: Cuối cùng chúng cho trái, ăn hoàn toàn khác nhau?
CTR: Việc hành giả tự chọn đề mục là một ý niệm cơ bản thể hiện cho tinh thần: "Tự thắp đuốc mà đi", ngoài ra nó còn khuyến khích hành giả tự tìm hiểu chính mình, phải xem xem mình thích gì, mình muốn gì, mình cần gì? Vì con đường đi này quá đơn độc và gian khổ, nó đi ngược lại với bản năng tự nhiên của con người. Nó đòi hỏi trí tuệ, kiên trì và sự nỗ lực lâu dài ... trên bước đường thắng chính mình để đến với Niết Bàn ...
Có lẽ bạn sẽ không quen với lối suy luận này? Bạn có lẽ còn nhớ câu: "Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình"?.
Chúng ta đang hiện hữu ở Cảnh Người mà không hiểu đối thủ của chính mình là gì thì làm sao ta có khả năng khắc phục những thứ ấy để vượt lên Cảnh Giới cao hơn?
Nhớ là trong mỗi chúng ta còn có nhiều những con búp bê khác phải không bạn? Hay nói khác hơn là chúng ta còn có những con người khác hay những Thực Thể khác Tương Ưng với những Cảnh Giới thích hợp với Thực Thể ấy? Vậy mỗi lần ta hiểu được và khắc phục được đối thủ của ta ở Cảnh Giới mà ta đang hiện hữu, thì xem như ta lại lột bỏ được một lớp búp bê để tiến lên Cảnh Giới cao hơn?
Và như bạn biết từ Cảnh Người chúng ta đang hiện hữu, đến Niết Bàn còn biết bao nhiêu lớp búp bê và Cảnh Giới ta phải lột bỏ để tiến lên ... tất cả đều vô hình vô ảnh với ngũ giác quan của ta? ... Phải chăng đấy chính là lý do mà ta cần phải được trang bị những thứ cần thiết như: Trí Tuệ, Kiên Trì, Nỗ Lực và tự thắp đuốc mà đi v.v...
Theo suy nghĩ thiển cận của tôi thì ấy chính là cái Nhân của phương pháp hướng tu của CTR. Điều này chúng ta có thể nhận biết rất dễ dàng là cho đến nay vẫn chưa thấy có Giáo Trình tu tập. Tổng Quản và Tam Tiểu Thư vẫn nói là mới chỉ viết chung chung mặc dù đã qua gần 100 bài viết rất công phu, chi tiết với những luận lý logic, sử dụng hầu hết các phương pháp khoa học đương đại gần gũi với tâm sinh lý con người ngày nay, để chuẩn bị và hướng dẫn cho hành giả có một nền tảng vững vàng, có nhận thức đúng đắn về "cốt lõi" của tư tưởng Ngài Sakya Muni, đâu là "Thật, Giả" để vững tin mà tự bước đi trên con đường chông gai đầy thử thách này.
Quả (CTR): Thì do chính sự thành tựu của từng cá nhân hành giả? Không ai có khả năng can thiệp vào sự thành tựu này, cũng chẳng có Thần Thông nào có thể giúp cho hành giả tháo bỏ những lớp búp bê này ra, để vào Niết Bàn cả.
Nhân (HSTĐ): Còn phía hstd thì thế nào? Phải chăng đi hoàn toàn ngược lại? Ngay từ lúc nhận đề mục, thì xem như hành giả được bao trọn gói kể cả một ghế hạng nhất trên Thượng Phẩm Thượng Sanh, cùng hơn 2 ngàn Linh Hồn thuộc hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ của hành giả. Tôi nghĩ thế này, việc hành giả hstd có tu hay không cũng không hề ảnh hưởng đến cái ghế hạng nhất này, vì ngay cả 2000 linh hồn kia có tu đâu, và chỉ ăn theo mà vẫn có ghế hạng nhất trên TPTS?
Vậy việc cho đề mục, pháp môn dạy hành giả tu tập thì có ý nghĩa gì? Phải chăng cũng chỉ là phần tô điểm cho thêm sắc hương mà thôi? Nếu hành giả quán ra được đề mục, linh ảnh rồi giao tiếp với linh ảnh nhuần nhuyễn, độ tử giỏi nữa thì sẽ lại càng là một phần thưởng còn không thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cái ghế hạng nhất kia?
Với pháp môn Tịnh Độ của HSTĐ nói riêng và cả pháp môn Tịnh Độ nói chung, thì tôi nghĩ là chỉ có 2 con búp bê chính mà thôi:
- Búp bê 1: Chính hành giả hiện nay và
- Búp bê 2: Là khi bắt đầu được ngồi vào ghế hạng nhất ở Thượng Phẩm Thượng Sanh cõi Cực Lạc.
(hnt đang làm việc, sẽ trở lại viết tiếp).
@ minhquang
Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Theo ý kiến cá nhân của CĐ, thì phương pháp quán chấm đỏ hoặc quán A Di Đà để tạo được trạng thái nhập định thì cũng tương tự như CTR: “chú tâm vào một vật duy nhất”.
Tuy nhiện đoạn sau câu chuyện thì hoàn toàn khác nhau:
CTR dùng A Di Đà như một đàn pháp nhập định thôi, chứ không nói rằng khi quán ra A Di Đà rồi thì tác ý hỏi vị này những gì mình muốn biết. Nói cách khác là dẫn kênh. Trước đây CĐ đọc một số bài viết của các tu sĩ “nhà nghề” của HSTĐ viết về coi kiếp. Họ diễn tả mọi chuyện y hệt như phim tình cảm ướt át về mối quan hệ cha mẹ con cái vợ chồng trong tiền kiếp giữa những thành viên của HSTĐ. Cận định không biết những thành viên liên quan đến câu chuyện tiền kiếp đó có bị ảnh hưởng gì không. Gần đây có người coi kiếp đòi ân đền oán trả với Tổng Quản. Tất cả những hệ lụy này bắt nguồn từ pháp tu “hỏi linh ảnh”... mà ra thôi.
Có vẻ như những bài viết của CTR là tiếng chuông cảnh báo về chuyện này!
@Cận định
Phần căn bản thì có rồi, theo những gì mq đã đọc đâu đó nhãn thông có nhiều cấp độ và kỹ thuật khác nhau, nhưng kèm theo nhiều điều kiện mới đạt được cảnh giới mong muốn, trong đó cấu tạo tâm (giới luật) là hàng đầu, đúng theo quy luật đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu.
@ minhquang:
hnt tính vào viết tiếp nhưng thấy Tam Tiểu Thư đã viết trả lời rất hay và thật chi tiết cho bạn nên tôi xin được tạm ngưng nơi đây. Rất vui được trao đổi với bạn và chính tôi cũng học được thêm nhiều điều từ bài viết này.
Thành thật cảm ơn minhquang. Những mong minhquang sớm nhận ra sự khác biệt từ hiện tượng đến bản chất của vấn đề mà tiến tu.
Trân trọng
Chủ đề này hay quá, giờ em mới đọc được nên không có cơ hội góp ý cùng chị "hoa đồng nội" ... nhưng nói chung em thấy vấn đề đã được mọi người tận tình góp ý, đặt ra tận gốc rễ? Khi "Người Chỉ Đường" mà đã là "Người Dẫn Kênh" thì tất cả những Pháp mà Người này hướng dẫn cũng chỉ để trở thành "Người Dẫn Kênh" như ông ta mà thôi phải không chị.
Các cháu còn bé bỏng lắm, tâm hồn các cháu như những tờ giấy trắng tinh nên khi ta lại gieo vào những tâm hồn này những ý tưởng này kia, nó sẽ nổi hẳn lên ngay khi các cháu tập trung và nó sẽ như là những "Dấu hiệu" hay những "Mã số" của một hệ thống "Dẫn kênh" mà những Vong Linh ở bên kia sẽ phát hiện ra liền thôi. Vả lại, em nghĩ rằng, đây là một việc thật không nhỏ mà các cháu cần có đủ chính chắn để tự quyết định cho cuộc đời của mình chứ không phải là sự áp đặt của người lớn. Huống chi, điều mà người lớn nghĩ chưa hẳn đã đúng?
Em mong chị hãy sáng suốt suy nghĩ thật kỹ và cẩn thận để tránh cho con cháu mình những tai họa không những chỉ ở kiếp này mà có thể còn liên hệ đến nhiều kiếp sau nữa.
Kính
Lời của một vị đã tu xong và lời của các vị chưa tu xong khác nhau về cơ bản:
- Tu xong: nói những gì mình làm bằng các câu chuyện mà không thêm hoặc chỉ giải thích bằng một ít lý luận.
- Tu chưa xong: lý luận, viện dẫn thật nhiều để bảo vệ quan điểm.
Kính
Đăng nhận xét