Pages

Lá thư (2) từ Tam Tiểu Thư

 
    N g à i  Sakya Muni x u ấ t  h i ệ n  c u ố i  t h ế  k ỷ  2 0
                     . . .  q u á i  c h i ê u :  " k h ô n g  t h à n h  c ó ,  c ó  t h à n h  k h ô n g " .


- Hoa nở mùa đông: @ Lá thư từ Tam Tiểu Thư


Em xin cảm ơn Tam tiểu Thư rất nhiều vì đã ưu ái viết lá thư dài và cảm thông cho những người "tu lâu mà chẳng tới đâu" như em. Tam Tiểu Thư viết rất thuyết phục, tuy nhiên em vẫn còn một chút xíu lấn cấn. Thày em nói rằng có tất cả 28 kinh hoặc hơn nữa đều nói rằng chính đích thân Phật Thích Ca đã giới thiệu pháp môn niệm Phật thù thắng nhất này. Trong Đại thừa khởi tín luận cũng có đoạn viết rằng Phật Sakya Muni dạy tu tịnh độ. Nếu Tam Tiểu Thư cho rằng Tịnh Độ là có sau khi Phật nhập diệt 1000 năm và A Di Đà không phải là CỔ PHẬT, thế thì tại sao cuốn Đại thừa khởi tín của ngài Mã Minh viết khoảng 600 năm sau Phật nhập diệt (nghĩa là trước khi Tịnh Độ ra đời), lại viết Phật Thích Ca dạy tu Tịnh Độ được ạ? Cứ cho là cuốn sách này là kinh ngụy tạo, thì người viết chỉ thêm bớt thôi, chứ chẳng lẽ ngài Mã Minh lại biết là 400 năm sau Đại Thừa Khởi Tín, thì sẽ có Huệ Viễn và Tịnh Độ ra đời? Không biết em có sai lạc gì về các mốc thời gian không ạ?


Em hỏi điều này để biết cặn kẽ thêm. Mong TTT cùng các anh chị nào biết trả lời giúp em với.

Kính


- Tam Tiểu Thư:
Kính gởi quý độc giả Hoa nở mùa đông!

Em xin cám ơn quý độc giả Hoa nở mùa đông đã đọc lá thư của em. Sau đó còn đóng góp thêm ý kiến. Em thiết nghĩ ý kiến này, có lẽ là ý nghĩ của rất nhiều người, mà người ta không tiện nói ra. Vậy nên đây cũng là dịp để chúng ta cùng chia sẻ

Để mọi người có thể tham gia, tìm hiểu về đề tài mà quý độc giả đề ra, trước tiên chúng ta phải tường thuật lại ít nhiều về diễn tiến của kịch bản khá phức tạp và nhiều mâu thuẫn … của vị Phật A Di Đà.

Xin mời quý độc giả cùng theo dõi. 


1. Theo như thông tin quý cử tọa có được, thì có đến 28 tài liệu hoặc hơn nữa viết rằng đích thân chính vị Phật Sakya Muni dạy tu Tịnh Độ. 


2. Quý độc giả cũng giả thuyết rằng, cuốn Đại Thừa Khởi Tín Luận được viết sau 600 năm khi Phật nhập niết bàn; và trong tài liệu này có ghi là Sakya Muni dạy tu Tịnh Độ. 


3. Thông tin khác (căn cứ vào một số tài liệu lịch sử) thì lại cho biết chính ngài Đại sư Trung Quốc Tuệ Viễn, là người đã giới thiệu vị Phật A Di Đà, cho mọi người biết. Nói một cách khác, kể từ sau năm 402, là ngày sinh của ngài Tuệ Viễn, thì nhân loại mới biết đến nhân vật A Di Đà. 


4. Lại theo những tài liệu khác, mà nhóm CTR, đã nhiều lần đăng tải trên trang blog, thì vị Phật A Di Đà, ở thời điểm nào, địa danh nào, không thể truy cứu được. Vẫn theo tài liệu này, như mọi người đã đọc, thì ông có đến 4 người con, đều là Bồ Tát, là Phật. Tài liệu này còn cho rằng vị Phật A Di Đà có đến 1000 người con. Quý độc giả có thể truy cập trên những trang web, về số lượng 1000 người con này.

Quý độc giả Hoa nở mùa đông, chắc còn nhớ những thông tin mà CTR đã từng đăng tải trên trang blog này, nay em chỉ xin nhắc lại một số điểm nổi bật thôi.

Bây giờ chúng ta tìm hiểu sơ bộ về tài liệu Đại Thừa Khởi Tín Luận và tác giả.
 

1. Ngài Mã Minh Bồ Tát có quá nhiều tiểu sử. Không ai biết rõ ngài sanh ra vào thời điểm nào, người ở quốc gia nào. Có chuyên gia cho là ngài Mã Minh Bồ Tát chỉ là một nhân vật hư cấu. Từ khi ngài sinh ra, đến khi chơi đàn, rồi cả khi thuyết pháp, các con ngựa đều kêu to! Theo em nghĩ, nội danh xưng là Mã Minh Bồ Tát, với những điều kỳ đặc kể trên, cũng đã đủ mang đầy màu sắc Trung Quốc. Chẳng cần phải biết chữ Hán hay thâm Nho gì; người bình dân chơi cờ cũng biết chữ Mã là con ngựa. Em chưa thấy ai mà có thể dịch được tên riêng người ta, từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác … Nhất là danh xưng này dựa vào việc những con ngựa kêu to. 

2. Theo như tài liệu in bằng tiếng Việt, giải thích nguyên nhân tạo ra Đại Thừa Khởi Tín Luận là: Sau 600 năm Phật nhập niết bàn, Tiểu Thừa nổi lên tranh chấp, ngài Mã Minh Bồ Tát, viết tài liệu này để "Xô tà đỡ chánh".

Em thiết nghĩ, luận cứ do "Tiểu Thừa tranh chấp" nên phải "Xô tà đỡ chánh", dường như mâu thuẫn với lịch sử một cách vụng về. Không cần phải có những kiến thức uyên bác, ai cũng biết sau nhiều trăm năm, thì mới có từ ngữ Đại Thừa. Nhưng khi Đại Thừa mới nhen nhúm ở Ấn Độ, thì không được người ta công nhận.

Rồi đến trang tiếp theo, khi giải thích chữ Đại Thừa, thì cách giải thích bằng nguyên ngữ chữ Hán, Đại là lớn, Thừa là chở, là cái xe.

Lấy cái gì làm Đại Thừa, lại một lần nữa là chữ Trung Quốc, đó là chữ Tâm.

Em xin trình bày sơ qua một vài trang đầu tiên của tài liệu này … Quý vị thấy tất cả các từ ngữ từ danh từ riêng đến danh từ chung, đều là chữ viết của Trung Quốc.

Người Pháp thường nói "Style C’ est L’ homme" (văn phong là người). Theo thiển ý của em, thì tác phẩm này rõ ràng là văn phong của người Trung Quốc.

Đi vào nội dung thì phần đầu cuốn sách trình bày về Bản Thể Luận của con người, mà em đã có dịp trình bày ở những bài trước. Đến đoạn gần cuối của tác phẩm, thì đưa ra vấn đề tu thiền định với kỹ thuật tu tập ít nhiều cũng giống với trường phái Phật giáo nguyên thủy: cũng đề cập tới Chánh Định, cũng đề cập tới Nhất Tâm, cũng tu Chỉ tu Quán.

Nhưng sau đó vấn đề lại được chuyển sang một tình huống khác. Tình huống khác đó là gì? là kêu gọi tín đồ của mình phải có tín tâm: phải tin có Chân Như, có Phật, có Pháp, có Tăng. Dường như tư tưởng bắt đầu quay một góc 90 độ

Đến những trang cuối cùng, thì tư tưởng của tác phẩm đã quay 180 độ khi viết rằng: Căn cứ vào Khế kinh, Phật nói hay Phật dạy là
"Phải chuyên tâm niệm Phật A Di Đà ở thế giới cực lạc Tây Phương … phát nguyện cầu sanh về đó … sẽ sanh về thế giới Cực Lạc … được thường thấy Phật … quán chân như Pháp Thân của Phật A Di Đà …".

Rất mong quý cử tọa đặc biệt chú ý phần phân tích sau đây:

Nếu nói như trên (cụ thể là ở trang cuối cùng), thì tác giả của tài liệu này phải sống cùng thời với Sakya Muni hoặc là Sakya Muni phải sống lại (sau khi đã nhập diệt) ở những thế kỷ khác cho phù hợp với tài liệu này.

Chúng ta chọn giải pháp nào đây? Người ta không tìm thấy trong những tài liệu nguyên thủy nói rằng Sakya Muni tiên đoán cái này, tiên đoán cái khác. CTR đã nhắc lại nhiều lần, Sakya Muni là tác giả duy nhất, người khai sanh duy nhất của trường phái Phật Giáo. Ngài không hề có một cộng tác viên làm việc để xây dựng trường phái Phật giáo cùng với Ngài. Chúng ta không thể tìm thấy những tài liệu tạm gọi là chính thống, trong đó ngài Sakya Muni giới thiệu vị Phật nào đó.

Kính thưa quý độc giả Hoa nở mùa đông cùng toàn thể quý độc giả. Từ tác giả của vị Phật A Di Đà và một số vị Phật khác, đến tác giả của những tài liệu tương tự như Đại Thừa Khởi Tín Luận, đều là hiểu được ... chết liền. Nói đúng hơn, thì tất cả chỉ là hư cấu của nhiều người khác nhau, ở nhiều vùng địa lý khác nhau và vào nhiều thời điểm khác nhau. Do đó nó chứa đựng quá nhiều mâu thuẫn. Thuở đó phương tiện thông tin thế giới phẳng chưa hiện hữu nên mạnh ai nấy viết; và viết theo trí tưởng tượng của mình.

Chẳng phải một mình quý độc giả Hoa nở mùa đông rơi vào tình trạng lúng túng đó. Do chúng ta dựa vào căn cứ mà nó lại là những chứng cứ ảo, rồi muốn sắp vào một hệ thống thật, thì tất nhiên nó đầy rẫy những nghịch lý. Những người có một bộ óc, có một lương tri lành mạnh, có một đạo đức lương tâm, không thể ngờ được rằng, trên đời lại có những người, có những tài liệu ngụy tạo một cách tinh vi và đầy màu sắc rực rỡ, làm cho ai cũng phải lầm lẫn.

Không cần phải là một chuyên gia, bất cứ ai khi đọc những tài liệu gọi là Đại Thừa đều thấy tinh thần của mỗi tài liệu khác nhau. Thậm chí là mâu thuẫn nhau.

Một chuyên gia khảo cứu về tài liệu Phật Giáo có đưa ra một số nhận xét sau đây.

* Những tài liệu Phật giáo ở khu vực Á Châu thường nhái theo (imitation) những văn bản có nguồn gốc ở tại Ấn Độ. Một đặc điểm đáng quan tâm là, nội dung và văn phong không bao giờ giống nhau (literary style or content).

* Nó bắt nguồn từ những tôn giáo bản xứ, nhưng lại cố chứng minh là có mối liên hệ hoặc phả hệ với Phật giáo Ấn Độ (Indian Buddhist pedigree or affiliation)

* Để cho có vẻ mang tính chất chính quy hơn, các tài liệu này mạo nhận là lời nói của chính Sakya Muni (Word of the Buddha). Đặc biệt là với những tác giả có năng khiếu về văn chương (có tài liệu cho biết là, một trong các vị Mã Minh Bồ Tát nào đó, là một văn sĩ), thì tác tác phẩm của họ rất văn chương, tinh vi, khó phân biệt với tài liệu thật.

Ở phần trên, chúng ta khảo sát nặng về vấn đề tài liệu, suy luận, dựng lại kịch bản mà các nhà hình sự thường sử dụng. Nay em xin đan cử một vài trường hợp khá điển hình ở ngay tại Việt Nam.

Như em đã từng kể trong những bài viết trước, em đã có cơ hội được đọc hai tác phẩm kinh A Di Đà, do người Việt Nam chế tác trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20.

Hôm nay em xin kể thực tế về đời sống của một trong hai tác giả. Tác giả này có tài văn chương một cách đặc biệt. Em đã có cơ hội được coi một tác phẩm của người này nói về thân phận của người con gái. Tác phẩm viết bằng văn vần, dài cả trăm trang giấy học trò. Ngoài ra còn nhiều bài thơ khác. Ông thường khuyên người ta nên niệm Phật A Di Đà tu hành, nên có đời sống đạo đức tốt. Bản thân của tác giả này, chính là người đã từng viết ra một cuốn kinh A Di Đà được nhiều người khen ngợi, dường như được phổ biến ở nước ngoài. Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào đời sống thực tế của ông: Là một người trốn nghĩa vụ quân sự, có 3 hoặc 4 người vợ không ai rõ, sống bằng sức lao động của những người vợ làm việc để nuôi mình … Rất có thể trong tác phẩm A Di Đà này có tên của độc giả Hoa nở mùa đông …

Em xin trình bày sự kiện vừa qua, để minh họa về những cuốn kinh Đại Thừa. Trong những cuốn kinh đó có những sự kiện, những nhân vật xuất hiện một cách tùy tiện, như một phép Thần Thông … Theo thiển ý của em, sự thật cũng chẳng có gì là bí ẩn cả. Rất có thể cuốn tài liệu Đại Thừa Khởi Tín Luận đã được viết sau thời gian ngài Đại sư Tuệ Viễn. Các chuyên gia nhận xét rằng những tài liệu này thường bắt Sakya Muni phải tái sinh để tuyên bố những điều mà họ mong muốn. Như chúng ta vừa thấy trường hợp ở tại Việt Nam, tác giả nói trên hiện còn đang sống. Với trí tưởng tượng phong phú và đa dạng, ông vẫn cho ngài Sakya Muni xuất hiện ở cuối thế kỷ 20 …

Em hy vọng quý độc giả Hoa nở mùa đông, qua lá thư này, có lẽ sẽ bớt lấn cấn. Em nghĩ tất cả những nhân vật, những kinh ngụy tạo, đều có chung một mô hình. Công việc này làm, cũng chẳng khác gì những hiện tượng trong kinh tế là người ta thường giả mạo những nhãn hiệu nổi tiếng. Tại sao người ta lại không giả mạo những trường phái khác như: Thông Thiên Học, Vô Vi …?

Đặc biệt, người Trung Quốc thường là bậc thầy có những chiến thuật kỳ quái, biến cái
"không thành có" làm cho tất cả mọi người đều choáng váng. Điển hình nhất là sự kiện mang tính chất thời sự: Đường lưỡi bò. Có lẽ trong chúng ta, những người Việt Nam có học lịch sử ở nhà trường, chưa hề nghe đến đường lưỡi bò bao giờ ! Đó chính là quái chiêu biến từ "không thành có" và có thể theo chiều ngược lại là biến "có thành không".

Trân trọng kính chào quý độc giả.


Tam Tiểu Thư




0 comments:

Đăng nhận xét