Pages

Cuộc họp báo (17) Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp





        ... đâu là Sự Thật ?
                                        . . .   t i ế u  n g ạ o  g i a n g  h ồ  . . .


BỐI CẢNH
Qua nhiều buổi họp báo, được nhiều cử tọa quan tâm động viên, Tam Tiểu Thư có vẻ như đã quen thuộc với công việc. Tuy nhiên, tác phong và thái độ luôn luôn nhất quán, văn minh lịch sự, hiền hòa thân hữu và quan tâm sâu sắc tới tất cả các quý cử tọa.

- Tam Tiểu Thư:
Trong buổi họp báo lần thứ 15 vừa qua, chỉ mới post bài lên trong một thời gian ngắn, em được rất nhiều ý kiến đóng góp của quý cử tọa. Trước nhất em xin cám ơn hảo ý của quý cử tọa đã quan tâm. Sau đây em xin phép nêu ra ý kiến của một số quý cử tọa.

- Tiếu ngạo giang hồ: @ Cuộc họp báo 15

Tui thì có ý nghĩ như vầy: do đây là trang blog nên ai cũng có quyền tham gia ý kiến của mình một cách bình đẳng. Thế nên bạn nặc danh cũng đừng chạnh lòng bênh vực HSTD và các bạn khác cũng đừng bực mình khi thánh tăng coi kiếp sai tè le về Tổng Quản. 


Vấn đề quan trọng theo tui là chúng ta cần biết đâu là sự thật vì đó là quyền lợi chính đáng khi mình bỏ thời gian công sức và cả tiền bạc ra để theo một ông thày nào đó. Ai muốn tu pháp môn gì thì tùy ý, nhưng câu hỏi là liệu cái pháp môn mình đang tu đó có dẫn mình đến kết quả tốt đẹp như mình mong ước hay không, là một câu hỏi thông minh. Giá trị đúng sai của pháp môn cần phải qua thử thách. Vàng thật sẽ không sợ lửa. 

Tui đọc CTR blog học hỏi được rất nhiều vì đây là nơi comment không cần phải khen ngợi, tâng bốc hay lấy lòng mấy ông giáo chủ.

- Tam Tiểu Thư:
Kính thưa quý cử tọa Tiếu ngạo giang hồ. Quan điểm của Tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp dường như tương thích với ý kiến của quý cử tọa. Thật vậy, quan điểm này đã được trình bày gần như toàn bộ trong lời thưa, phần dẫn nhập của blog CTR.

Em cho là trước khi nói những chuyện xa xôi, chúng ta nên là một công dân tốt, triệt để chấp hành luật pháp của Việt Nam và Quốc Tế, tôn trọng quyền con người.

Chắc quý vị ở đây ai cũng từng biết, từng đọc truyện Kiều. Khi Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, Từ Hải đã đưa ý kiến như sau:

"Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,
Ra luồn vào cúi công hầu mà chi,
Sao bằng riêng một biên thùy ...
... Dọc ngang nào biết trên đầu có ai"


Xã hội Việt Nam ngày hôm nay có một câu nói mà ai cũng biết: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Một tổng thống Mỹ đã từng tuyên bố: "Con người ta sanh ra là bình đẳng".

Ðúng vậy, những trang blog này là dành cho những người như
bạn, như tôi, những con nguời bình thường bình đẳng một cách bẩm sinh. Ở đây không có Thầy, không có học trò. Chúng ta chỉ là những công dân bình đẳng, trao đổi với nhau những vấn đề mà mình quan tâm.

Một lần nữa, em nhắc lại rằng trang blog này hoàn toàn đồng ý với quan điểm của quý cử tọa Tiếu ngạo giang hồ: "Vấn đề quan trọng theo tui là chúng ta cần phải biết đâu là sự thật, vì đó là quyền lợi chính đáng của mình, khi mình bỏ thời gian công sức và tiền bạc …". Em cũng đồng ý đây là một câu hỏi thông minh.

Blog của CTR lấy con người bình thường là mục đích để phục vụ. Ðơn giản chỉ có thế mà thôi.

Em xin cám ơn quý cử tọa Tiếu ngạo giang hồ. Em rất mong được quý cử tọa giúp đỡ trong tương lai và chỉ bảo những thiếu sót.

- Tam Tiểu Thư:
Sau đây xin đóng góp với quý Nặc Danh 15 tháng 8. Do bài đóng góp của quý cử tọa, có rất nhiều phần, nên để tránh sự lầm lẫn, em xin chia từng phần để đóng góp.

- Nặc danh (14:40 Ngày 15 tháng 8 năm 2013 @ cuộc họp báo 15):


Kính thưa TTT cùng nhóm CTR!

Cám ơn TTT có lời khen nhưng tôi không dám nhận, trái lại còn cảm thấy xấu hổ. Tôi chưa từ bi đến mức thế đâu.


Bình thường tôi không hề tham gia, bàn luận, đấu tranh phê phán một tôn giáo nào, một pháp môn nào. Tôi có pháp môn, tôi tu theo pháp môn của tôi, người khác có pháp môn và tu theo pháp môn của họ. Tôi biết CTR Blog này cũng khá lâu, CTR Blog nói chuyện về HSTD từ những ngày đầu của Blog nhưng ko hề can thiệp, chỉ có điều gần đây có quá nhiều người có lời lẽ không hay thậm chí là xúc phạm đến HSTD. Nếu các vị không theo thì thôi chẳng ai bắt các vị phải theo. Có chuyện cá nhân nhưng lại vơ đũa cả nắm về HSTD, về Ông Thầy Tibu... nên tôi mới có những lời lẽ như vậy.


- Tam Tiểu Thư:
Kính thưa quý cử tọa Nặc Danh, em xin cám ơn quý cử tọa có hảo ý, với thái độ vô cùng trung thực và khiêm tốn, đã đóng góp một bài viết tương đối dài.

Thưa quý cử tọa, một khi quý cử tọa đưa ra quan điểm "Tôi có pháp môn …, người khác có pháp môn". Chính câu nói này cho thấy quý cử tọa đã chấp nhận tính chất cơ học của lịch sử, của xã hội, của tư tưởng với tinh thần Biện Chứng.

Biện chứng được coi như là một nghệ thuật, một phương pháp để tranh luận và vấn đáp … Đây là một tiến trình rất được ưa chuộng từ thuở xa xưa của Triết Học Ðông cũng như Tây. Người ta thường định nghĩa Biện Chứng là nghệ thuật đối thoại và tranh luận trong vận động tư tưởng (Mouvement de pensee permet d’ atteindre un terme superieur une verite).

Em không lầm thì cũng có một quý độc giả là Tây Ðộc, đồng ý quan điểm, muốn tiến bộ, thì một khi đặt ra đề phải có phản đề, cuối cùng hợp đề xuất hiện. Quý độc giả này còn cho là, diễn tiến tinh thần này, sẽ làm cho xã hội của Việt Nam tiến bộ lên.

Do đó, khi có phản đề trong vấn đề tư tưởng, rất mong quý cử tọa Nặc Danh không nên đánh giá việc phản đề (những gì người khác nói ngược lại với quan điểm của mình) là những "lời lẽ không hay" hoặc "xúc phạm". Như phần trên đã trình bày, tiến trình biện chứng, là một tiến trình mà nhiều tác giả cho là có tính chất khách quan. Ðây chỉ là một quan điểm chủ quan, rất mong được quý cử tọa Nặc Danh chỉ bảo.

Ðây là phần thứ hai, của ý kiến đóng góp.

- Nặc danh
: @ Cuộc họp báo 15
 
"Tôi biết "Niết Bàn không phải là cái gì có thể miêu tả bằng giấy trắng mực đen hay nhận thức bằng lý trí". Tôi chỉ hỏi vậy là để những người Phán về "Tịnh Độ" như thể là mọi chuyện đang rành rành trước mắt họ. Khi mà họ ko tập theo, hay chưa đạt được."

- Tam Tiểu Thư:
Về vấn đề trường phái Tịnh Ðộ, em đã trình bày với quý độc giả rất nhiều lần. Toàn bộ những gì em đưa ra là những sự kiện, những văn bản … (mà người ta thường gọi là những bằng cớ cụ thể - Evidence)

Em thiết nghĩ không ai dám "phán quyết" việc này một cách khinh xuất, khi những gì được "phán" ra liên quan đến một số lượng người tính bằng con số tỉ (theo thống kê không chính thức, thì số lượng tín đồ của Kitô giáo là đông nhất, kế đó là Hồi giáo, Phật giáo …). Thêm một lần nữa, em xin phép được nêu ra một vài tài liệu mà ai cũng có thể kiểm tra.

Tịnh Độ Tông (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông (zh. jìngtǔ-zōng 淨土宗, ja. jōdo-shū), có khi được gọi là Liên tông (zh. 蓮宗), là một trường phái được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn (zh. 慧遠, 334-416) sáng lập và được Pháp Nhiên (法然, ja. hōnen) phát triển tại Nhật.

Huệ Viễn (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Huệ Viễn (zh. 慧遠), 334~416, là một Cao tăng Trung Quốc đời nhà Tấn (zh. 晋). Sư họ Cổ (zh. 賈) nguyên quán xứ Lâu Phiền (zh. 樓煩) ở Nhạn Môn (zh. 雁門) thuộc tỉnh Sơn Tây. Ở Đông Lâm, hôm sớm Đại sư hằng lặng lòng quán tưởng, chuyên chí về Tịnh Độ, đã ba phen thấy thánh tướng mà trầm hậu không nói ra.

Năm Nghĩa Hy thứ mười hai, đêm 30 tháng 7, Sư ngồi tịnh nơi Bát Nhã Đài. Lúc vừa mở mắt xuất định, bỗng thấy Phật A Di Đà thân sắc vàng đầy khắp hư không. Trong ánh viên quang hiện vô số hóa Phật, mỗi vị đều có Quan Âm, Thế Chí hầu hai bên tả hữu. Lại thấy nước chảy chia thành mười bốn ngọn quanh lộn lên xuống, phóng ra những tia sáng đẹp, diễn nói các pháp: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã. Đức Phật bảo Sư rằng: "Ta dùng sức bản nguyện đến đây an ủi ngươi. Sau bảy ngày, ngươi sẽ được sanh về Cực Lạc". Đại sư lại thấy các bạn đồng tu ở Liên Xã đã viên tịch trước, như các ông: Phật-đà-da-xá, Huệ Trì, Huệ Vĩnh, Lưu Di Dân... đều đứng phía sau Phật. Các vị ấy bước đến trước, chắp tay chào và nói: "Ngài phát tâm sớm hơn chúng tôi nay sao lại về muộn như thế?".


Em xin đan cử một tài liệu khác nữa "PHƯƠNG PHÁP NGỒI THIỀN" của Nguyễn Tuệ Chân xuất bản ngày 8 tháng 4 năm 2011.

"Tịnh Ðộ Tông: một tông phái Phật giáo Trung Quốc, cũng gọi tên khác là Liên Tông, chuyên thành tu để vãng sanh về Tịnh Thổ, nên có tên như vậy. Những người mở đầu tông phái này là Tuệ Viễn, Huyện Loan và Ðạo Xước, người sáng lập là Thiện Ðạo đời Ðường".

 
Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu khác nữa, chỉ cần quý vị dành chút thời gian rảnh rỗi viếng thăm Master Google.

Kính thưa quý cử tọa Nặc Danh, căn cứ vào tài liệu lịch sử, đúng ra phải nói là nhiều tài liệu lịch sử thì pháp môn Tịnh Độ là của người Trung Quốc chế tác 100%, không còn gì là nghi ngờ nữa. Chúng ta dù muốn hay không cũng phải chấp nhận một sự thật là Phật A Di Ðà và cõi Cực Lạc là sản phẩm tưởng tượng của một tác giả người Trung Quốc.

Theo tài liệu khác mà CTR đã có dịp đăng tải, thì bản thân vị Phật A Di Ðà có đến 4 người con đều là Bồ Tát cả: Quán Âm Tự Tại, Ðại Thế Chí, v.v… Rất mong quý cử tọa tham khảo những tài liệu của những bài viết trước, vì những tư liệu này quá dài, không thể đăng đi đăng lại mãi, làm phiền lòng những quý cử tọa có trí nhớ tốt. Theo em thiết nghĩ: 


"Sự Thật là Sự Thật" và 
"Không gì có thể cao hơn Sự Thật".
Đến đây em xin trình bày quan điểm riêng tư của em một chút. Ngài Tuệ Viễn người Trung Quốc hoàn toàn có quyền thành lập một trường phái riêng của mình, thí dụ: Tịnh Ðộ Trung Quốc chẳng hạn. Nhưng không thể sử dụng từ ngữ Phật Giáo Tịnh Ðộ, để gây sự hiểu lầm, cho rất nhiều người, dai dẳng trong mười mấy thế kỷ.

Việc ngộ nhận này đã tạo ra rất nhiều yếu tố tiêu cực trong xã hội. Những tín đồ Phật Giáo hiểu lầm, tưởng là Tịnh Ðộ Trung Quốc là Phật Giáo của Ngài Sakya Muni bên Ấn Ðộ. Thậm chí còn có những tài liệu, không biết tác giả là ai, lại còn cho là vị Phật A Di Ðà có trước Ngài Sakya Muni.

Việc theo đuổi tu tập mà dựa theo một đối tượng là ảo ảnh, dựa theo một cái gì không thật có, thì liệu việc này sẽ đưa chúng ta đi về đâu? Ðó là một điều rất đáng suy nghĩ cho bất cứ ai có nhiệt tâm muốn tu hành thực sự, hy vọng dập tắt các Phiền Não để ngày nào đó đến được bến bờ giải thoát.

Kính thưa quý cử tọa, như quý cử tọa Tiếu ngạo giang hồ đã nói:


"Chúng ta cần biết đâu là sự thật, vì đó là quyền lợi chính đáng" … một câu hỏi thông minh.

Việc lầm lẫn này nếu tính theo thời gian đã kéo dài 14, 15 thế kỷ. Trong suốt thời gian dài đăng đẳng đó, không biết những người tu theo những ảo ảnh không có thật này đã đi về đâu?

Không biết chừng với những việc làm ngày hôm nay, chúng ta sẽ là những người Việt Nam đầu tiên mạnh dạn nói lên sự thật, làm cho bao nhiêu người tránh được sự lầm lẫn hôm nay và mai sau.

Với nghề bảo tiêu, em có cơ hội đi rất nhiều nơi, từ đầu đường ... đến xó chợ. Em xin chia sẻ cùng quý vị vài lời về những kinh nghiệm có thật, những kinh nghiệm sống. Tại một tỉnh ở Việt Nam, em đã được gặp hai người. Mỗi người viết một cuốn kinh A Di Ðà khác nhau. Những nhân vật viết kinh em vừa kể tới, hiện tại đang còn sống … Em còn được biết hai cuốn kinh do hai người Việt Nam viết này, được rất nhiều người đọc và khen hay. Phải bảo đây là "hàng nhái của hàng nhái". Nói một cách thời thượng hơn, thì đó là hàng nhái "đa cấp". Lần đầu tiên gặp chuyện này, em vô cùng kinh ngạc. Nhưng đến khi tìm hiểu về quá trình của các trường phái Ðại Thừa nói chung và Tịnh Ðộ nói riêng, thì việc này cũng chẳng có gì là lạ. Em có cảm tưởng là dường như ai cũng có thể viết một cuốn sách gọi là Kinh Phật. Chỉ cần mở đầu cứ viết là Phật nói thế này, Phật nói thế kia là ... OK !!!

- Tam Tiểu Thư:
Em xin post tiếp ý kiến của quý cử tọa Nặc Danh.

Nặc danh:
@ Cuộc họp báo 15

TTT có nói:
"Dự lưu (Sotàpanna, Tu đà hoàn): Diệt trừ được 3 Phiền Não đầu tiên: Thân kiến, Hoài nghi và Giới cấm thủ".
Nên những người mà Ông Thầy Tibu xác nhận họ đã vào "Tu Đà Hoàn" thì cũng mong các vị biết là vào "Tu Đà Hoàn" thì vẫn còn 'Tham, Sân, Si" như thường. Xin đừng lôi hai chữ "Thánh Tăng" ra mà trêu đùa, giễu cợt, mỉa mai...


- Tam Tiểu Thư:
Xin phép em được trình bày một cách trung thực như sau. Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp, thì một người tu Thiền Định nào đó, ở một lớp Định nào đó, khi sử dụng 3 đối tượng là: Vô thường, Vô ngã, Khổ não, nếu diệt trừ được 3 Phiền Não là:

* Thân kiến  /  Nghi  Giới cấm thủ

Thì đạt được quả vị gọi là Ðạo Tâm. Khi ý thức được Quả Vị này hay Ðạo Tâm này thì gọi là Quả Tâm.

Ở đây chúng ta cần lưu ý: Thành quả này, Quả vị này, là do mình tu hành có được. Quả Tâm là do mình biết được bằng ý thức của mình. Những việc này là do mình làm ra và mình được hưởng. Không ai có quyền đóng vai trò phán xét là mình có đạt Quả vị hay không.

Tinh thần này mang đầy tính chất Phật Giáo Nguyên Thủy. Tinh thần không lệ thuộc, dựa dẫm vào ai. 


"Mình tự thắp đuốc mà đi", 
"Hiểu biết chân chánh là thầy của chính mình". 

Tất nhiên khi nhận mình là tu theo đạo Phật, nghĩa là chúng ta công nhận Sakya Muni (chứ không phải là Huệ Viễn hay ngài A Di Ðà) là người khai sinh ra Phật Giáo. Ngài Sakya Muni tự tu tập một mình, tự chứng một mình … không dựa dẫm, lệ thuộc vào ai cả.

Kính thưa quý cử tọa Nặc Danh, phần cuối của ý kiến quý độc giả, em có thể tóm tắt khá ngắn gọn như sau. Những câu chuyện Phật Giáo trên cõi trời Đao Lợi, chuyện ngài Mục Kiều Liên và mẹ ruột của mình … Em thiết nghĩ đây chỉ là những câu chuyện mang tính chất Huyền Sử, chứ không phải là lịch sử. Nó mang tính chất biểu tượng để diễn tả một tư tưởng nào đó … Nói theo từ ngữ ngày hôm nay là nhằm mục đích giáo dục. Chắc quý cử tọa cũng đã đọc qua quá nhiều tài liệu, thì chắc quý cử tọa thừa biết, Ấn Ðộ không có chữ viết, không có lịch sử … Người ta dùng cách truyền khẩu tất cả mọi chuyện, trong đó có Kinh sách. Như em đã có dịp trình bày nhiều lần, kể cả những cuốn Kinh cơ bản của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy thì nhiều chuyên gia cũng cho là có những phần Ngụy tạo. Người ta đổ cho đó là ác ý của những ngoại đạo (là những người không theo trường phái Phật Giáo).

Trung thực mà nói, có quá nhiều lý do người ta có thể dựa vào để kết luận là những (hay nói chính xác hơn, là toàn bộ) Kinh Ðại Thừa, là do những người khác viết, chứ không phải là tư tưởng của Sakya Muni. Nếu dùng đúng từ ngữ thì phải gọi đó là Kinh Ngụy Tạo.

Một tài liệu rất căn bản là cuốn Ðại Thừa Khởi Tín Luận. Người ta cho rằng tác giả cuốn sách là Mã Minh Bồ Tát. Từ lúc ông sinh ra cho đến khi thuyết pháp, các con Ngựa đều khóc … Nếu chúng ta đặt một câu hỏi là những con Ngựa nằm trong biên giới của Trung Quốc khóc, còn những con Ngựa ở ngoài biên giới của Trung Quốc cách đó vài thước có khóc hay không? ... Chắc chắn là không ai có thể trả lời được … Với một tiểu sử tác giả như thế này, rồi việc dùng chữ Hán để mô tả chữ Tâm … thì hỏi ai dám tin đây là tài liệu của Ngài Sakya Muni trước tác.

Em xin phép dùng phần trình bày trên đây thay cho câu trả lời về vấn đề Ngài Mục Kiều Liên. Để kết thúc buổi họp báo hôm nay, em xin nhắc lại câu nói của tác giả Tiếu ngạo giang hồ:

"Chúng ta cần biết đâu là sự thật, vì đó là quyền lợi chính đáng
" … đây là câu hỏi thông minh.

Em xin kính chào toàn thể quý cử tọa. Rất mong được gặp lại quý cử tọa trong những buổi họp báo tới.




15 comments:

Xin chào Cô Tam Tiểu Thư!
Hiếm khi gặp được "chân lý" nên lở kiếp này con tu không xong ,con nguyện kiếp sau gặp được những tài liệu của CTR để tiếp tục hành trình tu tập,không phải mất nhiều thời gian đi vòng vòng mõi chân lại tốn của mà chỉ thu thập được hầu như toàn tri kiến!Con cũng cầu mong Cô mở lòng đón nhận luôn những câu hỏi bên lề, biết đâu đó là tài liệu quý giá cho con nói riêng và cho tất cả mọi người nói chung ở kiếp này và nhiều kiếp sau.Vì con có câu hỏi bên lề không dám hỏi nên con dẫn nhập dài dòng tí mong Cô thông cảm và hy vọng Cô bậc đèn xanh để có thêm nhiều tài liệu lưu lại cho con cháu đời sau,con cám ơn Cô thật nhiều!!! yêu Cô nhiều lắm!
-Bạn con vì bị ám ảnh 3 lần phá thai nên khi tu tập bạn con rất đau khổ,Xin Cô cho bạn con lời khuyên cũng như lời nhắn nhủ cho tất cả bạn trẻ ngày nay,con cám ơn Cô rất nhiều!
-Con xem qua tài liệu nói về 50 hiện tướng ấm ma của Hoà Thượng Tuyên Hoá nhưng HT quan niệm có cõi Tịnh Độ nên con bị lúng túng , con muốn nghe Cô nói hơn vì thâm tâm con xem tài liệu của Cô là "chuẩn" để học, nghiên cứu và tu tập.Con cám ơn Cô lần nữa ! Chúc Cô,Ông Tổng Quản và tất cả chúng sanh luôn an lạc trong thiền định.

Con xin kính chào mọi người!

Từ ngày biết trang CTR Blog này, con vẫn tu tập trong yên lặng và vẫn âm thầm theo dõi sự giao lưu của các Cô Chú từ khắp nơi cũng như các Cô Chú tu tập theo phương pháp của HSTĐ. Hôm nay nhân ngày cuối tuần con xin góp một câu chuyện hì hì hì ...

" ...
Câu chuyện là thế này: Vào một thời rất xa xưa ở Bên Tàu, có một ông thầy chùa nhưng lúc đó ông thầy chùa này tu còn dở lắm, chưa có màn tivi gì hết. Nhưng nhà Vua ra lệnh cho ông ta phải viết một cuốn kinh về những người tu, đó là mệnh lệnh mà ông thầy chùa phải làm, nếu không thì sẽ bị chém đầu vì cái tội cãi lệnh nhà vua. Thế là ông ta phải viết cuốn kinh bất đắc dĩ đó. Đó chính là cuốn kinh "Thủ Lăng
Nghiêm" ra đời. Nhưng mà vì không có màn tivi nên ông ta chỉ có thể dùng 20% cái trí tuệ của mình mà viết thôi...

Không có màn tivi đối chiếu nên ông chỉ viết với những gì mà ông ta cho là đúng... nhưng cái đúng đó chỉ có 20% mà thui!Hihi... Kinh mà chỉ đúng có 20% thôi thì làm sao hay cho được… Và Người đã viết cuốn kinh dở ẹc đó là Ông Phước! khakhakhakha! ".

Đó chính là lời của BHT xác nhận tác giả của Kinh Ngụy Tạo: " Thủ Lăng Nghiêm "

và trong một đoạn nữa có lời chính tác giả (trong một tiền kiếp) của Kinh Ngụy Tạo này như sau:

" ...
Tibu: Bagao hiểu lầm là đúng: Kinh của Đại Thừa là do nhiều người
viết lắm. Nên thủ Lăng Nghiêm cũng cùng chung số phận. Kinh viết
vào thời nhiễu nhương (Võ Tắc Thiên) nên chỉ là một đòn phép của
nàng này để thoa dịu lòng dân. Nhưng người mà viết đoạn thần chú lại
là người tu giỏi và hay. Do đó mà chú có phần linh nghiệm là vậy."

Các Cô Chú bên HSTĐ có thể đọc lại tài liệu "Tiền Thai Giáo & Nhí Tu Tập", Chương 20: Nguồn Gốc Kinh Thủ Lăng Nghiêm (trang 189 - 193).

Hì hì hì ... Câu chuyện của con chỉ có vậy nhưng rất mong mọi người xem lại và suy nghĩ thật kỹ. Đời vốn Vô Thường, kiếp người ngắn ngủi, Chánh Pháp lại khó gặp ... Nếu ta phải "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" thì khi chọn một Pháp Môn ta còn phải làm gấp nhiều lần hơn vậy?

Kính chúc cuối tuần an lạc!

Thì ra là Ngài Tibu cũng từng là một tác giả viết Kinh Ngụy Tạo trong quá khứ rồi à!

Kính chào cô Tam Tiểu Thư cùng các Cô Chú!

Gần đây con thấy một số các Vị tu tập theo pháp môn Tịnh Độ của hstđ sang đặt câu hỏi nhưng lại cho con cảm giác là chính những Cô Chú này có vẻ như hiểu lầm về căn bản của pháp môn mà mình đang tu tập. Con xin phép được trình bày tóm tắt như sau:

Pháp môn Tịnh Độ của Ngài Tuệ Viễn dựa trên 3 nền tảng: Tín, Nguyện, Hạnh.

Tín: là tin tưởng vào cõi Tịnh độ, tin vào lời thề tiếp dẫn chúng sanh của Phật A Di Đà v.v...
Nguyện: là phát nguyện dũng mãnh, tha thiết, quyết tâm về cõi Tịnh độ, từ đó v.v...
Hạnh: là công phu trì niệm và tu tập, nghĩa là từ niềm tin và phát nguyện mạnh mẽ, hành giả kiên trì niệm Lục Tự Di Đà sao cho đủ khả năng niệm đủ 10 lần câu "Nam mô A Di Đà Phật" lúc lâm chung để ứng với 1 trong 48 đại nguyện của Phật A Di Đà, đến tiếp dẫn về cõi Tịnh độ. Và đây cũng chính là cứu cánh của pháp môn Tịnh Độ vậy.

Nhưng nếu chỉ theo Tịnh Độ truyền thống kiểu Ngài Tuệ Viễn không thôi, thì theo con nghĩ sau khi chết đi, cho dù là Cõi Cực Lạc có là Cõi Ảo thì cũng chẳng sao. Ta vẫn là ta, vẫn là người phải gánh số lượng Nghiệp Báo mà ta đã gây nên? Mà theo định luật "Tương Ưng" ta vẫn sẽ về nơi ta tương ứng?

Nhưng Pháp Môn Tịnh Độ của hstđ thì hoàn toàn khác biệt. Họ cũng có cùng Tín, Nguyện nhưng cách hành trì (Hạnh) lại có thêm phần:

1. Niệm bằng Tâm với tần số cao rồi phóng niệm vào Chấm Đỏ v.v... (mặc dù hstd cho là phải niệm với tần số cao này để bắt kịp với tần số của Ngài Adida theo chu kỳ phát ra liên tục từ Đảnh của Ngài qua các cõi cứu độ ...). Nhưng theo con thì cũng không ngoài mục đích làm giảm đi mặt ý thức hoặc góp phần làm quá tải những giác quan như các bài của Ông Tổng Quản hướng dẫn, đã lập đi lập lại nhiều lần.

2. Quán Chấm Đỏ bằng phương pháp An trú Chánh Niệm đằng trước mặt, khi Chấm đỏ đã xuất hiện hành giả sẽ tiếp tục Quán ra hình ảnh của vị Phật Di Đà và được hình ảnh vị Phật này chỉ dạy tu tập hoặc với mục đích nào đó nữa v.v...

Nhận xét của con:
Phần Quán Chấm Đỏ qua phương pháp An trú chánh niệm đằng trước mặt, thì rõ ràng là một pháp môn thuộc về Thiền Định, (kỹ thuật mà bên pháp môn Tịnh Độ truyền thống không hề đề cập đến, cũng chẳng yêu cầu), đã được Ngài Tibu biến chế và kết hợp vào trong pháp môn Tịnh Độ truyền thống.

Phải chẳng đây chính là phần đã làm cho các Cô Chú bên hstđ hiểu lầm là mình cũng đang Thiền với Đề mục giống như Thiền của Phật Giáo Nguyên Thủy v.v... Nhưng họ đều quên rằng mục đích của họ là về Cửu Phẩm Liên Hoa của cõi Cực Lạc có vị Phật Adida, Vị Phật mà họ (@ the back of their mind) luôn ao ước sẽ xuất hiện sớm ngay trong Chấm Đỏ để chỉ dạy cho họ này nọ ... Đây chính là điểm "cực kỳ nguy hiểm" của pháp môn.

Vì cách thực hành: " Tư cách chú tâm vào một vật duy nhất " có một năng lực cực mạnh đánh bạt đi ý thức, khi ý thức đã chìm xuống thì những tư tưởng, ước mong thầm kín của ta nổi lên và tùy theo Cảnh Giới Tương Ưng của Hành Giả mà các Thực Thể cùng tần số sẽ hiểu được mà thỏa mãn cho những ước ao này. Thế là tiến trình mà trong bài: " Cuộc họp báo 16 " cô Tam Tiểu Thư đã dùng chữ "Dẫn Kênh" bắt đầu?

Một việc nữa là, theo pháp môn Tịnh Độ truyền thống mà Ngài Tuệ Viễn sáng tạo thì con không hề nghe nói đến các quả Thánh. Nhưng bên hstđ thì các hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ Quán Chấm Đỏ vẫn đắc Thánh như thường. Thật là một lý thuyết, một pháp môn có quá nhiều bất ổn.

Tất cả chỉ là một cái nhìn chủ quan hạn hẹp của con. Mong cô Tam Tiểu Thư cùng các Cô Chú khắp nơi chỉ bảo và bổ túc thêm.

Kính

Tôi đề nghị TTT coi lại lịch sử Phật giáo vì Mã Minh theo tôi đọc Mã minh là người Ấn độ, chớ không phải ở TQ. dẫn chứng không có đúng thì các điều mình nói cũng sai???

@ Nặc danh:

" Tôi đề nghị TTT coi lại lịch sử Phật giáo vì Mã Minh theo tôi đọc Mã minh là người Ấn độ, chớ không phải ở TQ. dẫn chứng không có đúng thì các điều mình nói cũng sai??? "

Đọc lời của bạn tôi nhận thấy bạn đã đang cố gắng một cách vô vọng mà thuyết phục chính mình rằng: " Cõi Cực Lạc, Phật Adida cùng 4 vị Bồ Tát con trai của Ngài Adida " là có thật? Và Kinh Đại Thừa là Kinh Phật thuyết?

Ở một khía cạnh với phong cách của một vị làm việc nghiên cứu hẳn hòi, thì trong bài cũng như đoạn mà Tam Tiểu Thư đề cập đến Mã Minh Bồ Tát thì tôi có thấy TTT xác minh Ngài Mã Minh Bồ Tát là "người Trung Quốc" bao giờ đâu? Mặc dù cô có đặt một giả thuyết: " Nếu chúng ta đặt một câu hỏi là những con Ngựa nằm trong biên giới của Trung Quốc khóc, còn những con Ngựa ở ngoài biên giới của Trung Quốc cách đó vài thước có khóc hay không? ... Chắc chắn là không ai có thể trả lời được … Với một tiểu sử tác giả như thế này, rồi việc dùng chữ Hán để mô tả chữ Tâm … thì hỏi ai dám tin đây là tài liệu của Ngài Sakya Muni trước tác. "

Mời bạn đọc đoạn giới thiệu về Tiểu sử của BT Mã Minh sau đây:

http://www.chuadieuphap.us/Daitangkinh_94.asp

"Đây là cuốn tiểu sử của Bồ Tát Mã Minh (Asvaghosa) (sinh vào cuối thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch). Còn có nhiều sách khác nói về cuộc đời ngài Mã Minh, nhưng chúng không nhất trí về nội dung, về các thời điểm niên lịch và về các địa danh. Trong cuốn sách này cũng có nhiều nghi vấn, nhưng dù sao nó vẫn là một bản tiểu sử rất có quan trọng về vị Bồ Tát “học giả thi sĩ” Mã Minh."

Thưa bạn,

Tôi thiết nghĩ với một vị mà tiểu sử lúc thì được viết thế này lúc thế khác, thời điểm niên lịch cùng địa danh thì biến thiên tùy hỉ thì chuyện Ngài Mã Minh này được cho là sinh ra tại Ấn hay Trung thì có gì quan trọng nhỉ? Vì thế nào thì nó cũng chỉ là huyền sử? Huống hồ cái tên của Vị Bồ Tát này thì lại chính là Hán Tự. Vậy thì chuyện để cho ly kỳ và hợp lý hơn, gần gũi với Giáo lý Ngài Sakya Muni hơn, thì người ta có cài vào một đoạn và cho là Ngài sinh ra bên Trung Ấn xứ Ba Na Lại thì có gì là lạ đâu? Rồi nếu bạn lại đọc tiếp thêm tí nữa thì tính "huyền sử" này lại càng thể hiện rõ hơn, chẳng hạn:

” ... nên Sư có hiệu là Mã Minh. Trước đây Đức Phật huyền ký rằng: “Sau khi Ta diệt độ 600 năm sẽ có bậc Thánh độ vô lượng người, tiếp nối Ta truyền đạo giáo hóa, nay đã đúng thời.”

Còn và còn nhiều hơn khi bạn lại tiếp tục đọc v.v... Điều nực cười hơn thế nữa là những mánh khóe và tiểu xảo này lại vẫn đang tiếp diễn trước mắt chúng ta, ở thế kỷ mà lẽ ra những chuyện kiểu Thần Thoại chỉ để kể cho các trẻ em với mục đích kích thích sự tưởng tượng của các em trở nên phong phú và hỗ trợ cho cuộc sống đầy sáng tạo đang chờ đón ... Ấy thế mà ... !!! Thật không biết phải nói thế nào cho đủ ... chỉ ước mong quí vị hãy cho chính mình một cơ hội để nhìn lại mặt thứ 2 của vấn đề.

Trân trọng

Cô Tam Tiểu Thư ơi!

Giờ mới hiểu ra chuyện thì tụi con lỡ vào hstđ xin đề mục và đã được cho đề mục rồi (Niệm Phật Quán Chấm Đỏ), vậy phải làm sao hả Cô? Con nghe mấy bạn nó lôi kéo, nói là " Phải nhiều phước báu lắm mới gặp được Pháp Môn này ... " nên cũng nghe theo mà chưa hiểu gì cả. Thời gian gần đây mới bắt đầu có thời gian để tìm hiểu và lại có duyên nhảy sang đọc trang blog này mới biết mình đã sai.

Nhưng con sợ bị tội "vượt pháp" lắm! Nghe các bạn nó hù nữa nên con không biết phải làm sao. Nếu con cứ im lặng rồi tu tập theo Pháp Môn khác không phải đề mục mà hstđ cho thì có bị gì không Cô? Những kiếp tương lai của con có còn gặp được Chánh Pháp nữa không Cô?

Con lo lắng lắm, mong Cô trả lời cho con sớm nhé!

Kính

Nghe Tam Tiểu Thư phân tích về mấy cuốn kinh đại thừa, tui thấy chuyện này đúng là kinh khủng khiếp. Nói thiệt TTT nghe, tui từng mua trúng hàng nhái Trung Quốc với giá gần bằng hàng thiệt luôn đó, nhưng chuyện này tui cũng không buồn vì nghĩ rằng "của đi thay người". Còn chuyện tu theo "hàng nhái" này mới là thảm họa thiệt sự vì cái này nó là "người đi thay của". Không phải chỉ ảnh hưởng kiếp này, mà còn vô vàn kiếp sau do Tà Kiến theo ám.
Ông Mã Minh là người nước nào? nếu tui mà có thời gian viết kinh, tui sẽ viết ổng là Việt Kiều (ý tui nói là ổng là người Việt chính gốc nhưng di tản sang Trung Quốc định cư) cho nó sang. Vài trăm năm sau khi tui đã qua đời, tui bảo đảm sẽ có người ngồi tranh luận.
@ Thienthu
Bạn cứ thoải mái tu theo cách nào bạn thích đi. Tui nói theo kinh nghiệm của cá nhân tui đó. Tui từng tu theo 6 pháp môn khác nhau với 6 giáo chủ khác nhau qua thời gian 14 năm dài. Vài giáo chủ trong số đó nói mình là "hay nhất" và kêu tui không được bỏ thầy, nếu không nghe theo thì kiếp sau thành kiếp trâu ngựa nữa đó. Nhờ tui tỉnh bơ vượt pháp nên giờ này mới có chút hiểu biết về Phật pháp và có cơ hội tu theo ông Tổng Quản. Nói vậy để chia sẻ cùng bạn thôi, chứ tui chẳng bao giờ rủ rê ai tu theo cái gì; vì chuyện rủ rê nó chỉ là phong trào nên không bao giờ bền lâu. Tui không có tư cách khuyên ai, chỉ xin chia sẻ cùng bạn điều này: bất cứ khi làm một công việc gì, mình phải thận trọng tìm hiểu. Sự hiểu biết đúng đắn về việc đó là vấn đề sống còn.
Tui rất thích câu nói của nick Bibi: "Nếu ta phải "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" thì khi chọn một Pháp Môn ta còn phải làm gấp nhiều lần hơn vậy?"
Chúc bạn không phí 14 năm như tui.

Hoa hồng xứ khác

Kính chào Cô "Hoa hồng xứ khác",

Cám ơn Cô đã chia sẻ kinh nghiệm này, thấy Cô tự tin quá làm con cũng yên tâm hơn ra. Nhưng ngặt nỗi bên hstđ, khi được trao đề mục thì ông Thầy ổng tự động ngồi trên đầu tụi con rồi, mình làm gì, nghĩ gì ổng cũng biết hết (họ bảo là sau khi nhận đề mục dù không cần phải qui y nhưng còn hơn vậy, tự động ông Thầy ổng ngồi trên đảnh mình gì đó, nói thật là con cũng không biết cái đảnh của con nó là cái gì và ở đâu cô à?).

Mấy tháng đầu thì nghe lời mấy bạn nên cũng thấy thích lắm Cô ạ. Con ngỡ cứ như là mình gặp một Vị Phật rồi vậy, tự nhiên thấy may mắn sao đó, rồi cứ mỉm cười, lẩm bẩm một mình: "Sao mình có được nhiều đặc ơn, phước báu thế này?" Lỡ có chết thì cũng có các vị Bồ Tát trùm hoa sen đưa lên Thượng Phẩm Thượng Sanh, miễn Luân Hồi ... vượt qua lục đạo, lại cả Cửu Huyền Thất Tổ cũng được nhờ vì phước báu của mình nữa ...

Thế là lòng "Từ bi" của con nó trỗi dậy! Và con muốn cả nhà con, họ hàng con đều có đề mục tu tập, các bạn con nữa ... Con lại cũng đi nói với người ta là: " Mẹ, Ba, anh chị em, các bạn phải có phước báu nhiều lắm mới gặp được Pháp Môn này đó nha! " ... và thế là cả nhà con rồi một vài bạn nhẹ dạ nghe theo lời con nên cũng bị kẹt trong đó. Giờ thì con lo sợ lắm, con phải vào chỗ " ô uế! " để viết bài này đây. Vì con nghĩ chỗ này ông Thầy ổng không thích vào đâu, nên ổng không biết mình viết gì, nghĩ gì ... Còn không thì không biết kiếp này và nhiều kiếp nữa của con sẽ ra sao Cô ạ.




Đọc bài comment của bạn Tieuxa, tui nghĩ rằng bạn đã từng là thành viên của HSTĐ và bạn là một người rất yêu thích tu tập, thích tìm tòi. Bạn đã phân tích pháp môn này rất hay và rất dễ hiểu. Nói thiệt với bạn tui cũng từng tu theo pháp môn đó nhưng chỉ được một thời gian ngắn do lòng tui luôn thắc mắc về chuyện niệm Phật quán chấm đỏ nhưng khổ nỗi chẳng biết hỏi ai. Trước khi biết HSTĐ tui từng tu thiền vì rất thích thiền định. Khi xin đề mục qua trang web, tui thực sự ngạc nhiên vì nhận được đề mục tịnh độ. Tui tự trấn an bản thân là nhiều khi các Nhí bên HSTĐ "thấy" được pháp môn này mới là thích hợp cho tui. Có chuyện này rất buồn cười là từ khi còn nhỏ xíu đến tận bây giờ, tui chưa bao giờ tin có A Di Đà hết. Tui thích có bàn thờ Phật thật đẹp và chỉ thờ mỗi Sakya Muni mà thôi. Vậy mà bây giờ nhận đề mục để quán ra A Di Đà thì hỏi coi làm cách nào? Bạn Tieuxa nói đúng, pháp môn này là sự pha trộn giữa Tịnh và Thiền. Nhờ đọc về chuyện "dẫn kênh" của TTT, tui mới vỡ lẽ ra tại sao có nhiều người tu pháp môn này đã tự tin đến mức coi những gì họ nói là chân lý, kiêu hãnh vì trình độ tu tập của họ là hơn người.

Cảm ơn TTT và bạn Tieuxa rất nhiều

Cận định

Chào bà con cô bác,

@ Tiểu Xa:

"Nhận xét của con:
Phần Quán Chấm Đỏ qua phương pháp An trú chánh niệm đằng trước mặt, thì rõ ràng là một pháp môn thuộc về Thiền Định, (kỹ thuật mà bên pháp môn Tịnh Độ truyền thống không hề đề cập đến, cũng chẳng yêu cầu), đã được Ngài Tibu biến chế và kết hợp vào trong pháp môn Tịnh Độ truyền thống."

kàkhàkà ... Chiêu này gọi là "gâu ông nọ cắm cằm bà kia" đó nghen Tiểu Xa. Đời mới giờ ngừi ta Tu thì còn phải chơi puzzle cho giỏi nữa đó, lắp gáp đồ này nọ ... kàkhàkà ... Nhưng mà nhiều khi hên thì tu cũng mau thành lắm à nghen! kàkhàkà ...

Dzui nghen pà con

Kính chào Chú Cận định, hihihi ... nghe tên là biết người hùng " vượt pháp " rồi hihihi ... Cũng giống như Chú, con đã Thiền trước đó và vào hstđ thì cũng xin được đề mục: Quán chấm đỏ, Pháp môn: Niệm Phật.

Thời gian đầu con cũng tu tập như được hướng dẫn qua tài liệu bên ấy nhưng cũng như Chú, Tâm con lại không hướng về Cõi Cực Lạc và Phật Adida mặc dù lúc này con vẫn chưa biết vụ kinh Ngụy Tạo Đại Thừa, rồi từ từ tìm hiểu vào sâu hơn thì con thấy có quá nhiều điều bất ổn cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành, thậm chí là phản lại những cốt lõi của Đạo Phật và con bắt đầu quan sát để ý những nhân vật quan trọng bên ấy, và cứ thế thắc mắc lại thắc mắc ngày càng chất chồng.

Thực tế như Chú đã biết thì cho dù có thắc mắc cũng chẳng biết hỏi ai cả? Phần thì dù có hỏi và nếu may mắn được trả lời thì cũng chưa chắc đã hiểu được? Chắc Chú cũng chẳng lạ gì, vì thường thì câu trả lời nó vào chỗ mà mình chẳng hỏi, còn chỗ mình hỏi thì nó lại chẳng được trả lời? Thế là cứ im lặng thôi chứ sao? Con vẫn nhớ gần đây có bạn hỏi:

Diệu Từ: (hỏi)
" Chú Tibu ơi,
Con theo địa chỉ được cho sang trang Vi Diệu Pháp đọc, thì thấy có một bì luận. Bạn đó đã bịa ra tên một linh hồn, rồi nhờ các Nhí độ tử. Sau đó được các Nhí thông báo lại đã độ xong lên Thượng Phẩm Thượng Sanh.
Con thắc mắc là sao Các Nhí lại không phát hiện ra vậy Thầy? "

Tibu: (trả lời)
hstd lại... đi đúng hướng, và đã có dịp dạy cho tâm thức thích ăn thua đủ đó
Một người không thích học hỏi và bất chấp sự nghiêm trang của vấn đề đã tỏ ý giởn chơi trên xương máu của bà con thì sẽ tự hiểu vấn đề khi tới phiên mình... có việc!
Lời khuyên: nên ráng hết sức để khi ... có việc thì cũng ... không có việc gì xảy ra; Tất nhiên, bên này cũng sẽ cố gắng
............ "

(Thay vì trả lời vào câu hỏi của trò thì Thầy có vẻ giận dữ và trả đũa và dằn mặt vị nào đó đã thử khả năng thần thông và độ tử của các Bồ Tát Nhí ...)

Thật là một câu trả lời kỳ dị. Diệu Từ có hỏi là: " hstd có đi đúng hay sai hướng hoặc Thầy có dạy cho tâm thức thích ăn thua đủ đó bao giờ đâu? "

Thử hỏi trả lời như vậy thì làm thế nào bạn Diệu Từ có thể hiểu được lý do:

Tại sao các Bồ Tát Nhí lại không phát hiện ra đây chỉ là những " linh hồn ảo " mà cứ thế độ cho họ cùng Cửu Huyền Thất Tổ lên Thượng Phẩm Thượng Sanh? Vậy thì linh hồn này và cả Cửu Huyền Thất Tổ của linh hồn này ở đâu ra để các Vị Bồ Tát Nhí độ lên trên ấy? Và đương nhiên trò chẳng dám sống sượng mà hỏi lại nữa? Câu hỏi quá rõ ràng mà Thầy đã tránh né thì đành im chứ biết sao giờ?

Thực ra đây cũng là một ví dụ rất nhạy cảm, tieuxa xin ngừng phân tích và để cho các Cô Chú cùng mọi người bổ túc thêm.

Con nghĩ rằng khi tu tập về mặt Tâm Linh đã là một môn quá trừu tượng rồi, mà Thầy lại hay đánh đố kiểu này kiểu kia, tạo những Công Án không cần thiết cho những đệ tử tu theo Pháp Môn Tịnh Độ thì không biết hậu quả sẽ thế nào trong tương lai. Và càng thắc mắc con lại càng muốn tìm hiểu xem những pháp môn này là gì? Những vị được xưng tụng Thánh Phật này thực hư thế nào? v.v...

Rất may cho con là Cô Chú CTR xuất hiện với những bài viết cực kỳ hay và chính những thông tin này đã giải đáp những thắc mắc chồng chất trong con khi tu tập bên hstđ. Đương nhiên con đã âm thầm " vượt pháp " tu theo cách mà Tổng Quản chỉ cho đến nay.

Vài dòng tâm sự ... Con cảm ơn Chú " Cận định " đã chia sẻ.

@ thienthu: Chị không phải chỉ có một mình đâu hihihi ... sơ sơ ở bài này thôi cũng đã có đến 4 người hùng " vượt pháp " rồi đó! Chị cứ thoải mái viết bài ở bất cứ đâu tiện nhé hihihi ... Em chúc chị sớm tìm được Pháp Môn thích hợp cho mình ...

Kính

@ Chú Thuancali:

Chú vui tánh, hài hước quá! lại nhạy bén nữa hihihi ... Cứ thấy Chú xuất hiện là có nụ cười rồi hihihi ... Con mong mỗi lần vào đọc bài là thấy bài comments của Chú.

Cười mãi nha Chú!

Nói đến chuyện vượt pháp hay phản thầy TD mới thấy buồn cười . Cứ y như ai đó giúp ai rồi cứ phải mang ơn suốt cả đời . Lỡ như ông thầy sai thì sao ? Có lẽ vì sợ một uy quyền vô hình nào đó mà đành nô lệ hoài sao ? Lại sợ ngồi trên đầu việc gì cũng biết hết . TD đã từng thử lấy tên giả cho vụ độ tử nhưng trật lất vì chả có ai chết cả mà cũng TPTS ào ào. Nhưng thôi kệ , vì họ cũng chẳng ăn tiền bạc gì , vả lại củng là tấm lòng , mình ghi nhận vậy. Chỉ bực c... mình cái là hình như người ta quên mình là cái gì rồi nên thấy ai củng đục chỉ mình ta trong . Hể có mắm nào hóa thánh là tinh tướng ra mặt . Cứ đụng chuyện gì là loa phát thanh " a....nô .... các pác đọc cho kỷ , si nghĩ cho kỷ , nàm cho kỷ nhá ... nhớ ăn ngay lói thật nhá " còn các mắm chỉ lói mà không nàm thì chẳng thấy ai dám nhố nhăng chi cả .Chả nhẽ cả đám lu bu đui mù hết, hay sợ cái mác tỳ lô giá na quá mà chả dám vớ vẩn? , kể ra pác tibu củng rành phân tâm học phết ! Này nhá tớ lói chúng mày biết nhá , đụng vào thần thánh nà to chuyện đấy ! TD nghĩ nếu dám ăn ngay nói thật , sao không dám nhìn nhận những vụ độ tử lèo nhễ ? có gì tắt đèn nàm nại ,có ai hoàn hảo chứ ? lãi nhãi hoài chắc không ai ưa hỉ !

Cám ơn các Cô Chú và các bạn, sự động viên và chia sẻ này đã an ủi con không ít và cho con tự tin hơn ...

Đăng nhận xét