Pages

Con mắt Thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 11

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 11: Tam Tiểu Thư tập luyện để mở con mắt thứ 3

Lời Thưa
,
Những bài viết của CTR chỉ là sản phẩm của tưởng tượng (Highly Imaginative). Bản chất hoàn toàn là giả tưởng (Fictional In Nature), tuyệt đối không có một giá trị, xét ở bất cứ bình diện nào …

Đoàn bảo tiêu ghé vào một quán trọ bên đường. Tấm bảng hiệu xiêu vẹo với dòng chữ lờ mờ màu nâu nhạt “Tương Phùng Tửu Quán”. Chiều hôm nay có lẽ là một ngày đặc biệt, ông Tổng Quản gọi rất nhiều món ăn, để cùng thưởng thức với Tam Tiểu Thư. Ngoài song cửa, trăng tròn đang ẩn hiện sau đám mây lơ lửng. Màu trăng đang bao phủ núi đồi. Gió rì rào thổi qua hàng cây đại thụ.

- Tam Tiểu Thư (nhìn ông Tổng quản đang sắp xếp các đĩa thức ăn trên bàn, cô ngạc nhiên lên tiếng): Hôm nay hình như có gì đặc biệt phải không ông? Tôi biết mỗi khi có sự kiện gì quan trọng, là ông hay gọi nhiều món ăn lắm.
- Ông Tổng Quản: À! Cô bình tĩnh nghe tôi nói nhé. Hôm nay là một ngày đặc biệt đối với cô đó. Tôi dựa theo cuốn Tạp Thư, bắt đầu hướng dẫn cho cô tập luyện để mở con mắt thứ ba. Cô đồng ý không? Thời khóa biểu sẽ như thế này: Lúc mình di chuyển trên đường thì cô học lý thuyết, lúc dừng ở quán trọ buổi chiều thì cô thực hành …

- Tam Tiểu Thư (cười vui vẻ): Ôi! Ông đúng là dễ thương nhất trên đời. Lần này thì ông “super nice” đó. Ðây là ngày tôi chờ đợi từ lâu rồi, mà chắc quý độc giả cũng giống như tôi đó. Phải bảo là ngày hôm nay là “D-Day, Normandy landings” “Le grand jour est arrive”
- Ông Tổng Quản: Ðúng vậy, bộ môn mà chúng ta sắp thực hành, có mã số trong cuốn Tạp Thư là “Bodyguard” nha cô.

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 10

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 10: Thiền định đàn pháp Mạn Đà La Tây Tạng

Trời cuối thu. Gió thổi từng cơn mang theo cái lạnh đầu Đông vào vùng rừng núi. Lá vàng rơi rụng. Bước chân của đoàn bảo tiêu dẫm trên thảm lá xạc xào. Tam Tiểu Thư co ro trong chiếc áo khoác xám bạc màu. Bầu trời mây mù giăng giăng …

- Tam Tiểu Thư (cuộn chiếc khăn quàng vào quanh cổ, Cô lên tiếng): À! Ông Tổng quản ơi! Cho tôi hỏi là nếu bây giờ tôi muốn tập trung tu Thiền Định để mở Con Mắt Thứ Ba, thì tôi có phải chuẩn bị gì không? Ý tôi nói là tôi nên tổ chức cuộc sống của tôi như thế nào ông?

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 9

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 9: Tầm quan trọng của Vi Diệu Pháp trong Thiền Định 

Ðoàn bảo tiêu tiến sâu vào vùng rừng núi mịt mù. Trước mặt họ là thác nước hùng vĩ từ trên núi cao đổ xuống ầm ầm, những hạt nước li ti văng tung tóe trắng xóa. Rừng cây nhiều màu lá, chim muông ríu rít chuyền cành, nắng vàng rực rỡ. Tất cả hòa vào nhau như một bức tranh sống động. Tiếng nước róc rách bên khe núi, tiếng chim, tiếng gió tạo thành một bản giao hưởng của thiên nhiên.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản ơi, có lần nào đó, tôi nghe chốn giang hồ đồn rằng: Đọc "Chú" có thể giúp mở Con Mắt Thứ Ba đó ông. Điều đó thực hư ra sao vậy ông?

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 8

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 8: Dẫn nhập về Kỹ Thuật mở Đệ Tam Nhãn

Một quán trọ nghèo nàn như bao nhiêu quán trọ ven đường. Trời đã về chiều, những tia nắng cuối cùng còn sót lại trên triền đồi. Ðoàn bảo tiêu chuẩn bị ăn cơm tối. Gió lộng từng cơn, rừng cây xào xạc. Ông Tổng Quản và Tam Tiểu Thư ngồi ở góc phòng, ánh đèn leo lét, vừa đủ để nhìn thấy các món ăn trên bàn.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng quản ơi! mình vừa ăn tối vừa nói chuyện nhe ông. Hôm nay ông nói cách nào để giúp tôi mở nhãn đi ông. Tôi mà mở nhãn được, là việc đầu tiên sẽ xem chừng nào tôi lấy chồng, việc thứ hai là xem kiếp trước ông là ai mà kiếp này ông giỏi vậy, việc thứ ba là coi tôi và ông có nhân duyên gì với nhau, việc thứ tư là ...

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 7

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 7: Con mắt thứ ba Vũ trụ toàn ảnh

To see a World in a Grain of Sand,           
And a Heaven in a Wild Flower,               
Hold Infinity in the palm of your hand,     
And Eternity in an hour                       

Để thấy Vũ trụ trong Hạt cát,                                       
Và Bầu trời trong cánh hoa dại,                           
Hãy nắm bắt Vô cùng trong bàn tay,
Và Thiên thu trong khoảnh khắc.
(William Blake 1757-1827)

Trời còn rất sớm, những giọt sương còn đọng lại lấp lánh trên lá, ríu rít tiếng chim rời tổ đi kiếm ăn, mây trắng vắt ngang triền núi, những tia nắng đầu tiên xuyên qua cành lá. Ðoàn bảo tiêu vui vẻ tiến bước …

- Ông Tổng Quản (trầm ngâm): Tam Tiểu Thư à, tôi rất hiểu tâm trạng của cô cũng như quí độc giả. Lý thuyết dài dòng nghe chán nản quá không thực tế. Dường như mọi người đều nghĩ rằng, học về Thiền Định thì nhiều lắm là mất một vài buổi. Chỉ cần ông thầy nói sơ qua cách ngồi Thiền là xong. Có gì đâu mà phải học nhiều.

Thư cảm tạ ... !


Vừa là nạn nhân ...
Vừa là chứng nhân của mở nhãn ...

Kính thưa tất cả quý độc giả,

Lời đầu tiên xin cho phép CTR được bày tỏ lòng tri ân đến tất cả quý độc giả đã thăm viếng trang blog của nhóm. Cũng xin đặc biệt cảm ơn những quý độc giả đã bỏ thời gian quí báu của mình để viết nhận xét góp ý chân tình cho những bài viết của CTR. Phần hồi đáp thường bị chậm trễ là do nhóm bị hạn chế về mặt thời gian, xin quý độc giả hoan hỉ lượng thứ.

Cách đây gần 1 tuần, CTR nhận được thông báo từ "Cuốn Tạp T" trong Xuyên Vân Kiếm Pháp; nội dung nói rằng CTR sắp sửa gặp sự cố về chuyện post bài trong trang blog của mình. Lý do thì "Cuốn Tạp T" cho rằng do CTR trích dẫn và cung cấp quá nhiều thông tin về chuyện “mở nhãn”.

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 6

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 6: Gặp Phật, Chúa, Thánh Thần 
           dưới góc nhìn của Phân Tâm Học


Một ngày mới lại bắt đầu. Mặt trời từ từ ló dạng qua các đám mây. Trong không gian tĩnh lặng, tiếng chim rừng và tiếng suối róc rách chảy xa xa vang vọng lại. Cuộc hành trình của đoàn Bảo Tiêu thuộc dòng họ Xuyên Vân Kiếm Pháp lại tiếp tục. Những gian nan trên con đường thiên lý đang chờ đợi họ ở phía trước: Đèo dốc cheo leo, gió bụi và cả những hiểm nguy tiềm tàng trong sự bình lặng của thiên nhiên.

- Tam Tiểu Thư (lên tiếng, phá tan sự tịch mịch của núi rừng): Ông tổng quản ơi, bữa trước ông hứa với tôi là sẽ trình bày tiếp cho tôi nghe về con mắt thứ ba đó. Để tôi nhớ lại xem mình đã nói tới đâu rồi nhỉ? À ông ơi, tôi nhớ ra rồi. Hôm trước mình đã phân tích về chuyện, người ta thường nhìn thấy các vị chức sắc của các tôn giáo như là: Mẹ Quan Âm, mẹ Maria, Phật Chuẩn Đề, Thánh Allad … dưới góc nhìn của Vi diệu pháp. Hôm nay ông xem thử cuốn Tạp Thư nói gì về vấn đề này dưới góc nhìn của các bộ môn phân tâm học và Tâm thần học đi. Nói thiệt với ông, chứ mấy bộ môn này tôi có được học chút đỉnh nên hy vọng tôi sẽ hiểu dễ dàng hơn chút ít. Vi Diệu Pháp đúng là vi diệu nên khó hiểu quá ông ơi.

- Ông Tổng Quản: Nhớ rồi nhớ rồi, làm sao mà quên chuyện cô hỏi được chứ. Tam Tiểu Thư ơi, tôi xem rất kỹ cuốn Tạp Thư nói gì về vấn đề này suốt đêm qua đó. Trước nhất, tôi xin lỗi Tam Tiểu Thư và quí độc giả là những nhà Khoa học, Tôn giáo. Những vấn đề mà tôi đọc được trong cuốn Tạp Thư chỉ là ý kiến riêng của bộ môn Tâm thần học, Phân tâm học và có tính cá nhân. Do đó, không có giá trị xét ở bất cứ mặt nào. Những điều trình bày này không có ý định đề cao hoặc làm mất giá trị của bất cứ cái gì. Rất mong được quí độc giả rộng lượng thông cảm.

Sexting là một từ ngữ rất phổ biến cho những người sử dụng Anh ngữ. Nó là từ ghép của 2 chữ: Sex và texting; từ ngữ này có ý nghĩa là gởi những thông tin, những tấm hình mà người ta cho là có tính chất khiêu dâm; chủ yếu là qua việc nhắn tin điện thoại.


Tuy nhiên, khi người ta thực hiện những cuộc phỏng vấn để thăm dò xem công chúng nghĩ gì về vấn đề này; thì kết quả cho thấy có một số đối tượng ở độ tuổi nào đó, coi sự việc này là hết sức bình thường, chẳng có gì là khiêu dâm cả. Hiện tượng này, làm cho người ta phải cân nhắc lại quan điểm về sex của mình. Sexting là một hiện tượng mang tính chất thời sự của thập kỷ chúng ta đang sống. Do đó, khi đọc phần trình bày sau đây, rất mong quí độc giả có thể nhìn thấy góc cạnh tích cực của Chủ thuyết Phân tâm học, Tâm thần học. Biết đâu có ai đó, lại phát hiện ra tính chất Thẩm mỹ đầy màu sắc, rực rỡ của bộ môn này.

Thật sự mà nói, đã là con người, có lẽ đã mang tội Tổ Tông, chúng ta phải đồng hành với những mặc cảm nổi tiếng của Phân tâm học: Oedipe, Electre, mặc cảm thiến hoạn (castration), mặc cảm gia đình, mặc cảm tự ti, mặc cảm tự tôn … Chúng ta phải đồng hành với nó từ cái nôi của mình cho đến địa điểm cuối cùng của cuộc đời là nấm mồ. Bộ môn Tâm thần học liệt kê ra những dạng bệnh tâm lý như:

Arythmomanie: Bệnh thích đếm các con số.
Monomanie: Thích đốt lửa.
Onomatomanie: Bệnh thích nhắc đi nhắc lại một chữ hay một cái tên.
Kleptomanie: Bệnh ăn cắp.
Dipsomanie: Bệnh thích uống nước.
….

Nếu chúng ta chịu khó quan sát những người xung quanh, hoặc giả đôi khi là quan sát chính mình, thì chúng ta có thể cũng vướng phải những loại tâm bệnh vừa kể trên. Tâm bệnh này có rất nhiều loại, khá phổ thông, ở bất cứ thời đại nào và bất cứ nơi đâu.

- Tam tiểu Thư (phá lên cười): Ông Tổng Quản ơi, tôi hay nói câu: "có một không hai, có hai chết liền …". Vậy tôi chắc cũng có tâm bệnh này quá.
- Tổng Quản: Ừ! không chừng là vậy đó.

Đoàn người của Xuyên vân tiêu cục cười vang cả cánh rừng.

- Tổng Quản: Trước khi trình bày về thắc mắc mà Tam tiểu Thư đặt ra, tôi sẽ giới thiệu một bức tranh sơ bộ mang tính chất toàn cảnh của bộ môn này để cô có khái niệm. Tâm thần học, Phân tâm học, được con người biết đến khoảng một thế kỷ nay với rất nhiều tên tuổi nổi danh: Sigmund Freud, Alfred Adler, Otto Rank, Erich Fromm, Karen Horney …

Trên thực tế, lý thuyết của Sigmund Freud có lẽ là nổi bật nhất, vì nó mang tính chất thực tiễn và hữu hiệu trong công việc chữa trị. Ông được mệnh danh là cha đẻ của khoa Tâm Lý Học và Sinh Học về tinh thần của con người, một khoa học Vi tâm lý. Bộ môn này có thể hoàn toàn hiểu được, và có thể ứng dụng vào thực tiễn của tất cả các ngành Y Khoa. Mọi người đều có thể tiếp cận, bác sĩ cũng như công chúng. Bệnh tật chính là đối tượng quan trọng nhất của người hành nghề y.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản ơi, ông có thể giải thích cụ thể là tại sao cái lý thuyết của ông Sigmund Freud này, lại có ảnh hưởng đến mấy ông Bác sĩ và bệnh nhân nhiều như thế? Xem ra cuốn Tạp Thư này chứa nhiều thông tin rắc rối thiệt đó. Cực kỳ khó hiểu lại cực kỳ trừu tượng.

- Ông Tổng Quản: Tam Tiểu Thư à, cô nói đúng đấy. Tuy nhiên, đây là một bộ môn phải gọi là một thứ Vi Diệu Pháp của Tâm lý học Tây phương. Nó cũng cao siêu và phức tạp nên không nằm trong tầm tay của đa số con người. Rất có thể nhiều người sống cả đời, thậm chí cho đến ngày chết cũng chưa từng nghe nói đến bộ môn này dù chỉ một lần. Thực tế cô thử nhìn tại Việt Nam ngày hôm nay. Tôi đi qua nhiều đường phố ở Sài Gòn, không hề thấy phòng mạch của Bác Sĩ Tâm Thần. Còn tại các quốc gia tiên tiến như nước Mỹ, mỗi lần đi khám bệnh tâm thần phải trả tiền khá nhiều đó.

Bây giờ tôi nói cô nghe thế này nhé: Tam Tiểu Thư có biết tác giả Alexandra David Néel không? Đó là một nữ Học Giả người Pháp, nhiều năm khảo cứu và tu Mật Giáo tại Tây Tạng. Điều làm tôi rất ngạc nhiên là theo học giả người Pháp này, thì những tu sĩ Tây Tạng nhập thất, họ không hề có tư chất thông minh suất sắc. Nguyên tắc tu tập của họ là họ có quyền tự do chọn lựa thầy cũng như phương cách tu tập. Đặc tánh của nền văn hóa Tây Tạng là sự tự do, chứ không gò bó như người ta thường lầm tưởng. Mặc dù cách tu tập khác nhau, nhưng về bản chất thì lại giống nhau. Họ thường tập trung tư tưởng cao độ, Quán Tưởng liên tục về một đối tượng nào đó; thí dụ một vòng tròn gọi là Kyil khor. Vòng tròn này có rất nhiều kiểu, nhưng tựu trung lại cũng là vòng tròn. Trong vòng tròn này có một nhân vật nào đó và đoàn tùy tùng, tất cả chỉ mang tính chất tượng trưng. Thí dụ: một vị Bồ Tát, một Nữ Thánh, các Chư Thiên, các Lạt Ma, những nhân vật này được mô hình như những Kim Tự Tháp. Phổ thông nhất là ở giữa vòng tròn có một vị Nữ Thần và đoàn tùy tùng.


- Tam Tiểu Thư: Ồ! Ông Tổng Quản ơi, ông nói đúng. Chính tôi đã thấy hình những vòng tròn này trong các am thất của các vị tu sĩ Tây Tạng trong lần viếng thăm Dharamsala, còn gọi là little Lhasa, Thủ phủ của Tây Tạng lưu vong bên Ấn Độ đó. Ấn tượng lắm.

- Tổng Quản: Ừ! Nhưng cũng có vị tập Quán Tưởng mà không có vòng tròn nào cả, chỉ có một vị Nữ Thần thôi. Đầu tiên họ tưởng tượng có một vị Nữ Thần, sau đó là nhiều Nữ Thần, và cuối cùng những Nữ Thần này biến mất từ từ, chỉ để lại một điểm sáng, có khi lại là một điểm tối. Điểm này xuất, nhập vào luân xa ở giữa hai chân mày. Ngoài ra cũng có những cách tập khác. Với cách này người tập phải vượt qua nhiều gian lao trở ngại, nhiều khó khăn nguy hiểm, không thể kể hết những chông gai mà họ phải trải qua. Cuối cùng họ đến một lâu đài, rực rỡ nguy nga, họ gặp một vị Nữ Thần, là vua của các Nữ Thần, gọi là Nữ Vương. Hành giả giao phối với vị Nữ Vương và coi như vậy là đã thành công.

- Tam Tiểu Thư (tròn mắt ngạc nhiên): Ông nói sao chứ? Là họ có quan hệ về sex sao?
- Tổng Quản (mỉm cười): Tam Tiểu Thư và quí độc giả thân mến, chắc chắn khi đọc tới đây quí vị sẽ vô cùng thắc mắc và tự hỏi, làm sao mà có thể có những người sống một mình trong những hang động heo hút, ngoài trời thì lạnh lẽo tuyết băng? Suy nghĩ này hoàn toàn hợp lý. Thật vậy, thực tế cho biết những người vì lý do gì đó, thí dụ như người sống sót sau đắm tàu, rớt máy bay lạc vào những quần đảo hay cánh rừng hoang vắng; những người ở tù cũng vậy. Nếu sống một mình lâu ngày, đi ngược lại bản năng xã hội, thì thường trở nên ngu đần, ngớ ngẩn. Thế mà những tu sĩ Tây Tạng, họ tự nguyện sống trong các hang động, tịnh thất một mình, chẳng ai ép buộc cả. Không phải họ sống như vậy một vài tuần hay vài tháng, mà họ có thể sống như vậy nhiều năm; nhiều người sống cho đến chết luôn đó.

- Tam Tiểu Thư: À! đúng đó ông. Tôi đã có lần leo lên một triền núi ở Ấn Độ để thăm viếng và cúng dường các vị Tu sĩ Tây Tạng này. Tôi thấy họ rất dễ thương, bình thản, vẻ mặt hiền hòa. Vị mà tôi có dịp yết kiến đó nói rằng ông đã ở trong tịnh thất này 17 năm rồi, từ ngày còn rất trẻ. Tôi thấy họ chả bị ngu đần hay ngớ ngẩn gì như ông nói cả. Thật tình tôi rất khâm phục họ và thắc mắc, không hiểu họ tu như thế nào mà hay như vậy. Cuốn tạp thư có giải thích rõ về việc này không ông?

- Tổng Quản: Có một đoạn trong cuốn Tạp Thư viết về chuyện này. Rất có thể đây là đáp án chính xác đó cô: Tu sĩ Tây Tạng (giới tính là nam) Quán Tưởng các Dakini hay là Yidam, là những vị Nữ Thần. Họ quán tưởng bằng cách là nhớ nằm lòng hình dáng, sắc diện, cử chỉ, quần áo và trang sức; nói chung là tất cả những gì thuộc về tính chất của vị Nữ Thần này. Việc Quán Tưởng này kéo dài từ nhiều tháng, đến nhiều và rất nhiều năm, cho đến khi nào vị Nữ Thần này xuất hiện như một người bằng xương bằng thịt bình thường. Đến giai đoạn này, người tu sĩ coi như đã thành công. Vị nữ thần này sẽ dạy bảo những Bí Pháp để tu hành. Tu sĩ nói chung, bằng lòng với thành quả này, chấp nhận ở lại Cảnh Giới này để hưởng thành quả của Thiền Định.

- Tam Tiểu Thư: Ồ! Hay quá ông, nghe tạp thư nói vậy, tôi thích đi lên núi tu quá!
- Tổng Quản: Ở bên trời Âu, chúng ta được biết đến tác phẩm:

"The Complete Works Of St. Teresa Of Jesus". Cuốn này đã được người ta dịch ra tiếng Việt Nam với tựa đề: "Tiểu sử tự thuật của Thánh Nữ Têrêsa Avila". Theo lời tự thuật trong cuốn sách, thì Thánh Nữ đã đi tu năm khoảng 14 tuổi. Tôi trích dẫn cho Tam Tiểu Thư nghe nhé:

"Người đề cập đến những đại hồng ân Chúa đã ban cho người và lần đầu tiên Chúa hiện ra với Người. Người trình bày bản chất của thị kiến hình ảnh, những hậu quả và những dấu hiệu chính yếu của thị kiến do Chúa chủ động." Tác giả cho biết, "... một hôm trong khi tôi đang cầu nguyện Chúa cho tôi trông thấy đôi bàn tay của người. Ôi bàn tay tuyệt vời không thể diễn tả được hết. Ngày sau, tôi lại được thấy dung nhan thần linh của Chúa, cuối cùng người cho thấy trọn vẹn. Chỉ nguyên vẻ mỹ lệ và màu trắng của bàn tay ấy, vượt qua những gì trí tưởng tượng có thể nghĩ tới được. Trong vòng hai năm rưỡi Chúa thường xuyên ban cho tôi thị kiến này. Tôi khao khát thấy Chúa đến chết đi được và thật vô phương tìm được sự sống đó chỉ trừ qua cái Chết. Tình yêu này bốc cháy mãnh liệt. Không ngôn ngữ nào có đủ khả năng diễn tả cách thức Thiên Chúa gây thương tích. Tuy nhiên nỗi đau đớn này lại cực kỳ khoái sản. Chọn cuộc sống này không thể gặp được niềm vui nào có thể làm mãn nguyện hơn. Nỗi đau đớn hòa trong niềm hoan hỉ làm tôi ngây ngất. Tôi thấy Thiên Thần lấy hình người, tay cầm một cây giáo bằng vàng, nơi đầu mũi giáo bằng sắt, tôi trông thấy hình như có lửa. Dường như ngài đâm mũi sắt vào tim tôi mấy lần, thấu tận tạng phủ tôi. Khi ngài rút ra, tôi cảm thấy như ngài rút cả tâm can tôi ra theo, bấy giờ tôi bừng cháy lửa yêu mến Chúa. Nỗi đau đớn này, sắc bén đến nỗi tôi phải thốt ra tiếng rên rỉ mấy lần. Những nỗi đau đớn mãnh liệt này lại gây cho tôi sự ngọt ngào quá lớn lao".
 

Chúng ta vừa có cơ hội để quan sát hai trường hợp điển hình, được ghi chép qua sách vở ở Đông phương cũng như Tây phương. Phần nhận xét ý kiến, xin dành cho quý độc giả.

Chúng ta lại quay về với bộ môn Phân tâm học và Tâm thần học. Qua thời gian tất nhiên bộ môn Phân tâm học cũng phải biến thể là việc tất yếu. Tuy nhiên, lý thuyết về sự dồn nén (la théorie du refoulement) vẫn là hạ tầng cơ sở vững chắc để cho tòa kiến trúc Phân tâm học phát triển. Nguyên lý của sự dồn nén khá đơn giản. Đó chỉ là việc vứt bỏ đi một số vấn đề, một số yếu tố ra khỏi Ỷ thức của con người.

- Tam Tiểu Thư: Ông nói rõ thêm cho tôi nghe với. Tôi sống hoài mà có thấy dồn nén chỗ nào đâu. Dồn nén là gì chứ?
- Tổng Quản: Sự dồn nén là hệ quả của cuộc tranh chấp nội tâm liên tục và mãnh liệt giữa những thôi thúc của bản năng, bản năng bảo tồn, bản năng xã hội, bản năng sinh sản, đặc biệt nhất là bản năng tình dục, hay nói đúng hơn là khát vọng tình dục (desirs sexuels). Tuy nhiên có những tác giả lại chống lại quan niệm mang nặng tính chất Libido của Freud. Con người phải đương đầu với những giá trị đạo đức mà xã hội nào đó đã quy ước, ở một nơi nào đó và vào một thời điểm lịch sử nào đó. Có rất nhiều rào cản khát vọng tự nhiên của con người: Thẩm mỹ, luật pháp, phong tục. Thật vậy, sự không tương thích giữa khát vọng cá nhân và những luật lệ của xã hội đã đưa đến cuộc tranh chấp khốc liệt. Cá nhân với những bản năng, những mặc cảm đã bị xã hội đè bẹp. Chính vì vậy mà xảy ra sự dồn nén đó Tam Tiểu Thư.

- Tam tiểu Thư: À! tôi dần dần hiểu được những gì ông nói đó. Nhưng theo tôi nghĩ, thì mình là con người có suy nghĩ, có nhận thức mà; người ta phải tìm cách nào để xử lý vấn đề này chứ. Nếu mình cứ bị dồn nén hoài như vậy, thì mình bị khùng làm sao?

- Tổng Quản: Cô nói rất chính xác. Những khát vọng này không giải quyết được trong đời sống, thì nó chỉ còn cách là phải tìm ra những lối thoát khác. Phân tâm học gọi đó là Giải Thoát Ẩn Ức.

- Tam Tiểu Thư: Ông nói rõ thêm đi, giải thoát bằng cách nào đây?

- Tổng Quản: Phân tâm học cho biết, cách mà người ta dùng để giải thoát những ẩn ức này được gọi là "thỏa mãn bằng sự thay thế" (satisfactions de substitution). Theo tác giả Alfred Adler thì con người luôn luôn vươn tới mục đích hoàn thiện chính mình. Do nguồn gốc con người có những mặc cảm tự ti sâu thẳm, đó là những tình cảm bị dằn vặt bởi sự bất lực và mặc cảm tự ti. Nếu không thỏa mãn được điều này thì đời sống không thể chịu đựng nổi. Chúng ta có khuynh hướng bẩm sinh là muốn trung hòa những khuyết điểm của mình. Và để trung hòa những mặc cảm tự ti, con người tìm đến những chiến thuật một cách tính toán, để gia tăng sự giàu có nội tâm và giá trị cá nhân.

Việc sanh ra là con người cũng đồng nghĩa với việc sống chung với những mặc cảm tự ti. Con người luôn luôn tìm cách để chiến thắng chính mình, khát vọng vươn đến một cái gì đó vĩ đại, đầy sức mạnh, và vượt qua những kẻ khác. Do tâm lý này, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được tại sao con người dễ rơi vào trạng thái không bình thường; dễ nhìn thấy những gì mình mơ ước hơn là thấy được sự thật.

Tác giả Otto Rank đầu tiên là một môn đồ của Freud, sau đó ông cắt đứt vĩnh viễn với thầy của mình. Theo tác giả này thì vết thương đau đớn nhất là sự sanh ra đời. Đời sống hạnh phúc nhất chính là khi còn nằm trong bụng mẹ. Đây là một quan điểm quan trọng. Đời sống ở trong tử cung của người mẹ là một dĩ vãng mà con người luôn luôn ghi nhớ. Nỗi hoài hương thúc đẩy họ làm cách này hay cách khác; bằng mọi cách có thể, để vãn hồi tình trạng ở trong bụng mẹ. Đời sống trong bụng mẹ là một thiên đường, việc sanh ra đời đến trái đất, có nghĩa là bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Con người đã đánh mất vườn điạ đàng khi cất tiếng khóc chào đời. Việc sanh ra đời đã tạo ra một cú sốc mạnh mẽ đối với một cơ thể thiếu những trang thiết bị để tự vệ.

Người bị bệnh tâm thần là ai? chẳng qua đó là những kẻ không thắng nỗi cú sốc khủng khiếp này. Những hình tượng, đặc biệt là phụ nữ mà người ta mơ tưởng quay trở về chính là đại diện cho thiên đường đã đánh mất. Nguồn gốc của sự khủng khiếp, của sự sợ hãi đó là hiện tượng rất cơ bản của tâm lý con người. Tùy từng tác giả, mà việc đưa ra các nguồn gốc của sợ hãi và khủng khiếp có khác biệt. Con người tìm cách tính toán, tìm một chiến thuật giả tạo để đánh lừa mình và đánh lừa kẻ khác, họ rất cần một cái khiên để che chở trước các đe dọa bằng cách tưởng tượng ra những đối tượng. Những đối tượng này có thể là tôn giáo, quyền lực hoặc là sự giàu có.

- Tam Tiểu Thư: Tôi nghe đến đây thực sự là chóng mặt, ù tai rồi. Chắc tôi phải dành ra chút thì giờ để suy nghĩ lại. Nhưng ông tổng quản ơi, nếu mà cứ nói mãi như thế này, thì thực tế tôi cũng chẳng học được cái gì cả. Bây giờ nếu tôi muốn có con mắt thứ ba, thì thực tế tôi phải làm sao? Chứ nghe mãi như thế này, thì có giải quyết được cái gì đâu. Tôi đồng ý với ông là lý thuyết rất cần, nhưng có thể vừa học lý thuyết như những điều Cuốn Tạp Thư cho chúng ta biết đó, đồng thời ông ráng xem giúp tôi là Cuốn Tạp Thư nói việc thực hành để mở con mắt thứ ba như thế nào. Nếu cứ tiếp tục nghe cái kho lý thuyết của ông, thì chắc đến già tôi cũng chỉ có hai con mắt, chẳng bao giờ mở được con mắt thứ ba cả!

- Ông Tổng Quản: Tam Tiểu Thư à! Cô nói cũng đúng, nhưng chưa đúng hẳn. Cô cứ suy nghĩ mà xem, nếu việc mở con mắt thứ ba là dễ dàng, thì tại sao không có một tài liệu nào suốt trong chiều dài lịch sử 30, 40 thế kỷ của nhân loại được phát hiện. Đến tận ngày hôm nay, chúng ta chỉ thấy có hai tác giả Lobsang Rampa và Barbara Ann Brennan có tài liệu trình bày về vấn đề này. Tuy nhiên nếu xem kỹ thì người ta lại thấy chẳng có gì để học hỏi cả. Đồng ý rằng tác giả Barbara Ann Brennan có trình bày một cách khoa học và kỹ lưỡng về cách mở con mắt thứ ba, nhưng chính tác giả lại cho rằng mở con mắt thứ ba để nhìn thấy hào quang. Theo Cuốn Tạp Thư thì như thế có lẽ không phải là con mắt thứ ba đâu.

- Tam Tiểu Thư: Tại sao thấy hào quang lại không phải do mở con mắt thứ ba? vậy thấy hào quang là do cái gì ông tổng quản?
- Tổng Quản: Bởi vì những màu sắc của hào quang mà nhiều người nhìn thấy đó, là ở trong tần số khả kiến của thị giác. Hiệu ứng Kirlan tình cờ được phát hiện do nhà bác học người Nga. Vật lý học phổ thông thì giải thích hiệu ứng này khá đơn giản. Một vật dẫn điện bất kỳ ở trong một môi trường điện cao thế thì bức xạ điện từ, làm ion hóa môi trường không khí xung quanh. Khi một Eletron rời bỏ quỹ đạo vốn có của mình, thì để lại một Photon, do đó chúng ta nhìn thấy ánh sáng, tạo ra hào quang mà người ta nhìn thấy. Hiện tượng này có thể thấy ở những tụ điện cao thế. Giải thích này cũng làm cho người ta trở nên lúng túng.

Thực sự ngày hôm nay người ta đã chụp được hào quang (Aura). Rất mong quý độc giả nào kinh nghiệm được chuyện hào quang này đóng góp thêm thông tin. Mặc khác chính tác giả Barbara Ann Brennen lại cho biết là bà chỉ tình cờ, ngẫu nhiên nhìn thấy như thế mà thôi, hay nói chính xác hơn con mắt thứ ba được mở một cách tình cờ, không do một sự tập luyện nào cả. Bà còn cho biết có một người mà bà gọi là "một làn gió thoảng ở Kenya" đã giúp bà có những khả năng để bà thực hiện việc làm thầy chữa.

Với tác giả Lobsang Rampa thì có hẳn một tác phẩm mang tên Đệ Tam Nhãn. Tên tác phẩm này quá lôi cuốn, nên những ai quan tâm đến vấn đề này đều có đọc qua. Nhưng khi bàn về kỹ thuật mở con mắt thứ ba, thì ông lại cho biết đó là bí mật, thành ra có cũng như không! Với tác phẩm You For Ever cùng một tác giả, ông lại trình bày cách tập mở nhãn là nhìn vào một viên pha lê như các thầy bói ở Tây phương hay sử dụng. Không nói quí vị cũng thấy, chúng ta cũng chẳng có gì để học hỏi.

Rõ ràng vấn đề này cho đến ngày hôm nay chưa hề có câu trả lời, chưa có một tài liệu nào tiết lộ kỹ thuật mở con mắt thứ ba, dù chỉ là những chi tiết nhỏ nhất. Tam Tiểu Thư ơi, nếu cô không tin điều tôi nói, thì cứ mở ipad và hỏi Master Google nhe cô. Nếu tìm thấy thông tin gì lạc quan thì cô nhớ chia sẻ cho tôi và mọi người với nhé.

Nắng đã lên cao, trời không chút gió, cây cối đứng im lìm. Không gian chỉ toàn một màu nắng. Tam Tiểu Thư rút khăn vừa lau vài giọt mồ hôi trên trán, vừa nói: Ông tổng quản ơi, mệt quá à. Mình tìm chỗ nghỉ chân đi, phía trước khoảng vài chục mét có một dòng suối đó. Mình ghé rửa mặt và uống nước cho mát mẻ chút nhe. Rồi khi ông khỏe, ông tiếp tục kể tôi nghe về con mắt thứ ba bí ẩn này nha ông. Ước gì tôi mở được con mắt thứ ba này, tôi sẽ bỏ nghề bảo tiêu liền đó, làm thày bói có lý hơn phải không ông?

(còn tiếp) ...

Tác giả: CTR


Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!