Pages

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 25

Có một không hai - có hai chết liền ...

Lời thưa
Chân thành cảm ơn độc giả Tâm Như đã tin cậy và chia sẻ nhật ký tu tập của bạn với CTR blog. Sau vài ngày lục lọi trong cuốn Tạp thư, CTR phát hiện được đoạn đối thoại sau đây. Xin mời bạn
Tâm Như cùng quí độc giả thân mến của trang blog cùng theo dõi.

Tập 25: Tình Dục Giấc Mơ: Đối Thoại giữa 
             Ông Tổng Quản và một quý độc giả của CTRBlog 


- Cô Tâm Như: Sự việc xảy ra là lúc tôi vào thời học sinh. Tôi không tin trên đời này có ma nhưng lại tin có Phật, có Bồ Tát, v.v... và tôi đã bị một Vong Nam theo tôi trong suốt quãng thời gian không ngắn, bởi tôi chỉ nói đùa một câu tưởng như khơng có gì, nhưng nó làm tôi phải chật vật trong nhiều năm, và cũng nhờ đó mà tôi tìm hiểu về tâm linh, rồi tu hành. Một lần lên mộ của Bà tôi, tôi phát ngôn với một thanh niên chết trẻ ở mộ cạnh bên: "Sao anh chết trẻ vậy, nếu không tôi đã thương anh rồi!. Từ đó về, đêm tôi luôn bị bóng đè mỗi khi ngủ. Rồi về sau, tôi vừa chợp mắt thì cái bóng đã đè, nên tôi càng mệt hơn, điển hình là con mắt tôi thâm đen hơn vì thiếu ngủ và Phật Giáo gọi là Tinh Khí Thần bị suy. Những lần như thế trong giấc mơ tơi bị dẫn đi nhiều nơi rất đáng sợ và hầu như bị hãm hiếp, bị trêu cợt trong cái dâm đãng, ... lúc đó tôi chỉ cầu cứu QTABT cứu khổ cứu nạn, thì Ngài thị hiện trong mơ và tôi tỉnh dậy với mồ hôi nhễu nhão, mệt lã.

Thưa các bạn, tôi đang hành Bát Chánh Đạo nên những gì tôi viết trên đây là Chánh Ngữ, xin các bạn đọc giả dùng Chánh Kiến để xem, thành thật cám ơn!

- Ông Tổng Quản: Trước nhất, tôi nghĩ là nhiều người phải cảm ơn cô, ít nhất trong trường hợp này, vì cô đã vận dụng Bát Chánh Đạo hơi bị đúng đấy. Cô Tâm Như à, cô không phải là người duy nhất, cũng không phải người đầu tiên hoặc người cuối cùng, ở vào trạng thái “Thân phận con người” (Condition Humaine). Thật vậy, nếu giả định là có một vị Thượng Ðế đã tạo dựng ra loài người, thì rõ ràng Ngài đã rộng lượng khuyến mãi kèm vào đó bản năng tình dục! Khoa học có thể khẳng định rằng tất cả 60, 70 tỷ nhân loại đã và đang hiện hữu trên trái đất này đều xuất phát từ bản năng tình dục. Có lẽ chỉ có một ngoại lệ duy nhất, là trường hợp của Adam và Eva.

Ðứng ở góc cạnh sinh học, tuyệt đại đa số con người có giới tính rõ ràng là Nam hoặc Nữ. Chỉ có một số nhỏ là đồng tình luyến ái. Trước đây, vào tiền bán thế kỷ thứ 20, người ta cho là những người đồng tình luyến ái là sự suy đồi của bản năng tình dục. Từ hậu bán thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, người ta đã có cái nhìn khác về vấn đề này, không còn coi đó là sự xuống cấp của tình dục, mà chỉ là một hiện tượng khách quan tự nhiên. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau nên người ta vẫn chưa thể thống nhất ý kiến với nhau.

Ðây là một đề tài thuộc vào loại cực kỳ nhạy cảm đối với người Á Ðông nói chung và Việt Nam nói riêng. Như mọi người đều biết, nhân sinh quan của Khổng Tử với mục đích tái lập trật tự xã hội lúc trước, nay đã ăn sâu vào tâm tư của nhiều quốc gia chịu ít nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc (tất nhiên phải kể có Việt Nam). Người ta thường nhân danh đạo đức, nhân danh những gì thuộc về phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp. Với những lý lẽ như thế này, thì chẳng ai dám chống đối. Vấn đề tình dục cũng như mại dâm, bị loại ra khỏi văn hóa của một xã hội nào đó. Mại dâm bị luật pháp cấm đoán, tình dục không ai dám nhắc nhở tới. Nhưng trên thực tế thì bức tranh lý tưởng mà con người vẽ ra trở thành không tưởng. Người ta còn nhớ trong các cuộc chiến tranh, các đội quân viễn chinh của các nước lớn đều có dự kiến đến việc giải quyết bản năng tình dục cho quân đội. Cụ thể là một số nước nêu tên sau đây: Pháp, Quân đội của Tưởng Giới Thạch ... Chắc nhiều quí vị còn nhớ những tên như là: Thiên đường tại thế, Những cô gái ra trận (Borden Militaire En Campagne).

Có những công cuộc khảo cứu gần đây được thực hiện ở Sài Gòn, tại 3, 4 địa điểm khác nhau cho ra những kết quả có lẽ đáng tin cậy. Các cô gái làm những công việc nói trên là hoàn toàn tự nguyện. Chắc chắn phát hiện này đã đi ngược lại với quan điểm xã hội, thường cho là các cô gái bị dụ dỗ hay bị ép buộc. Tác giả của công cuộc khảo cứu còn cho biết những nhân vật tú bà, má mì, hình như không hiện hữu trên thực tế.

Thiết nghĩ kết quả cuộc khảo cứu này, cần phải làm cho người ta nghĩ lại về vấn đề mại dâm. Nếu kiểm soát được, thì ít nhất về mặt y tế cũng được đảm bảo. Còn nếu tự lừa dối mình, lừa dối xã hội với nhãn hiệu đạo đức thì mang lại phản tác dụng, thực tế nhất là không thể kiểm soát được bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục.

Với sự dè dặt của một nhà khoa học, tác giả của nghiên cứu trên cũng có lưu ý rằng đây chỉ là một công cuộc khảo cứu nhỏ bé. Tác giả không hề có ý định khuyến khích việc mại dâm ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào.

Thực trạng này là một thực tế không thể phủ nhận được. Có lẽ chúng ta chỉ còn tự an ủi:


Ðã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng lẫn trách trời gần, trời xa …”

- Tâm Như: Thật ra trước nay tôi rất thích tu tập. Tôi chỉ lo đọc Kinh Trì Chú, Niệm Phật A di đà, lúc được lúc không, lúc thăng lúc trầm. Khi đụng chuyện như vậy, tôi nghĩ những trở ngại nói trên, chỉ mang tính chất cá biệt. Tôi cảm thấy buồn khổ do mình không may nên gặp như thế này. Nhân tiện đây tôi hỏi luôn, không biết Ma có giới tính hay không ông?
- Ông Tổng Quản: Theo thông tin của cuốn Tạp Thư, thì đây là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, không phân biệt không gian và thời gian. Đã mang thân phận con người, chẳng phân biệt là Nam hay Nữ, thậm chí không kể tuổi tác, chúng ta đều mang áp lực bẩm sinh của bản năng tình dục.

Cô may mắn có những đức tính cần thiết của một người tu như can đảm dám nói lên sự thật; thông minh, chính xác khi trình bày các ý nghĩ. Trong tinh thần xây dựng, tôi xin đóng góp, trước nhất là vấn đề Ma có giới tính hay không; và vấn đề thứ 2 liên quan đến bản năng tình dục của con người.

- Tâm Như: Ok! Thanks! ... Xin mời ông tiếp tục.
- Ông Tổng Quản: Cuốn Tạp Thư, có những thông tin như sau về giới tính của Ma. Việc đầu tiên chúng ta phải quy ước với nhau là có Ma (mình cần quy ước vậy vì cũng có những người cho là không có Ma).

Rất nhiều người tu Thiền gặp các Thực Thể ở các Cảnh Giới khác nhau. Việc đặt tên các Thực Thể này là gì thì tùy theo tín ngưỡng, phong tục tập quán. Qua phương tiện internet ngày nay, thì ai cũng được nhìn thấy các dạng Ma khác nhau ở trên khắp thế giới qua kỹ thuật đồ họa, photoshop. Thật hay giả … thì tùy theo nhận xét của từng cá nhân.

Về mặt lý thuyết, nếu chúng ta căn cứ vào Thắng Pháp Tập Yếu Luận và coi đó như một tài liệu, thì có rất nhiều Cảnh Giới. Nếu tính từ cảnh thấp nhất cho đến Cảnh Thiên Dục Giới, thì các Thực Thể ở những Cảnh Giới này có giới tính là Nam hoặc Nữ. Thuật ngữ của tài liệu này gọi là Bản Tánh Sắc, có nghĩa là Nam hay Nữ. Từ ngữ này quý độc giả không thể tìm thấy trong cuộc sống đời thường.

Còn Ma thực sự có giới tính hay không, thì chỉ có Ma mới có thể xác nhận được. Việc quan hệ tình dục giữa người thế gian, có thể là Nam hay Nữ, với Ma là một việc khá phổ thông, thậm chí còn sanh con. Nhưng việc này không có chứng cớ (Evidence) nên người ta cũng chẳng biết tính làm sao.

- Tâm Như: Cũng giống như Tam Tiểu Thư, tôi không ngờ và khá ngạc nhiên về những thông tin “tạp nhạp” của cuốn Tạp Thư, không có bìa, không có nhà xuất bản, không có tác giả, mà ông đã mua ở chợ trời hay đâu đó. Không chừng ông lại đi thỉnh cuốn này từ Cảnh Giới nào khác cũng không biết được. Cuốn Tạp Thư này có vẻ có nhiều thông tin về đủ các mặt. Nhờ vậy cũng làm cho tôi được giải tỏa một số thắc mắc, mà lâu nay không biết hỏi ai. Ít nhất tôi vỡ lẽ ra một vấn đề là tôi không phải là người đầu tiên, cũng chẳng phải là người cuối cùng có những rắc rối tôi đang gặp phải.
- Ông Tổng Quản: Thật ra từ trước tới nay, đề tài này đã được nhóm CTR trình bày rất nhiều lần, nhưng có lẽ quá tản mạn, khó nhớ. Nhân cơ hội trao đổi cùng cô, cũng là cơ hội để tôi trình bày đề tài này cặn kẽ hơn, chi tiết hơn.

- Tâm Như: Như ông biết đấy tôi vất vả về vấn đề này nhiều năm rồi. Tôi là phái nữ nên chuyện càng trở nên nhạy cảm hơn. Trên báo chí hoặc trên internet thì có vô số mục như: “Nhỏ to tâm sự”, “Gỡ rối tơ lòng … thòng” gì đó, nhưng chẳng có nơi nào gỡ nổi những chuyện của tôi. Cuối cùng tôi phải nhờ Tạp Thư vậy.
- Ông Tổng Quản: Cô Tâm Như à! Cô thử xem những câu thơ sau đây, nói về sự vất vả của bản năng tình dục. Bản năng này dường như không phân biệt tuổi tác:

Có lão già sắp rinh xuống lỗ,
Gặp nái xề lớ quớ chân xiêu,
Trái tim khô cũng bèo nhèo,
Tình yêu như thể con diều gặp giông! ...”


Ở viện dưỡng lão, người ta yêu nhau và lấy nhau cũng là chuyện thường tình.

Bản năng bảo tồn là bản năng cực kỳ quan trọng. Nhờ có nó, mà các sinh vật có thể tồn tại. Con người cũng không ngoại lệ. Vậy mà trong đời sống hoang dã, để giành quyền giao phối với con cái, hai con vật có thể đánh nhau tới chết.

Cô Tâm Như à, cuốn Tạp Thư có nhắc chúng ta một bộ môn mà chúng ta từng học ở nhà trường, nhưng có lẽ hầu hết chúng ta đều quên hết cả rồi. Bộ môn này gọi là Phân Tâm Học. Phân Tâm Học có rất nhiều hệ phái, nhiều tác giả không thể kể hết. Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ kể một tác giả mà thôi, tác giả Sigmund Freud. Có lẽ quí vị còn nhớ ông là cha đẻ của bộ môn này. Rất mong quí độc giả rộng lượng, không cầu toàn ở bất cứ một lý thuyết khoa học nào, cho dù đó là lý thuyết của thiên tài Sigmund Freud. Sự hoàn hảo có lẽ chỉ hiện hữu ở Thượng Ðế.

Cuốn Tạp Thư có tóm tắt sơ lược một số khái niệm cơ bản của bộ môn nói trên:

- Nguyên lý khoái cảm (Principe Du Plaisir): Ðây là một nguyên lý cơ bản của bộ máy tâm lý con người. Con người luôn có khuynh hướng tìm kiếm sự kích thích khoái cảm và tránh né đau khổ. Nếu chúng ta quy ước chấp nhận tiên đề nói trên, chúng ta hãy quan sát chính mình: Đói, khát, nhu cầu nghỉ ngơi, thỏa mãn tình dục … sẽ tạo ra cho chúng ta một trạng thái căng thẳng dữ dội, khi những nhu cầu này vượt qua một giới hạn nào đó (thí dụ khi đói quá người ta dám ăn cả thịt người …). Trái lại, khi những nhu cầu nói trên được thỏa mãn, nó đem lại cho người ta một cảm giác khoái cảm.

- Lý thuyết bản năng (La Theories Des Instints): Lý thuyết bản năng là một lý thuyết đứng đầu. Đó là một khái niệm cơ bản, tuy nó mơ hồ nhưng mang tính chất quy ước. Nó là một sức mạnh lâu dài, bền bỉ và người ta không thể né tránh. Người ta có thể trốn tránh ánh sáng nhưng người ta không thể trốn tránh cảm giác đói, khát, tình dục ... Người ta cho rằng sự thúc dục nội tại này mang tính chất bản năng. Bản năng này là một tổng lực của những năng lượng. Nó tự tạo ra một con đường, hướng về một mục tiêu nhất định. Theo Freud, bản năng là một ý niệm giữa tinh thần và vật chất.

Bản năng tình dục có thể ở hai trạng thái khác nhau: Chủ động và bị động. Người thích nhìn (Voyeurs) người khác khỏa thân để thỏa mãn bản năng tình dục. Ngược lại, người thích khỏa thân (Exhibitionnistes) cho người khác nhìn để thỏa mãn bản năng nói trên.

Tình dục có thể được thăng hoa (Sublimé) hoặc bị dồn nén (Refoulé). Một khi được thăng hoa, bản năng tình dục thường được di chuyển đến các mục đích khác: Từ thiện xã hội, nghệ thuật, thể thao, âm nhạc …

La Libido

Libido được coi là cơn đói. Đó chính là ngôn từ của Freud. Vẫn theo Freud, Libido đồng nghĩa với tình dục. Nó chính là năng lượng tổng quát của bản năng tình dục. Libido là một năng lượng đặt biệt, có khuynh hướng đi tìm sự khoái cảm.

Lý thuyết về sự dồn nén (La Theorie Du Refoulement)

Theo Freud, sự dồn nén là nền móng của bộ môn phân tâm học. Nguyên lý của sự dồn nén là, ý thức con người bình thường không chấp nhận một số yếu tố nào đó không phù hợp với mình. Nhưng vấn đề là những yếu tố này lại là thực trạng khách quan của thế giới tự nhiên; trong khi ý thức thì lại không chấp nhận cho nó bước vào con người. Chẳng hạn như khi người ta đi tu và không được sinh hoạt tình dục, thì ý muốn về tình dục này nó phải đi đâu? Cách duy nhất là những yếu tố này phải di chuyển đến trú ngụ ở căn phòng vô ý thức, vì căn phòng ý thức không chấp nhận nó. Tiến trình này xảy ra liên tục không ngưng nghỉ. Nó tiêu tốn rất nhiều năng lượng của một cá nhân. Nếu việc dồn nén được chấm dứt, thì sẽ tiết kiệm được một số lớn năng lượng.

Sự dồn nén sản sinh ra một cuộc tranh chấp của khát vọng, tham vọng đối nghịch nhau. Ðặt biệt là khát vọng tình dục, đối nghịch với những giá trị thẩm mỹ, đạo đức, phong tục, tập quán, tôn giáo … Những khát vọng, những tham vọng bị đẩy ra khỏi khu vực ý thức và rơi vào quên lãng, và chúng ta cho rằng thế là giải quyết xong. Thực tế bộ máy tâm lý con người không đơn giản như vậy. Việc không tương thích giữa khát vọng tình dục và những rào cản ở trên, đã tạo ra sự dồn nén. Sự hiện diện của khát vọng thỏa mãn tình dục không được đáp ứng, không được thỏa mãn, tạo ra một nỗi đau dữ dội về tinh thần. Việc này có thể tạo những hệ quả phản ứng vật chất: Căng cơ, toát mồ hôi, tăng huyết áp.

Một khi việc dồn nén bị ngăn chặn một cách hoàn toàn, thì năng lượng tình dục là Libido, tích tụ trong một cá thể nào đó, phải tìm một con đường để thoát ra. Chính điều này tạo ra mặc cảm Oedipe (Complexe d’ Oedipe). Ðây chính là mặc cảm yêu mẹ, ghét cha, mặc cảm này bắt nguồn từ huyền thoại của Hy Lạp.

Lý thuyết về tình dục của trẻ nhỏ (La Theorie De La Sexualite Infantile)

Có thể Freud là người đầu tiên nói về tình dục của trẻ nhỏ. Tình dục của trẻ nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình của đời con người. Với ý định đánh giá về tính chính xác việc khảo cứu về đề tài này, thì có hai lý do để đưa đến thất bại. Một là những rào cản của quy ước xã hội, hai là rào cản của những điều bị cấm kị (Tabous). Freud cho là sai lầm nếu nghĩ là tình dục phát triển ở giai đoạn dậy thì. Trẻ em từ lúc mới sanh, đã có những thúc dục của tình dục, chúng đã mang theo bản năng tình dục khi đến trái đất này. Tình dục phát triển qua nhiều giai đoạn trong đời người.

+ Giai đoạn môi miệng (Oral)

Kinh nghiệm về tình dục đã xuất hiện, không phải ở giai đoạn trưởng thành, mà ở những thời gian đầu đời của đứa trẻ. Việc bú vú mẹ, là mong muốn tình dục đầu tiên của em bé sơ sinh. Trong khi bú sữa, đã hình thành sự diễn tả đầu tiên của bản năng tình dục. Việc bú sữa còn thỏa mãn một bản năng nữa là cái đói. Hành động bú mẹ tạo ra khoái cảm. Việc bú sữa mẹ là một mẫu thử nghiệm, về việc thỏa mãn của bản năng tình dục sau này. Miệng và môi của đứa nhỏ là vùng tạo ra khoái cảm tình dục (Zones Erogene).

+ Giai đoạn tự thỏa mãn tình dục (L’ autoerotisme).

Chẳng bao lâu những em bé sẽ thay thế vú mẹ, nguồn khoái cảm, bằng những phần chính trong cơ thể của mình. Thí dụ như ngón tay cái, lưỡi … tất cả những gì có thể tạo ra sự kích thích mạnh hơn. Khi đứa nhỏ tìm được trong chính cơ thể của mình, những đối tượng có giá trị về tình dục, chính là lúc những em bé thực hiện thỏa mãn tình dục một mình. Chẳng bao lâu sau, những em bé phát hiện ra việc đi vệ sinh cũng tạo ra khoái cảm.

+ Mặc cảm thiến hoạn (Le Complexe de Castration).

Trẻ nhỏ vào khoảng 3 tuổi, bộ phận sinh dục trở nên chủ động hơn. Có thể trong giai đoạn này, trẻ em đã thực hiện việc thủ dâm. Việc thường xảy ra là cha mẹ hoặc vú nuôi đã nhìn thấy hiện tượng này, thường đe dọa trẻ nhỏ là sẽ cắt đi bàn tay hoặc bộ phận sinh dục của chúng. Trẻ nhỏ cho là bộ phận sinh dục của con gái đã không hoàn chỉnh hoặc đã bị cắt đi, trẻ em trai tưởng tượng là mình có thể bị trừng phạt cắt đi bộ phận sinh dục. Mặc cảm thiến hoạn còn có thể bắt nguồn, từ việc tưởng nhớ đến những diễn tiến trong giai đoạn lịch sử xa xưa. Trẻ em gái cũng mong muốn có bộ phận sinh dục như bé trai, việc thiếu vắng bộ phận sinh dục này, đã tạo ra cho em bé gái một cảm giác lo âu, sợ hãi.

Sau giai đoạn này, là giai đoạn sinh hoạt của bộ phận sinh dục.

Ở đây chúng ta chỉ có thể trình bày, có lẽ những nét cơ bản nhất của bộ môn phân tâm học như: sự dồn nén, Libido … Đây chỉ là bức tranh phác họa, nhưng có lẽ cũng tạm đủ để hiểu được chính mình, ít nhiều giải thoát được những ẩn ức, những mặc cảm, những âu lo …

- Tâm Như: Tôi bị ma khảo trong lúc đang ngủ như sau:
1. Một cảnh tượng hiện ra là có một người muốn cùng tôi giao hợp, tôi liền xòe hai chân ra và nói "lại đi", thì đột nhiên tiếng chuông reo đồng hồ báo thức, đúng 6g sáng.
2. Cũng giống lần thứ nhất, nhưng lần này tôi từ chối vì làm vậy (lúc đó tôi ngủ ở phòng thờ Phật và QTABT) không được tôn kính vì nơi đây là nơi thờ phụng, hiện tượng liền biến mất.
3. Trong phòng ngủ của tôi, cũng có người đòi quan hệ với tôi, có một cảm giác rờ từ âm hộ cho tôi hưng phấn và khi tôi nhận ra thì tôi bảo "không được, tôi không thể, bởi vì nếu còn dâm dục thì tôi không thể ra khỏi tam giới", thế là liền biến mất trong tích tắc.

- Ông Tổng Quản: Có quan điểm thường cho là, giấc mơ chẳng có ý nghĩa gì cả, nó không có thực, phi lý, mâu thuẫn. Nó từ chối thực tại. Giấc mơ mang chúng ta đến với thế giới tăm tối của ma quỷ, tinh thần con người thoát ra khỏi thực tại, tiến vào lâu đài của sự dục vọng hay sự khủng khiếp.

Về vấn đề này, Freud có thể là người đầu tiên, đã đưa ra một khái niệm mang tính chất đột phá. Ông cho là một số dục vọng, những dục vọng vô kỷ luật, đã lén lút vượt qua luật lệ của những dục vọng thượng đẳng thuộc một tri thức luận lành mạnh. Chính tại đây, con thú thèm thịt và khát nước đã xâm nhập vào con người chúng ta, làm lung lay sự thanh bình của giấc ngủ, con thú đi tìm những gì để thỏa mãn bản năng man rợ của mình. Một khi đã lao mình vào trí tưởng tượng, thì những liên tưởng tự do không giới hạn này nó không hề lùi bước, dù đó là mẹ ruột của mình, một người lạ mặt, một người đàn ông nào đó, một vị thần hay một con dã thú hung dữ. Nó không lùi bước trước cả rào cản là trái cấm, tội ác. Nói tóm lại, nó đang tiến bước trên con đường của sự hổ thẹn và điên dại.

Giấc mơ có một cấu trúc tâm lý, có ý nghĩa thực sự, nếu người ta biết sử dụng một số nguyên tắc tâm lý để giải thích. Nói một cách khác, những giấc mơ có thể coi là những triệu chứng, để giúp chúng ta có thể hiểu được của những bệnh tâm lý.

Giấc mơ chỉ là phòng khách của một tòa nhà. Ở những căn phòng đằng sau, nó ẩn chứa những tư tưởng âm ỉ, những thúc dục của vô thức, đang tìm cách để đạt được sự thỏa mãn; những thúc dục mang tính chất của bản năng. Ðó là sự kích thích nội tại được tạo ra do áp lực của bản năng. Nói một cách khác, những thúc dục đã cung cấp năng lượng cần thiết cho giấc mơ. Nhưng những thúc dục này, dưới hình thức của các dục vọng, thường vướng vào rào cản của những đòi hỏi đạo đức. Mặc dù những rào cản này trong giấc mơ có phần giảm đi, nhưng không bị xóa bỏ. Nó vẫn đóng vai trò của một người kiểm duyệt. Nó cấm cản những thúc dục vô thức được diễn tả một cách tự do. Những tư tưởng và những dục vọng trong giấc mơ, đã được làm dịu bớt, mất đi sức mạnh ban đầu. Giấc mơ đối với người trưởng thành là sự hiện diện của việc thỏa mãn đã được cải trang của một khát vọng bị dồn nén nào đó.

Ngôn ngữ của giấc mơ thường mơ hồ, mang tính chất tượng hình vì lý do đòi hỏi của đạo đức, thẩm mỹ. Những tư tưởng thường đã biến dạng, được làm dịu bớt. Tiến trình để biến cải chính là công việc làm của giấc mơ. Công việc làm của giấc mơ là giả trang những tư tưởng âm ỉ thành những hình thức khác nhau. Bản năng tình dục không được thỏa mãn là một trong những thúc dục quan trọng bậc nhất của giấc mơ.

Có lẽ đến đây, là đã đến những giới hạn của bộ môn Phân Tâm Học. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhìn ra những đột phá, mà từ trước tới nay, chưa ai quan tâm tới.

Bộ môn tiếp theo, Vi Diệu Pháp có thể là sự nối dài của Phân Tâm Học. Ðịnh luật Tương Ưng của Trường Phái Phật Giáo, đã được CTR nhiều lần nhắc tới trong rất nhiều bài viết. Chính việc cấu tạo Tâm của một ai đó, tương thích với một Thực Thể nào đó, ở một cảnh giới bất kỳ, đã tạo ra những sự việc mà được cô kể tới.

Nhưng một khi cô thay đổi cấu tạo Tâm, bằng cách Tụng Kinh Niệm Phật, thì Vong Linh nói trên không còn tương ưng nữa. Chính vì lý do này mà các Vong Linh phải bỏ ra đi.

(còn tiếp) ...

Tác giả: CTR



Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!



Lá thư từ độc giả 2

Kính thưa quí độc giả,
Được sự đồng ý của bạn Tâm Như, nhóm CTR lại xin được gởi đến quý độc giả những chia sẻ thật chân tình của bạn ấy về việc tu tập của mình, mà cô ước mong các bạn đi sau có thể tránh được những lỗi lầm không cần thiết, để tiến bước lẹ hơn trong quá trình Tu Thiền Định, Nhập Định và xa hơn nữa v.v... 

 .·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

Nhân duyên tu tập của Tâm Như ...

Thưa các bạn, tôi đang hành Bát Chánh Đạo nên những gì tôi viết dưới đây là Chánh Ngữ, xin các bạn đọc giả dùng Chánh Kiến để xem, thành thật cám ơn!

Lý do tôi bắt đầu tập tành tìm hiểu tu là do một nguyên nhân và bắt chước Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát (QTABT).

Sự việc xảy ra là lúc tôi vào thời học sinh, tôi không tin trên đời này có ma nhưng lại tin có Phật, có Bồ Tát, v.v... và tôi đã bị một Vong Nam theo tôi trong suốt quãng thời gian không ngắn, bởi tôi chỉ nói đùa một câu tưởng như không có gì, nhưng nó làm tôi phải cật vật trong nhiều năm, và cũng nhờ đó mà tôi tìm hiểu về tâm linh, rồi tu hành. Một lần lên mộ của Bà tôi, tôi phát ngôn với một thanh niên chết trẻ ở mộ cạnh bên: "Sao anh chết trẻ vậy, nếu không tôi đã thương anh rồi!". Từ đó về, đêm tôi luôn bị bóng đè mỗi khi ngủ, rồi về sau, tôi vừa chợp mắt thì cái bóng đã đè, nên tôi càng mệt hơn, điển hình là con mắt tôi thâm đen hơn vì thiếu ngủ và Phật Giáo gọi là Tinh Khí Thần bị suy. Những lần như thế trong giấc mơ tôi bị dẫn đi nhiều nơi rất đáng sợ và hầu như bị hãm hiếp, bị trêu cợt trong cái dâm đãng, ... lúc đó tôi chỉ cầu cứu QTABT cứu khổ cứu nạn, thì Ngài thị hiện trong mơ và tôi tỉnh dậy với mồ hôi nhễu nhão, mệt lã.

Sau này (độc thân), khi cơ duyên chín mùi tôi bắt đầu tìm hiểu tâm linh trên net. Tôi bắt đầu Trì Chú Đại Bi, được 7 ngày thì có một Vong bay từ ót tôi ra, tôi nghe tiếng Trì Chú Đại Bi hằng ngày của tôi cùng câu Niệm A DI DA PHAT, sau đó thì tôi không còn triệu chứng nhức đầu và hoan hỷ rất nhiều trong việc xem giáo lý Phật Giáo, kinh điển (trước đó hay đau đầu). Khoảng thời gian đó tôi bắt đầu ăn chay. Tôi ăn chay bởi tôi thương chúng sanh nhiều lắm, tôi không đành ăn chúng!

Niềm đam mê xem giáo lý Phật Giáo hầu như chiếm hết tâm trí tôi, đến độ chút tạp niệm trong đầu dường như cũng không còn, nó trống rỗng, sau này tôi mới biết đó cũng là một cách tu.

Mỗi ngày tôi Trì Chú Đại Bi 108 biến, khi rảnh tôi xem giáo lý Phật giáo, khi đi tập thể dục hay đi chợ tôi luôn niệm ADIDAPAT hoặc Trì Chú trong Tâm. (phần này nhờ ông Tổng Quản chỉ dạy thêm, bởi khi tôi Trì Chú hay niệm Phật thì Tâm tôi Thanh Tịnh hơn nhiều trước khi Thiền Định, nhưng theo ông TQ nói là thời Đức Phật không có Tụng Kinh Trì Chú ... vậy thời nay mình có thể không?). Khi tôi nhổ cỏ thì Tâm tôi đặt nghi vấn: "nó cũng là một chúng sanh, nó cũng có sự sống, vậy thì tôi có sát sinh một sinh linh nhỏ bé không?". Tôi Trì Chú Đại Bi cho các chú Sâu bé nhỏ và các chú Ốc Bưu, ... nghe. Không hiểu sao khi tôi muốn mở miệng nói chuyện gì tôi luôn nói chuyện tốt, lúc đó tôi cũng chưa rõ đó là Bát Chánh Đạo. Tôi nghe hầu hết các bài giảng của Hoà Thượng Tuyên Hoá, càng nghe tôi càng thấm thía, càng thấm nhuần trong Tâm trí tôi, tôi càng thương cho các bạn đồng cảnh ngộ với tôi, vì nơi tôi ở chỉ là tiếng Hoa (Taiwan), và bấy giờ đa số họ không biết xử dụng vi tính nên tôi phát Tâm in ấn sách, đĩa CD, VCD mong tất cả các bạn ấy được nghe thấy. Hầu như tất cả mọi nơi đều có sách Phật Giáo bằng tiếng Việt gần nơi tôi cư ngụ, sau đó tôi làm Blog và phát triển phổ biến Giáo Pháp Phật, sau này mới biết "tu là phải có phương pháp tu, tu cho chính mình, chứ không phải chạy lòng vòng bên ngoài, đó chỉ là lót đường cho việc tu sau này thôi, không phải là giải thoát sanh tử"!.

Lúc bấy giờ tôi giữ giới tuyệt vời, dù trong mơ có thấy sinh vật bé tí tôi cũng nhặt mang đi phóng sanh, có khi thấy trong mơ ăn thịt chúng sinh, khi tỉnh dậy lòng buồn vời vợi và luôn tự trách mình. Tôi tu tại gia nhưng cũng có người này người kia mang đồ cho (giống Cúng Dường vậy), nhưng trong thâm Tâm tôi nghĩ: "bản thân cần làm Phước nhiều hơn sao lại nhận của người khác? Tiêu Phước thì hết Phước, nhưng ngặt nỗi đó là do người ta cảm thấy mến mình, nên tặng cho mình nào tiền của vật chất, ... nhưng tôi sợ nhận của lắm, tôi gởi cả về VN làm Phước dùm họ (in ấn sách Phật Giáo, Kinh điển ...).

Cũng thời gian này, khi tôi nhìn vào không gian thì thấy những hạt li ti màu trắng sau này mới biết đó là hạt Hằng Sa, nhìn vào ngọn lửa của cây đèn cầy thì thấy có một hình vòng tròn dạng elip, trong cái elip đó có một tu sĩ đầu trọc, nhưng bây giờ không có những hiện tượng đó nữa.

Ma Khảo (trong lúc đang ngủ):

1
. Một cảnh tượng hiện ra là có một người muốn cùng tôi giao hợp, tôi liền xòe 2 chân ra và nói "lại đi", thì đột nhiên tiếng chuông reo đồng hồ báo thức, đúng 6g sáng.
2. Cũng giống lần thứ nhất, nhưng lần này tôi từ chối vì làm vậy (lúc đó tôi ngủ ở phòng thờ Phật và QTABT) không được tôn kính vì nơi đây là nơi thờ phụng, hiện tượng liền biến mất.
3. Trong phòng ngủ của tôi, cũng có người đòi quan hệ với tôi, có một cảm giác rờ từ âm hộ cho tôi hưng phấn và khi tôi nhận ra thì tôi bảo "không được, tôi không thể, bởi vì nếu còn dâm dục thì tôi không thể ra khỏi Tam Giới", thế là liền biến mất trong tích tắc.

Tôi tìm hiểu cách Thiền Hơi Thở, Thiền Định đưa tôi vào một cõi của Sắc Giới, đẹp tuyệt vời, mà vào Định thật lẹ
(sau này mới biết) vì Tâm tôi lúc ấy ko có suy nghĩ gì cả, nó trống rỗng, bây giờ ngồi viết lại quả là tuyệt làm sao! Nhưng tôi chẳng có ai để chỉ dạy cách Tu, toàn xem trên net rồi tự Tu hay Tu mò! Niềm ao ước có một vị Thầy tâm linh trong tôi như dâng trào. Rồi lại đọc, người ta bảo Thiền Định mà không có người hướng dẫn sẽ bị ma nhập ... tôi dừng Thiền Định.

Trong quá trình tìm hiểu Phật Pháp tôi hầu như nghe đi nghe lại say mê các bài giảng của Hoà Thượng Tuyên Hoá, nhưng tôi không tìm được hướng dẫn thực hành tu (hình như phải đích thân đến chùa Thiền mà tôi với Vạn Phật Thánh Thành ở tận Mỹ thì quá xa).

Trong quá trình làm blog tôi có quen một tu sĩ ở VN.
Tôi bày tỏ niềm ao ước được đi tu, lúc bấy giờ tôi nghĩ xuất gia mới có thể giải thoát sanh tử. Rồi tôi được giới thiệu cho một vị tu sĩ đang du học bên Taiwan và chúng tôi quen nhau. Tôi mời gọi vị tu sĩ ấy đến nhà, tôi cần tìm hiểu cách xuất gia ở Taiwan, mà bản thân không hề hay biết đó là lần thất bại nặng nề cho việc "nhân khảo". Cũng từ đó tôi có cái nhìn khác "không phải ai cạo đầu cũng thật sự là tu sĩ, không phải xuất gia là tu mới được giải thoát sanh tử", tôi bị sốc một thời gian dài. Niềm tin, tội lỗi, hụt hẫng bao trùm lấy tôi, mặc cảm tội lỗi khiến tôi đau khổ vô cùng, rồi nào thị phi oan khiên, v.v... nhân khảo càng lúc càng nhiều, tôi đều thất bại, tuy tôi không kháng cự trước mặt họ nhưng tôi đã nguyền rủa thật độc, bây giờ tôi sám hối vô cùng!

Nhân duyên đưa tôi đến với trang web HSTD, tôi nhận ra nhân phẩm của ông Thầy quá tốt và lương thiện (10 năm châm cứu cho người miễn phí), điều khâm phục nhất là Thầy từ đạo Thiên Chúa Giáo mà tu giảng về Phật Giáo thật không thể chê vào đâu, đặc biệt nhất là có phương pháp tu Tịnh Độ (Niệm Phật Quán Chấm Đỏ) khiến tôi cảm thấy như bắt được của quý. Tôi tinh tấn tập và có chút linh ứng. Sau đó tôi bỏ ăn chay và ăn mặn, theo phương pháp HSTD là có phương pháp "Độ Tử" tức là độ Vong Linh của người đã chết, sinh vật đã chết lên Thượng Phẩm Thượng Sanh của Phật A DI ĐÀ, suy đi nghĩ lại, thì điều đó là tốt chứ có xấu đâu, mình ăn mặn chỉ vì giúp họ siêu sinh lên cảnh giới không có sự đau khổ, thế là tôi ăn mặn. Nhưng sự thật, thật phũ phàng, lối xóm bảo tôi đã theo tà giáo, với tôi, niềm tin với Thầy là số 1, nên ai nói gì tôi cũng không nghe và có cảm giác không vui. Theo nguyên tắc tuyệt đối không sát sinh nên trong giấc mơ của tôi cũng đặc biệt ... bùn cười và đáng suy ngẫm. Mơ: Bắt được 2 con cá thay vì đem phóng sanh, tôi bắt nó để vô cái thau và nghĩ: "để nó chết rồi mới ăn" ... hì hì hì ... bó tay.com !!!

Có một lần trong lúc công phu nữa mê nữa tỉnh tôi thấy bản sao của thân tôi, nó bò, lết, khi nó vào thân tôi thì tôi có cảm giác muốn giao hợp, cho đến bây giờ tôi mới hiểu, bản thân tôi cũng như quý đọc giả có rất nhiều chúng sanh, để nó rời xa mình thì khó, mà chiêu cảm nó lại thì dễ vô cùng, khi ta cung phụng bồi dưỡng cho chúng sanh đó càng nhiều thì nó trở nên là một chúng sanh trội hơn
(biệt nghiệp).

Hơn một năm trôi qua tu ì ạch, rồi sau khi từ VN trở lại tôi vô cùng chán nản vì sự tranh cải hiềm khích nhau, chỉ trích nhau, một số sự thật đáng buồn ..., mỗi lần vô diễn đàn HSTD tôi lại bị phiền não, tôi viết thư hỏi Thầy nhưng không có hồi âm, và vì sợ "Vượt Pháp" nên tôi thà ăn chơi mà không tu tập gì nữa, chứ không dám tu tập theo bất kì một vị nào, dần dần tôi xa rời cuộc đời tu sĩ, tôi vấn vào trò chơi games, xem tin tức, xem phim tình cảm ... và cả phim cấp 3 nữa. Những thứ này ngày trước hầu như tôi không có hứng thú với chúng nhưng giờ lần lượt quay về. Nó làm tôi cảm thấy giống như đi một vòng trái đất rồi hoàn nguyên về nơi chốn xưa vậy đó. Buồn nhỉ?

Rồi một hôm, ân nhân của tôi xuất hiện, anh tận tình bày tỏ cho tôi rõ đúng sai phải trái, tôi dần hiểu ra và bắt đầu làm lại từ đầu với Pháp Môn "Thiền Định" của Ông Tổng Quản tuyệt cú mèo.

Một bức thư tôi gởi cho Thầy trước khi rời xa Thầy và bạn đồng tu ở HSTD, tôi hỏi Thầy: Phật Giáo thật sự có "độ tử"? và bảo nếu Thầy không trả lời vấn đề này cho con thì con xin phép "Vượt Pháp", bởi trong thâm tâm tôi vẫn còn sợ hai chữ "Vượt Pháp". Nhưng Thầy không có hồi âm cho tôi!


Sau này hiểu rỏ vấn đề thì thực sự tôi càng cảm kích ân nhân đó đã đưa tôi ra khỏi bến mê, nếu không, tôi u mê đến bao giờ?

Phật Thích Ca từng Thuyết Nhân Quả rất nhiều nên ông Tổng Quản bảo ăn chay giữ Giới, căn bản của một người Tu Thiền Định:

".........
Ðể thực hiện việc tu, tu sĩ phải đi qua 8 bước cơ bản:

1. Tịnh giới gồm có: Không sát sinh, không vọng tưởng, không trộm cắp, không tà dâm, không tham lam.
2. Dự bị tu tập: Tịnh thân, tịnh tâm, khổ hạnh.
3. Luyện tập các vị thế để tu Thiền Định: Tập các vị thế đặc biệt.
4. Tập luyện hô hấp: Tập luyện hơi thở.
5. Làm chủ các giác quan: Thực tế là bế lục căn như Phật Giáo.
6. Chú tâm vào một đối tượng duy nhất.
7. Liên tục chú tâm vào một đối tượng duy nhất.
8. Nhập định.
........."

Mình rất tâm đắc và từng bước một, khi tôi xem các bài của ông Tổng Quản, luôn có một quyển sổ ghi chép những điều quan trọng, tập tành ăn chay, ... thật lòng mấy ngày đầu còn quyết tâm nhưng quả là khó, tôi phải ăn chay lần thứ 2 mới ổn định đến bây giờ. Nhưng khi ngồi Thiền cái Tâm nó không như ngày xưa nữa, nó chạy lung tung, nghĩ vớ vẩn, ... tôi phải tập dần hơi thở ra vào (phần này hy vọng ông Tổng Quản chỉ rỏ hơn cách tập hơi thở, cám ơn!). Đúng vậy, khi Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài chỉ hướng dẫn Đệ Nhất Thần Thông Mục Kiền Liên khi cứu Mẹ là cúng dường trai tăng, chứ chẳng có độ tử gì cả. Vì thế, chuyện độ tử là không có, nên việc ăn mặn chỉ làm thêm cho Tâm loạn động mà thôi, không từ bi!

Ông Tổng Quản cũng nói, tu chỉ có Thiền Định, không có Thiền Định thì không có mùi tu giải thoát sanh tử, mà muốn có Định thì Thân Tâm phải thanh tịnh.

Đây là bài viết của một cư sĩ tu ì ạch như tôi nên có nhiều điểm khiếm khuyết mong góp ý thêm, cám ơn rất nhiều!

Tôi rất thích bài hát "hạnh phúc đơn sơ" ... tỉnh Mộng đi em, quay về với Chánh Pháp, kẻo uổng cả kiếp này!

Rất cám ơn ân nhân, cám ơn Thầy Tibu, anh Nh, cám ơn các bạn đồng tu và sau cùng cám ơn ông Tổng Quản cùng Tam Tiểu Thư.


Tâm Như Kính! 


Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 24

Có một không hai - có hai chết liền ...
 
Tập 24: Tổng Hợp Thông Tin để tu Sơ Thiền Hữu Sắc

Thực Hành Thiền Định
con đường Duy Nhất để mở Con Mắt Thứ 3


Chiếc đồng hồ trên vách tường của Vô Ưu Trà Quán đang điểm chuông, phá tan không gian tĩnh lặng. Bên ngoài trời tối đen, chỉ có tiếng gió rì rào và tiếng rơi của mấy nhánh cây khô. Thỉnh thoảng có tiếng chó sủa đêm từ xa xa vọng lại …

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản à! Nói chuyện với ông thiệt là mất hứng! Ông đang chỉ cho tôi cách mở Con Mắt Thứ Ba. Tôi cũng đang ráng tập luyện mà! Tuy có hơi đuối, nhưng dù sao chuyện tập luyện để mở được Con Mắt Thứ Ba cũng là niềm mơ ước của Tam Tiểu Thư này. Không phải riêng tôi, tôi nghĩ cũng có nhiều quí độc giả thích như vậy. Câu chuyện đang hay thì tự nhiên ông lại nói lạc đề. Hình như những người thông thái họ thích nói những chuyện “hiểu được chết liền …”
- Ông Tổng Quản: Ừ, nếu xét về hình thức bên ngoài thì cô nói rất đúng. Trong những ngày vừa qua, dựa vào Cuốn Tạp Thư, tôi mới chỉ cho cô một bước căn bản để mở Nhãn là tu Thiền Định mà thôi. Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu Tam Tiểu Thư chịu khó suy nghĩ về nội dung, thì có thể cô sẽ thấy khác và không than phiền Tổng Quản già này nữa! Cô đã biết rồi đó, Thiền Định hạ tầng cơ sở kỹ thuật, nền móng cần và đủ, là lộ trình ngắn nhất, độc đạo, để đưa đến việc mở Đệ Tam Nhãn. Ðây con đường chỉ có một chiều, con đường này không thể đi ngược lại hoặc không đi.

- Tam Tiểu Thư: Rồi rồi, sao ông coi thường trí thông minh của tôi quá. Đây này: Thiền Định là lộ trình cần và đủ để mở Đệ Tam Nhãn, và đó là cách duy nhất. Không có cách nào khác. Chưa thấy ai mở được Đệ Tam Nhãn mà lại đảo ngược được tiến trình này, dù là nhìn từ góc độ Lý Thuyết cho đến phương diện Thực Hành. Có lẽ bản thân Sakya Muni cũng đã đi theo lộ trình này. Do Thiền Định thì Ngài mới phát Huệ. Chẳng có ai phát Huệ rồi mới tu Thiền Định cả. Huệ đã có rồi thì ai thèm ngồi Thiền cho nó mệt. Đó, ông thấy tôi rành chưa?
- Ông Tổng Quản (cười vui vẻ): Nếu cô đã hiểu việc học Thiền Định là bắt buộc và cần thiết thì tốt rồi. Tuy nhiên, với tư cách như một người hướng dẫn cô đi du lịch vào trong thế giới của Thiền Định, thì tôi thấy mình có trách nhiệm. Thế nên tôi cố gắng trình bày sao cho những gì tôi chỉ cho cô là gần nhất với Phật Giáo Nguyên Thủy. Chừng nào cô chán nghe, thì nhớ báo cho lão Tổng Quản này biết.

Thế nào là Lý Thuyết về Kỹ Thuật của Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy? Tôi thiết nghĩ những nhà khảo cứu nếu thận trọng thì không ai dám khẳng định điều gì. Nói theo kiểu Phật Giáo, cái mà chúng ta biết được chỉ là một chiếc lá trong một khu rừng.

Chính vì những lý do nêu trên, chúng ta phải lướt qua một số Trường Phái, để có một số khái niệm. Chắc quí vị còn nhớ, Thiền có nhiều loại: Thiền Trung Quốc, Thiền Hiện Đại, Thiền Nguyên Thủy. Sở dĩ chúng ta phải dài dòng về vấn đề này là để tránh ngộ nhận. Tại sao có hai người Tu Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy, nhưng cách Tu thì chẳng ai giống ai?

Về mặt Lý Thuyết cũng như thực tế, có lẽ người ta nên mềm dẻo để tiếp nhận các nguồn thông tin. Các thông tin này mặc dù xuất hiện cùng trong một giai đoạn lịch sử, nhưng quan điểm lại hoàn toàn trái ngược nhau. Cái đáng làm cho người ta quan ngại nhất là tuy cùng một Trường Phái, nhưng lại khác nhau về tư tưởng cơ bản. Ta lấy thí dụ: 

Ðộc Tử Bộ chủ trương Hữu Ngã.
Nhứt Thiết Hữu Bộ lại chủ trương Vô Ngã. 

Có lẽ chỉ có cách là thông qua quá trình thực hành Thiền Định, thì người ta mới biết là tài liệu nào nói đúng.

- Tam Tiểu Thư: Tôi nghĩ dù các Trường Phái khác nhau như vậy, nhưng chắc chắn cũng phải có điểm gì chung chứ. Đâu thể cái gì cũng khác được.
- Ông Tổng Quản: Chúng ta chỉ dám nói có lẽ là các Trường Phái Thiền Định Phật Giáo (chỉ có một số Trường Phái) đồng ý với nhau Chánh Định là “Chú tâm vào một vật duy nhất”. Nếu chúng ta sử dụng Kỹ Thuật này, thì rất mong Tam Tiểu Thư cũng như quý độc giả chú ý tới những diễn tiến về tinh thần sẽ xảy ra như sau.

Về mặt tích cực, khi chú Tâm vào một đối tượng duy nhất, liên tục chú Tâm vào một đối tượng duy nhất, thì có khả năng là Luồng Tâm Thức của tôi, tạm thời dừng lại.

- Tam Tiểu Thư: Khoan khoan đã ông. Ông cho Tôi nói về kinh nghiệm hành Thiền của Tôi chút xíu nhe. Trên thực tế, những thao tác, những diễn tiến tâm lý vừa mô tả ở trên, lại không xảy ra một cách tích cực như vậy. Tôi tự bảo mình chú Tâm vào một cái gì đó, Tôi lại không chú Tâm được. Chỉ trong một tích tắc là Tôi nghĩ tới việc khác, từ cái nhà Tôi đang ở, cho đến một quốc gia Tôi đã đi qua, rồi lại một lục địa mà Tôi chưa biết đến. Ông toàn tả cho Tôi nghe trạng thái Nhập Định thành công là thế này thế khác. Chẳng bao giờ ông nói cho Tôi phải làm thế nào khi Tôi ra lệnh chú Tâm … chú Tâm … mà cái Tâm nó không thèm … chú!

Đây đúng là một thảm họa mà Tôi nghĩ chắc chắn ai cũng gặp, nếu họ thực sự đã từng kinh qua tu Thiền Định. Chưa hết đâu có lần Tôi đã đi qua được cửa ải này trong giây lát. Tôi thấy tâm mình đứng im được rồi, nhưng sau đó khi Tôi muốn kéo dài việc liên tục chú Tâm này, thì chuyện phóng Tâm lại xảy ra như trên. Đôi khi còn tệ hại hơn nữa. Thí dụ trong Tâm tôi nổi lên cơn nóng giận, ham muốn vật chất … Lại giả thuyết rằng, tôi ráng qua được cửa ải này lần nữa, thì việc nhất Tâm cũng chẳng giữ gìn được bao lâu.

- Ông Tổng Quản: Người tu Thiền Định, không ai lạ gì từ ngữ Thối Định. Cô thấy không, chỉ có ba chữ: Tầm, Tứ, Nhất Tâm … mà dường như, từ Cổ chí Kim, từ Ðông sang Tây, ít ai thực hiện được. Con người có thể bay lên mặt trăng; có thể tạo ra những công trình vĩ đại đến nỗi mà khi bay trên quỹ đạo trái đất vẫn có thể nhìn thấy được như Vạn Lý Trường Thành. Tuy nhiên, chỉ có hai từ ngữ đơn giản là điều Tâm, có nghĩa là điều động tâm lý của mình, thì lại không thể làm được. Lịch sử nhân loại đã từng chứng minh, biết bao nhiêu quân Vương mất nước vì đã không làm chủ được mình.

Trong trạng thái Nhập Định, xét về mặt Đạo Đức và Cảnh Giới, những Tâm trong trạng thái này là Thiền Thiện Tâm. nó đối trị với các Bất Thiện Tâm Dục Giới: Sân, Hận, Tham, Dục …

Bây giờ chúng ta thử phân tích các diễn tiến của Tâm của một người bất kỳ tu Thiền Định:

* Có một Thực Thể là một con người bất kỳ, tu Thiền Định.
* Tôi là người tu Thiền Định, tôi triển khai các Thiền Thiện Tâm: Tầm, Tứ, Nhất Tâm …
* Tôi đã đối trị được các Bất Thiện Tâm Dục Giới: Sân Hận, Tham Dục, Hôn Trầm …

Khi phân tích như trên, thực tế cho chúng ta thấy có một cái tôi nào đó đang tu Thiền Định và có những hệ quả của tu Thiền. Như vậy, Thuyết Nhân Thể của Ðộc Tử Bộ, nghĩa là chấp nhận có một cái “Tôi” (Ngã) đang thực hành việc tu Thiền, có thể cảm nhận trên thực tế.

Nhân thể (Pudgala), được coi như một yếu tố của Tâm Lý Học, ít nhiều đồng nghĩa với cái Tôi. Nhân thể, cái Tôi, người ta cho rằng, nó là một thực tại hiển nhiên.

Thuyết Nhân Thể là một phản ứng chống lại tư duy giáo điều của những học giả Phật Giáo, phủ nhận mọi hiện hữu của nguyên tố con người. Theo Thuyết Nhân Thể, con người phải có trách nhiệm về những hành động thiện ác của chính mình (nghiệp).

- Tam Tiểu Thư: Tôi hiểu như thế này, không biết có đúng không hả Ông Tổng Quản?

Tôi được biết ở Tây Tạng, người ta khuyến khích nên đọc rất nhiều tài liệu, tìm hiểu rất nhiều Trường Phái, tham khảo ý kiến của nhiều vị Thầy, sau đó chỉ chọn một Trường Phái mà thôi.

Chúng ta cũng đã có cơ hội, biết một số Trường Phái, thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, Cuốn Tạp Thư còn cho một số thông tin, về những tài liệu mà người ta gọi là Luận của Phật Giáo Nguyên Thủy. Nhờ vậy, chúng ta thấy được những dị biệt và những mẫu số chung. Ðiều này đã được nhắc tới nhiều lần. Ngay thời gian Sakya Muni tại thế, Ngài đã giảng giải bằng nhiều cách khác nhau, để phù hợp cho từng người. Những lý do về lịch sử, địa lý … làm cho Phật Giáo phải biến thể là lẽ đương nhiên.

Sau khi nghe ông nói chuyện, thì về phần tôi, tôi sẽ chọn ba tài liệu mà tôi cho là có lẽ mang tính chất nhất quán cao nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy. Ðồng thời tôi cũng quan tâm tới những Trường Phái khác, tài liệu khác.

* Trung Bộ Kinh.
* Tam Pháp Ðộ Luận.
* Thắng Pháp Tập Yếu Luận.
* Công nhận lý thuyết sinh học của khoa học hiện đại ở một chừng mực nào đó
* Quan tâm sâu sắc tới các Tông Phái, Đại Thừa Thiền Định của Phật Giáo Trung Quốc.

- Ông Tổng Quản: Tôi xin nhắc lại, chúng ta đang thực hành tu Thiền Định Phật Giáo Nguyên Thủy, cấp độ là Sơ Thiền Hữu Sắc. Ở đây chúng ta hy vọng là đạt được cấp độ này, chứ không phải cứ tu như thế này là sẽ đạt được cấp độ Sơ Thiền Hữu Sắc. Lý do là vì qua quá trình để triển khai lộ trình này, chúng ta sẽ gặp rất nhiều rào cản.

* Nghiệp Lực: Ðau bệnh, nghèo, bận rộn với công việc sinh sống, bẩm sinh khuyết tật. Chúng ta đang tạo Nghiệp ở ngay kiếp hiện tiền, mà chúng ta không hay biết. Nghiệp của kiếp này, kiếp trước, vô lượng kiếp trước. Do đó, việc trì giới là hết sức quan trọng. Giữ giới là quyền lợi của chính bản thân mình.

* Các Bất Thiện Tâm của Dục Giới: Lúc bình thường, chúng ta hành động không để ý tới, cho là rất tự nhiên, hợp lý. Đến khi công phu Thiền Định, cũng như khi Cận Tử, mới thấy cái tai hại của Bất Thiện Tâm Dục Giới. Ăn năn, hối hận thì đã muộn.

* Các loại ma sự: Nhiều vô số kể.

* Chúng ta đang tồn tại ở dục giới. Khi tu thiền định là một hình thức “trốn nợ đời” trong khi chưa “Dốc hết tình này ta trả nợ đời, dốc hết tình này ta trả nợ người”. Nghiệp lực là một trở ngại vô cùng lớn lao của người tu thiền định. Bẩm sinh đần độn thì làm sao đây? Chắc mọi người đều nhớ, sắc tướng là thể hiện của nghiệp.

* Nếu chúng ta quan niệm không gian là một chiều, thì muốn tiến lên từ cảnh Dục Giới, cho đến Sơ Thiền Hữu Sắc, chúng ta phải đi ngang qua Cảnh Thiên Dục Giới. Chỉ cần căn cứ vào cấu tạo Tâm, ai cũng có thể biết, có những thực thể, có những cấu tạo Tâm khác với chúng ta. Do đó, việc phải vượt qua quá nhiều Cảnh Giới của Thiên Dục Giới để tới cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc không biết chúng ta có làm nổi không?

* Cách tu Thiền mà chúng ta đang triển khai, khác hẳn với các Trường Phái Thiền của Phật Giáo Trung Quốc. Nó đòi hỏi người tu Thiền phải có rất nhiều yếu tố: Sức khỏe, trí tuệ, thời gian, tiền bạc, kiến thức về Thiền định, nhẫn nại, chịu khó, tính kỷ luật, nghiệp lực ... Công việc này, không giống như tu Thiền Định của Phật Giáo Trung Quốc, nó đòi hỏi thời gian rất lâu, đơn vị thời gian tính bằng năm hoặc bằng cả kiếp người. Thực tế, nếu có kỹ thuật tốt, cộng thêm nghiệp nhẹ, may mắn, thì cũng có thể thành công trong vài năm.

Bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biến những Lý Thuyết thành Thực Tế. Chính Thực Tế sẽ đánh giá con người thực sự của mình qua quá trình Thiền Định.

* Phải thực hành, thực hành một cách can đảm, trí tuệ, kiên trì liên tục.
* Nếu thực sự duy trì được Tâm tìm kiếm và giữ gìn (Tầm và Tứ) Đối Tượng Quán Tưởng thì Nhập được Định (Nhất Tâm, An Chỉ Tâm).
* Tầm và Tứ chính là chiếc chìa khóa vạn năng, là cây đũa thần của việc tu Thiền Định.

(còn tiếp) ...

Tác giả: CTR


Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!



Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 23

Có một không hai - có hai chết liền ...

Những thông tin trong tài liệu này, không mang tính chất chính xác cao, vì lý do các tài liệu chuyên ngành của Phật Giáo Nguyên Thủy quá đa dạng. Thậm chí là đôi khi chúng mâu thuẫn nhau.

Tập 23: Tổng Hợp Thông Tin để tu Sơ Thiền Hữu Sắc


Thời gian thấm thoát qua nhanh. Mùa xuân đang về trên vạn vật. Những cụm hoa rừng bắt đầu hé nở; cây lá đâm chồi xanh tươi. Tiếng chim hót ríu rít. Bầu trời trong veo màu nắng nhạt của bình minh. Tam Tiểu Thư ngắm nhìn những sắc màu của rừng núi, lòng cô an bình vui vẻ, quên đi những gian lao của “Nghiệp” bảo tiêu.

- Ông Tổng Quản: Tam Tiểu Thư à, dù cô có hảo cảm với Phật Giáo nói chung và Phật Giáo Nguyên Thủy nói riêng, thì việc tìm hiểu về cách tu tập Sơ Thiền Hữu Sắc ở các Trường Phái khác, của các nền văn minh khác, cũng là hữu ích. Điều này giúp chúng ta tránh không rơi vào chủ thuyết chủ quan, duy Phật Giáo Nguyên Thủy. Mặt khác, Tam Tiểu Thư cũng như quý độc giả chắc còn nhớ là từ thuở Sakya Muni còn tại thế, quan điểm của Ngài thoáng và mở. Chính Sakya Muni không khuyến khích chủ nghĩa tin tưởng mù quáng. Các thông tin không bị coi là dị giáo.

- Tam tiểu Thư: Ông Tổng Quản ơi, tôi thấy ông thiệt là rắc rối quá. Việc tu Thiền có gì đâu mà phải đọc quá nhiều trang sách, tham khảo quá nhiều thông tin, từ Ðông sang Tây, từ Cổ chí Kim như vậy chứ. Các vị thầy hướng dẫn việc tu Thiền Định ở Việt Nam, cũng như các nơi khác trên thế giới, hướng dẫn người tập tu Thiền Định khá ngắn gọn, đơn giản. Những vị đó hướng dẫn chúng ta phải ngồi làm sao cho ngay thẳng chính quy, truyền thống, kinh điển. Chú Tâm vào hơi thở hay một đối tượng nào đó, yên lặng không được nói chuyện, mắt hãy nhắm lại, hay hé nhìn vào chóp mũi. Việc thực hành càng miên mật càng tốt. Mỗi ngày ngồi Thiền càng nhiều giờ càng tốt, có thể 5, 10 giờ một ngày. Thời gian là vô hạn định. Thật vậy, 5 ngày thì là ngắn nhưng 500 ngày có thể vẫn chưa đủ …

Nếu tu tập không thành công thì do mình “Phước Mỏng Nghiệp Dày”. Cũng có thể có nhiều lý do khác nữa. Ai muốn nghĩ sao thì nghĩ!

Ông Tổng quản ơi, hay là ông làm chuyện “đột phá” đi ông. Ông có thể nói cho tôi biết một thông tin gì đó, có tính cụ thể và chính xác về vấn đề Thiền Định được không?
- Ông Tổng Quản: Học làm bác sĩ để sửa chữa cơ thể vật lý ở các nước tiên tiến, cũng mất hàng chục năm, chưa kể chuyên ngành: Tim mạch, hô hấp, tai mũi họng, thần kinh, nội tiết, huyết học … còn phải liên tục cập nhật và nâng cấp … Do đó, việc tiếp cận với các kiến thức chính quy, kinh viện, hàn lâm của bộ môn Thiền Định, với mục đích đầy tham vọng của chính bản chất bộ môn này, nếu chỉ dựa vào có vài câu nói, mà có thể thực hiện được hoài bảo là giải thoát khỏi thân phận đầy phiền não của con người sẽ là điều không thể và phi lý.

Trên tinh thần này, chúng ta tìm hiểu về việc tu Sơ Thiền Hữu Sắc, từ Lý Thuyết đến Thực Hành của 3 hệ phái nêu sau:

1. Sơ Thiền Hữu Sắc theo quan điểm của khoa học hiện đại.
2. Sơ Thiền Hữu Sắc theo quan điểm và màu sắc của Đại Thừa Trung Quốc.
3. Sơ Thiền Hữu Sắc theo quan điểm Phật Giáo Nguyên Thủy.

I. SƠ THIỀN HỮU SẮC theo QUAN ÐIỂM của KHOA HỌC HIỆN ÐẠI

Ở trong trạng thái của Sơ Thiền Hữu Sắc, người ta có cảm giác khác thường, dễ chịu, ngây ngất. Có cái gì tràn qua cơ thể như một trận mưa rào, dường như lông tóc dựng lên, ngứa ngáy vừa khó chịu vừa dễ chịu. Người ta thích thú với những cảm giác này. Vật chất và tinh thần dường như tắm trong sự ngây ngất, tràn trề hạnh phúc.

Theo khoa học hiện đại Tây phương, đó là hệ quả của việc “Chú tâm vào một vật duy nhất” hay “Chánh Định theo Phật Giáo Nguyên Thủy”. Chính tại thời điểm này, chất dẫn truyền thần kinh Dopamin xuất hiện. Chúng tôi xin phép nhắc lại một số chi tiết của những bài viết trước. Trong tiến trình Thiền Định, Dopamin xuất hiện một cách từ từ, thời gian Thiền Định càng lâu, hàm lượng Dopamin càng tăng cao. Dopamin có lẽ kích hoạt cơ chế sản xuất ra Noradrenalin. Cuối cùng Dopamin và Noradrenalin dường như có tác dụng cộng hưởng.

Một số nhà Khảo Cứu và Thiền Định Tây Phương, cũng chia Thiền ra làm 9 giai đoạn:

1. Trí tuệ.
2. Logic                                    Lãnh vực tri thức.
3. Hiểu biết.
4. Lý trí.

5. Thông minh.
6. Trực giác                              Lãnh vực nhận thức.
7. Cảm hứng.
8. Hiểu thấu.

9. Thông thái                            Bậc giác ngộ.

Có tài liệu cho là các lớp Thiền có sự tương ứng với việc phát triển của não bộ. Sau đây là phần giải thích sơ lược về 9 lớp Thiền nói trên:

1 & 2: Thu thập kiến thức.
           Nhận biết các quy tắc. 
3 & 4: Hiểu biết.
           Lý trí hạn chế ý nghĩ lan man.
           (Ðây là 4 bậc Thiền cơ bản).

5 & 6: Thông minh và trực giác.
           Trực giác xử lý như một khối, không xé lẻ.
7 & 8: Cảm hứng và hiểu thấu.
      9: Thông thái có nghĩa là giác ngộ.

II. SƠ THIỀN HỮU SẮC theo QUAN ÐIỂM MÀU SẮC của ÐẠI THỪA TRUNG QUỐC

Một vị thiền sư Trung Quốc, có đưa ra một phát biểu về thiền định nói chung như sau: “ Thiền có sâu có cạn, giai cấp khác nhau. Như người thích điều kì dị, thích trên đè dưới mà tu, là thiền ngoại đạo. Tin sâu luật nhân quả, cũng thích trên đè dưới mà tu, là thiền phàm phu. Ngộ được lý chỉ có ngã không mà tu, là thiền tiểu thừa. Ngộ được chân lý ngã và pháp cả hai đều không, là thiền đại thừa. Nếu đốn ngộ được tự tâm xưa, nay vốn thanh tịnh , không hề có phiền não, trí tính vô lậu xưa nay vốn đầy đủ, tâm này tức là Phật… đây là thiền tối thượng, còn gọi là Như Lai thanh tịnh thiền, còn gọi là chân như Tam Muội.”

Theo quan điểm Phật Giáo Trung Quốc, thì Thiền Định có thể chia ra làm 11 giai đoạn:

1. Dục Giới Định.
2. Ðáo Địa Định.
3. Sơ Thiền.
4. Nhị Thiền.
5. Tam Thiền.
6. Tứ Thiền.
7. Không Vô Biên Xứ.
8. Thức Vô Biên Xứ.
9. Vô Sở Hữu Xứ.
10. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.
11. Diệt Tận Định.

Trong khuôn khổ của tài liệu này, chúng ta chỉ tìm hiểu về 3 giai đoạn, trong đó có Sơ Thiền Hữu Sắc.

Dục Giới Định.
Vi Đáo Địa Định.
Sơ Thiền Hữu Sắc.

A. Dục Giới Định:

Có 3 hiện tượng trong Dục Giới Định:
- Thô Trụ Tâm: Tâm từ từ ngưng kết lại, không còn rong ruổi tán loạn, trụ trong cái thô.
- Tế Trụ Tâm: Tâm trí tùy tiện an trụ khi mong muốn, Tâm trở nên vi tế hơn.

- Dục Giới Định: Tâm trở nên trong sáng, tương ứng với Định, nhưng chưa có khả năng buông bỏ tất cả những Tâm của Dục Giới. Do đó, mặc dù Tâm đã Định, nhưng vẫn gọi là Dục Giới Định. Ðịnh ở Cảnh Dục Giới, rất dễ bị thoái hóa.

a. Thối Định do tác động ở bên ngoài.
b. Thối Định do yếu tố chủ quan, những tâm sau đây làm cho người tu Thiền Định ở Cảnh Định Dục giới Thối Định: Hy vọng, nghi ngờ, kinh sợ, vui mừng, yêu nặng, hối tiếc …

B. Vi Đáo Địa Định:

Cảm thấy Thân Tâm trống rỗng. Mất đi cảm giác về thân thể vật lý, thấy như mình lọt vào hư không. Ở trạng thái này, Sơ Thiền Hữu Sắc có thể xuất hiện. Vi đáo địa định chính là cái gạch nối.

Người tu Thiền Định ở Cảnh Giới này thường thấy: Thắng cảnh bên ngoài, màu sắc rực rỡ, mặt trăng, mặt trời. Tuy nhiên có khi lại thấy Tâm mình quá tối tăm, không biết gì, mê đi, hôn trầm.

C. Sơ Thiền Hữu Sắc:

Cảm giác Nhập Định từ từ sâu thẳm, Thân Tâm rỗng không. Bỗng nhiên Thân Tâm ngưng đọng, rồi như gió nổi lên, ở đâu đó không biết, tràn đầy khắp toàn thân.

Vẫn theo trường phái Phật giáo Trung Quốc, Sơ Thiền Hữu Sắc có 10 Thiện Pháp:

1. Ðịnh: Chuyên tâm vững chắc, không loạn động.
2. Không: Không còn chướng ngại.
3. Minh tinh: Thanh tịnh, đẹp đẽ, sáng sủa, chắc chắn.
4. Mừng: Tâm sinh ra vui mừng.
5. Vui: Tâm khoan khoái.
6. Thiện Tâm: Hổ thẹn, kính, tín. Hổ thẹn vì lúc trước không biết hiện tượng này.
7. Tri kiến rõ ràng: Không còn hôn mê.
8. Giải thoát: Không còn phiền lòng vì bị che mờ do: Tham, Sân, Si, Hối, Nghi.
9. Cảnh giới hiện tiền: Cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc hiện ra trước mắt.
10. Tâm hòa diệu: Tâm nhu nhuyến, dễ bảo.

Có 16 cảm giác khác gọi là Xúc được ghi nhận:

Ðộng, ngứa, mát, ấm, nhẹ, nặng, nhám, trơn, lắc, tựa, lạnh, nóng, nổi, trầm, cứng, mềm.
Mỗi xúc đều có Thiện Pháp riêng, cộng lại là 160 Pháp.

Sơ Thiền có 5 Thiền Chi:

1. Giác Chi: Biết được các xúc, 16 xúc, 160 pháp. Chính mình kinh ngạc vì sự hiểu biết khi hiện hữu ở cảnh sơ thiền hữu sắc, có cảm giác nóng nực được tắm ở một cái ao mát mẻ.
2. Quán Chi: Tâm có khả năng phân biệt. Cụ thể là phân biệt 16 xúc, 160 Pháp.
3. Hỉ Chi: Ơû trạng thái sơ thiền hữu sắc, tâm lý người tu thiền định cảm thấy vui mừng, phân biệt được các thiện pháp.
4. Lạc Chi: Qua lúc vui mừng, tâm trở nên bình tĩnh, cảm thấy khoái lạc, hưởng thụ sự khoái lạc đó.
5. Nhất Tâm Chi: Tâm không phân tán, an định, tịch tịnh.

III. SƠ THIỀN HỮU SẮC theo QUAN ÐIỂM PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Tiến trình tu Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy được các tài liệu ghi lại thì có lẽ có 2 tiến trình. Không ai dám chắc tiến trình nào là chính thống, tiến trình nào là không chính thống. Trong tài liệu Luận có lẽ của Trường Phái Nhất Thiết Hữu Bộ, có chỗ thì cho là có 5 tiến trình, có chỗ thì ghi là có 9 tiến trình. Thật ra từ trước tới nay, người ta cũng chưa có cơ hội được biết ý kiến của một nhà khảo cứu nào về vấn đề chia chẻ các lớp Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy. Chúng ta sẽ liệt kê cả hai giả thuyết, để rộng đường dư luận.

A. Liệt kê 5 giai đoạn Thiền Định:

1. Ðệ Nhất Thiền.
2. Ðệ Nhị Thiền.
3. Ðệ Tam Thiền.
4. Ðệ Tứ Thiền.
5. Ðệ Ngũ Thiền.

B. Liệt kê 9 giai đoạn Thiền Định:
 
Thiền Hữu Sắc:
   1. Sơ Thiền.
   2. Nhị Thiền.
   3. Tam Thiền.
   4. Tứ Thiền.

Thiền Vô Sắc:
   1. Không Vô Biên Xứ.
   2. Thức Vô Biên Xứ.
   3. Vô Sở Hữu Xứ.
   4. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.

Diệt Thọ Tưởng Định.

Theo thông tin của cuốn Tạp Thư, thì tiến trình 9 giai đoạn của Thiền Định có lẽ là hợp lý nhất. Lý do cũng khá đơn giản, có thể hiểu được là vì nó phù hợp với thực tế khách quan. Nếu chúng ta công nhận tiên đề của Vi Diệu Pháp cũng như là kiến thức dân gian: Con người là một tổ hợp của vật chất và tinh thần hay còn gọi là tổ hợp của Danh và Sắc; thì việc tu Thiền Định cũng phải giải quyết từng giai đoạn một. Bốn giai đoạn Thiền Hữu Sắc lấy sắc làm đối tượng để giải quyết vấn đề vật chất. Bốn lớp Thiền Vô Sắc để giải quyết vấn đề Tâm của con người. Sau khi giải quyết xong tổ hợp con người là Sắc và Tâm, thì bước thứ 9 mới có điều kiện để xuất hiện.

Trong tài liệu này, chúng ta chỉ thực tập, học hỏi 9 lớp Thiền Định. Tuy nghe 9 lớp đơn giản với 9 dòng chữ; nhưng có lẽ khi bước vào thực tế thì nó phức tạp hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Nó không giống như chúng ta đi học một ngành nghề nào đó, ở một trường nghề hay trường đại học.

- Tam Tiểu Thư: Nhờ ông nói tôi cũng bắt đầu hiểu được phần nào. Nhưng thật tình mà nói, tôi vẫn cảm thấy những kiến thức này được viết ra bởi những người có tư duy không phải thuộc cõi ta bà. Nó cứ làm cho tôi thấy khó hiểu sao đó.
- Ông Tổng Quản: Ðể hiểu được lý thuyết về Thiền Định chính quy cũng cả là một vấn đề. Từ ngữ được sử dụng trong bộ môn này, có lẽ còn khó khăn hơn cả việc học một ngoại ngữ. Những từ ngữ mà chúng ta tiếp cận, nó không tương thích với bất cứ một bộ môn nào mà chúng ta đã từng học. Tất nhiên ai cũng tự hỏi, tại sao lại có hiện tượng này? Thật vậy, chắc chắn có rất nhiều quý độc giả, đã từng tham khảo các loại tài liệu này, nhiều năm tháng, có khi cả đời người, một cách rất cần cù chăm chỉ. Nhưng vô cùng kinh ngạc, vì thấy mình bỏ ra bao nhiêu thời gian và công sức, nhưng thực sự không hiểu những tài liệu này nói cái gì.

Rất có thể, các tài liệu chính quy của Thiền Định, đã được những người tu Thiền Định và thực sự Nhập Định được, ghi chép lại những cảm nghĩ hoặc những gì họ thấy biết … trong trạng thái Nhập Định. Nói cho dễ hiểu hơn, những tài liệu này mô tả những gì đã hiện hữu trong những Cảnh Giới, những chiều không gian, những hệ quy chiếu … hoàn toàn khác biệt với môi trường mà chúng ta đang sinh hoạt. Do đó, khi người tu Thiền Định diễn tả, ghi chép lại những gì mà họ thấy biết trong lúc Nhập Định, họ đã sử dụng những từ ngữ thật khó hiểu, mang những ý nghĩ hoàn toàn xa lạ với tất cả mọi người. Chúng ta để ý, trong các tài liệu của Phật Giáo hay sử dụng khá rộng rãi câu nói sau đây: “Không thễ nghĩ bàn”. Nếu diễn tả một cách thời trang, thì những tài liệu này, đã được ghi lại bởi những người ở ngoài hành tinh. Mới nghe thì chuyện này có vẻ như không thực tế, nhưng nếu quan sát một người tu Thiền Định trong lúc Nhập Định, thì những người này ở một không gian khác và là một con người khác. Do đó, khi gọi là người đang Nhập Định là người ngoài hành tinh, có lẽ chính xác cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

- Tam Tiểu Thư: Tôi không ngờ bộ môn này lại phức tạp đến như vậy!
- Ông Tổng Quản: Phật Giáo Nguyên Thủy sử dụng một đối tượng là Sắc Pháp, có nghĩa là vật chất. Vật chất có nghĩa là cái bàn, cái ghế … làm đối tượng để chú Tâm vào. Việc chú Tâm vào một đối tượng duy nhất nào đó, Bát Chánh Đạo gọi là Chánh Định.

Chúng ta chọn một đối tượng nào đó phù hợp với chính mình. Quý độc giả có thể tìm thấy rất nhiều đối tượng, bằng hình ảnh, kèm Chân Ngôn Kinh … trong Blog của CTR .

Người tu Thiền Định, sau khi điều thân, điều tức, bế lục căn (có nghĩa là cắt đứt cái gạch nối giữa giác quan và thế giới bên ngoài), chăm chú quan sát vào đối tượng một cách mạnh mẽ và liên tục, đối tượng này gọi là Sơ Tướng (Parikamma Nimitta). Sau đó nhắm mắt vô vẫn nhìn, nghe đối tượng rõ ràng, gọi là Thô Tướng (Uggaha Nimitta). Tiếp tục Quán Tưởng như vậy, người tu Thiền Định thấy đối tượng Quán Tưởng trở thành một vầng sáng hay vầng tối, gọi là Patibhaga Nimitta.

Bảng tóm tắt các tâm của Sơ Thiền Hữu Sắc:

1. Tâm Vương: Sơ Thiền Hữu Sắc.
2. Thiền Chi: Tầm, Tứ, Nhất Tâm, Hỉ, Lạc.
3. Bản chất của Sơ Thiền Hữu Sắc
    Thiền Thiện Tâm / Tịnh quan tâm.
4. Khả năng của Sơ Thiền Hữu Sắc:
    Thiền Dị Thục Tâm / Duy Tác Tâm.
5. Có 35 tâm sở phối hợp:
    13 Đồng, Bất Đồng Tâm Sở + 22 Tịnh Quan Tâm Sở.

Không có tiết chế Tâm Sở và vô lượng Tâm Sở.
Phần giải thích sẽ được trình bày ở tập tiếp theo.

Người thực sự tu Thiền Định của Trường Phái Phật Giáo Nguyên Thủy, rất cần phải hiểu và thuộc lòng các chi tiết nêu trên. Thật vậy, trong lúc tu Thiền Định, vì không hiểu và không thuộc các Tâm, thì sanh ra nghi ngờ lúng túng, không biết Tâm nào là tích cực, Tâm nào là không tích cực, hiện tượng này xảy ra sẽ phá hoại Nhất Tâm, Tầm, Tứ, lý do có lẽ là thiếu tinh tấn … sau này muốn cải thiện việc tu Thiền Định, để tiến lên những lớp cao hơn cũng rất khó, việc này xảy ra cũng giống như người đi học chữ, mất căn bản ở những lớp dưới.

Tam Tiểu Thư im lặng suy nghĩ. Cô thật sự không ngờ Thiền Định là một “siêu khoa học”. Cô đang tự hỏi bây giờ mình nên cố gắng để thời gian ra học hỏi nghiêm túc với ông Tổng Quản hay nên tiếp tục tu “mù”?

(còn tiếp) ...

Tác giả: CTR


Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!



Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 22

Có một không hai - có hai chết liền

Tập 22: Từ Lý Thuyết đến Thực Hành, Kinh Nghiệm Thực Tế
             của Thiền Định Phật Giáo Nguyên Thủy
             những Bất Cập

- Tam Tiểu Thư: Ổng Tổng quản à, tôi thực cảm kích là ông đã giải thích cho tôi nghe nhiều về Thiền Định của Trường Phái Phật Giáo Nguyên Thủy. Thế nhưng tôi vẫn còn nhiều thắc mắc lắm. Người ta thường nói tu Thiền nào là để Giải Thoát Sinh Tử, để về Cảnh Giới tốt đẹp hơn sau khi chết, để chuyển Nghiệp … Dĩ nhiên nghe vậy thì ai chẳng thích tu. Tuy nhiên làm thế nào để một người đang tu Thiền có thể biết chắc chắn là mình đang đi đúng đường không ông? Ý tôi nói là nếu mình chờ tới lúc chết mới biết không thoát ly được sanh tử thì ai chịu trách nhiệm chứ? Lúc đó mới nhận ra mình bỏ cả đời tu tập mà không kết quả thì đúng là "chưa có bao giờ … buồn như hôm nay".

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 21

Có một không hai - có hai chết liền

Tập 21: Tu Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy cũng mở được Đệ Tam Nhãn


Trên đường di chuyển, trời lại đổ mưa phùn mù mịt. Đoàn Bảo tiêu đi xuyên qua đường núi chật hẹp, vách đá cheo leo. Tam Tiểu Thư cảm nhận không gian trong lành, đầu óc tĩnh lặng. Cô nhìn sang Tổng Quản và bắt gặp gương mặt từng trải phong sương.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản ơi, chẳng phải một mình tôi có ý định tu Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy đâu. Tôi nghĩ nhiều quý độc giả, cũng có ý định như vậy đó! Cái khó khăn là không biết tu làm sao thôi! Sakya Muni thuở xưa thì hình như có tu Thiền Định. Nhưng ông có biết chính xác Ngài tu như thế nào không ông? Có tài liệu nào đáng tin cậy để mình tham khảo hay không? Tôi từng lên Google tìm hiểu nhiều rồi. Các loại Thiền Định thì “nhiều như những gì mình … không muốn có!”. À quên mất, ông có cuốn Tạp Thư mà, ông thử xem trong đó, nó cho mình các thông tin ra sao đi ông.

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 20

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 20: Công Cuộc tìm kiếm Gốc Rễ Đại Thụ Phật Giáo

Bóng đêm dần dần phủ xuống. Đêm nay đoàn Bảo tiêu phải ở lại trong rừng. Suốt ngày họ đã di chuyển vất vả qua chặng đường dài. Tam Tiểu Thư và Tổng quản đang gom những cành cây khô rải rác và chất thành đống. Họ cần đốt lên ánh lửa trong không khí lạnh lẽo của rừng đêm.

- Tam Tiểu Thư: À! Ông Tổng Quản ơi, nói để ông biết là tôi rất thích đạo Phật. Suốt thời gian qua tôi đã học hỏi từ ông và cuốn Tạp Thư rất nhiều thứ. Ông đã chỉ dẫn tôi phương pháp tu tập; nhưng lòng tôi vẫn mơ mơ hồ hồ. Tôi biết đạo Phật có hai Trường Phái là Tiểu Thừa và Đại Thừa nhưng kiến thức của tôi yếu quá nên chẳng phân biệt được chúng khác nhau thế nào. Có điều là trong lòng thì có cảm tình với Tiểu Thừa hơn. Lý do đơn giản là vì tôi nghe nói Tiểu Thừa là Phật Giáo Nguyên Thủy. Tôi đoán cái gì Nguyên Thủy thì nó trung thực hơn. Ông coi tôi nghèo nghèo vậy chứ phong lưu lắm, toàn mua đĩa DVD Paris Bynight bản gốc không đó. Cái gì copy sao chép nhiều lần là nó sẽ “tam sao thất bổn” thôi. Mà ông cũng biết đĩa DVD dù sao chép bằng máy tính, nhưng người chép vẫn thêm bớt được; huống gì chuyện viết ra bằng cách nhớ lại lời đức Phật giảng. Tôi chỉ nhận xét theo tâm chân thật thường tình của tôi thôi, ông đừng la tôi là xúc phạm kinh sách nhé. Ông đang chỉ tôi tu theo Trường Phái nào vậy? Ông đừng dẫn tôi đi lung tung nhé. Làm ơn dạy tôi con đường nào mà đức Phật Sakya Muni đã tu thành công nha ông. Vậy cho nó thực tế.