Pages

Thiền Định Du Ký - Tập I

Vịnh Tam Tạng quét Lôi Âm Tự



Lúc đến Lôi Âm đã quá chiều,
Phật, Yêu, Tiên, Thánh ... phái Vô chiêu,
Vô chiêu, hữu sắc tay đành bó,
Tiến thoái lưỡng nan lúc xế chiều.

Thiền Định không phải là đặc sản duy nhất của trường phái Sakya Muni. Ai trong chúng ta cũng biết nó có trước thời của Sakya Muni từ lâu lắm rồi.


Thần Thông: Chuyện góp nhặt


Tư tưởng, lời nói và việc làm của một người luôn phản ánh Tâm Thức của người ấy và với Định luật Tương Ưng nó sẽ ứng với một Cảnh Giới khi ta tu tập và Nhập Định. Thật vậy, một người thường nghĩ về điều bất thiện sẽ luôn thích đề cập, bàn đến những điều chẳng lành và hệ quả là sẽ làm những chuyện bất lành và ngược lại v.vv... 

Đùa với lửa ...


Người ta thường xếp đề tài Thần Thông vào loại nhạy cảm hay đúng hơn là đề tài rất đáng sợ. Thật vậy, Thần Thông là một trò đùa với lửa, liếm mật trên lưỡi dao bào. Phần thưởng của trò chơi này chắc chắn là "giải khát bằng rượu độc".

Nhập Định: Thiên đường hàng nhái


Nhập Định là một tiến trình phản tự nhiên cho nên rất khó thực hiện. Có Nhập Định được cũng dễ bị thối Định. Đây thực sự là một bài toán nan giải cho bất cứ ai theo đuổi bộ môn này. Chắc chúng ta còn nhớ trong Tây Du Ký, các vị Yêu Tinh thấy thực hiện việc Nhập Định khó quá nên đưa ra phương án ăn thịt Đường Tăng, với hy vọng tiếp thu được Định Lực của Đường Tăng qua ngàn năm tu luyện.

Thần Thông









DẪN NHẬP KHÁI NIỆM SƠ ĐẲNG về THẦN THÔNG

1. Dẫn nhập

Khi nói tới Thần Thông, người ta liên tưởng đến tu Thiền Định. Những tu sĩ Upanisad được phỏng đoán là những người tu Thiền Định đầu tiên, và do vậy Thần Thông đã là một đề tài quá cổ xưa; ít nhất cũng đã mấy ngàn năm qua. 

Tuy vậy cho đến tận hôm nay, chủ đề này vẫn nóng, không những cho người tu mà cho cả các khoa học gia. Josephson là một khoa học gia và đã từng được giải thưởng Nobel vật lý, đã bỏ chuyên ngành của mình để bước vào nghiên cứu ngành tâm linh.

Nguyên tắc búp bê Matryoshka


Búp bê Matryoshka là sản phẩm của nước Nga, được chế tác năm 1980. Búp bê này có nhiều con giống nhau, lồng vào nhau (Object within similar object), búp bê lớn ở ngoài có thể là một thôn nữ người Nga, mặc áo choàng dài. Nếu chúng ta mở búp bê này ra, thì tuần tự sẽ có những búp bê nhỏ hơn, tuổi cũng nhỏ hơn, cuối cùng là một búp bê nhỏ nhất là một em bé sơ sinh. Về giới tính, những búp bê nằm trong là nam cũng có thể là nữ.

Cuộc hành trình đi tìm yếu tố SANTI








Giả thuyết mô hình chuẩn của một tập hợp Tâm bất kỳ: 

Chúng ta quy ước, chọn một đối tượng bất kỳ là Tâm “Yêu”, ở trạng thái danh từ, động từ … Sở dĩ chúng ta chọn đối tượng này vì nó mang tính chất phổ quát và biểu tượng. Mặt khác, Vi Diệu Pháp cho Tâm "Yêu”là sợi dây đưa chúng sanh đến Luân Hồi. Nói tóm lại, đây là một Tâm quan trọng. 

QUAN SÁT THỰC TẾ

1. Tự quan sát chính mình: Ai cũng có thể quan sát chính mình để tự nhận ra rằng, chúng ta có thể Yêu, Ghét nhiều đối tượng một lúc. Hiệu ứng này, nếu được ghi lại trên tấm giấy trắng, một Tâm yêu ghét được biểu tượng một chấm đen, những chấm đen trên giấy dự kiến sẽ mang tính chất nhiễu xạ. Tất nhiên đây là một tiên đoán bằng lý thuyết.

Question de Dieu - Vấn đề Thượng Đế

 





Xin cho chúng tôi được phép viết bằng tiếng nước ngoài, để chúng ta cùng nhau mơ ước: "Cho tôi lại từ đầu" hoặc giả "Cho tôi bước lại con đường làng, ngày nào cắp sách tới trường". Vâng, chúng ta cùng nhìn lại bộ môn siêu hình học (Metaphysique), một số đề tài cơ bản nhất mà ai cũng phải học: 

-   Chân lý.
-   Không gian và thời gian.
-   Vấn đề con người.
-   Vấn đề thượng đế.
-   …

Kiểm soát Bất Thiện Tâm

Trên tinh thần tôn trọng Luận Lý Hình Thức, tôn trọng quý độc giả, chúng tôi sẽ nêu ra ba thí dụ, lối lý luận này là hình thức qui nạp. Tất nhiên loại lý luận này cũng có mặt tiêu cực, tích cực.

Thuở còn đi học, tôi quen một cô bạn gái, gia đình Công Giáo. Chú của cô là một vị Linh mục, đã có bảy chức, thuộc về dòng trí thức hay và mở trường dạy học. Mẹ của cô rất ghét vị Linh mục này vì cho ông là đạo đức giả. Cá nhân tôi nhận thấy ông ta rất bồn chồn, căng thẳng ...

Giả thuyết lượng tử Tâm


Có lẽ tấn thảm kịch lớn nhất của con người là việc sinh ra và chết đi mà không có một sự chuẩn bị nào cả. Nếu giả định có một vị Thượng Đế nào đó đã tạo ra con người như một phiên bản, một tác phẩm nghệ thuật, thế thì thật tình chúng ta nên phàn nàn, kêu ca. 

Ai cũng biết bất cứ một sản phẩm chính quy bất kỳ nào, khi được sản xuất ra thì đều phải có một tài liệu kèm theo hướng dẫn cách sử dụng, những trở ngại, cách sửa chữa, và địa chỉ bảo hành Thế nên nếu xét trên phương diện đánh giá tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa này, Thượng Đế thật vụng về và thiếu sót khi tạo ra một sản phẩm mà không hề có một tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo.

Làm thế nào để tạo ra trạng thái Nhập Định


Mục đích của bài viết này là cung cấp một số kỹ thuật và một số lý thuyết (không thể tránh khỏi) cho bất cứ ai có nhu cầu Nhập Định, vì nhiều mục đích khác nhau và không phân biệt trường phái. Bài viết này được xây dựng dựa trên rất nhiều cơ sở: Trường phái Raja Yoga, trường phái Phật Giáo, trường phái Thôi Miên ... và kinh nghiệm thực tế của chính những người viết bài này. 

Chúng ta thường cho rằng những trường phái nói trên chẳng liên quan gì tới nhau. Nhưng thực sự, các trường phái này đều sử dụng những kỹ thuật về mặt cơ bản rất giống nhau. Trong cuộc sống hằng ngày, người ta có thể thấy có rất nhiều trạng thái giống như người Nhập Định thụ động. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào cách định nghĩa Nhập Định là gì.

Thực tế Nhập Chánh Định theo lộ trình Tâm đã giản lược (Citavithi)

 
Samasamadhi
Tiếng Việt Nam thường dịch ra là Chánh Định.

- Raja Yoga và trường phái Phật Giáo cùng chia sẻ 1 định nghĩa: "Tư cách chú Tâm vào một vật duy nhất". 

- Thật ra, đây là một kỹ thuật điển hình kinh điển và hàn lâm. Nhưng thực tế, ít ai quan tâm tới lối tập này, người ta hay chọn những lối tập hoàn toàn khác hẳn. 

- Mục đích của trường phái Phật Giáo là Giải Thoát. Do đó, các Tâm của Thiền Định phải là Thiện Tâm, chứ không thể là Bất Thiện Tâm hay Vô Nhân Tâm. Chính xác là Thiện Tâm Duy Tác. Để hiểu rõ vấn đề này, xin quý độc giả vui lòng tham khảo thêm tài liệu Vi Diệu Pháp.

Dẫn nhập giả thuyết về Thiền Định


I. TỔNG QUAN:

Người ta giả thuyết rằng hiện tượng Thiền Định là một hiện tượng khách quan có thật, nó cũng là một phát minh kỹ thuật của con người nhằm chống lại định mệnh mặc định của thế giới tự nhiên. Thiền Định còn là một công cụ, giúp con người có được khái niệm về cái chết qua trải nghiệm thực tế, khi mình còn đang sống. Mặt khác, cũng có người cho là các hiệu ứng mà Thiền Định tạo ra chỉ là ảo giác, tự kỷ ám thị - nói theo kiểu Phân Tâm Học.