Mục đích của bài viết này là cung cấp một số kỹ thuật và một số lý thuyết (không thể tránh khỏi) cho bất cứ ai có nhu cầu Nhập Định, vì nhiều mục đích khác nhau và không phân biệt trường phái. Bài viết này được xây dựng dựa trên rất nhiều cơ sở: Trường phái Raja Yoga, trường phái Phật Giáo, trường phái Thôi Miên ... và kinh nghiệm thực tế của chính những người viết bài này.
Chúng ta thường cho rằng những trường phái nói trên chẳng liên quan gì tới nhau. Nhưng thực sự, các trường phái này đều sử dụng những kỹ thuật về mặt cơ bản rất giống nhau. Trong cuộc sống hằng ngày, người ta có thể thấy có rất nhiều trạng thái giống như người Nhập Định thụ động. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào cách định nghĩa Nhập Định là gì.
Có những hiện tượng có vẻ giống như Nhập Định thụ động: Khi xem hát những loại nhạc quá kích động, người ta cũng có thể bị xỉu. Các loại thuốc gây nghiện, thuốc ngủ, thôi miên, lên đồng, cận tử ... có thể những tác nhân này tạm thời làm cho người ta mất ý thức. Trong điều tra tội phạm, việc chiếu nguồn sáng cực mạnh vào người bị hỏi cung là nhắm mục đích làm cho người đó mất đi ý thức, mất đi khả năng nói dối, ký ức về sự thật được khơi dậy từ tiềm thức. Người thôi miên khuyến dụ đối tượng nhìn vào mắt của mình, nhìn vào một nguồn sáng nhỏ, nhìn vào một cái gì đó đã được chuẩn bị từ trước cũng với mục đích cũng tương tự như trên; là làm đối tượng tạm thời mất đi ý thức. Trong chiến tranh, người ta sử dụng những công cụ phát âm thanh cực lớn, phát ra mùi cực kỳ khó chịu để làm cho binh sĩ đối phương mất ý thức, thậm chí bỏ chạy. Các võ sĩ nhu đạo trong khi đấu đối kháng cũng thét lên tiếng thét là "kiai".
Quan sát các hiện tượng nói trên và cố gắng tìm ra các mối quan hệ giữa các hiện tượng, chúng ta có thể đưa đến một phát biểu có tính chất của một qui luật tổng thể khách quan. Đó là: Khi một hay nhiều giác quan của một người bị tác động, bị kích thích vượt qua một ngưỡng nào đó của việc chịu tải thông thường sẽ làm cho con người mất đi ít nhiều ý thức, mất tự chủ, thậm chí là bất tỉnh.
Mặc khác, con người không có khả năng điều khiển một máy móc gì đó có trên 7 phần khác nhau. Điều này chứng tỏ là do ý thức bị quá tải (Napoleon có thể đọc cho người ta viết một lúc 7 bức thư khác nhau là một trường hợp hy hữu). Một trong những nguyên nhân tai nạn máy bay thường xảy ra là do những nhầm lẫn của phi công (Pilot error). Kinh nghiệm trong cuộc sống đời thường, chúng ta cũng từng nói: "Tôi nghe xong là choáng váng ..." hoặc "sợ quá tôi muốn xỉu" v.v...
Ai đó từng theo đuổi việc Thiền Định mang tính chuyên nghiệp đều đã, đang và sẽ trải qua giai đoạn tầm sư học đạo. Tất nhiên đây là việc tốn nhiều công của, gặp hết người này đến người khác, tham khảo biết bao nhiêu tài liệu, sách vở, thực tập nhiều trường phái. Nhưng cuối cùng thấy mình vẫn chỉ là mình, chẳng có gì thay đổi, Thôi thì chỉ đành tự an ủi: "Tôi có thay đổi tâm tánh hơn xưa".
Điều này có thể hoàn toàn đảo ngược nếu chúng ta có kiến thức về lý thuyết một cách có hệ thống về cấu tạo và vận hành của chính bản thân mình; kèm theo đó là kỹ thuật về Thiền Định mang tính chất thực tiễn và hiệu quả. Lúc đó, tất cả những điều nói trên sẽ trở thành kỷ niệm của quá khứ.
Chân lý vốn đơn giản. Chính vì đơn giản nó làm cho người ta bất ngờ.
Chúng ta đều biết khi làm một việc gì có lòng tin thì dễ thành công. Ngược lại, nếu có tâm lý tiêu cực, tất nhiên khó thành công được. Có thể do việc thiếu kiến thức làm chúng ta không hiểu rõ nên sanh ra nghi ngờ. Những Tâm này theo truyền thống Phật Giáo, xếp vào loại Tâm xa lìa mục đích Giải Thoát.
Trước khi tiến đến việc thực hiện các thao tác kỹ thuật, tưởng cũng cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề tâm lý của người tập Thiền Định. Yếu tố gây bối rối đầu tiên là hiện nay có rất nhiều kỹ thuật, trường phái, lý thuyết, chủ thuyết nói về Thiền Định. Nếu vậy thì câu hỏi được đặt ra là: Cái nào là tốt nhất? Cái nào nên chọn? Cần phải có Thầy hay có thể tự tu? Cần tịnh cốc, tịnh thất? ...
Một kỹ thuật đúng, một lý thuyết đúng chính là câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên. Sakya Muni (Phật Thích Ca) từng nói trước khi bỏ thân xác lại thế gian:
"Tri thức đúng đắn là Thầy của mọi người".
Lời nói này dường như bao hàm chân lý của sự minh triết cho bất cứ ai muốn theo đuổi bất cứ bộ môn khoa học nào. Quan điểm của Sakya Muni đã được thực tế chứng minh là đúng. Thực vậy, người ta có thể học rất nhiều bộ môn ở những trường đại học trên thế giới qua phương tiện online.
Những người tu tập Thiền Định (ở đây chúng ta đang đề cập đến những người chuyên nghiệp), đã từng theo đuổi công việc này qua nhiều năm tháng, ở bất cứ trường phái nào, đều nhận thấy rằng có người chẳng bao giờ Nhập Định được, có người thì lúc được, lúc không. Đây chính là căn bệnh nan y, là tai họa cho người tu tập Thiền Định. Mặc dù nhiều phương thức "chữa trị" đã được đề xuất nhưng đâu vẫn vào đấy.
Sở dĩ phải vô cùng dài dòng về vấn đề này ở phần trên, vì chúng ta có tham vọng tìm ra đáp án mang tính chất thực tế và hiệu quả. Chúng ta hy vọng có một lý thuyết tốt và một kỹ thuật giúp cho những người thực hành Thiền Định không phải đi đường vòng, tránh thất bại không cần phải có. Từ đó chúng ta hy vọng tìm ra qui luật tổng thể khách quan của bộ môn Thiền Định.
Như đã trình bày ở phần trên, bài viết này ít nhiều cũng mang tính chất, mang ý định đột phá trong bộ môn Thiền Định. Đây không phải là một sáng tác, nhưng ít nhất cũng mang tính hệ thống hóa lý thuyết và kỹ thuật của bộ môn Thiền Định. Ở đây người ta có thể tìm thấy những gì thực tế và hiệu quả hơn so với những bản thống kê về các loại Tâm quá lạt lẽo của những bộ Vi Diệu Pháp.
Tác giả của bài viết này đã cố tránh một lý thuyết, một kỹ thuật mang quá nặng tính chất Chủ nghĩa Duy tín ngưỡng, Chủ nghĩa Duy lý trí, xa thực tế ... khó áp dụng cho người bình thường như chúng ta; vì vô tình nó sẽ biến thành một Chủ nghĩa không tưởng.
Một lý thuyết và kỹ thuật mang tính chất thực tế và hữu hiệu khi nó đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
Đã có một lý thuyết và kỹ thuật đáp ứng được những yêu cầu nói trên ... ít nhất về mặt khoa học hiện đại, nó mang tính chất thực tiễn. Khi sử dụng những phép đo lường trong y khoa, những kỹ thuật tu tập này đã chứng minh đem lại những hệ quả tích cực: Thí dụ như sự xuất hiện của sóng Theta khi đo điện não trên người Thiền Định lâu ngày. Sóng Theta này đem lại sự thanh tịnh, trạng thái an lạc và tình thương; huyết áp giảm v.v...
Sau đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tiến trình Nhập Định của trường phái Thiền Định Nguyên Thủy Phật Giáo và một số trường phái khác cùng những lý thuyết, giả thuyết ... giải thích về hiện tượng Nhập Định này. Bài viết sẽ lần lượt đề cập đến 4 vấn đề sau đây:
Định Tâm là nhu cầu cần thiết để sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Để đạt được mục đích này, các trường phái sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau. Suy cho cùng, thì cùng chung một bản chất.
2. Mandala của Tây Tạng:
3. Raja yoga và trường phái Phật Giáo chia sẽ cùng một công thức:
"Chú tâm vào một vật duy nhất". Công thức này bao hàm tiến trình phổ thông bao gồm: Tầm, Tứ, Nhất Tâm, Hỷ lạc mà ai cũng biết. Tất nhiên còn phải kể đến rất nhiều Tâm Sở kèm theo.
4. Người đoán vận mạng:
Thường sử dụng một khối pha lê hay thủy tinh hình tròn như một viên bi to và họ chú Tâm liên tục nhìn vào không gian vô tận. Động tác này làm họ mất đi ý thức.
5. Còn nhiều trường phái khác:
Thậm chí sử dụng chất say làm chất xúc tác.
B. CÁCH THỰC HIỆN THỰC TẾ CÁC BƯỚC, CÁC TIẾN TRÌNH NHẬP ĐỊNH:
"Muốn Định Tâm thì phải chú tâm liên tục vào một đối tượng cho đến khi Tâm đứng im".
Có thể gọi đây chính là loại thủ thuật, một bí quyết tuy nhỏ nhưng nó là chìa khóa của cách tập đưa đến Nhập Định. Tiến trình, thao tác được thực hiện như sau: Sau khi quan sát bằng mắt, nghe bằng tai bình thường ..., ta hãy nhắm mắt lại:
Rất có thể nhiều người tu Thiền Định không biết cách tập luyện này, nên đã lãng phí bao nhiêu năm tháng. Dường như đại đa số lại tập ngược lại. Chúng ta thử nghĩ lại, đúng ra là phải nghe âm thanh trong tâm trí, chứ không phải là đọc âm thanh để cho mình nghe bằng tai.
Bàn về chọn đối tượng để tu Thiền, chúng ta nên quan tâm:
C. LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH TIẾN TRÌNH NHẬP ĐỊNH THEO VI DIỆU PHÁP:
Để có thể hình dung một cách cụ thể, xin quý độc giả vui lòng nghiên cứu bản vẽ kèm theo và tham khảo thêm những bài viết trước.
Hiện nay có quá nhiều cách chia các Tâm; nhưng để đơn giản hóa, chúng ta chia các Tâm thành hai loại căn cứ vào mục đích giải thoát:
Tâm hướng đến mục đích giải thoát:
Tâm không hướng về mục đích giải thoát:
E = X U Y
Tâm của một Thực Thể ở trạng thái bình thường, không có tác động nào cả, người ta thường gọi là Tâm thụ động. Thụ động không phải là đứng im, không phải là An Chỉ Tâm. Nếu chúng ta công nhận khái niệm Vô Thường và Vô Ngã … thì Tâm của các Thực Thể tất nhiên phải ở trạng thái vận động liên tục. Nếu có tác động vào Tâm, chúng ta có thể viết như sau:
Khi những Tâm gọi là Tầm và Tứ của một Thực Thể, hướng về một đối tượng thì sẽ hấp thụ một số năng lượng từ những đối tượng đó. Ngoài những năng lượng này, có thể còn có những năng lượng khác chưa xác định được. Sự hấp thụ năng lượng có lẽ sẽ tỉ lệ thuận với số lượng Tâm và thời gian hướng về đối tượng. Đến một giới hạn nào đó thì Tâm Tầm và Tứ sẽ bức xạ một số lượng tử, (nếu chuyển qua màu sắc thì khả năng có thể là bảy màu). Ở trạng thái này, Tâm Tầm và Tứ, vì bức xạ các lượng tử nên làm các Tâm khác của Thực Thể bị lu mờ đi. Chính năng lượng được hấp thụ và bức xạ làm thay đổi năng lượng của một Thực Thể. Đây có thể là cơ chế tạo ra Nhập Định.
Tuy nhiên cũng phải kể đến những khả năng khác, không đưa tới Định Tâm mà đưa tới phóng Tâm. Có thể giải thích như sau, trong khi thực hiện những tiến trình Nhập Định nói trên, thì ngẫu nhiên có những lượng tử tâm khác có năng lượng lớn hơn tác động vào người đang thực hiện tiến trình Nhập Định.
Đặt giả thuyết là tiến trình Nhập Định nếu được triển khai trọn vẹn thì Thực Thể có đột biến thay đổi, do đó, phải chuyển đổi đến một hệ quy chiếu phù hợp; nghĩa là chuyển đến một chiều không gian khác.
Tác giả: CTR
4 comments:
Cám ơn CTR đã trả lời cho TN,nếu TN lưu giữ hình ảnh như đảnh màu đỏ của Ngài ADIDA có được ko ah? rồi TN dùng câu niệm Phật ADIDA ,TN ví dụ xin CTR cho nhận xét,cám ơn lần nữa nhé!
1.A
2.DI
3.ĐÀ
4.PHẬT
5.A
6.DI
7.ĐÀ
6.PHẬT
5.A
4.DI
3.ĐÀ
2.PHẬT
1.A
2.DI
3.ĐÀ
4.PHẬT
5.A
.........
Đọc 1 và A(hít vào) nghe âm thanh,cố gắng ngửi mùi hương,15 phút trước khi nhắm mắt nhìn cho kĩ chấm đỏ trên đảnh Ngài ADIDA,nhìn cho kĩ ,ghi hình ảnh chấm đỏ,đọc Di tiếp theo kéo dài khi (thở ra)nghe âm thanh,cố gắng ngửi mùi hương,nhìn chấm đỏ(nhắm mắt)ở trước trán .Cứ tiếp tục như thế,buộc ngủ uẩn ở mức độ cao , tiếp tục như thế để đạt được nhập định?
TN
tb:xin phép chuyển câu hỏi sang bên này !
Nội dung bài này vô cùng quý giá cho người tu thiền...
Cái chuyện phải cố gắng mới ra được linh ảnh đã giải thích cho tôi với cái kinh nghiệm kỳ cục hổng giống ai là mỗi lần chạy xe trên đường vừa cố gắng vẽ đề mục thì nó lại ra (khá dễ dàng), còn ngồi ở nhà yên tĩnh thì tâm lại chạy lung tung kềm chế rất là khổ sở... có lẻ tâm mình nó mạnh hơn người ta bình thường nên mới có chuyện kỳ cục này.
Cái biểu đồ quá hay, phải trãi qua nhiều kinh nghiệm thực hành kết hợp với lý thuyết rành rẽ mới ra được...
Không hiểu tác giả bài viết đã nhập được định (theo định nghĩa của tác giả) chưa? Hay sử dụng kỹ thuật mà tác giả trình bày để nhập được An Chỉ Tâm chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì tôi khuyên tác giả nên gỡ bài viết này. Nếu câu trả lời là rồi thì mong tác giả có bài viết chi tiết thêm về kỹ thuật này, cách vượt qua khó khăn khi thực hiện như căng mặt, nặng đầu, đầu óc không tỉnh táo, mỏi chân, buồn ngủ, đầu óc suy nghĩ miên man...vv... Nếu không có cách thì người tập chắc chắn sẽ bị tẩu hỏa nhập ma.
Viết vậy mà cũng đòi hiểu nhập định, Tất cả đều mô li phê của người khác.Mà đã người khác thì vòng vo Tam Quốc... Phải viết thật đơn giản và khoa học. Thời đại khoa học mà! Hãy gặp nhau, một lúc nào đó! Chính Danh viết
Đăng nhận xét