Có một sự thật mà chúng cần phải thừa nhận là nếu người ta thật sự Nhập Định được thì việc biết được những gì đã xẩy ra và sẽ xẩy ra, hoàn toàn không phải là điều hiếm có. Vì vậy việc tìm kiếm, xây dựng một giả thuyết, một lý thuyết về Thiền Định là việc nên làm. Ai cũng biết rằng bộ môn khoa học nào cũng cần phải xây dựng được lý thuyết để hoàn thiện chính mình, bộ môn Thiền Định cũng không là ngoại lệ.
Có rất nhiều lý do để cho ai đó, khi có ý định xét duyệt lại bộ môn Thiền Định cảm thấy e ngại. Đối thủ trực diện của Thiền Định là khoa học hiện đại: Internet, Viagra, Cell phone. Chúng là biểu tượng của tính chất thực dụng. Khoa học hiện đại biến thành một thứ tôn giáo, tất nhiên phải có những tín đồ, mê tín và cuồng tín … là hệ quả tất yếu.
Mặt khác phải kể đến tâm lý khá phổ biến trong sân chơi Thiền Định. Người ta nghĩ là "Tu" thì phải buông bỏ hết, phải thanh thoát, nhẹ nhàng, kể cả có quan điểm cho rằng bản thân "kiến thức" cũng là một trở ngại. Suy nghĩ này, ngay cả đối với trường phái chính thống Phật Giáo cũng không đồng quan điểm.
Trí và hữu học là hai yếu tố không thể thiếu được để đưa đến mục đích giải thoát. Ngay cả những bộ môn khoa học bình thường, cũng không thể tiếp cận bằng những thú vui nhẹ nhàng, huống chi là Thiền Định. Chỉ cần tập lái một chiếc xe máy, xe hơi … cũng phải mất nhiều ngày, thậm chí để tập chơi đàn một cách chính qui cũng phải mất bốn năm trở lên. Do đó, hiểu được tất cả sự thật của vũ trụ là Vô Thường, Vô Ngã … chỉ bằng một tiếng "Hét", một cái "Đánh" … là điều người ta cần nghĩ lại. Thiên tài dường như là trò chơi của sự kiên nhẫn.
Nhiều trường phái liên quan đến bộ môn Thiền Định mà đến nay người ta còn biết được, thì hầu như không có một trường phái nào để lại một tài liệu nào về kỹ thuật hoặc lý thuyết Thiền Định. Có chăng chỉ là những kỹ thuật quá thô sơ (tài liệu Viên Giác) hoặc những tài liệu xa vời thực tế, không thể hiểu nổi, bằng kiến thức bình thường của con người, (thí dụ như Thập Định của Hoa Nghiêm).
Ở Tây Phương, người ta có thể nghiên cứu tài liệu của Thánh nữ Theresa Avila ở thế kỷ 15. Có vẻ như đó là môt loại Thiền Quán, các phần khá giống các lớp Thiền Định … Nhưng về mặt thực hành, ta học được những điều gì qua những tác phẩm nói trên?
Bên cạnh đó còn rất nhiều tác giả, mà quý độc giả có thể tham khảo như Blavasky, Krisnamurti, Suzuki … Hiện nay, thông tin đại chúng cho biết có tới 600 công cuộc khảo cứu về Thiền Định và hàng trăm bài báo … được nhiều trường đại học nổi tiếng của Mỹ nghiên cứu. Tác phẩm "You Forever" của Lobsang Rampa đã là biểu tượng của Mật giáo Tây Tạng tại Châu Âu của thế kỷ trước. Ông là người được đào tạo chuẩn mực hàn lâm tại Tây Tạng và sau này tại Anh Quốc. Trong tài liệu này, người ta không tìm thấy một hệ thống lý thuyết cũng như kỹ thuật Thiền Định để có thể thực hành.
Cũng có thể vì những lý do nêu trên, mà một người thật sự có ý định tu Thiền sẽ cảm thấy mất phương hướng và nếu có thực hành thì thực tình mà nói cũng chẳng có kết quả gì cụ thể. Có chăng là những buổi tranh luận với những người trong cùng sân chơi với mình, cố bảo vệ, phản biện những điều mà chính mình, đôi khi nghĩ lại, cũng chẵng biết có đúng hay không! Quả thật những việc vô hình, vô ảnh thì biết lấy gì làm chuẩn mực, cái khó nhất là mặc cảm tự ti, thấy mình mất phương hướng.
II. TÂM là TẾ BÀO CỦA các THỰC THỂ:
Có lẽ duy nhất chỉ có trường phái Phật Giáo là đã để lại tài liệu Vi Diệu Pháp (thường được gọi là Tâm lý học Phật Giáo). Tài liệu này bản chất là một lý thuyết phân tích, tổng hợp, có cả kỹ thuật tu Thiền Định với rất nhiều chi tiết tinh vi. Thế nhưng tài liệu này có lẽ chỉ có giá trị cho người thực sự thực hành Thiền Định mà đạt được ít nhiều kết quả. Thật vậy, trong Vi Diệu Pháp, TÂM, đơn vị cấu tạo nên các Thực Thể ở tất cả các Cảnh Giới, mà con người chỉ là một thành phần rất nhỏ trong đó, đều được trình bày tỉ mỉ. Do đó có thể nói tài liệu này được viết ra không phải chỉ dành riêng cho con người đọc.
Những ai chưa từng Nhập Định và trải nghiệm nhập vai Thực Thể của các Cảnh Giới khác loài người thì không thể nào hiểu được tài liệu Vi Diệu Pháp muốn nói cái gì. Lấy thí dụ cụ thể trong Vi Diệu Pháp nói rằng: "muốn nhập Thiền Vô Sắc thì phải lấy quang tướng làm đối tượng, giả thuyết là một Thực Thể đang hiện hữu ở cảnh Hữu Sắc - tất nhiên là Tứ Thiền Hữu Sắc - ở đây có 2 Tâm cơ bản: Tâm Duy Nhất và Hạnh Phúc (Nhất Tâm và Lạc), ở đây không quán sát sâu sắc để tìm rất nhiều Tâm phụ (Tâm Sở). Ngoài cường độ, còn phải xác định đến chất lượng, chất lượng của Thực Thể này phải ở cấp chất lượng thứ tư là chất lượng Thiền Định tràn ra ngoài. Hệ quả của Thiền Định là kinh nghiệm thực sự của các Cảnh Giới, sự minh triết … vỡ lẽ các ảo mộng, biết rằng còn có các lớp Thiền Định cao hơn nữa …".
"Lý thuyết cấu tạo Tâm" hay đúng hơn phải gọi là
"Lượng tử Tâm cơ học" hoặc
"Lượng tử Tâm động học".
Theo những tài liệu cổ thì số lượng Tâm có khoảng gần 200. Tâm được mô tả như là những viên gạch xây dựng lên thế giới Thực Thể ở bất cứ Cảnh Giới nào, chỉ khác nhau về chủng loại và số lượng, cũng giống như các nguyên tố hóa học, hạ nguyên tử (subatom, những hạt cấu tạo nên nguyên tử) đã xây dựng lên thế giới vật chất chung quanh chúng ta. Tâm có lẽ là đơn vị nhỏ nhất không thể phân chia được.
Không có tài liệu Thần Học của bất cứ trường phái nào lại giống như tài liệu truyền thống Phật Giáo Vi Diệu Pháp. Ở đây không có: Thượng Đế, Thần Linh, Bí Tích, Mặc Khải hoặc phép lạ v.v… Cũng giống như các bộ môn khoa học bất kỳ, ở phần đầu chúng ta cũng phải chấp nhận một số "Tiên Đề" mang tính chất "Định Đề" (Postulate). Kế tiếp, mọi việc được trình bày một cách khá Duy Vật và Cơ Học theo một trình tự của nguyên lý đồng nhất, như thế mọi người bình thường đều có thể hiểu được.
Vẫn theo Vi Diệu Pháp, thì có rất nhiều Cảnh Giới khác nhau, số lượng có thể không đếm được, vì có các Thực Thể có số lượng cấu tạo Tâm nhiều gần 200 Tâm, có Thực Thể khác thì chỉ có 2 hoặc 3 Tâm. Do đó những Thực Thể có số lượng Tâm và chất lượng Tâm khá giống nhau sẽ tạo ra một Cõi, một Cảnh Giới theo Định Luật Tương Ưng của Tâm. Ở các Cõi Giới khác nhau thì thời gian trôi đi sẽ khác nhau.
Sau đây chúng ta hãy quan sát một bảng mô tả tổng quát về các Cảnh Giới. Có bốn Cảnh Giới cơ bản là:
Dục Giới / Sắc Giới / Vô Sắc Giới / Niết Bàn.
- Sắc Giới gồm 4 cõi: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.
- Vô Sắc giới gồm 4 cõi: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Theo mô hình nêu trên, thì con người sống trong một trong 7 Cảnh Thiên. Lối sắp xếp này mang nặng tính chất minh họa, chúng ta tạm thời chấp nhận như một định đề.
Vẫn theo truyền thống Vi Diệu Pháp, Cõi người mà chúng ta đang sinh hoạt không có gì đáng để khuyến khích và ca ngợi, kể cả những Cõi cao hơn, sống lâu hơn, hạnh phúc hơn … cũng vậy. Thật thế, qui luật Sanh, Lão, Bệnh, Tử có hiệu lực trên tất cả các Thực Thể. Đó là tấn bi kịch đau đớn nhất cho tất cả các Thực Thể.
Cách duy nhất để tránh khỏi tai họa này là tu Thiền Định, một công cụ có khả năng chấm dứt các phiền não. Không có một Thần Linh, một Thượng Đế nào có thể giúp được mình, chính bản thân các vị Thần Tiên cũng bị Sanh, Lão, Bệnh, Tử chi phối. Do đó, van vái, cầu xin, cúng tế cũng chẳng giải quyết được gì, vì định luật Nhân Quả của thế giới tự nhiên là một định luật khách quan không phân biệt đối xử với tất cả các Thực Thể ở các Cõi, các Cảnh Giới.
Để tránh trình bày một cách quá lý thuyết về lộ trình của Tâm của người tu Thiền Định, chúng ta thử giản lược bằng 3 phần nêu sau:
1. Con người là một tập hợp khoảng gần 200 đơn vị Tâm, những Tâm này luôn luôn chuyển động. Tuy nhiên, lại có một số Tâm hay vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người. Thật sự những Tâm này chính là Bản Năng Bảo Tồn của con người, nếu không có nó, loài người không thể tồn tại và phát triển, nhưng Vi Diệu Pháp lại coi những Tâm này là Bất Thiện Tâm.
2. Khi tu Thiền Định thì có khoảng 5 cho đến 2 Tâm chánh (Tầm, Tứ, Nhất Tâm, Hỷ, Lạc), cộng với ít nhất là 35 Tâm Sở, gồm có: 22 Tịnh Quang Tâm Sở, 7 Biệt Hành Tâm Sở, 6 Biệt Cảnh Tâm Sở. Đến khi thực sự Nhập Định, thì chỉ còn có 2 Tâm: Nhất Tâm và Lạc.
3. Bản chất của Thiền Định theo phần trình bày trên, rõ ràng chỉ là việc loại bỏ hầu hết các loại Tâm không cần thiết cho sự tồn tại của một Thực Thể. Hiện tượng này chỉ xẩy ra trong lúc Nhập Định, khi đi ra khỏi trạng thái Nhập Định thì số lượng Tâm trở lại trạng thái vốn có của mình. Mặc dù số lượng Tâm không biến đổi là bao, nhưng người tu Thiền Định trải nghiệm qua những lúc Nhập Định có thay đổi lớn lao về tâm lý. Tâm lý này người ta cũng tìm thấy ở những người Cận Tử. Để kết luận bài này, chúng tôi xin được đề xuất một phương trình như sau:
Một Thực Thể tương tác với một lực hoặc một năng lượng nào đó đủ mạnh thì sẽ chuyển biến và chuyển qua các chiều không gian khác.
Tác giả: CTR
3 comments:
Con xin được đảnh lễ sự ra đời và từng bài Pháp trong trang blog "vidieuphapctr" này ... Nay con như đã tìm được chiếc phao trong bể khổ mênh mông của Lục Đạo.
* Nguyện, những từ "Giải thoát" từ nay không chỉ còn là một giấc mơ hoặc những gì thuộc về xa sỉ đối với nhân loại ...!
* Nguyện, hình ảnh và sự tu tập của đức Sakya Muni lại sống lại thật gần gũi, thân thương trong từng tâm thức người tu ...!
* Nguyện, ngày càng nhiều Chúng Sinh sẽ "tỉnh tu" mà nhận ra đâu là con đường đạt "Niết Bàn" ...!
* Nguyện, dù đến với Pháp Môn này trễ nhưng con sẽ cố gắng hết sức mình trong những tháng năm còn lại để lội ngược lại dòng đời với những quyến rũ, mà vô thường này ...!
Xin thành kính cúi đầu đảnh lễ!
Thủy Chi
Bài post của tác giả rất hay, thank bạn đã chia sẻ.
Thông tin thêm : Thiền cho doanh nhân
Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn
Đăng nhận xét