Pages

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 4

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 4: Chìa khóa mở cánh cửa bí mật của con mắt thứ ba

Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời.
(Kiều - Nguyễn Du) 


Trời đã về chiều, một dải mây dài lơ lửng bay ngang vòm trời xanh tĩnh lặng. Một cơn gió ào qua cánh rừng, qua mái tóc của Tam Tiểu Thư. Không khí mát mẻ. Tam Tiểu Thư và Ông Tổng Quản vừa đi vừa trò chuyện cho quên đi con đường thiên lý.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản ơi! Tôi không biết diễn tả như thế nào cho chính xác để ông hiểu điều tôi muốn hỏi. Người ta nói một cách chung chung, ý tôi muốn nói là nếu kể đến tất cả các loại người, thì sẽ có bao nhiêu loại con mắt thứ ba vậy ông? Và nếu con mắt thứ ba có nhiều loại, thì người ta có thể thấy được bao nhiêu loại khác nhau? Tôi không biết làm sao để phân biệt, vì ai cũng bảo là mình nhìn thấy cái gì đó, người thì nhìn thấy hào quang kiểu hiệu ứng Kirlan … người thì cảm nhận kiểu hiệu ứng Backster, người thì bảo nhìn thấy cái này cái kia mỗi người nói mỗi kiểu. Đúng là hiểu được chết liền …

- Ông Tổng Quản (cười hóm hỉnh): Ừ! Sự việc đến đây thì bắt đầu rắc rối rồi Tam Tiểu Thư ơi!

- Tam Tiểu Thư: Nhưng mà ông phải nghĩ ra cách nào để giải thích cho tôi hiểu chứ. Nói tóm lại, ông có thể phân loại một cách tổng quát, là người ta có thể nhìn thấy bao nhiêu loại khác nhau, để tôi có thể tạm có một khái niệm nào đó về chuyện này. Ông biết đấy cả Lobsang Rampa cũng như Barbara Ann Brennen đều bảo là mình có con mắt thứ 3. Trong tài liệu “Bàn Tay Ánh Sáng”, do tác giả Barbara là người có một kiến thức về khoa học hiện đại một cách vững chắc nên đã mô tả tiến trình mở nhãn của mình một cách chi tiết và có hệ thống. Tuy nhiên, chính bà lại xác nhận việc mở con mắt thứ ba chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên. Trong tài liệu này, tác giả đã mô tả con đường của con mắt thứ ba dựa vào mô hình giải phẩu của cơ thể học hiện đại.

Tôi biết có một số rất ít người, họ biết trước những việc sẽ xảy ra trong tương lai, một cách khá chính xác, như vậy có phải họ có con mắt thứ ba không ông? Ông mở Cuốn Tạp Thư để xem nó có biết việc này không. Nó sắp xếp, phân chia chủng loại của con mắt thứ ba thế nào?

- Ông Tổng Quản: Tam Tiểu Thư à! Không phải có mình cô bối rối như vậy đâu, mà có lẽ các độc giả đang đọc những dòng chữ này cũng không khác gì. Cho dù là một khoa học gia, một người tu thiền định, hay tu ở một trường phái nào đó …, có lẽ ít ai hiểu được thực sự và phân biệt được có bao nhiêu loại con mắt thứ ba, và các con mắt thứ ba có khả năng nhận biết các đối tượng khác biệt nhau như thế nào. Ít nhất những sách vở tài liệu phổ thông mà mọi người tham khảo, hay biết đến thì không có tài liệu nào nói chuyên sâu về con mắt thứ ba cả. Ai cũng biết rằng với những trang web ngày hôm nay, một người bình thường cũng có thể truy cập hầu hết bất cứ vấn đề gì mà mình quan tâm. Hay là cô mở laptop ra xem đi?

- Tam Tiểu Thư (cười lớn): Tôi tìm rồi ông ơi, không có trang web nào giải thích những điều tôi vừa thắc mắc cả.

- Tổng Quản (nheo mắt): Vậy sao? Tôi thì nghĩ thế này nhe Tam tiểu Thư: Nếu giả thuyết rằng, thiền định đã từng tồn tại qua nhiều ngàn năm, vào khoảng hai đến ba chục thế kỷ, thế thì vì lý do gì mà người ta tuyệt đối lại không có một tài liệu chuyên đề nào về vấn đề con mắt thứ ba chứ? … Phải chăng con mắt thứ ba chỉ là ảo tưởng của một số người tưởng tượng quá phong phú và thiếu thực tế ? Ý nghĩ này thực sự có thể làm nản lòng những nhà khảo cứu về lãnh vực này.

Tuy nhiên tôi đoán là có một người đã từng khảo cứu và do một cơ may nào đó, tình cờ hay cố ý, bỗng nhiên phát hiện ra rằng, mình có thể thấy được quá khứ vị lai, ít nhất là đúng với người khảo cứu này. Do vậy, con mắt thứ ba chính xác không phải là một ảo tưởng … nó là nguồn cảm hứng bất tận và vô giá; thế nên người đó mới để lại cuốn tạp thư này cho tôi và Tam Tiểu Thư tham khảo. Cô đồng ý không?

Ít nhất ở lãnh vực này, thì đối với nền văn hóa Âu Mỹ không phải là một sở trường. Cũng phải kể thêm rằng, người Âu Mỹ có quan tâm tới bộ môn thôi miên. Người ta cho là Mesmer là cha đẻ của bộ môn này. Qua bộ môn Thôi miên này, người ta có kể rằng con người thoát ra khỏi mình thành một con người khác như một đám mây mù.

Đối với người Á Châu thì đây lại là sở trường … nhưng chúng ta lại không phân biệt được, đâu là thật, đâu là giả, vì mọi người đều nhận mình là Chân sư. Xét cho cùng thì điều này cũng hợp lý, vì đâu có một chứng chỉ nào về tiêu chuẩn có xác nhận của cơ quan hữu trách, xác minh là Chân sư hay không phải Chân sư. Chỉ riêng lãnh vực này, từ ngữ cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy là trăm hoa đua nở như vậy, nhưng bộ môn này rất khó phát triển vì có rất nhiều lý do, mang tính chất đặc thù của Á Châu:

1. Ai từng tập luyện, đạt được một cái gì đó … nhất là khi vỡ lẽ được sự hiểu biết cao nhất, thì hay mang tâm lý bi quan yếm thế, lui về ở ẩn, xa lánh cuộc đời, không muốn phổ biến kiến thức của mình.

Tiếng nói nhân gian chán mất rồi
Mộ thu nghe quỷ xướng thơ chơi!


2. Có thể những người tu chứng này có hiểu biết về văn hóa hiện đại quá giới hạn, nên họ coi thường và đánh giá quá thấp khoa học hiện đại. Do đó mặc dù muốn nói ra nhưng lại không đủ khả năng để diễn tả điều mình muốn trình bày … nhất là những gì liên quan đến tinh thần của con người. Người ta lẫn lộn tôn giáo, mê tín, thế quyền, thần quyền, mặc cảm tự tôn để che giấu mặc cảm tự ti (Sadisque Masochiste), ảo giác về người hùng để che giấu sự sợ hãi.

3. Ai cũng biết Do Thái giáo là độc thần, Thiên Chúa giáo độc thần, Hồi giáo cũng độc thần … họ chỉ có một tài liệu: Kinh Koran, Kinh Cựu Ước … Còn Phật giáo, thì theo những tài liệu có thể là nguyên thủy (Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh …) thì lại không có thần nào cả … và nay bỗng trở thành đa thần!!! Kinh sách của Phật Giáo nhiều vô số kể, ai cũng bảo mình là chính thống! Bản thân Hồi Giáo, qua lịch sử cho biết, vì tranh giành vị trí lãnh đạo, nên nay cũng chia ra thành hai dòng khác nhau. Việc biến thể tất yếu này làm cho khảo cứu trở nên rất khó khăn, chưa kể đến việc phiên dịch ra quá nhiều thứ ngôn ngữ, cũng làm mất đi tính chất nguyên thủy của nó.

Quay lại câu hỏi của cô về vấn đề con mắt thứ 3, có bao nhiêu loại và nhìn thấy có bao nhiêu thứ, thì các tài liệu đề cập tới một cách tản mạn, tài liệu lại vô cùng ít ỏi, mỗi nơi trình bày một kiểu, với lý do đơn giản là bí truyền, bí mật … thế nên chúng ta chỉ còn một cách duy nhất là chấp nhận họ là những người có con mắt thứ ba.

- Tam Tiểu Thư: Tôi rất ngạc nhiên về những gì ông nói. "Cuốn Tạp Thư" của ông có vẻ không "tạp nhạp" tí nào cả, tôi thấy nó có hình bóng của một bộ bách khoa toàn thư thì đúng hơn, có lẽ hơn cả Wikipedia thì phải. Trước đây tôi cứ tưởng là mình đa năng đa hiệu, cái gì cũng nghĩ là mình biết … Hình như tôi hơi bị "chảnh". Ông có cách nào tóm tắt cho tôi dễ hiểu và dễ nhớ được không? Xem ra, nhờ vào Cuốn Tạp Thư "tạp nhạp" này, mà ông không đến nỗi lạc hậu, lẩm cẩm như tôi tưởng xưa nay.

- Ông Tổng Quản: Vậy tôi tóm tắt để cô chủ nhỏ dễ hiểu nhé.

1. Cuốn Tạp Thư cho biết, con người bình thường cũng có con mắt thứ ba. Chúng ta thử nghĩ lại xem, ai cũng thấy có hình ảnh nào đó xuất hiện trong tư tưởng của mình. Sự xuất hiện này đôi khi rất là ngẫu nhiên, nhưng chúng ta lại cho là, mình bị tự kỷ ám thị nên thấy như vậy, và cho rằng hình ảnh tưởng tượng là vô nghĩa. Do không sử dụng tới, nên khả năng của con mắt thứ ba từ từ bị suy thoái theo định luật đào thải.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng ta đặc biệt quan tâm tới hai phát biểu quan trọng về quy luật của con mắt thứ ba. Cô chú ý và lắng nghe kỹ những gì tôi sắp nói ra nghe:
 

* Nếu hình ảnh không có thật, thì người ta không tưởng tượng ra được.

* Hình ảnh tưởng tượng ở những cảnh giới gần với Dục Giới sẽ tương ứng với một cái gì đó trong cuộc sống thế gian của chúng ta.

Phát biểu này, mới nghe qua thì có vẻ quê mùa, ngớ ngẩn và vô lý, phản khoa học. Nhưng những phát biểu này nếu rơi vào tay một người tu Thiền Định dạn dày kinh nghiệm, từng khổ tâm khổ trí trong nhiều năm để tìm kiếm con mắt thứ ba, thì đây chính là chiếc chìa khóa nhiệm màu, để mở cánh cửa bí mật.

Quý độc giả nào hữu duyên, thì sẽ thấy phát biểu trên chính là tiên đề, là bí kíp để mở con mắt thứ ba. Nhưng nếu không có duyên, thì suy nghĩ cả đời cũng chẳng hiểu nổi những câu đó nói gì.

2. Số người nhìn thấy hào quang khá đông đảo, cả người tu lẫn người không tu. Việc tập luyện không quá khó khăn, nhất là đối với nữ giới. Màu sắc của hào quang, mang tính chất nhất thời tạm bợ … chỉ nói về con người lúc bấy giờ mà thôi … lệ thuộc ở sức khỏe, ở trạng thái tinh thần … Quý độc giả nào có hứng thú và quan tâm đến vấn đề này thì có thể tham khảo tài liệu của 2 tác giả Lobsang Rampa và Barbara Ann Brennan. Hai vị này đều nhìn thấy hào quang để chữa bệnh. Chúng ta sẽ quay lại với đề tài này trong một dịp khác.

3. Nhìn thấy Phật, Chúa, Thánh thần. Với bộ môn Phân Tâm Học và Tâm Thần Học … thì các việc này không có gì là khó hiểu cả, đây là đất dụng võ của hai bộ môn kể trên … có một Thánh Nữ ở một trường phái nào đó, thường nhìn thấy các linh ảnh, cách đây khoảng 5 thế kỷ. Hiện tượng cũng xảy ra với những người tu Thiền Định ở Việt Nam, nhiều vô số kể. Mà thôi, còn dài lắm … một lần không thể nói hết được.

Trời đã tối hẳn rồi, chúng ta ghé vào motel bên đường này để nghỉ ngơi ăn uống chút đỉnh đi Tam Tiểu thư.

- Tam Tiểu Thư (chặc lưỡi tiếc rẻ): Đúng là không đụng hàng. Những gì ông nói là: "có một không hai, có hai chết liền" ... Ông Tổng Quản ơi! Ông giống nàng Scheherazade trong "Nghìn lẻ một đêm" rồi …

(còn tiếp) ...

Tác giả: CTR

Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!



15 comments:

Xin chào! cho em hỏi này tí nhé?khi em nhắm mắt(lúc đi ngủ,ko đèn) và định tâm được một lúc,em nhìn từ điểm ajina và thấy trần nhà rỏ sáng như có đèn.Nhưng em ko biết làm sao phát triển nó ,sử dụng nó,cũng như điều khiển nó.Bởi thói quen của em là niệm Phật trước khi ngủ và nhìn điểm ajina niệm Phật(adida).Cám ơn nhiều!

Thân chào tamnhu!
Xin chào mừng tamnhu đã đến với CTR Blog và thành thật cảm ơn tamnhu đã đọc những bài viết và đã đặt câu hỏi.

1. Trước khi nhắm mắt tu tập, nếu ta có nhìn những vùng sáng hay bóng đèn rồi tắt đèn đi v.v... thì vùng sáng (hình ảnh) này sẽ được lưu lại ở võng mô đằng sau mắt ít nhất là 6 giây trở lên rồi biến mất. Đây chỉ là hoạt động rất bình thường của hệ Thị Giác mà thôi.

2. Đây là vài trong số những trạng thái của người tu tập thiền định ở giai đoạn đầu:
- Những chấm như lân tinh sang sáng xuất hiện, được gọi là Hà Sa.
- Những chấm dần lớn hơn tụ lại từ từ được gọi là Mô ni châu.
Tình trạng của tamnhu khi tu tập chỉ là một trạng thái thật bình thường của những người tu tập thiền định ở giai đoạn đầu. Trạng thái này không liên quan đến việc khai mở " con mắt thứ ba " hoặc v.v...

Nên bạn không cần phải lo lắng cách phát triển, sử dụng hoặc điều khiển trạng thái này. Điều bạn nên làm là hãy dùng thời gian lưu ảnh này mà trước khi tập (nhắm mắt), hãy nhìn vào một đối tượng như: Ảnh của Quán Thế Âm Bồ Tát và nghe Chân Ngôn của Ngài " Om Ma Ni Pad Me Hum " v.v...

Mời tamnhu vào xem lại bài: " Làm thế nào để tạo ra trạng thái nhập định "
http://vidieuphapctr.blogspot.com/2012/09/lam-nao-e-tao-ra-trang-thai-nhap-inh.html

Lưu ý: Xin đọc kỹ phần
B. CÁCH THỰC HIỆN THỰC TẾ CÁC BƯỚC, CÁC TIẾN TRÌNH NHẬP ĐỊNH

Thân mến

Cám ơn CTR đã trả lời cho TN,nếu TN lưu giữ hình ảnh như đảnh màu đỏ của Ngài ADIDA có được ko ah? rồi TN dùng câu niệm Phật ADIDA ,TN ví dụ xin CTR cho nhận xét,cám ơn lần nữa nhé!
1.A
2.DI
3.ĐÀ
4.PHẬT
5.A
6.DI
7.ĐÀ
6.PHẬT
5.A
4.DI
3.ĐÀ
2.PHẬT
1.A
2.DI
3.ĐÀ
4.PHẬT
5.A
.........
Đọc 1 và A(hít vào) nghe âm thanh,cố gắng ngửi mùi hương,15 phút trước khi nhắm mắt nhìn cho kĩ chấm đỏ trên đảnh Ngài ADIDA,nhìn cho kĩ ,ghi hình ảnh chấm đỏ,đọc Di tiếp theo kéo dài khi (thở ra)nghe âm thanh,cố gắng ngửi mùi hương,nhìn chấm đỏ(nhắm mắt)ở trước trán .Cứ tiếp tục như thế,buộc ngủ uẩn ở mức độ cao , tiếp tục như thế để đạt được nhập định?
TN

WOW just what I was looking for. Came here by searching for
mgmt

Also visit my webpage; e. e. cummings quotes

Sweet blog! I found it while browsing on Yahoo News.
Do you have any tips on how to get listed in Yahoo News?
I've been trying for a while but I never seem to get there! Appreciate it

Feel free to visit my homepage: friedrich nietzsche quotes

It is truly a nice and useful piece of info. I am satisfied that you just shared this useful information with us.
Please stay us informed like this. Thank you for sharing.


Feel free to surf to my website - unusual animals

Hi would you mind sharing which blog platform you're working with? I'm going to start my own blog in the near future
but I'm having a tough time deciding between BlogEngine/Wordpress/B2evolution and Drupal. The reason I ask is because your design seems different then most blogs and I'm looking for something unique.
P.S Sorry for getting off-topic but I had to ask!


Here is my blog: leonardo da vinci quotes

An outstanding share! I have just forwarded this onto a friend who has been conducting a little research on this.
And he in fact bought me breakfast simply because I stumbled upon
it for him... lol. So let me reword this.... Thank YOU for the meal!
! But yeah, thanx for spending the time to talk about this issue here on your website.



Look at my blog ... commitment quotes

Post writing is also a excitement, if you know afterward you can
write if not it is complicated to write.

Also visit my website ... friedrich nietzsche quotes

I'm truly enjoying the design and layout of your site. It's a very easy on
the eyes which makes it much more pleasant for me to come
here and visit more often. Did you hire out a developer to
create your theme? Fantastic work!

Feel free to visit my website - struggle quotes

You actually make it seem so easy with your presentation but
I find this topic to be actually something which I think I would never understand.
It seems too complex and very broad for me.
I'm looking forward for your next post, I'll try to get the hang of it!



Also visit my web page stephen hawking quotes

I blog quite often and I really appreciate your information.
This great article has truly peaked my interest. I will book mark your website and keep checking for new
information about once a week. I opted in for
your Feed too.

Feel free to visit my blog: william shakespeare quotes

Hey just wanted to give you a quick heads up. The text in your article seem to be running off
the screen in Ie. I'm not sure if this is a formatting issue or something to do with internet browser compatibility but I figured I'd post to let you know.
The style and design look great though! Hope you get the issue fixed soon.
Many thanks

Feel free to visit my weblog - genghis khan quotes

I will right away take hold of your rss as I can not
find your e-mail subscription link or e-newsletter service.
Do you have any? Please permit me recognize in order
that I may just subscribe. Thanks.

Also visit my web blog ... brother and sister quotes

Very nice article, exactly what I wanted to find.


Here is my website friedrich nietzsche quotes

Đăng nhận xét