... "Tổng Quản có chấp nhận
thành tựu của Ngài Tibu?" ...
AX: @ cuộc họp báo 12
- CTR có phủ nhận phương pháp của HSTD không?
+ Nếu phủ nhận thì phương pháp ATTNĐTM với các đề mục thiền định của Thiền nguyên thủy (như lửa, nước...) theo chủ trương của HSTD cũng là sai?
+ Nếu công nhận thì có công nhận thành tựu của những người đạt kết quả của bên HSTD không? hay chỉ phủ nhận thành tựu của riêng nhân vật HHDL?
- Ông Tibu bên HSTD công nhận thành tựu của "Tiền Bối" Tổng Quản. Còn Tiền Bối Tổng Quản có chấp nhận thành tựu của Ngài Tibu?
(vì thấy có nhiều tranh luận giữa CTR với HSTD nên mới hỏi vậy)
AX. (Nặc Danh đã hỏi mấy câu ở topic KHUI HỤI)
- Tam Tiểu Thư: Em xin kính chào toàn thể quí cử tọa!
Em xin kính chào quý cử tọa AX
Chắc quý cử tọa còn nhớ, phần đầu câu hỏi này, đã có quý cử tọa thay mặt tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp đóng góp. Hôm nay em xin trực tiếp đóng góp phần cuối của vấn đề này.
Em thiết nghĩ đây là một vấn đề tế nhị và phức tạp. Tốt nhất là chúng ta thử một lần nhìn lại tiến trình lịch sử của nhân loại. Những vấn đề tương tự như câu hỏi quý cử tọa đã nêu ra, tuy xuất hiện ở những dạng khác nhau, nhưng dường như chúng mang cùng một bản chất là sự tranh chấp về quan điểm Tôn Giáo, về vấn đề đẳng cấp, giai cấp giữa các trường phái.
Những bất đồng ý kiến, bất đồng tư tưởng của các người đứng đầu các trường phái … đã gây ra nhiều hậu quả mà quý cử tọa có thể đã từng có cơ hội biết đến khi đọc qua những diễn tiến lịch sử (tất nhiên chỉ một số diễn tiến nào thôi). Thế nhưng ít nhất chúng ta cũng nhận ra một điều: Thân phận con người là mục đích hay là nạn nhân thảm hại, đáng thương trong các cuộc tranh chấp giữa các Tôn Giáo với nhau và chính trong nội bộ các trường phái của một Tôn Giáo? Ở đây chúng ta chỉ duyệt xét 4 trường hợp mang tính cách điển hình:
1. Vấn đề giai cấp tại Ấn Ðộ.
2. Những cuộc Thập Tự Chinh.
3. Giáo hoàng Bônifaciô VIII.
4. Sự kiện ngày 11 tháng 9.
Trước khi tiếp cận với những sự kiện lịch sử nói trên, em cũng xin thưa ngay là trên thế giới đã có nhiều tuyên ngôn kêu gọi con người tôn trọng giá trị con người.
Ðiển hình như bản tuyên ngôn cộng sản năm 1948 của Karl Marx :
"Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay, chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả và thợ bạn, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành cuộc đấu tranh không ngừng …"
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế, năm 1948:
"Công nhận quyền bình đẳng không thể tước đoạt, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người. Chế độ nô lệ bị nghiêm cấm, tất cả mọi người đều bình đẳng.
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình … Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ trước những xâm phạm và xúc phạm ấy.
Quyền Tôn Giáo và thay đổi Tôn Giáo, quyền tự do biểu lộ Tôn Giáo hay tín ngưỡng của mình, cách thực hành thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo".
Em rất mong quý độc giả AX quan tâm tới phần trình bày của Karl Marx và Tuyên Ngôn Nhân Quyền, đặc biệt là vấn đề đề cập tới Tôn Giáo.
1. Vấn đề giai cấp tại Ấn Ðộ:
Triết lý Ấn Ðộ chính thống bắt nguồn từ những tài liệu gọi là Veda. Có thể coi những tài liệu đó là những lời thơ ca tụng Thần Linh, những thế lực thiêng liêng được nhân cách hóa. Người Ấn Ðộ coi tài liệu Veda là Thánh Kinh. Cũng như rất nhiều Tôn Giáo khác, người ta cho rằng những tác giả của thi ca Veda là những người đã được Mặc Khải với Thần Linh cho nên mới có thể viết ra những tài liệu thi ca Veda.
Sự thật việc dẫn kênh với các Thần Linh ra sao? Các tu sĩ Veda họ đã sử dụng một thứ nước có chất say gọi là Soma. Chất say này có tác dụng như một chất xúc tác làm cho họ mất đi lý trí. Họ tự Thôi Miên mình để tưởng rằng mình là Thần Linh.
Em thấy rất nhiều quý cử tọa có đề cập tới cách tập Quán Tưởng một vật cố định nào đó, rồi lan ra hình ảnh của ai đó, rồi coi như đã chứng đắc một cái gì đó … Nếu quý độc giả quan sát phần viết nói trên, thì đây là một hình thức khá phổ biến trong các loại Tôn Giáo trên thế giới.
Trường phái Ðại Thừa của Phật Giáo cũng hay đề cập tới phương pháp tương tự. Theo họ đầu tiên là sử dụng kỹ thuật Nhập Định, sau đó dẫn kênh với vị Phật nào đó, rồi tự cho mình là được Mặc Khải bởi một đấng thiêng liêng nào đó, viết ra nhiều cuốn Kinh Ðại Thừa mà ngày hôm nay chúng ta đang đọc.
Tình trạng ở Ấn Ðộ cũng giống như nhiều nơi khác. Ấn Ðộ có 4 bộ Kinh cổ của Veda mà nhiều người đã biết, ở đây chúng tôi không nhắc lại. Căn cứ vào tài liệu này, khi chưa khai thiên lập địa thì chỉ có một linh hồn vũ trụ duy nhất gọi là Brahman. Linh hồn ấy sự thật là Thượng Đế Tam Vị Nhất Thể.
* Brahma: Sáng tạo * Vishnu: Bảo toàn * Shiva: Phá hủy
Người Ấn Ðộ tin là Brahman sáng tạo ra người đầu tiên là Manu, từ đó Manu đẻ ra nhân loại.
Không phải tất cả nhân loại trên quả địa cầu đều bình đẳng, mà khởi thủy đã có năm loại hạng người khác nhau:
a. Sinh ra từ cái miệng của Brahma là những giáo sĩ Bà La Môn, giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách lễ nghi cúng bái, cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, an hưởng cuộc sống sung sướng nhất.
b. Tự cho mình sanh ra từ cánh tay của Brahma, đó là Vua Chúa, nhà quý tộc, thay mặt cho Brahma thống trị dân chúng.
c. Sanh ra từ bắp vế của Brahma, là thương gia, chủ điền, đảm đương vấn đề kinh tế: Mua bán, trồng trọt, thu lợi cho quốc gia.
d. Sanh ra từ gót chân của Brahma là người hà tiện, nô lệ, suốt đời làm khổ sai cho cấp trên.
e. Baria giống người cùng khổ, sống ngoài lề xã hội, bị những giai cấp trên đối xử như thú vật vô cùng khổ nhục, tối tăm.
Mặc dù đã trải qua trên 4000 năm, nhưng thực sự phải nói rằng tai họa mà Kinh Veda đã gieo rắc cho xã hội Ấn Ðộ vẫn còn ảnh hưởng kéo dài cho đến tận ngày hôm nay. Trên thực tế, một đẳng cấp nào đó, lại chia ra không biết bao nhiêu đẳng cấp phụ (người ta ước tính có thể cả ngàn).
Cái tai hại nhất của đẳng cấp là nó khiến cho con người không có khả năng để phấn đấu, để vượt lên số mệnh của mình. Sanh ra ở đẳng cấp nào, thì trọn đời sống ở đẳng cấp đó. Tư tưởng này kể cả đến ngày hôm nay vẫn là một bài toán khó giải.
Chính quyền Ấn Ðộ đã nhiều lần xóa bỏ giai cấp bằng luật pháp, nhưng thực tế đến ngày hôm nay việc đó vẫn chưa thực hiện được.
Qua hiện trạng này tại Ấn Ðộ, một người có một lương tri, một lương tâm đạo đức lành mạnh, tự hỏi mình có nên tái diễn việc phân chia các đẳng cấp, phân chia các thứ hạng trong các loại Tôn Giáo hay không? Phần trả lời chúng tôi mong rằng quý cử tọa sẽ nhiệt tình đóng góp.
2. Thập Tự Chinh:
Thập Tự Chinh là những cuộc chiến tranh Tôn Giáo, được kêu gọi bởi Giáo Hoàng và người thực hiện là các vị Vua Chúa, các nhà Quý tộc, Hiệp sĩ. Những cuộc chiến tranh này kéo dài trong hai thế kỷ, từ 1095 cho đến 1291. Tổng cộng có vào khoảng 11 cuộc hành quân lớn.
Có rất nhiều lý do để đưa tới những cuộc hành quân nói trên. Mặc dù những cuộc Thánh Chiến mang đậm màu sắc Tôn Giáo, nhưng giới sử học cho rằng bên trong nó còn có các động cơ kinh tế, chính trị, xã hội. Hai lực lượng đối đầu nhau là những người Kitô giáo và người Hồi giáo. Chiến sự xảy ra một vùng rộng lớn ảnh hưởng tới nhiều quốc gia.
Chúng ta hãy tưởng tượng chúng ta là cư dân ở trong vùng có chiến tranh, kéo dài 200 năm, thì chúng ta sẽ nghĩ thế nào. Thiết nghĩ có lẽ chẳng ai mong muốn lịch sử lại tái diễn như vậy.
3. Giáo hoàng Bônifaciô VIII:
Giáo hoàng Bônifaciô là người tin tưởng chắc chắn quyền thiêng liêng, tối thượng của Giáo hội. Giáo Hoàng tự cho mình là có quyền gián tiếp trong lĩnh vực trần thế đối với các Vua Chúa.
Chính vì quan điểm cứng rắn này tạo ra cuộc tranh chấp với vua nước Pháp là Philipe le Bel.
Giáo Hoàng cấm các giáo sĩ nộp tiền thuế cho vua nước Anh, Pháp. Để đáp trả, vua Philippe cấm đưa tiền và vàng ra khỏi nước, trục xuất các nhân viên thâu thuế của Giáo Hoàng và các chủ ngân hàng Ý hoạt động cho Roma. Thế là thư từ qua lại tới tấp, gây nên một cuộc bút chiến.
Vấn đề trở lại vào năm 1301. Giáo Hoàng Bonifacius quay lại chống vua Philippe le Bel. Trong khi vua Pháp đưa ra tòa kết án Giám Mục Pamiers Saisset, Khâm Sai Tòa Thánh, vu cáo tội dấy loạn năm 1301, thì Giáo Hoàng đòi phóng thích, tuyên bố rút lại các đặc ân đã ban và ban hành Tông Chiếu Ausculta fili, triệu tập Công Đồng giải quyết chuyện nước Pháp. Cuối cùng vua nước Pháp tự tuyên bố là quyền bính của mình là do Thiên Chúa ban cho chứ không phải là do Giáo Hội. Giáo Hoàng lại tuyên bố: "Ta tuyên bố, quả quyết, giải thích và báo cáo rằng muốn được cứu rỗi, người nào cũng tuyệt đối cần phải phục tùng Giáo Hoàng Roma". Đáp lại, nhà Vua tự khẳng định quyền tối cao trong Vương Quốc và tố cáo Giáo Hoàng lên chức bất hợp pháp, mại Thánh và bội ước. Cuối cùng Giáo Hoàng bị bắt, rồi được phóng thích và qua đời 3 tuần sau.
Em rất mong các trường phái Tôn Giáo, bất cứ là trường phái nào, cũng đừng chính trị hóa Tôn Giáo của mình, đừng thế quyền hóa khi có chút Thần Quyền trong tay. Vị Giáo Hoàng kể trên là một cái gương cho những vị Giáo Chủ nào đó lại có ý định bắt lịch sử phải tái diễn.
4. Sự kiện ngày 11 tháng 9:
Người ta cho là có lẽ lời tuyên bố của trùm khủng bố Bin Laden: "Giết người Mỹ ở tất cả những nơi nào trên thế giới có thể", là động cơ cơ bản đã đưa đến cuộc khủng bố 11/9 tại nước Mỹ. Tuyên bố này dựa trên một giáo lệnh ban hành năm 1998 bởi Bin Laden. Chính giáo lệnh này lại là lời mở đầu phần trích dịch Kinh Koran: "Hãy giết những kẻ ngoại đạo bất cứ nơi nào ngươi tìm thấy chúng" và cuối cùng là đưa đến kết luận đó là "Nghĩa vụ của mỗi người Hồi Giáo". Tuyên bố còn nói thêm rằng "Toàn thể chức sắc suốt trong dòng lịch sử Hồi Giáo hoàn toàn đồng ý rằng, Thánh Chiến là bổn phận của mỗi cá nhân, khi kẻ thù tìm cách hủy diệt các quốc gia Hồi Giáo". Trong một cuốn băng video 2004, Bin Laden nói rằng hành động này là "Phục hồi sự tự do cho dân tộc, trừng phạt kẻ xâm lược … ". Người ta cố biện minh rằng đây là cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ác.
Kết quả là có 2999 người chết, 6291 người bị thương.
Em mong là qua phần trình bày của những sự kiện lịch sử nói trên, tuy chỉ là những sự kiện mang tính chất tượng trưng, nhưng có lẽ nó nói lên rất nhiều ý nghĩa, mà một người bình thường phải suy tư.
Sự thật các trường phái Tôn Giáo qua chiều dài lịch sử nhân loại, đã làm được điều gì thiết thực cho con người? Nếu các trường phái Tôn Giáo coi con người là mục đích để phục vụ thì có lẽ những sự kiện lịch sử nói trên đã không xảy ra. Người ta phải tự hỏi, con người là một mục đích để Tôn Giáo phục vụ hay con người chỉ là nô lệ của Tôn Giáo, là công cụ của Tôn Giáo? Người ta lợi dụng niềm tin của con người, biến con người thành nô lệ cho các đẳng cấp Tôn Giáo. Chính lịch sử Ấn Ðộ đã chứng minh điều này.
Quý vị cũng như chúng tôi, chẳng ai mong muốn làm giai cấp nô lệ, bị đối xử như thú vật … thì tại sao lại có người, có những vị chức sắc Tôn Giáo, qua quá trình lịch sử cũng như hôm nay lại có ý muốn biến con người thành những công cụ nô lệ cho mình?
Chúng ta đang ở thế kỷ 21. Bản Tuyên Ngôn của Karl Marx là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho nhân loại, cho những ai có ý định làm Giáo Chủ, làm những vị Chức Sắc.
Rõ ràng Karl Marx đã nói đúng. Lịch sử của nhân loại là một cuộc đấu tranh không ngừng, giữa những kẻ áp bức và những kẻ bị áp bức. Tất nhiên phải kể đến các Giáo Chủ, hàng Chức Sắc Tôn Giáo và tín đồ.
Mong rằng lịch sử không tái diễn.
Em xin kính chào cử tọa AX và toàn thể quý cử tọa có mặt trong buổi họp báo hôm nay.
1 comments:
"Thần Quyền"
Vậy là được ấn chứng rồi nhé ,xin chúc mừng !
Đăng nhận xét