Pages

Cuộc họp báo (15) Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp












          Niết Bàn (Nibbana) ?
                              Đ ạ o  T â m  *  Q u ả  T â m  *  T h i ề n  T ư ở n g  . . .


BỐI CẢNH
Tam Tiểu Thư cũng như mọi buổi họp báo khác, vẫn với vóc dáng lanh lẹ, khỏe mạnh, cô chạy nhanh lên những bậc thang. Cúi đầu chắp tay trước trán, chào các quý vị cử tọa, với ánh mắt linh hoạt, nụ cười hiền hậu, thái độ khiêm tốn, cô khai mạc buổi họp báo.

- Tam Tiểu Thư:
Em xin kính chào toàn thể quý cử tọa. Gần đây em đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của quý cử tọa. Đây thật là một vinh dự lớn lao cho tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp. Nhiều quý cử tọa đã nhiệt tình ủng hộ em, em vô cùng biết ơn và nguyện sẽ cố gắng hơn nữa trong công việc của mình.

Trong những ý kiến đóng góp gần đây, em xin phép chọn ý kiến của quý độc giả nặc danh. Trước khi trình bày ý kiến của quý độc giả nặc danh, em xin gởi lời cám ơn đến quý độc giả nặc danh đã đóng góp ý kiến một cách vô cùng trung thực, với lời lẽ đầy tình cảm đôn hậu và với tấm lòng của một Bồ Tát nói lên tấm lòng từ bi không bờ bến. Em vô cùng thán phục và cố gắng học theo gương của quý cử tọa. Lời nhắc nhở của quý cử tọa, đã xuất phát từ trái tim với tình cảm nhân ái "thương người như thể thương thân".

- Nặc danh: @ Lá thư từ độc giả: Khui Hụi tiếp ...

@hoa nở mùa đông:
hề hề... Bạn tặng bài thơ đó cho TTT ko khéo cô ấy mắc nghẹn đó. chứ vui vẻ gì... thế mà lại có người mỗ tay tán thưởng mới ghê chứ... thật hài hước.
- Là người tu đạo lại cứ thích làm trò mỉa mai, đá xoáy người khác cho dù người ta có làm sai, làm ác chứ đừng nói cùng là người tu đạo. Các vị từ bi quá ha... hề hề...

Chứ vậy các Ngài có thể cho tôi biết "Niết Bàn" ở đâu không ạ? haha...


- Tam Tiểu Thư:
Trước nhất em xin cám ơn quý cử tọa Hoa nở mùa đông, đã khổ công sáng tác một bài thơ để tặng cho em. Khi có điều kiện thuận lợi em sẽ đóng góp ý kiến với bài thơ của quý cử tọa Hoa nở mùa đông. Sau đây em xin đóng góp ý kiến với Nặc danh ngày 8 tháng 8.

Thật ra từ trước tới nay, nhóm CTR chưa bao giờ đề cập tới đề tài của quý cử tọa nêu ra, vì e ngại là nó thiếu tính chất thực dụng. Qua hàng nhiều trăm trang viết, nhóm CTR chỉ đề cập sơ lược các vấn đề nói chung, trong đó có một đề tài mà CTR chú ý tới nhất là làm sao để Nhập Định thành công. Trên thực tế, trạng thái Nhập Định rất dễ bị lẫn lộn với những trạng thái na ná Nhập Định như là bị Nhập (cụ thể là hồn Ma nhập), tự kỷ ám thị, thác loạn tâm lý, bị bệnh tâm thần ... Theo em nghĩ, chẳng ai tu Thiền mà muốn xảy ra bất cứ trạng thái nào không thuận lợi cho mình cả. Chẳng qua là vì người ta không hiểu rõ. Rất nhiều lần em đã từng nêu ra nhiều tác giả nổi danh thế giới bị các hồn Ma nhập vào mà không rõ hệ quả của nó ra sao. Ít nhất ở lãnh vực này, người Tây Phương có một khoảng cách về kiến thức chuyên môn rất xa so với người tu Thiền Định tại Á Châu. Cho dù vậy, ngay tại Á Châu nói chung và Việt Nam nói riêng, đại đa số người ta cũng không phân biệt được thế nào là bị Ma nhập và thế nào là đạt được trạng thái Thiền Định.

Nói tới đề tài Niết Bàn, theo em chủ quan suy nghĩ, thì nó là một cái gì đó quá xa vời đối với hầu hết mọi người, kể cả những người tu Thiền Định. Em xin lỗi trước, nếu nhận xét này không đúng với thực tế. Em thiết nghĩ, điều quý cử tọa đưa ra về vấn đề Niết Bàn, cũng là một cơ hội cho mọi người tham gia ý kiến để hiểu ít nhiều về đề tài này.

Nói theo kiểu dân gian, hầu hết mọi người như em, hoặc như
quý cử tọa ở đây thường cho rằng niết bàn là một nơi nào đó, có đời sống tốt đẹp hơn đời sống của muôn loài trên trái đất. Quả thực, suy cho cùng, từ con người cho đến thú vật, sinh vật nào cũng khổ. Chúng ta thử xem những phim đời sống hoang dã, thì thấy con vật nào cũng khổ. Do đó ai cũng mơ có một thế giới tốt đẹp hơn.

Con người qua văn thơ cũng mơ ước một thế giới nào đó:

"Ðêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế nay em chán mất rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
"


Kiều tuyệt vọng với thực tế phũ phàng, muốn tìm một đời sống khác, ở nơi khác:

"Ðạm Tiên nàng nhé có hay
Hẹn ta thì ở dưới này đợi ta
"

 

Tâm lý học, Phân tâm học, Tâm thần học cho là con người là một sinh vật luôn luôn đi tìm khoái cảm tránh né khổ đau. Đó là một nguyên lý căn bản được gọi là nguyên lý khoái cảm (Principe de plaisir). Freud cho rằng đó là bản chất của con người, có lẽ nó còn sâu thẳm hơn cả bản năng (Comportement). Xét về góc độ tâm lý học, thì khoái lạc và đau khổ là hai mặt cực đoan của đời sống tình cảm con người. Chúng trói buộc với nhau và sống với nhau suốt đời. Thần tiên không giải quyết nổi.

Với tác giả Rank thì Thiên Đường là thời gian hạnh phúc sống trong bụng mẹ. Nói cách khác đó là đời sống ở trong tử cung của người mẹ. Con người luôn luôn nhớ nhung như một nỗi nhớ nhà, lúc nào cũng tìm cách để phục hồi, quay về trong bụng mẹ. Không có gì đau đớn như nỗi kinh sợ khi phải sanh ra đời, phải đi ra khỏi căn nhà an toàn chính là cái thân của người mẹ. Bụng mẹ là một Thiên Đường, nơi ấy tất cả mọi thứ đều được nhận lãnh mà không cần phải đòi hỏi. Việc sanh ra đời có nghĩa là bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng.

Về mặt chính trị, các chính trị gia khi tranh cử thường hứa hẹn một đời sống tốt đẹp hơn, một xã hội công bằng hơn … Chúng ta còn nhớ đến bài hát Quốc Tế ca: "Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa, bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình … chế độ xưa ta nên phá sạch tan tành, toàn nô lệ vùng đứng lên đi ..."

Tôn Giáo cũng chẳng khác gì các bộ môn vừa nêu ở trên.

Có những trường phái cho con người là một Tiểu linh quang. Nếu biết tu tập theo trường phái này một cách nghiêm chỉnh, thì sau này sẽ sát nhập với khối Đại linh quang.

Một trường hợp điển hình khác là Thánh Nữ Theresa Avila của trường phái Công Giáo. Trong nhiều buổi chiêm nghiệm, Thánh Nữ đã gặp được các Thiên Thần và Chúa … Như vậy mục đích coi như đã đạt được.

Theo như Kinh Thánh, thì vườn địa đàng là một dạng Niết Bàn. Vì lý do nào đó con người đã bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng. Người ta cho là vườn Địa Đàng được mô tả trong kinh thánh nằm ở giữa hai dòng sông của nước Irac.

Trường phái Phật Giáo Tịnh Độ của tổ Tuệ Viễn người Trung Quốc, thì có mô tả cõi Cực Lạc như một dạng Niết Bàn của trường phái này. Cõi Cực Lạc được quản lý bởi một vị Phật là Ngài A Di Ðà. Vẫn theo những tài liệu này, thì cõi Cực Lạc giống như một tiểu bang của hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, đời sống ở đây có vẻ dễ chịu giống như quận Cam. Vị thống đốc ở đây chính là vị Phật A Di Ðà. Chúng ta đừng quên là có nhiều cõi cực lạc chứ không phải là một (dạng giống như nhiều tiểu bang ở tại nước Mỹ) và cũng có nhiều vị Phật quản lý … Quý cử tọa có thể tham khảo những vấn đề trình bày tóm lược ở đây về cõi Cực Lạc trên những trang web như Bi Hoa kinh … và nhiều kinh sách khác nữa. Những trình bày này chỉ đóng góp như là những thông tin, không hề hàm ý bảo vệ hay bài bác một cái gì đó. Trong thế giới phẳng ngày nay, tất cả mọi người đều có thể truy cập thông tin nhanh chóng trên những trang web. Ðể mang tính chất công luận cao, em xin giới thiệu trang web Phật Pháp Chân Thật để quý độc giả tham khảo thêm … Để tránh hiểu lầm, em xin nói ngay em là người của tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp. CTR blog của em là sự thật không che đậy, không liên quan gì đến các trang web khác.

Qua phần trình bày ở trên, quý cử tọa có thể thấy khái niệm Niết Bàn là một khát vọng tự nhiên của con người ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào và bất cứ lãnh vực nào. Cải thiện cuộc sống để có một cuộc sống tốt đẹp hơn là khuynh hướng tự nhiên muôn thuở của nhân loại.

Chính nhu cầu đã đẻ ra kỹ thuật. Chúng ta có thể quan sát thấy hiện tượng này ở mọi lĩnh vực. Chắc người ta không thể ngờ được rằng khi chiếc xe hơi đầu tiên xuất hiện trên đường phố, phải có người đi trước và đi sau để báo hiệu một vật có thể tự di chuyển. Vào thời điểm đó người ta không thể tin được là có một cái máy gì đó mà có thể tự hoạt động một mình, không cần sức người, không cần sức gió, không cần sức ngựa … Rõ ràng cái máy này của ma quỷ.

Niết Bàn cũng không ngoại lệ. Đó là một sản phẩm của nhu cầu thực tế. Tiến trình tu Thiền Định thực sự bắt buộc phải tiến tới Niết Bàn. Hẳn nhiên mọi người đều biết trường hợp của Ngài Sakya Muni: Qua tiến trình triển khai các bước Thiền Định, thì rõ ràng Thiền Vô Sắc chưa phải là cái đích cuối cùng. Do đó, song song với các lớp Thiền Định, Ngài Sakya Muni phát hiện ra việc đạt được Đạo Tâm và khi ý thức được việc này thì gọi là Đạo Quả. Từ ngữ chuyên môn gọi là Siêu Thế Tâm.

Phần trình bày vừa xong, em không hy vọng là tất cả mọi người có thể nắm được vấn đề, vì chúng ta đi tắt qua quá nhiều lớp Thiền Định và kiến thức về việc chia chẻ các Tâm, Tâm Vương, Tâm Sở.

Em xin phép thử trình bày thêm một chút, hy vọng có thể làm sáng tỏ vấn đề:

     Phật Giáo Nguyên Thủy chia  

     Thiền Định ra làm hai phần:
 

1. Dùng Kỹ Thuật Thiền Định, làm cho Tâm đứng im. 
2. Quán Tưởng khi Tâm đã đứng im. 

Quán Tưởng cái gì? Về đề tài Niết Bàn, người tu Thiền Định Quán Tưởng 3 vấn đề cơ bản:  
Vô Thường / Vô Ngã / Khổ Não. Người ta cho là nếu Quán Tưởng 3 vấn đề này cho đến khi vỡ lẽ, thì Chứng được cõi Thiền Niết Bàn.

Ðiều em sắp nói sau đây rất mong quý cử tọa quan tâm: 


Nghiệp chi phối ở cảnh Dục Giới
Trí Tuệ chi phối ở Siêu Thế Giới

Rất mong quý cử tọa ghi nhớ điều này. Em cũng biết đây là một điều phức tạp và gây chán ngán cho quý cử tọa. Tuy nhiên, muốn hiểu được câu hỏi của quý cử tọa nêu trên, bắt buộc chúng ta phải có những kiến thức tối thiểu về vấn đề liên quan đến Niết Bàn. Theo Phật Giáo Nguyên Thủy, thì con người có 10 Phiền Não kể sau:

* Thân kiến / Nghi
/ Giới cấm thủ.
* Dục ái / Sân.
* Sắc ái / Vô sắc ái.
* Mạn / Trạo cử / Vô minh.

Trong kinh điển thường đề cập đến bốn Quả Vị mà người tu phải nhắm đến trên đường Giải Thoát, đưa đến Niết Bàn. Các Quả Vị nầy được xem như là các dấu mốc hoặc các chặng đường trên hành trình thanh lọc Tâm ý, tiêu diệt 10 Phiền Não kể trên. 


     Bốn Quả Vị là:

Dự lưu (Sotàpanna, Tu đà hoàn)
Diệt trừ được 3 Phiền Não đầu tiên: Thân kiến, Hoài nghi và Giới cấm thủ.
Nhất Lai (Sakadàgàmi, Tư đà hàm)
Diệt trừ được 2 Phiền Não kế tiếp là: Dục ái và Sân một cách đáng kể. 
Bất lai (Anàgàmi, A na hàm)
Diệt trừ được 2 Phiền Não kế tiếp: Sắc ái và Vô sắc ái. 
Alahán (Arahat, Ứng Cúng)
Diệt trừ được những Phiền Não còn lại.

4 Quả Vị còn được gọi là Đạo Tâm

Khi nhận thức được Đạo Tâm hay Quả Vị này thì gọi là Quả Tâm.

     Tiến trình của người 
     muốn Chứng Niết Bàn

- Đầu tiên phải Nhập Định để có Nhất Tâm.
- Khi đã ở trong trạng thái Nhất Tâm thì Quán 3 vấn đề: 


* Vô Thường / Vô Ngã / Khổ Não

Tu Thiền Tưởng: là tên gọi của cách tu tập này. 
Diễn tiến của lộ trình Tốc Hành Tâm (Javana) như sau:
 

* Chuẩn Bị > Cận Hành > Thuận Thứ  > Chuyển Tánh > Ðạo > Quả.
 

Để hiểu rõ về quán sát Danh (Tâm) là một việc rất phức tạp. Chỉ cần nói đến một cái Tâm thôi thì nó phải được tìm hiểu ở nhiều góc độ. Ít nhất 6 vấn đề phải quan tâm tới khi tìm hiểu về một cái Tâm:

1. Tâm này là Tâm Vương hay Tâm Sở?
2. Cảnh Giới: Tâm này thuộc Cảnh Giới nào?
3. Tâm này Thiện hay không Thiện. Có thể là: Bất Thiện Vô Nhân Tịnh Quang …
4. Ở góc cạnh Tái Sinh: là Tâm Dị Thục hay Duy Tác.
5. Căn Nhân là: Hữu Nhân hay Vô Nhân.
6. Tâm này còn câu hữu với những Tâm nào?

Nói tóm tắt, trên con đường tiến tới mục đích Niết Bàn, thì có 3 vấn đề phải tách riêng ra.

1. Việc kỹ thuật tu Thiền Định qua các lớp Thiền Định là một việc riêng, chỉ nhằm mục đích duy nhất là làm cho Tâm định có nghĩa là Tâm đứng im, có nghĩa là đạt được Tốc Hành Tâm.

2. Phải ý thức được có 10 Phiền Não cơ bản đã kể ở trên, để đạt được Đạo Tâm, Đạo Quả mà đã giải thích ở trên.

3. Ba vấn đề cần Quán Tưởng (từ ngữ phổ thông gọi là Tam Pháp Ấn) mà ở đây chúng ta không thể đi vào chi tiết, vì quá dài dòng và phức tạp. Tam Pháp Ấn là Vô Thường, Vô Ngã, Khổ Não … Em xin nhắc sơ chúng ta đừng quên, Phật Giáo Nguyên Thủy có hai trường phái Hữu Ngã và Vô Ngã. Việc tóm tắt một tài liệu khá phức tạp, là những cuốn luận Hữu Ngã và Vô Ngã của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy về vấn đề Niết Bàn, là một việc làm em thiết nghĩ quá mạo hiểm.

Nói tóm lại, 3 vấn đề này phải được thực hiện song song, nếu ai đó có ý định tiến về mục đích là Niết Bàn.

Bây giờ chúng ta có thể tiếp cận ít nhiều với đề tài Niết Bàn, mà như quý cử tọa đã nêu ra trong tinh thần đóng góp.

Dường như ngài Sakya Muni từ chối không định nghĩa Niết Bàn là gì. Theo nguyên ngữ thì Niết Bàn có nghĩa là, ở dạng phân từ quá khứ, một "ngọn lửa" nào đó được hiểu ngầm, được dập tắt, thổi tắt. Người Trung Quốc sử dụng nhiều từ ngữ để mô tả như: Bất sinh, diệt tận, tịch diệt … Có thể hiểu như là "ngọn lửa phiền não" đã được dập tắt. Niết Bàn được coi như là cứu cánh cuối cùng của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy; nơi mà thiếu vắng sự sinh, thành, hoại, diệt và cũng không còn chỗ đứng cho tham dục, sân, hận, si, mê.

Xin khẳng định định với quý cử tọa nặc danh rằng Niết Bàn chắc chắn không có một vị trí địa lý.

* Tự Tánh của Niết Bàn An Tịnh và như vậy là chỉ có một.
* Theo kinh nghiệm trước sau khi chết thì Niết Bàn được coi là hai.
* Niết Bàn được hiểu như là sự tận diệt của Ngũ Uẩn Phiền Não.

Làm sao chứng ngộ được Niết Bàn? Ngoài tiến trình kể trên, Niết Bàn được chứng ngộ bởi Trí Tuệ (chính bản thân ngài Sakya Muni chứng ngộ được Niết Bàn trong khi Nhập Định, nhờ sự Minh Triết của Định Tâm, chứ không phải là Trí Tuệ thế gian bình thường).

Em hy vọng những phần trình bày trên đây, đáp ứng được phần nào, ý kiến đóng góp của độc giả Nặc Danh, về câu hỏi là Niết Bàn ở đâu. Ðể minh họa tiếp, làm sáng tỏ vấn đề thêm nữa, em xin lấy một mô hình điển hình, mà người ta thường mô tả về Niết Bàn, bằng hai thí dụ sau:

1. Khi có một chất đốt và oxygen, đủ những điều kiện thì thành ngọn lửa. Nói một cách khác, ngọn lửa là có, cứ có đủ điều kiện thì ngọn lửa xuất hiện.
2. Cứ có đủ bộ phận ráp vào thì thành một chiếc xe.

Trường hợp Niết Bàn cũng vậy, căn cứ vào phần mô tả ở trên:

1. Có một Thực Thể nào đó tu Thiền Định.
2. Thực Thể đó diệt được 10 Phiền Não, đạt được 4 Quả Vị, gọi là Đạo Tâm, biết được việc này gọi là Đạo Quả.
3. Lấy đối tượng Quán Tưởng là 3 Pháp Ấn: Vô Thường, Vô Ngã, Khổ Não.

Nếu tất cả 3 yếu tố kể trên đạt được chất lượng cần đủ , thì Niết Bàn sẽ xuất hiện.

Tưởng cần phải nhắc lại, Niết Bàn chỉ có ở những người tu Thiền Định bất cứ ở trường phái nào, miễn đạt được những yêu cầu cần đủ nói trên.

Người tu theo trường phái của ngài Tuệ Viễn gọi là Tịnh Độ, thì chỉ có cõi Cực Lạc, không liên quan gì tới Niết Bàn. Một điều dễ giải thích, vì không đạt được 3 yếu tố kể trên. Thật sự họ không nhắm tới mục đích Niết Bàn, mà họ nhắm tới thế giới Cực Lạc của ngài Tuệ Viễn. Quý vị thử suy nghĩ sẽ thấy điều này cũng hợp lý thôi.

Với rất nhiều trường phái khác, thì Niết Bàn không có chỗ đứng trong cách tập luyện của từng trường phái một. Thí dụ như Ðại Thừa Phật Giáo, với quan điểm Bồ Tát Đạo, thì Niết Bàn không được đề cao. Vì Bồ Tát phải hoãn lại việc nhập Niết Bàn, để đợi toàn bộ chúng sanh được Giải Thoát.

Ðể kết luận, em chủ quan nghĩ rằng, Niết Bàn là một trạng thái An Tịnh, vắng bóng các Phiền Não. Nó chẳng ở đâu, nhưng có lẽ vì vậy mà ở tất cả mọi nơi. Khi mình Tương Ưng thì nó sẽ hiện hữu.

Em xin chân thành cám ơn quý cử tọa Nặc Danh, Hoa nở mùa đông, Diệu Minh, Tây Ðộc, Tào lao xịt bụp, holo, hổ nước tương, hoa sen trăm đóa …

Trân trọng kính chào toàn thể quý cử tọa.



3 comments:

Kính thưa TTT cùng nhóm CTR!
Cám ơn TTT có lời khen nhưng tôi không dám nhận, trái lại còn cảm thấy xấu hổ. Tôi chưa từ bi đến mức thế đâu.

Bình thường tôi không hề tham gia, bàn luận,đấu tranh phê phán một tôn giáo nào, một pháp môn nào. Tôi có pháp môn, tôi tu theo pháp môn của tôi, người khác có pháp môn và tu theo pháp môn của họ. Tôi biết CTR Blog này cũng khá lâu, CTR Blog nói chuyện về HSTD từ những ngày đầu của Blog nhưng ko hề can thiệp, chỉ có điều gần đây có quá nhiều người có lời lẽ không hay thậm chí là xúc phạm đến HSTD. Nếu các vị không theo thì thôi chẳng ai bắt các vị phải theo. Có chuyện cá nhân nhưng lại vơ đũa cả nắm về HSTD, về Ông Thầy Tibu... nên tôi mới có những lời lẽ như vậy.

Tôi biết "Niết Bàn không phải là cái gì có thể miêu tả bằng giấy trắng mực đen hay nhận thức bằng lý trí". Tôi chỉ hỏi vậy là để những người Phán về "Tịnh Độ" như thể là mọi chuyện đang rành rành trước mắt họ. Khi mà họ ko tập theo, hay chưa đạt được.

TTT có nói:
"- Dự lưu (Sotàpanna, Tu đà hoàn):
Diệt trừ được 3 Phiền Não đầu tiên: Thân kiến, Hoài nghi và Giới cấm thủ."
Nên những người mà Ông Thầy Tibu xác nhận họ đã vào "Tu Đà Hoàn" thì cũng mong các vị biết là vào "Tu Đà Hoàn" thì vẫn còn 'Tham, Sân, Si" như thường. Xin đừng lôi hai chữ "Thánh Tăng" ra mà trêu đùa, giễu cợt, mỉa mai...

Tôi ko tập theo CTR nhưng cũng biết qua qua mục đích cách tu tập của CTR là thực hành thiền định trước tiên là nhằm rơi rụng dần các bất thiện tâm (trong mấy trăm tâm) thông qua các đề mục mang tính biểu trưng của cái thiện, cái từ bi... (QTABT, Đức Mẹ Maria...). Mục đích đó có thể sẽ giống với PGNT nhưng các đề mục trong Thiền Nguyên Thủy được đưa ra sao cho phù hợp tâm tính của hành giả. nên có thể nói về đường đi chưa hẳn đã giống nhau, nhưng mục đích có lẽ vẫn là một.
CTR có cách tu tập riêng của CTR. HSTD có cách tu tập riêng của HSTD.

Nhân đây tôi xin hỏi tiếp chuyện của Ngài Mục Kiền Liên (MKL) cứu mẹ. Theo Kinh sách thì Ngài MKL đệ nhất Thần Thông nhưng cũng bó tay ko cứu được. Vậy Sau bài Kinh đó là thật hay giả? Tức là đoạn Ngài MKL nhờ Đức Phật và tăng đoàn giúp mẹ Ngài. Nếu CTR không chấp nhận chuyện "hồi hướng" mà chỉ thừa nhận chuyện "ai làm người đó chịu" thì có bình luận gì về chuyện này? Kết quả Mẹ Ngài MKL ra sao?
Tôi nghĩ nó điều này nó liên quan đến việc "độ tử"..

Tôi không biết gì về lý luaanjm lịch sử Phật giáo. Nhưng nghe nói là ai đạt được thành tựu sẽ vô ngã... Vậy mà ở đây thấy có người đạt được này nọ, có "màn tivi" mà vẫn đôi co câu chữ, hơn thua, bênh vực kẻ này,trách vấn kẻ kia cũng chẳng biết là sao nữa.
Có người soi được tiền kiếp rồi này nọ với ông tổng quản, nhưng khi về HSTĐ soi chuyện đức Phật thì sai toét, phải "để xem lại" vì chưa đúng ý thầy, vậy những cái soi khác liệu có đúng, hay là khi thầy bảo đúng là đúng, sai là sai? Liệu đây có phải là kết quả tu tập theo pháp nhà Phật. Trước kia đích thân Phật chỉ dậy có được mấy người thành Phật, nay số lượng người thành nọ kia liệu có nhiều hơn số Phật kia không nhỉ. Vậy phải chăng thầy này hay hơn Phật?
Xin được chỉ giáo.
Khách qua đường.

Tui thì có ý nghĩ như vầy: do đây là trang blog nên ai cũng có quyền tham gia ý kiến của mình một cách bình đẳng. Thế nên bạn nặc danh cũng đừng chạnh lòng bênh vực HSTD và các bạn khác cũng đừng bực mình khi thánh tăng coi kiếp sai tè le về Tổng Quản. Vấn đề quan trọng theo tui là chúng ta cần biết đâu là sự thật vì đó là quyền lợi chính đáng khi mình bỏ thời gian công sức và cả tiền bạc ra để theo một ông thày nào đó. Ai muốn tu pháp môn gì thì tùy ý, nhưng câu hỏi là liệu cái pháp môn mình đang tu đó có dẫn mình đến kết quả tốt đẹp như mình mong ước hay không, là một câu hỏi thông minh. Giá trị đúng sai của pháp môn cần phải qua thử thách. Vàng thật sẽ không sợ lửa. Tui đọc CTR blog học hỏi được rất nhiều vì đây là nơi comment không cần phải khen ngợi, tâng bốc hay lấy lòng mấy ông giáo chủ.

Đăng nhận xét