Pages

Bên lề cuộc họp báo (13) Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp


BỐI CẢNH
Ðịa điểm trao đổi là một tiệm cà phê bình dân ở một đường phố Sài Gòn. Trong cuộc trao đổi này gồm có 3 người: Tam Tiểu Thư, 2 ì ạch, Nặc Danh 31 tháng 7.

- Tam Tiểu Thư:
Em xin kính chào toàn thể quý vị, thật là hân hạnh được trao đổi với quý vị bên lề cuộc họp báo 13, tại một địa điểm, mang đầy tính chất điển hình của thành phố Sài Gòn. Tất nhiên Sài Gòn là tình cảm nằm trong trái tim của người dân miền Nam.

Em xin mời quý 2 ì ạch.
- 2 ì ạch (08:31 Ngày 31 tháng 7 năm 2013 @ cuộc họp báo 12)
@ thuancali: tui cũng phái nhứt ông nói tui "phái" đó nghe. Hờ...hờ... nghe cái từ đó nó gần gũi và thân thương (tui bình dân học dzụ mà). À, mà cuộc họp báo số 13 mới đây, cô 3T trả lời tui chưa thoả dạ ông à. Mình là bình dân học dzụ, nên muốn nghe cái gì như cú đờréc vậy (nói thiệt cha nó ra là tui dốt quá, nên chậm hiểu lắm) tui sẽ hỏi lại nữa cho tới khi nào cô 3T hết kiên nhẫn la lên "thâu thâu, tui chịu hết nẫu ông rầu, ông thuộc cái loại "ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo", dai như cái giẻ rách dzậy, thâu ông dzìa đi......tu đi cho tui nhờ". Hờ...hờ nói dzui chút chơi chớ cô 3 đẹp gái, nết na, kiên nhẫn thì....có thừa, có đâu lại ăn nói như dzậy fải ko. Rất hân hạnh được quen biết với ông!

- Tam Tiểu Thư: Kính thưa quý 2 ì ạch! Em xin phép được nhắc lại một lần nữa. Với khẩu hiệu: 

"Sự thật không che đậy" và  "có một không hai, có hai chết liền", thì đây là trang blog của những người như em như quý vị đang ngồi ở đây.

Ðây là trang blog của giới bình dân dân giã, nơi mà ai cũng mong muốn trình bày những quan điểm liên quan đến vấn đề tiến hóa tâm linh một cách trực tiếp. Em xin góp ý với quý 2 ì ạch thế này: Đôi khi một số trường phái nào đó biết tâm lý chúng ta mong muốn cái gì cũng "bình dân học dzụ" và nghe cái gì cũng "đờréc" … (mà chuyện này cũng phải thôi, vì dường như là đó là bản tánh, thật thà, chất phác … và đôi khi hơi nóng nảy của người dân miền Nam chúng ta). Thêm vào đó có lẽ tại thời tiết Sài Gòn nóng quá!

Nắm được tâm lý này, nhiều trường phái (em xin lỗi trước) lợi dụng tâm lý nhẹ dạ của chúng ta đã cài đặt cho chúng ta những phần mềm ảo, một chương trình đã lỗi thời, đi ra ngoài tri thức luận lành mạnh. Rất có thể vì lý do đó, cho nên những trường phái mê tín, dị đoan mới có sân chơi phù hợp để phát triển.

Em lại xin lỗi một lần nữa quý 2 ì ạch, trong một tài liệu nào đó mà em đã quên mất, người ta có một câu nói sau đây: "chúng ta không thể tiếp cận một bộ môn nghiêm chỉnh bằng những thú vui nhẹ nhàng" .

Em rất mong được quý 2 ì ạch tiếp tục đóng góp ý kiến, để chúng ta cùng thảo luận, để chúng ta tạo được mối giao lưu như ngày hôm nay với quý Nặc danh 31 tháng 7 và Thuancali.

Em xin cám ơn quý Nặc Danh 31 tháng 7 đã nhiệt tình viết một bài rất dài, đúc kết những tư tưởng căn bản nhất, nền móng nhất của vấn đề. Em thiết nghĩ điều quý cử tọa Nặc danh đã đóng góp dường như quá đầy đủ, không còn gì để bổ túc thêm. Chính em cũng học hỏi được rất nhiều từ quý Nặc Danh.

Em cũng xin cám ơn quý Thuancali đã nhắc nhở mọi người để làm sao có thể tìm được chìa khóa trên con đường tiến hóa. Em xin nhắc lại những câu viết tuyệt vời để chúng ta cùng có cơ hội được biết.

"... Open your eyes, Open your mind, Open your thoughts ..."
"... The key is inside you, To open your mind ..."  

"... Erase all the borders ..."
 

Cũng có thể có quý vị độc giả không có thì giờ để quan tâm đến tiếng Anh, do đó em xin phép phỏng dịch. Em xin thưa trước, người ta thường nói "dịch là phản bội":

"... Hãy mở mắt chúng ta ra, mở tinh thần, mở tâm trí …" 
"... Chìa khóa nằm trong chính ta, để mở tâm trí, để mở tinh thần của ta "
"... Hãy xóa đi mọi biên giới "

Vâng đúng vậy. Thay đổi một thói quen, thay đổi một tập tục, thay đổi ý nghĩ … là một việc vô cùng khó khăn. Ta có thể lấy thí dụ, người hút thuốc lá ghiền nicotin có lẽ thì ít, những có lẽ hút thuốc lá là một thói quen trong những lúc tinh thần căng thẳng, giải tỏa stress hơn là một tác động vật lý … Em nghĩ vậy không biết có đúng hay không.

Em cũng biết quí vị muốn cái gì "đờréc", nhưng việc này thật khó thực hiện vì nó đòi hỏi chúng ta một số kiến thức không thể thiếu được, nếu chúng ta có ý định nghiêm chỉnh mong muốn có ngày các khổ đau buồn phiền khô cạn.

Em xin trao đổi lại những vấn đề mà quý cử tọa trước quan tâm tới.

Ðó là vấn đề tình hình hiện tại của thân nhân mình, một khi đất nước Cực Lạc không có, vị Phật A Di Ðà không có.

Em xin nhắc lại, theo quan điểm Phật Giáo thì có một số
định luật, là những định luật Khách Quan của Thế Giới Tự Nhiên như: "Người đẻ ra Người, cây Chanh sanh ra trái Chanh …". Những Thực Thể giống nhau gặp nhau … Dù bất cứ Thực Thể đó là ai, dù là một vị Phật, dù là một chư Thiên, dù là một Súc Sanh … đều phải chấp nhận những quy luật khách quan này chi phối. Thần Thông nằm "dưới" quy luật Khách Quan, chứ không phải "trên" quy luật Khách Quan. Ta lấy một thí dụ có tính chất điển hình. Theo như truyền thuyết thì Khổng Minh biết trước nhà Hán sẽ thất bại, biết trước mình sẽ chết, có lập đàn để kéo dài tuổi thọ … Biết trước thì biết trước, dù Khổng Minh có tài ba cách mấy thì nhà Hán cũng thua trận, Khổng Minh lập đàn cũng gặp sự cố … Một người mở Nhãn thực sự, thường xuyên biết trước những việc sẽ xảy ra, những việc bất lợi cho mình … nhưng không tránh được, việc xảy ra vẫn cứ xảy ra.

Em xin trình bày sơ lược những khái niệm dân giã về định luật Tương Ưng.

Chính chúng ta quan tâm tới vấn đề tu Thiền Định, do đó 3 chúng ta mới gặp nhau ở tại một quán nước Sài Gòn.

Tương Ưng có nghĩa là tương thích, phù hợp với nhau. Người Pháp có câu nói "Cha nào con nấy, nồi nào vung đó".

Em lại lấy một thí dụ khác. Chúng ta thường sử dụng máy bộ đàm trong công việc nghề nghiệp như máy Uniden. Qua thao tác máy này, em xin trình bày hai định luật, đó là định luật Tương Ưng và định luật Nhân Quả.

Khi chúng ta mở màn hình LCD, thì nó cho chúng ta nhìn thấy tần số. Chúng ta có từ tần số 1 cho đến số 22. Ðể hai máy có thể giao tiếp với nhau, chúng ta cần phải điều chỉnh tần số giống nhau của hai máy. Thí dụ máy số 1 là 22 thì máy số 2 cũng phải 22. Nói chung, muốn giao tiếp với nhau thì hai tần số phải giống nhau. Hiện tượng này trong Phật giáo gọi là định luật Tương Ưng.

Mỗi khi chúng ta muốn nói chuyện với nhau, thì chúng ta phải bấm vào nút talk, khi buông nút talk ra, thì chúng ta nghe lời nói của người đang đối thoại. Thao tác này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi nói chuyện. Nghĩa là, cứ bấm nút talk thì nói chuyện được, buông ra là nghe. Những thao tác này trong Phật Giáo gọi là Nhân và Quả, định luật Nhân Quả. Nhân là bấm nút talk, Quả là nghe được ở phía bên đang đối thoại. Trong khoa học, thực nghiệm là một hiện tượng rất cần thiết để kiểm chứng các lý thuyết. Trong đời sống hằng ngày, có đầy rẫy những hiện tượng Nhân và Quả. Chúng ta đi xe hơi thì Nhân là đút chìa khóa vô ổ khóa, Quả là nổ máy xe. Ðịnh luật này không phải được tất cả mọi người công nhận trong hiện tượng nguyên nhân đầu tiên không giải thích được. Thí dụ: Việc hình thành trái đất, hoặc chúng ta đút chìa khóa vào để đề máy, nhưng không phải lúc nào máy cũng nổ.

Chúng ta quay lại một người chết khả năng sẽ đi về đâu. Theo quan điểm của trường phái Hữu Ngã, nghĩa là có một cái Tôi, thì một con người có thể được mô tả với những phần chánh như sau.

Có một cái Tôi di trú từ kiếp này qua kiếp khác, thường hằng:
* Số lượng Tâm: Hằng trăm Tâm.
 
* Số lượng Sắc: Vài chục Sắc. 
* Nghiệp Lực: Nghiệp Lực tích cực, tiêu cực, lưng chừng …

Một người có khả năng đến cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc phải hội đủ những yếu tố sau đây:
1. Có một cái Tôi thường hằng.
2. Có Tâm Vương là Sơ Thiền Hữu Sắc.
      - Có 5 Thiền Chi.
      - Có 35 Tâm Sở (Thiện, Dị thục, Duy tác). [7 Nhất Thể Biến Hành Tâm + 6 Biệt Cảnh Tâm Sở:           13 + 22 Tịnh Quan Tâm Sở (trừ 3 tiết chế Tâm) = 35]. 
3. Số lượng Sắc: Dưới 28 (khoảng 23).
4. Tình trạng Nghiệp Lực: Mỗi cá thể đều rất khác nhau.

Em vừa trình bày một mô hình mẫu; đó là những yêu cầu cho bất cứ cá thể nào có ý định thường trú tại cảnh giới Sơ Thiền Hữu Sắc tham khảo.

Do đó, quý cử tọa 2 ì ạch có thể tự suy ra, mà em thiết nghĩ cũng khó mà có thể suy ra về cấu tạo Tâm, cấu tạo Sắc … của số lượng quá đông thân nhân. Em thiết nghĩ, người Trung Quốc thường nói: "Họa hổ, họa bì, nan họa cốt. Tri nhân, tri diện, bất tri tâm", người Việt Nam thường nói "Sông sâu còn có kẻ dò …"

Do đó, một người như chúng ta thì khó có thể biết thân nhân quá cố của chúng ta ở đâu, đi về đâu, đang làm gì … Thực tế, chúng ta còn chưa biết nổi chính bản thân mình trên bước đường tu Thiền Định, chúng ta có cơ may tiến hóa lên một cảnh giới cao hơn nữa hay không.

Nếu chúng ta đồng ý phần nào những trao đổi nói trên, thì quý vị có thể thấy việc can thiệp vào Nhân Quả, Nghiệp Lực, định luật Tương Ưng … là một việc không thể thực hiện được vì nó sai với quy luật của thế giới tự nhiên. Kể cả Thượng Ðế nếu có hiện hữu, thì Ngài cũng phải chấp nhận sự chi phối của các định luật mà do chính mình đặt ra. Mặt khác, chính những định luật khách quan là Thượng Đế.

Em hy vọng những điều trình bày vừa xong, đáp ứng được phần nào mà quý 2 ì ạch chưa thỏa dạ. Em xin chân thành cám ơn quý vị đã theo dõi buổi trao đổi. Em rất mong trong tương lai quý 2 ì ạch sẽ đóng góp ý kiến nữa cho trang CTR blog.

Quán cà phê tấp nập khách ra vào. Ánh đèn đường đã bật sáng. Thời tiết buổi chiều nhiều gió, báo hiệu cơn mưa sắp đến. Tiếng nhạc trong quán đang vang lên giai điệu dễ thương của bản nhạc quảng cáo Nescafé: 


"... Open your eyes, Open your mind, Open your thoughts ..."
"... The key is inside you ...



1 comments:

"...theo quan điểm Phật Giáo ... dù là một vị Phật, … đều phải chấp nhận những quy luật khách quan này chi phối."
Kính chào Tam Tiểu Thư(TTT), em có thắc mắc chổ này, em nghe trong kinh nói rằng ngài sakya Muni có thể kéo dài thêm 1 kiếp sống nếu ngài muốn mà?! còn ví dụ về ông Khổng Minh, em nghĩ rằng(hi hi) chắc ổng không học theo phương pháp của ngài Sakya Muni nên mới thế(hi hi).
Dạ em chắc cũng chậm hiểu giống như anh 2 ì ach, đọc bài trên không biết mình hiểu có đúng không?!(đúng theo ý của TT muốn truyền tải đến người đọc.)
Em đọc trên mạng các thầy giảng như là: " Tu là chuyển nghiệp", vượt qua nhân quả, làm chủ nhân quả..v.v..
Dạ, em muốn hỏi nhiều, nhưng bị type bị mất 2,3 lần phải viết lại.
Em cũng thuộc dạng ngại đưa ý kiến lên các diễn đàn, thấy blog này TTT vui vẻ nên em bạo dạn 1 chút hi hi.
Chào TTT

Đăng nhận xét