Pages

Lá thư từ độc giả 5: KHUI HỤI Tiếp ...



          Khui Hụi * Tịnh Độ * Nhân Quả
                     . . .  c u ộ c  t u  h à n h  b a y  v à o  b a y  r a  &  n g u y ệ n  . . .


Kính thưa quý độc giả của CTR blog,

CTR tiếp tục nhận được một lá thư từ quý
độc giả nickname Ruoinhua. Chắc hẳn quý vị còn nhớ, đây là tác giả bài viết: "Khui Hụi". Bài viết này cho đến hôm nay đã có 414 lượt truy cập và 25 comments, và dường như vẫn còn tiếp tục nhận được quan tâm của quý độc giả gần xa. Hôm nay, CTR xin đăng tải toàn bộ lá thư thứ hai do Ruoinhua gởi đến.

Kính mời quý vị cùng theo dõi:


.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

Xin kính chào quý độc giả đang theo dõi đề tài KHUI HỤI.

Ruoinhua mới đọc được một phản hồi về bài viết "Khui Hụi" rất hay của TLT trên đạo tràng HSTĐ. Với tinh thần muốn tìm hiểu sự thật, TLT đã đưa ra nhiều câu hỏi rất sâu sắc, khách quan, và những thông tin này ít nhiều có liên hệ đến CTR blog. Do đó xin TLT hoan hỉ cho phép RN được trích dẫn bài viết này gởi đến CTR. RN tin rằng những gì TLT thắc mắc, nó cũng là thắc mắc chung của nhiều người; trong đó có bản thân RN.


Bài viết của TLT như sau:

KHUI HỤI TỊNH ĐỘ - LUẬT NHÂN QUẢ

Con thuộc loại "thực dụng” nên hay théc méc,

Hôm trước thì con thấy tình hình an ninh có vẻ "ngầu ngầu“ quá nên con “sợ sợ” không dám viết.

Nhưng hôm nay thì hình như con hơi … khùng khùng, nên con viết và hỏi luôn ạ.

Nếu đứng về khía cạnh Cá nhân riêng biệt thì khi đọc “khui hụi” này, thì sẽ thấy sự đụng chạm và nó lên tột đỉnh khi Cá nhân được nói đến có Chức vị (nói theo đời, còn nói theo đạo là Quả vị).

Có điều là mình thấy trên web CTR và cũng có ở HSTD - tấm hình của 1 cô gái “trần trụi” đang ATCNDTM để nói lên chân lý “Sự Thật”.

Nhưng có lẽ vì sự “trần trụi” vẩn còn da thịt, nên vẫn còn “cảm giác” của dây thần kinh dưới da, tùy theo nhìn nhận của từng người về mức độ của “Sự thật”.

Mức độ cảm giác chắc sẽ không còn khi người tu (cao đến độ) - tấm hình cô gái chỉ còn là hình … bộ xương, thì lúc đó chắc sẽ không có ai cảm giác gì.

Tất nhiên Bác Sơn Alahán và Chú Tibu Bồ Tát, không bao giờ trách đệ tử cả vì các Ngài cũng biết trước chuyện gì sẽ xảy ra.

Và thôi vậy! Cho con xin lỗi - được “bỏ qua” về Chức vị cá nhân, để nhìn vấn đề rõ ràng cho rõ ràng hơn.

- Từ bài của anh HHDL nói về Bác Sơn, Tịnh Độ, mà tụi con mới có các bài pháp Tịnh Độ của Thầy, và về những điều Thầy biết về cách hành Pháp (không biết dùng chữ nào khác) của Bác Alahán.

Như vậy thì Bác Alahán tuy không thuyết pháp nhưng Danh và bản thân Ngài cũng là bài Pháp cho chúng con. Cho nên, khi con viết / hỏi những lời dưới đây thì xin các Ngài cũng … tha thứ cho con.

- Con nghĩ sao nói vậy nha (và tất nhiên điều con nghĩ có thể là không đúng).


Trích dẫn (từ bài viết của Tibu):
 


Anh Sơn có kể cho tibu nghe là Anh có làm chuyện độ tử chuyện này là lúc đầu khi Anh còn đang tu tập, nhưng khi đưa người ta cõi cao hơn, thì người ta bị cũng bị chết, và bị chết liền.

Sau này tibu hiểu là khả năng hồi hướng cho người đó: Anh Sơn "không làm được".

Vì vậy Anh mới là Độc Giác Phật.
Coi cách làm việc của anh ấy thì biết:

Nếu có thể hướng dẫn cho ai đó: Anh cũng hướng dẫn, nhưng đến lúc nào đó thì Anh ngưng.

Tibu hiểu là: hướng dẫn thêm để làm gì, vì người đó hểt làm nỗi rồi (là do phước báu của người này đến đây là hết).

Một khi Anh ấy hướng dẫn cho bất cứ ai là... 


Anh ấy làm rất là kỹ lưỡng và rất là dữ dội.

 
(Hết trích dẫn)

Trong bài Thầy viết, thì con thấy Bác Alahán rất từ bi, vì Bác rất muốn độ những người mất, nhưng Bác làm "không được”.

Cái “không được” không phải là do tâm Bác không muốn làm mà vì có “cái gì đó” làm cho Bác không làm được.

Cũng vậy, Bác cũng muốn chỉ cho người ta Tập, nhưng cũng không có kết quả cao,mà cũng vì “cái gì đó” làm cho ra kết quả như vậy.

->Như vậy, nếu có 2 Vị cùng đạt quả vị Alahán thì “Chân lý Từ Bi “ đều … như nhau, nhưng
Chân lý làm - kết quả được hay không” thì nó lại do do ảnh hưởng ... biệt Nghiệp của mỗi người (phải không ạ).

Có nghĩa là :

- Nếu mình cố gắng “đi” (tu) đến đời sống cuối cùng, thì con đường vẫn là con đường.

Con đường và đích cuối cùng (Niết bàn) nó vẫn mở (dù mình có đi/đến hay không) - ăn thua chỉ là nỗ lực của bản thân mình.

Và vì cùng đi trên 1 con đường đó :

- Nếu xét về 1 đời sống của quả vị cao nhất - thì do đi trên cùng 1 con đường nên “bản chất” của mỗi người - quả vị cao nhất - đều giống nhau (chân lý từ bi).


- Nhưng nếu xét về nguyên hệ thống đời sống A tăng kỳ kiếp - thì 2 Vị cùng đạt quả vị như nhau sẽ có hai hệ thống “sống” khác nhau, và lúc này thì là do … Luật nhân quả chi phối và kéo dài dài … dài ra - để tạo nên hệ thống biệt nghiệp cá nhân khác nhau – tuy cùng đi /đến đích của con đường đó

- Khi nói về nghiệp ác này nọ, thì Thầy hay lấy ví dụ từ bản thân mình ra (kiếp xưa đánh người, tham lam, ...) để mà nói Pháp, nên nếu có nói “xấu” Thầy “tệ” hơn nữa thì mọi người lại thấy cũng ... bình thường thôi.

Nhưng nếu nói về Bác Alahán thì mình lại ... không quen, nên lại thấy đụng chạm (nhưng con xin lỗi rồi, nên không sao … hehehe).

Cho con hỏi:

1. Thật tình thì con thắc mắc lắm: là tại sao Bác ấy biệt nghiệp nặng nhưng lại tìm ra cách tu hành thành công cho bản thân mình - trước Thầy luôn.

Bác ấy không giúp đỡ người khác tu được nhưng sao ai đó đã giúp Bác ấy tu thành công được (hay tại vì Bác không bỏ Thầy ra đi, như Chú phải không ạ?)

2. Cái “làm không được”(ở trên) là do biệt nghiệp mạnh chi phối?

Hay là do Nguyện mạnh - bay ra (màn Vô minh) chi phối nhiều hơn ạ?

3. Biệt nghiệp nào gọi là nặng ơi là nặng ảnh hưởng đến tu hành, Nguyện và Niết bàn hả Thầy?

VD:
Chiến tranh: 1 người nồ súng pằng pằng … và 2, 3 người chết

Còn một người âm thầm đi phá thai thì … cũng 1 người chết nhưng lại nặng hơn ?

4. Người có Nguyện mạnh (đến nỗi làm được việc đó) - giúp người/bay vào/bay ra (Vô minh) - là có phải do ảnh hưởng của Bản chất của nhiều đời sống hệ thống A Tăng Kỳ Kiếp của người đó phải không Thầy?

Con không hiểu lắm phần Thầy nói về giấc mơ của Tũn


Trích dẫn (từ bài viết Tibu)
 


Cuộc đời dưới mắt người tu sĩ là như vậy đó: Có chuyện gì là nghiêm trọng đâu! Một khi tai họa lớn nhất chưa xảy ra?

Tu đúng hay là tu sai thì lúc này nó sẽ lòi ra hết!

Đối với người có nguyện lực là "bay ra ngoài" mà có kết cuộc là "bay vào trong" thì hết hơi!

Đối với người phát tâm dũng mảnh là "bay vào trong" mà lại kết cuộc bằng cách bay ra ngoài thì thật là đau thương cho những người đang ở lại!


(hết trích dẫn)

- Cái cách/ kết cuộc tu hành bay vào/ bay ra và Nguyện không đồng bộ thì nó làm ảnh hưởng như thế nào ?

(nếu mình Nguyện “bay vào” nhưng kết cuộc mình “bay ra” thì mình ... ra luôn không được hả Thầy?)

4. Khi Bác Sơn Alahán độ tử cho người ta thì ý định Bác là độ về cõi nào hả Thầy?

Do không có “Cõi nào tiếp nhận người mất” hay do Bác “không làm được” nên người mất, lại mất luôn ạ?

5. Đức Phật Thích Ca - Ngài cũng đã độ tử - và như vậy Ngài độ họ lên cung trời Đao Lợi như Mẹ Ngài hay Ngài đưa lên Cõi của Vị Cổ Phật ạ?

6. Con hỏi câu này - Thầy đừng “la trong lòng” con nha !

Có phải là do Nguyện Bồ Tát của Thầy có trước, nên Thầy mới thấy Phật A Di Dà (do đồng dạng với Ngài) và sau đó mới độ tử người mất được lên Cõi A Di Đà? Hay là Nguyện của Thầy có, sau khi gặp Ngài ạ?

Khi Thầy gặp Ngài thì Thầy có “chìa khóa” và Thầy giao “chìa khóa” đó cho các Nhí - nên các Nhí mới gặp được Phật và độ tử được dù Nhí chưa có Nguyện?

Hay là vì Nhí có chìa khóa + có tâm đồng dạng với Ông Phật A Di Đà  rồi nên Nhí mới gặp được Ngài và làm độ tử được?

Và bây giờ nếu Thầy giao “chìa khóa” cho Bác Sơn Alahán thì Bác ấy cũng gặp được Ngài và độ tử được phải không ạ (vì con thấy Bác ấy cũng Từ bi mà).

Dạ, thôi con ngưng ạ.
Con cám ơn

Kính



13 comments:

Chào cả nhà,

Sau vài ngày suy nghĩ, bữa nay tui mới hiểu lời của giáo chủ viết "BAY RA, BAY VÀO" là ám chỉ điều gì. Thông cảm vì tui thuộc loại ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo.
Đức Thế Tôn là người đã hiểu rốt ráo, cùng tột về chân lý Tứ Diệu Đế. Nói theo kiểu bình dân của tui là Ngài hiểu, biết và chứng ngộ về KHỔ. Đạo Phật dạy người ta con đường thoát khổ.
Còn BỒ TÁT là gì? là người "cứu độ" hết chúng sanh. Khi làm xong xuôi nghĩa vụ cao cả này, thì Bồ Tát sẽ đu theo chuyến xe cuối cùng để về Niết Bàn (hành Bồ Tát đạo)
Các bạn có thấy sự phi lý của vấn đề không? Đức Thế Tôn biết đời là bể khổ, nên Ngài chẳng bao giờ khuyên ai BAY VÀO VÔ MINH và hành Bồ Tát để chịu đau khổ. Ngài dạy người ta giải thoát. Dạy người ta làm Bồ Tát có nghĩa là xúi người ta lăn vào chốn khổ đau không biết ngày nào ra. Đơn giản là vì: làm sao có thể cứu độ hết chúng sanh khi luật nhân quả luôn luôn đúng?
Chúng ta chỉ là phàm phu nên tui nghĩ tốt nhất là mình cố gắng tu tập để BAY RA khỏi vô minh và thoát khổ. Càng suy ngẫm tui càng thấy BỒ TÁT là một sản phẩm của đại thừa bịa đặt; đã vậy người ta còn cho là Bồ tát từ bi hơn A La hán (sic!)

DM

Viết hay lắm đó Diệu Minh

Thân tặng Tam Tiểu Thư bài thơ con cóc ngồi trong góc của em. Chúc TTT luôn vui vẻ yêu đời.

Bài thơ TỊNH ĐỘ:
Thưa Thầy con rất tin Thầy,
Nhưng Thầy phải nói Di Đà ở đâu.
Để mai con có đi Chầu,
Diêm Vương biết chỗ mà thâu con vào.
Thầy rằng: "Mầy chẳng tin tao",
Mày hỏi tao thế, đường nào thoát thân?
Bây giờ tao cứ phân vân,
Đường đi đúng nhất là nên “bay vào”
Trình độ mày như thế nào?
Có ngon mày cứ bay vào bay ra
Chứ đừng thắc mắc tà la,
Di Đà, Tịnh Độ là ta vào rồi
Trò rằng con nói thế thôi
Khi nào con ngủm, thầy lôi con về
A di Đà có lời thề
Con hạng VIP có bảo kê đàng hoàng
Có điều Cực Lạc nơi mô?
Cõi Cực Đậu Phộng con hô có liền
A La Hán nói chắc con điên
Mau mau tỉnh dậy, tránh phiền thiên thu.

hoanomuadong




@ hoanomuadong:

Bài thơ con Cóc vui mà cũng hay nữa! Cho con copy trước Cô TTT nhé! Để con tặng cho mấy đứa bạn, hìhìhì ...

@ Diệu Minh:

Con cũng bấm 2 nút: " like " cho Chú nè.

@hoa nở mùa đông:

hề hề... Bạn tặng bài thơ đó cho TTT ko khéo cô ấy mắc nghẹn đó. chứ vui vẻ gì... thế mà lại có người mỗ tay tán thưởng mới ghê chứ... thật hài hước.
- Là người tu đạo lại cứ thích làm trò mỉa mai, đá xoáy người khác cho dù người ta có làm sai, làm ác chứ đừng nói cùng là người tu đạo. Các vị từ bi quá ha... hề hề...

Chứ vậy các Ngài có thể cho tôi biết "Niết Bàn" ở đâu không ạ? haha...

@Nặc danh,

Phải có đối lập may ra trình độ dân trí của dân mình mới có cơ hội nâng cấp khỏi ngu muội, lú lẩn . Chắc chắn chỉ lợi chứ chăng hại . Sao không dặt câu hỏi ngược lại như : Lở các minh sư, các thầy bà chỉ học trò tu sai thì sao ? Có sợ các minh sư móc túi chăng? v..v.. và v...v.

Cũng nên cho các thầy bà hiểu rằng , mình giỏi cũng có người khác giỏi hơn , mà bớt nhố nhăng .

“Trường Giang hậu lãng thôi tiền lãng;
Thế thượng tân nhơn tán cựu nhơn”
(Trên Sông Cái, sóng sau xô sóng trước;
Giữa cõi đời, người mới chận người xưa)

Trong việc học hỏi và luyện tập về bất cứ bộ môn nào, người ta cũng đều gặp một vấn đề nan giải là khả năng thể chất và tinh thần của mình bị giới hạn trong khi những điều cần biết lại vô cùng. Biển học vốn mênh mông không bờ bến, không ai đi đến tận cùng được. Vả lại, nếu mình đi được rất xa trên một con đường thì người khác cũng có thể đi được rất xa trên con đường khác. Bởi vậy, không người nào có thể thông suốt được hết mọi việc trong một môn học để chắc chắn là không ai có thể hơn được mình và nắm giữ địa vị người số một trong môn học của mình một cách chắc chắn và lâu dài. Người phải hao phí không biết bao nhiêu thời gian và công lực mới có thể được xem là đệ nhứt bá võ lâm. Nhưng sau đó, người ta có thể bị người khác, có khi là người trẻ hơn, đánh bại.

Bạn nặc danh yêu quí,

Đọc về Niết bàn của Phật giáo, người ta thấy đại cương như sau:
"Niết bàn (Nirvâna) là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết bàn được xem là chấm dứt vòng luân hồi (nghĩa là tin rằng con người có nhiều kiếp, kiếp này là hậu quả lành dữ của kiếp trước). Niết bàn là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân, si (Theo Vi.wikipedia.org).Niết bàn như trên đã nói, nó là một cảnh giới nội tại, do diệt trừ hết tập nhân vô minh phiền não mà đạt được.
Niết bàn không phải là một cảnh giới có hình tướng cụ thể ngoại tại. Nó không phải là một cảnh giới thù thắng vi diệu ở một cõi xa xăm nào đó, sau khi chết con người thác sanh về cõi đó để thụ hưởng những điều phước lạc.
Còn cõi tây phương cực lạc thì được kinh A Di Đà mô tả: đó là một cảnh giới được xây dựng tựu thành bằng bảy thứ báu rất trang nghiêm thù thắng vi diệu. Từ cảnh vật cho đến nhân dân ở cõi đó, tất cả đều cực kỳ hạnh phúc. Một thế giới hoàn toàn thuần vui không khổ.
Khi nào nặc danh yêu quí đoạn diệt hết tham sân si thì sẽ gặp niết bàn, còn nếu bạn mơ về Tịnh Độ thì mãi mãi đó chỉ là giấc mơ, vì Tịnh độ là cõi tưởng tượng của Tuệ Viễn, và kinh A Di Đà là hàng...nhái bịa xạo.
Chúc bạn tìm gặp được chánh pháp

DM

@ Nặc danh:

" - Là người tu đạo lại cứ thích làm trò mỉa mai, đá xoáy người khác cho dù người ta có làm sai, làm ác chứ đừng nói cùng là người tu đạo. Các vị từ bi quá ha... hề hề... "

"Về "từ bi" thì ông lại "từ bi" hơn tui ...".

@holo:
"Về "từ bi" thì ông lại "từ bi" hơn tui ...".

Coi chừng! Bạn nói vậy thi lại sắp có Chùa mới mở nữa cho mà xem ...

Từ bi thì có sẵn ... Tai, Chân đã mọc đầy đủ, "đề mục" thì ai nghe thấy cũng thèm. Lại wen bít và có bồ nhớn bảo kê, chỉ còn mọc thêm vài thứ thèn thông sáng tạo là lạ nữa là đủ bộ, hổng chừng lại lôi kéo nhiều đệ tử hơn cả Thày hề hề hề ...


Sao không thấy Thánh tăng "hhdl" bên hstđ qua xin lỗi ông Tổng quản nhỉ? Lý do: hstđ vừa mở trương mục "Đức Thế Tôn và Tịnh độ" và đ/c hhdl xung phong mở hàng "soi kiếp" cho Đức Thế Tôn. Kết quả: chưa đúng (do chú Hai Lúa nói thế). Vậy, cái việc "soi kiếp" về ân oán giang hồ của những kiếp xưa thân ái giữa hhdl và ông Tổng quản chắc cũng không đúng gì cho lắm (thực tế là đ/c hhdl rất giỏi, YES! ta không nên phủ nhận điều này, nhưng nếu nói hhdl "soi" cái gì cũng đúng 100% thì thật sự là chưa đến cỡ này đâu).

@ Nặc danh
Tui chưa bao giờ làm thơ dù là thơ con cóc; bài thơ TỊNH ĐỘ là tác phẩm đầu tay của tui đó ông. Tui quý mến TTT nên tặng cổ. Ông có biết động cơ nào khiến tui xuất khẩu thành thơ con cóc không? Lý do là vì tui vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân đau thương của mấy ông giáo chủ đó. Tui mượn mấy câu thơ này để gởi gấm tâm tình của tui cho những người đang là nạn nhân như tui mà họ chưa nhận ra. Ông không cần tin lời tui, mà nên tin lời của Đức Phật Thích Ca: HÃY LẤY GIÁO PHÁP LÀM THẦY". Dĩ nhiên ông nên tỉnh táo suy xét Phật thực sự nói gì, và những gì người ta nói bậy rồi gán ghép cho Phật nói.

@ holo
Tui vote cho câu: " VẬY LÀ ÔNG LẠI ...TỪ BI HƠN TUI" mà ông trả lời cho nặc danh là câu phát biểu hay nhất trong tháng.

hoanomuadong

Đăng nhận xét