Pages

Cuộc họp báo (8) Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp





          Cõi giới "Thực Ảo"
                         v i r t u a l  r e a l i t y  r e a l m 


- Tâm Như: @ Cuộc Họp Báo 5

"Xin chào tất cả mọi người!

Hôm nay đọc đến đây TN hơi bị lùnh bùnh rùi nè, bạn Hoangvu có ghi là chưa ăn chay,bài này, hôm nay cho là đạt được cảnh sơ thiền, mấy bài hôm trước có ghi:
CTR: "Nguồn gốc của Giới là gì? Chúng ta biết rằng các Cảnh Giới bất kỳ có những hành vi, ứng xử, phong tục, tập quán, lề lối sinh hoạt đặc trưng của Cảnh Giới đó. Lấy thí dụ cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc. Ở cảnh giới này không có Bản Tánh Sắc

(không có giới tính là Nam hay Nữ). Do đó, nếu người tu Thiền Định, có ý định tương ứng với cảnh giới Sơ Thiền Hữu Sắc, thì phải tập cách sinh hoạt của Cảnh Giới này, là không có Bản Tánh Sắc, quan hệ Nam Nữ phải chấm dứt.

Tại cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc, các Thực Thể không phải ăn uống để sinh tồn. Khái niệm về "Đoàn Thực" không giống như cảnh Dục Giới chúng ta. Mạng Căn của Cảnh Giới này là cái vui chứ không phải là thực phẩm. Do đó ở cảnh giới này không có miệng và mũi để hấp thụ dưỡng chất, là đồ ăn và không khí. Muốn tương thích với cảnh giới này, thì phải bỏ việc ăn thịt, uống rượu. Việc ăn thịt, uống rượu là bình thường của cảnh thế gian Dục Giới, nhưng ngược lại với cách sinh hoạt ở cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc.

Mặt khác, việc ăn uống rượu thịt không tương thích với cấu tạo Tâm của cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc, chứ chưa nói tới những Cảnh Giới cao hơn nữa. Sát sanh là do Tâm Tham và Tâm Sân, có cơ sở là Tâm Si, câu hữu với tà kiến, là hiểu sự việc không đúng với sự thật. Những Tâm vừa kể trên, là những Bất Thiện Tâm hoàn toàn không tương thích không phù hợp với cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc. Sơ Thiền Hữu Sắc được cấu tạo bởi những Tâm Thiền Thiện Tâm. Do đó, nếu cho rằng uống rượu, ăn thịt và sát sanh … mà đắc được Sơ Thiền Hữu Sắc, là hoàn toàn phi lý với quan điểm của Phật Giáo. Giới là quyền lợi tối thượng của người tu Thiền Định".

Vậy TN phải hiểu như thế nào? Xin Tam Tiểu Thư hỏi giúp cho, cám ơn!"


- Tam Tiểu Thư: Em xin chào chị Tâm Như!

Ý kiến đóng góp của chị rất chân thành, thẳng thắn, thông minh, phản ảnh đúng con người của chị. Một đóng góp rất đáng trân trọng, mà em nghĩ là có rất nhiều người cũng nghĩ như chị. Chị luôn luôn là người khai sơn phá thạch, nói thẳng nói thật.

Như chúng ta đều biết, cho dù đó là huyền sử, thì dường như Ngài Sakya Muni trước khi tu Thiền Định một mình, Ngài có đến học với các Thiền Sư của trường phái Số Luận. Có vị hướng dẫn Ngài về lớp Thiền Vô Sở Hữu Xứ, vị khác thì lại hướng dẫn Ngài lớp Thiền Vô Sắc, Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng. Các lớp Thiền Định này không đáp ứng yêu cầu của Ngài Sakya Muni.

Ðến đây chắc quý Cử Tọa có thể đưa đến một nhận xét là, kỹ thuật Thiền Định đã có từ lâu trước khi ngài Sakya Muni hoàn thiện các kỹ thuật Thiền Định. Nói một cách khác, các chuyên gia Thiền Định đã đạt được các lớp Thiền Định từ Thiền Định Dục Giới, Thiền Hữu Sắc, Thiền Vô Tưởng, Thiền Vô Sắc. Như vậy chúng ta có thể đưa đến một nhận xét là: Các Lớp Thiền Định này đã được người ta khám phá từ lâu. Nó nặng về những thao tác kỹ thuật, chứ không phải là vấn đề giải quyết tư tưởng. Chính vì lý do này, Ngài Sakya Muni tự tu tập Thiền Định và giải quyết một mình. Như mọi người đều biết, vẫn theo huyền sử, thì Ngài ngồi dưới cây Bồ Ðề lịch sử, nhờ công cụ Thiền Định, gọi là Định. Nhờ công cụ là Quán, là vỡ lẽ ra Sự Thật, tìm ra Chân Lý, người ta gọi là Ngài đã thành Phật. Chữ này chúng ta phiên âm từ chữ Hán mà ra, có nghĩa không phải là Người.

Thưa chị Tâm Như, như vậy chắc chị nắm được là kỹ thuật Thiền Định không phải đặc sản của Phật Giáo. Không những vậy nó còn có trước Phật Giáo. Sự thật nó là những thao tác kỹ thuật để đạt được các lớp Định, chứ nó không phải là các thao tác tư tưởng, để vỡ lẽ Sự Thật.

Trường hợp quý cử tọa Hoang Vu, em chỉ nói là ít nhiều quý độc giả này biết được mùi vị của sơ Thiền Hữu Sắc, chứ không phải là đắc được Sơ Thiền Hữu Sắc.

Em xin phép minh họa để cho dễ hiểu. Quý Cử Tọa
Hoang Vu cũng như tất cả mọi người, trên bước đường trau dồi những thao tác kỹ thuật, thì ngẫu nhiên (chứ không phải do sự tập huấn hiểu biết về các kỹ thuật) đạt được một vài yếu tố của Sơ Thiền Hữu Sắc. Những yếu tố này theo quý cử tọa Hoang Vu rất là không ổn định. Quý cử tọa này, cũng như người đứng ở ngưỡng cửa của Sơ Thiền Hữu Sắc, quan sát thế giới của Sơ Thiền Hữu Sắc, lúc được lúc không, khi tỏ khi mờ … Nếu không có một sự học tập nghiêm chỉnh, thì quý độc giả này sẽ mất rất nhiều thời gian để rút ra kinh nghiệm cá nhân, để hiểu được sinh hoạt, phong tục, tập quán, lề lối … Nói tóm lại, là đời sống thực sự của cư dân Sơ Thiền Hữu Sắc. Khi hiểu biết được phần nào, nếu vẫn còn có ý đồ để bước vào cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc sơ sài nhất, thì chính từ kinh nghiệm thực tế khi quan sát cư dân của Sơ Thiền Hữu Sắc, quý Cử Tọa này sẽ phát hiện ra họ không ăn uống, họ không có Nam Nữ, không có giới tính … Tất nhiên, không ăn uống thì làm sao Sát Sanh. Nam Nữ không còn tồn tại (mà thuật ngữ chuyên môn gọi là Bản Tánh Sắc) thì hành động giao phối tất nhiên không thể hiện hữu. Do đó dù muốn hay không, quý độc giả Hoang Vu, cũng phải thay đổi lối sống là không Sát Sanh, là không quan hệ Nam Nữ nếu muốn hội nhập với cảnh giới Sơ Thiền Hữu Sắc.

Thưa chị Tâm Như cùng quý Cử Tọa, em xin phép nhắc lại, thực sự quý
Cử Tọa Hoang Vu chỉ mới ở ngưỡng cửa của Sơ Thiền Hữu Sắc, chứ không phải là hiện hữu ở cảnh giới Sơ Thiền Hữu Sắc dù là thấp nhất. Cụ thể là, trong năm Thiền Chi cơ bản, thì quý độc giả chỉ mới có vài Thiền Chi một cách ngẫu nhiên nhờ vào yếu tố tinh tấn. Chất lượng còn mang tính chất muội lược, có nghĩa là yếu đuối, được biểu lộ bằng trạng thái không ổn định. Mặt khác, lề lối sinh hoạt chưa tương thích …

Em hy vọng phần trình bày trên đây ít nhiều cũng làm sáng tỏ được hai vấn đề nêu sau:

1. Kỹ thuật Thiền Định: Các lớp Thiền Định đã có từ lâu, chính Ngài Sakya Muni đã học Thiền Định từ các Thiền Sư.

2. Sự hội nhập cảnh giới: Muốn hội nhập cảnh giới nào đó, thì phải có lề lối sinh hoạt Tương Ưng. Nói một cách khác, đối với chúng ta là con người thì bắt buộc phải giữ Giới, vì không giữ Giới thì chúng ta vi phạm định luật Tương
Ưng. Ta lấy một thí dụ dễ hiểu và điển hình, chúng ta muốn hội nhập một tập thể là quân đội, chúng ta không thể nào mang một lề lối sinh hoạt bình thường vào một tập thể gọi là quân đội. Mỗi tập thể, có những lề lối sinh hoạt khác nhau, muốn hội nhập thì chúng ta phải có một lề lối sinh hoạt tương thích.

Em xin cám ơn chị Tâm Như, quý độc giả, đã quan tâm tới em mà đặt câu hỏi, tạo cơ hội cho em để làm cho buổi họp báo thêm phần sống động. Em rất mong được chị Tâm Như, quan tâm giúp đỡ em, đặt thêm những câu hỏi vừa trung thực, vừa thông minh của chị.
 

- Thucvan: @ Cuộc họp báo 5

"Tam Tiểu Thư hay quá, đã trả lời rành rẽ, tài hùng biện này đúng là không đơn giản ... khả năng có thể dùng những ví dụ qua kiến thức trên nhiều địa hạt khác nhau, từ đơn giản đến khó khăn để dẫn giải một vấn đề cực kỳ phức tạp và trừu tượng như "Vi Diệu Pháp" thì Thucvan mới gặp lần đầu. Điều này chứng tỏ Tam Tiểu Thư không chỉ am hiểu vấn đề một cách sâu sắc, mới có thể làm được vậy.

Thucvan không dám chỉ bảo ai đâu, đã "Thực Vấn" thì phải hỏi hầu thỏa mãn những thắc mắc của chính mình, lợi mình là điều tiên quyết còn nếu lợi người thì càng là một phần thưởng. Ước mong những câu hỏi của Thucvan vẫn được trả lời như vậy. Lại tiếp về Cõi Cực Lạc ...

Thucvan hiểu rằng các vị đây đang gióng lên tiếng Đại Hồng Chung Tỉnh Thức, mặc dù trong quá khứ đã từng có vài vị đề cập đến vấn đề này nhưng quả thật chưa ai đưa ra vấn đề một cách sâu sắc, thuyết phục và chi tiết như vậy, kể cả từ quan điểm của học giả đến hành giả và hơn vậy. Nguyện cho tiếng vang này sẽ cảnh tỉnh được nhiều Chúng Sinh và mãi vang xa!

Thưa Tam Tiểu Thư!

Sau cả thiên niên kỷ rưỡi vừa qua, từ ngày mà Cõi Cực Lạc được tuyên bố khánh thành bởi Ngài Tuệ Viễn, thì cho đến nay đã có cả tỉ con người, hàng tỉ tư tưởng đã nghĩ tới, tập trung về, nguyện về và ước về ... vậy thì với sức mạnh này phải chăng đã vô tình tạo nên một hình tư tưởng (Thought form)? Một hình tư tưởng của một Cõi Giới "Thực Ảo" (virtual reality realm). Việc này tạo nên bởi nguyên tắc mà tôi nghe rằng (chứ không phải kinh nghiệm) "Tư tưởng có một sức mạnh dời núi lấp sông".

Đã vậy: "Cây nghiêng hướng nào thì khi trốc gốc sẽ ngã về hướng đó" (không kể trường hợp ngoại lệ như Lốc Nghiệp ...). Những con người này ít nhiều họ đã có cùng một Nguyện Niệm, mong cầu, vậy cũng là một "Tương Ưng" cũng có nghĩa là sau khi tắt hơi thở cuối cùng, họ sẽ đến cùng một nơi mà họ cho rằng ở đó có vị Phật tên gọi, Adida và v.v... đến đón.
Thật khó mà tưởng được chuyện gì đã, đang và sẽ xảy ra cho hàng tỉ con người này trong đó cũng có rất nhiều người thân của Thucvan ...

Tín, Nguyện, Hạnh: 3 nền tảng của Pháp Tu Tịnh Độ,

Một số Tôn Giáo khác họ không chỉ bắt đầu bằng "Niềm Tin" (believe) mà còn nâng chữ này lên một bậc cao hơn nữa và gọi đó là "Đức Tin" (faith) v.v... và đương nhiên lại viện dẫn hoặc máng vào đó một câu của Giáo Chủ của họ, bảo rằng: "Phúc cho những ai không Thấy mà Tin" v.v... và thế là, để cho được Phước thì họ cứ thế mà Tin, họ tin vào những điều mà một người bàng quang không thể nào hiểu được. Đã vậy "Đức Tin" này lại còn được lập trình, trao lại cho những thế hệ kế tiếp bằng những nghi thức cài đặt vào ngay từ khi đứa bé lọt lòng mẹ và cứ thế tiếp diễn. Đến khi đứa bé trưởng thành và chỉ cần một thắc mắc, suy nghĩ dấy lên trong tâm thức về Tôn Giáo của em cũng đã đủ làm cho em cảm thấy "Tội lỗi, Phạm Thượng v.v..."

Thật mong được biết quan điểm của Tam Tiểu Thư."


- Tam Tiểu Thư:

Em xin kính chào quý cử tọa Thục Vấn, em vô cùng biết ơn và trân trọng đóng góp của
quý cử tọa trong Cuộc họp báo (5) của Tiêu Cục (ngày 6/7/2013): Để trả lời về vấn đề này, em xin phép được chia ra thành hai phần khác nhau:

1. Về nguồn gốc của trường phái Tịnh Ðộ:

Em thiết nghĩ ngày hôm nay tất cả mọi người đều có thể truy cập trang web trên khắp thế giới. Những thông tin này mang tính chất đa chiều, do đó tính khách quan khá cao. Người Việt Nam chúng ta có thể truy cập bằng những ngôn ngữ quen thuộc: Tiếng Vệt Nam, Tiếng Anh, tiếng Pháp … Theo thông tin ở những tài liệu sách vở cũng như trên trang web, thì nguồn gốc của trường phái Tịnh Ðộ là một sự thật hiển nhiên, nguồn gốc của vị Phật A Di Ðà, là do ngài Tuệ Viễn lần đầu tiên giới thiệu với loài người … Ðây là sản phẩm 100% của Trung Quốc. Có thể bảo đó chỉ mang tên hiệu và logo của Phật Giáo, nhưng bản chất, và cách tu tập thì có lẽ không liên quan gì tới trường phái của Ngài Sakya Muni. Chúng ta có thể khẳng định một cách khá chắc chắn là Ngài Sakya Muni không hề có một vị Phật nào cộng tác viên, không có một vị Phật nào là bạn chia sẻ những tư tưởng, những phát minh cho đến khi Ngài chết.

2. Chính trường phái của ngài Tuệ Viễn do ít nhiều nhận là trường phái Phật giáo, nên đã tạo thế bí cho chính mình.

Ý kiến của
quý cử tọa Thục Vấn thực sự là một vấn đề rất đáng quan tâm. Phật Giáo chính thống thì đưa ra một khái niệm về một Thế Giới Hạnh Phúc. Trường phái của Ngài Tuệ Viễn cũng đưa ra một Thế Giới Hạnh Phúc gọi là Cực Lạc. Tuy vậy nếu xét về mặt địa lý, xã hội, tinh thần, của hai thế giới này thì phải bảo là khác nhau sâu sắc … Hệ quả là như quý cử tọa Thục Vấn nêu ra, vô tình tạo nên một hình tư tưởng (Thought form), một hình tư tưởng của một Cõi Giới "Thực ảo" (virtual reality realm) "Tư tưởng có một sức mạnh dời núi lấp sông".

Em xin phép minh họa sức mạnh của tư tưởng bằng một thí dụ vô cùng đơn giản như sau: Trong trường phái Thôi Miên, có rất nhiều loại thao tác, để ảnh hưởng tới một đối tượng. Tuy nhiên, phương pháp khuyến dụ bằng lời nói có lẽ là hiệu quả nhất (suggestion verbale). Người Mật Giáo Tây Tạng gọi là Tác Pháp. Với kỹ thuật này người ta có thể làm cho một đối tượng mê đi một cách mau lẹ, tê liệt chân tay, mắt không nhìn thấy gì, không nói được … Thưa quý cử tọa Thục Vấn, thí dụ kể trên đã minh họa điều quý cử tọa đề cập tới.

Tư tưởng của
quý độc giả nói trong lời góp ý này đặt ra một vấn đề khó khăn cho cả khoa học hiện đại cũng như khoa học huyền môn. Thật vậy, không có một lý thuyết khoa học hiện đại nào có thể đáp ứng được những thắc mắc của quý cử tọa. Chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác là phải cầu cứu tới những bộ Luận của những trường phái Hữu Ngã hoặc Vô Ngã Phật Giáo.

Qua lịch sử của nhân loại, con người quan sát thế giới khách quan tự nhiên, là thế giới Vĩ mô và Vi mô. Thế giới này là thế giới vật chất mà con người cũng phải lầm lẫn mất một hai chục thế kỷ. Những người nói lên sự thật, đều bị giam cầm chung thân hoặc bị đốt chết. Ở thế giới Vi mô, Đề mô crit đã nói tới mô hình nguyên tử, nhưng nhân loại lại quên mất đi gần 20 thế kỷ. Phải đợi đến những nhà bác học như Tômsơn, Rudơfo … người ta mới nhớ lại được mô hình nguyên tử, tạm gọi là viên gạch của thế giới vật chất. Chắc chắn người ta không khỏi ngạc nhiên, kể cả đến giờ phút này, thế kỷ 21, vẫn có những tài liệu được in ấn chính quy, được nhiều tỉ người tin cậy, cho biết trái đất mà chúng ta đang sống được thành lập trong một tuần lễ. Mặt trăng, mặt trời, các vì sao, xoay xung quanh trái đất … Sự hình thành của thái dương hệ, sự hình thành của các dải Ngân Hà ngày hôm nay là những kiến thức tương đối phổ thông mà hầu hết mọi người đều biết tưởng không cần phải nhắc lại.

Vấn đề mà quý cử tọa đề ra là một vấn đề chúng ta chỉ tìm thấy duy nhất trong các tác phẩm Luận của trường phái Phật Giáo.

Theo trường phái này thì loài người đang ở trong một loại Cảnh Giới (khoa học của người Tây phương không có từ ngữ tương đương) gọi là Dục Giới. Các Thực Thể ở trong cảnh giới này có cấu tạo là: Tâm, Sắc, Nghiệp Lực … Ðây chỉ là một cách mô tả cho dễ hiểu, chứ chưa được sự đồng ý của tất cả mọi người. Cảnh tiếp theo là Định Dục Giới, theo như tài liệu nói trên thì ở Cảnh Giới này cũng khá gần với loài người. Điểm nổi bật là cũng có Nam Nữ, hạnh phúc thì nhiều, khổ đau gần như không có, kể từ cảnh Tam Thập Tam Thiên trở đi. Ở đây chúng tôi không có tham vọng mô tả, phân tích về các chi tiết một cách sâu sắc. Chúng tôi chỉ nêu ra, những khái niệm tối thiểu căn cứ vào lý thuyết và cả thực hành (nguồn tin do cuốn Tạp Thư cung cấp). Khi bắt đầu tới cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc thì các Thực Thể đã thay đổi rất nhiều, số Tâm cũng thay đổi, Nghiệp Lực cũng thay đổi … Tuy cũng tên là cảnh Sắc Giới, nhưng 3 cảnh Sắc Giới này: Cảnh Sắc Giới của Con Người, Cảnh Định Dục Giới và Cảnh Thiền Hữu Sắc vô cùng khác nhau. Bắt đầu đến cảnh Vô Tưởng Định, có thể bảo đây là một cái gạch nối, vì cấu tạo Sắc còn rất ít, trên dưới 10 nguyên tố, để tiến lên cảnh Vô Sắc. Ở Cảnh Giới này, tất cả các yếu tố Sắc đã triệt tiêu, số Tâm còn lại rất ít, Nghiệp Lực cũng còn rất ít, còn rất ít chứ không phải là không có Nghiệp Lực, điều dễ hiểu dù là Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng cũng tạo ra Nhân là: Thiền Thiện Tâm.

Sở dĩ chúng ta phải lướt qua để mô tả những nét chấm phá, của những Cảnh Giới cơ bản, nhằm mục đích duyệt xét và thống nhất khái niệm về Cảnh Giới. Đây là cách chia chẻ của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy (ở đây chúng ta tuyệt đối không thấy sự hiện hữu của những cảnh giới Cực Lạc cả vị Phật A Di Ðà tốt bụng với 48 lời nguyện).

Rất mong được quý cử tọa coi cách chia này mang tính chất mặc định, định đề. Mục đích để chúng ta xác định việc cử tọa Thục Vấn đặt vấn đề trong phần góp ý.

Chúng tôi xin phép thuyết minh ý kiến đóng góp của
quý cử tọa Thục Vấn như sau. Thế giới Cực Lạc, kể cả vị Phật tốt bụng, sự thật chỉ là sản phẩm của ngài Tuệ Viễn. Nói một cách khác nó chính xác không hiện hữu! Nhưng thực tế có hàng tỉ tín đồ đã tin vào một địa đàng hư ảo, thì khi chết họ đi về đâu? Mà theo cử tọa Thục Vấn thì đây là một sức mạnh tinh thần, của rất nhiều người, tạo nên một hình tư tưởng của cõi giới thực ảo.

Căn cứ vào tài liệu Luận của Vi Diệu Pháp thì tình hình có thể như sau:

1. Khi một con người bỏ xác ra đi, lề lối sinh hoạt, phong tục tập quán, cách ứng xử vẫn mang đầy tính chất con người.

2. Thế giới hình ảnh, là thế giới Hữu Sắc, có lẽ chỉ khác với thế giới của Con Người, là số lượng Sắc cấu tạo có thể ít hơn, cách bố trí các Sắc Pháp cũng có thể khác với cuộc sống thế gian … Mặt khác cấu tạo Sắc về chất lượng cũng khác với cấu tạo Sắc của đời sống Con Người.

Dựa trên cơ sở này, thì những người có cấu tạo Tâm và Sắc như trên, khi bỏ xác thế gian thì có thể có vài khả năng: Đến Cảnh Giới thấp hơn loài Người, hoặc đến Cảnh Giới cao hơn loài Người. Nói tóm lại, họ cũng chỉ là người bình thường như tất cả mọi người, do đó các khả năng đến nơi nào đó thì cũng chỉ là những người bình thường. Ðây chỉ là một giả thuyết có thể bảo là vô căn cứ, không có cơ sở đáng tin cậy, chỉ là một thông tin để tham khảo.

Ai đó tu Thiền Định, dù bất cứ ở trường phái nào, bất cứ ở đâu, kể cả những người tu chính quy Phật Giáo Nguyên Thủy … sau nhiều năm tháng, cả một đời tu Thiền Định có lẽ đều có chung một cảm nghĩ: Những nỗ lực của bản thân, thông qua kỹ thuật Thiền Định, hy vọng một sự tiến hóa là một điều vô cùng khó khăn, trung thực mà nói phải nghĩ như vậy.

Nếu chỉ đọc kinh, chép kinh (bây giờ có máy photo thì quá tiện), làm một số việc từ thiện, mà có thể về được một Cảnh Giới Hạnh Phúc, chứ chưa dám nói là cực kỳ Hạnh Phúc thì e là khó có thật. Chính bản thân Ngài Sakya Muni, kiến trúc sư trường phái Phật Giáo, cũng phải tập luyện vất vả cả đời cho đến khi bỏ xác thế gian. Mặt khác, nếu chỉ đọc kinh, chép kinh, từ thiện mà khi chết có thể về được nơi Cực Lạc, thì phải bảo là giá quá rẻ, rất dễ thực hiện với những người giàu có. Nhưng Cơ Ðốc Giáo lại cho là "Người giàu bước lên nước Chúa, còn khó hơn con Lạc Ðà chui qua lỗ kim". Người thế gian thường nói, những tài sản có giá trị lớn, thường liên quan tới tội ác.

Quý vị có thể hỏi những vị Cử Tọa khác, những người đã từng bỏ ra cả cuộc đời của mình để hành Thiền xem họ cho ý kiến như thế nào khi phản hồi về công phu Thiền Định của chính mình? Theo thiển ý của em, những vị tu Thiền Định thực sự, dường
như ít ai lại có những tuyên bố tích cực. Người tu Thiền Định thực sự có lẽ sẽ trả lời: "Tôi biết một điều rằng tôi chẳng biết gì cả". Đây không phải là một lời tuyên bố khiêm tốn giả tạo (Fausse modestie) mà thực sự là chứng nhân đã phản hồi tình trạng thực tế của con đường thiên lý Thiền Định mà họ đang dấn thân.

Xin cám ơn sự chú ý của quý Cử Tọa, xin cám ơn quý cử tọa Thục Vấn. Rất mong được quý Cử Tọa chỉ bảo những thiếu sót.




14 comments:

Người ấn có thích tịnh độ không? bác nào chỉ cho em biết với nhở?

Cảm ơn bài trả lời của Tam Tiểu Thư, thực tình thì không những cảm ơn mà phải nói là rất biết ơn mới chính xác, cứ sau mỗi lần đọc bài trả lời của TTT thì Thucvan lại thấy tự tin hơn mà đặt câu hỏi, Thucvan tự hỏi tại sao lại có tình trạng vậy nhỉ? Có lẽ là do câu trả lời thật rõ ràng thẳng vào vấn đề, không quanh co tránh né chẳng những vậy mà dường như qua cách trả lời của TTT đã cho Thucvan cảm nhận rõ hơn về kinh nghiệm Cảnh Giới và những chiều không gian khác hơn là chỉ am hiểu sâu sắc Vi Diệu Pháp nói riêng, Phật Pháp nói chung cùng những lãnh vực khác?

Cũng vẫn là vấn đề liên quan đến cõi Cực Lạc ... Thưa Tam Tiểu Thư!

Gần đây có một số bạn đã đưa lên vấn đề "Độ Tử", đặc biệt trong Trường Phái Tịnh Độ, Thucvan cũng thấy ở một số Tôn Giáo khác cũng có nghi thức này, chỉ là ý nghĩa và niềm tin về nơi đến khác nhau mà thôi. Đây là một việc mà thiết nghĩ nó cũng không kém phần quan trọng trong đời sống tâm linh của mọi người chúng ta.

Có người cho rằng sau những nghi thức của vị Chủ Tế này, cùng sự cầu nguyện chân thành của thân quyến và những người đến dự tang lễ, thì Linh Hồn của người quá cố sẽ được yên nghĩ nơi tốt lành bên cạnh Thượng Đế của họ cho tới ngày Phán Xét v.v...

Người khác thì bảo chỉ cận Niệm Lục Tự Di Đà, nhất tâm bất loạn thì ắt Vãng Sanh Cực Lạc quốc không sai. Họ thành lập ban hộ niệm và thành tâm đến những tang gia để làm việc tốt lành này với Tâm vô vụ lợi.

Lắm nơi còn cầu kỳ hơn, họ đưa ra những kỹ thuật đặc biệt khi Niệm ... Nào là Niệm thầm, Niệm lớn tiếng, Niệm tần số cao, tần số thấp ... rồi phóng tiếng Niệm vào tam tinh, vào Luân xa 6, 7, v.v... ÔI! kể cũng không hết!

Nhưng nếu đủ thân để hỏi các vị Chủ Tế hoặc các Sư về việc, những vị quá cố này sẽ đi về đâu sau những nghi thức rất trang nghiêm ấy? Họ đều trả lời tương đối giống nhau là: "Nghi thức này có ý nghĩa cho người sống hơn chết. Còn họ về đâu thì sao mà biết được ... con".
Nhưng cũng có nơi thì họ chắc chắn 100% rằng: "Họ đã đưa những vị quá cố này về Cực Lạc Quốc, không những thế mà họ còn chỉ rõ là Thượng Phẩm Thượng Sanh, cùng với khoảng 2 ngàn linh hồn Cửu Huyền Thất Tổ của vị ấy." Thật là từ bi và quá tốt bụng? Và nếu lại được hỏi, thì họ sẽ trả lời đại khái thế này:

"Khi chết thì ai cũng chới với, và hầu như là chưa có biết là mình đã chết. Người chết hoang mang vô cùng. Với những cảnh như là:Không gian bỗng nhiên tối lại (y như là cảnh tranh sáng, tranh tối), hay là mang màu sắc y như là khi đeo kính mát vậy (có nghĩa là những cảnh vật đều nhuộm một màu hồng, đỏ, xanh, nâu, cam ...) {Sở dĩ là vì người chết có một ít phước báu và có thể nhìn cảnh vật qua cái màu của hào quang của mình}. Và đặc biệt là trống vắng và cô đơn.

Đang chưa biết gì đang xảy ra thì bất ngờ thấy có vùng ánh sáng, có khi chói lòa, có khi dịu dàng ... và trong cái ánh sáng vàng khè và thanh tịnh đó lại vang lên tiếng nói và cho mình coi cuốn phim về những cảnh có người, có Phật, và cảnh rất là yên tĩnh và thanh bình. Đang coi như vậy thì trong vùng ánh sáng đó lại vang ra tiếng nói là có muốn lên đó để mà tu hành hay không?

Thì hầu hết đều trả lời là: Muốn!
Thế là được trùm hoa sen màu vàng và được đưa lên đó. Nó dễ như vậy đó."

(xin xem tiếp đoạn post sau)

Thưa Tam Tiểu Thư! Thucvan quan sát bằng sự giới hạn của cặp mắt trần và nhận thấy rằng, mọi người dù bất cứ ở trong hoàn cảnh nào khi sống đều có cảnh giới riêng họ. Chắc chắn là họ có một sự kết hợp Tâm, Sắc thế nào đó tạo nét đặc thù và cảnh giới riêng mình? Đến giờ lâm chung thì tùy cảnh giới mà họ thường trụ thêm vào:

Thể lý: Chống lại những đớn đau của thể xác đang dần chết cùng những căn bệnh đang mang v.v...

Tinh thần: Sợ hãi khi đối diện với những mất mát to lớn, mất vĩnh viễn tất cả những người thân yêu cả đời; mất những vật chất của cải mà họ đã bỏ cả đời mồ hôi nước mắt tạo dựng, mất mất và toàn là mất, không những thế sự sợ hãi càng lớn hơn khi họ không biết mình sẽ đi về đâu v.v...

Hơi thở cuối cùng rồi cũng tắt và họ sẽ trở thành như một cái bong bóng nổi trôi hoặc chìm xuống trong những không gian vô biên nhiều tầng mà tùy vào lượng Nghiệp, Cận tử nghiệp và Cảnh giới thường trụ mà họ sẽ trôi vào tầng nào thích hợp (theo luật Tương Ưng)?

Đây là giai đoạn vi tế nhất (xin phép được "zoom in" một tí để hỏi rõ vấn đề), nó thể hiện công lực thực sự của một Thực Thể: Thucvan tạm chia ra thành 2 phần: Chủ động & Thụ động.

1. Chủ động lại được tạm chia thành 2:

a. Những Cầu thủ trứ danh có khả năng phá tung lưới Luân Hồi Sinh Tử.
b. Những Cầu thủ có khả năng thấp hơn, nhưng vẫn chủ động vào được những cảnh giới cao hơn cảnh Người (từ Cảnh Thiên trên Cảnh Người đến Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng).

2. Thụ động: Là tất cả các Cầu thủ còn lại không thuộc thành phần trên.

Điều mà Thucvan ưu tư là, sau khi tắt hơi thở cuối cùng này thì số lượng Tâm Sắc của người này có thay đổi không? Có khả năng có một năng lượng cực mạnh nào có thể làm thay đổi cấu tạo Tâm Sắc của một Thực Thể vừa từ giã cảnh giới Người, để cái bong bóng này trở nên nhẹ mà bay lên những vùng thanh nhẹ hơn như Thiên Đàng hoặc Cõi Cực Lạc không? Và quan điểm của Vi Diệu Pháp qua về vấn đề này thế nào? Hay nói khác đi là Đức Phật Thích Ca đã nghĩ gì về việc này?

Đức Phật Thích Ca, "the most explosive enlightment" trong suốt chiều dài lịch sử bao nhiêu ngàn năm qua với Tam Minh, Lục thông có thể nhìn thấu được mọi sự việc từ vô thủy chung, tác giả của Tứ Đế, Bát Chánh Đạo của Vi Diệu Pháp và v.v... Ngài đã đá tung lưới Luân Hồi Sinh Tử mà Thần Chết và Nghiệp Lực thì lại là tay Thủ Môn chưa từng để lọt lưới bất kỳ một quả bóng nào? Với "Resume" đó mà chả nhẽ Ngài lại không nhìn ra được cái cơ hội duy nhất này để hỗ trợ cho một Cầu thủ đá lọt lưới sanh tử và thưởng cho cầu thủ một vé về Niết Bàn sao?

Viết tới đây thì Thucvan nghĩ tới những giờ phút cuối của mình và những người thân cũng phải đối diện với Cận Tử Nghiệp, nghe mà thấy rùng mình ... Mọi việc rồi sẽ ra sao? Chắc chắn chỉ có con đường độc đạo là Thiền Định mà thôi phải không Tam Tiểu Thư? Vô cùng biết ơn về trang blog này cùng những bài viết chất chứa những chất "Thật" mà Thucvan chưa tìm được ở đâu. Tất cả đã cho Thucvan một niềm tin, một sự gần gũi, một hướng đi mà đâu đó Thucvan cảm nhận được dấu chân của Đức Bổn Sư đã bước qua.
____________________
p/s: Những câu hỏi của Thực Vấn xuất phát từ sự ước ao tìm "Sự Thật", trong quá trình dò dẫm tự chỉnh sửa lại chính mình cho hoàn thiện hơn v.v... cùng để tránh đi những ngõ nghách mà lắm khi lỡ sa vào thì không biết đến bao giờ mới tìm được lối ra. Tất cả không hề có ý thử thách, đả kích, châm chọc Tam Tiểu Thư hoặc bất kỳ ai. Thành thật biết ơn.

Hổm rày dzìa wê, hổng có inh tẹc néc nên hổng đọc bài được, nay way lại đọc mấy bài mới hay wá xá.

Tam Tiểu Thư ơi!
Có lẽ dân dziệt mình thì hổng ai mà hổng biết chiện Kim Dung, dzà 2 từ: "giang hồ" cũng gần như wen thuộc được dùng khá phổ biếng nhiều thập niên qua. Trong dzăn hóa Trung thì được xem như bắt đầu từ bộ "Thủy Hử", hàm ý cũng rộng dzà đã trở thành những nhóm chữ như: "Ân oán giang hồ, nghĩa khí giang hồ, đạo lý giang hồ, giang hồ hào hiệp dzà giang hồ hiểm ác v.v..."

Nhưng "Giang hồ Thiền Định" lại đầy hiểm ác, thì đây là lần đầu tiên mà Tư Thóc tui mới nghe.

Tam Tiểu Thư xin chỉ giáo! Chúc sức fẻ nghen!

Chào TTT và CTR ,

Tây độc tui theo tịnh độ đã lâu, niệm phật gần dứt nọc ,cảm thấy rất an ổn. Nay đọc những gì CTR viết thấy wải quá, nọc nó muốn chạy lại rần rần trong cơ thể, chán thật. Quí vị có chắc là cỏi tịnh độ không có thật không vậy ? Bằng chứng gì ? Kiễu này như tạt nước sôi vô mặt thiên hạ , sao quí vị thiếu tình thương vậy?

Chào Tam Tiểu Thư
Em đọc bài thắc mắc của anh Thucvan rất ngưỡng mộ vì câu hỏi của anh trí tuệ wá. Em thì kiến thức Phật pháp không tới đâu nhưng cũng mạo muội đưa ý kiến của mình như sau: Do công việc của em liên quan nhiều đến việc chăm sóc người bệnh, và em có số cận quan kề quí nên hay có dịp gặp những cao tăng trong phút giây bệnh tật nặng nề hoặc sắp chết. Em dám nói thẳng nói thật với Tam Tiểu Thư rằng 100% những người mà bình thường lúc sống đi cúng độ tử cho người khác đó rất là sợ chết. Họ hoảng loạn lắm nếu không muốn nói là còn sợ hơn người bình thường. Từ kinh nghiệm bản thân, em tin chắc chắn 1 điều là nếu muốn không sợ hãi lúc cái chết đến, thì mình phải từng quen đối diện với cái chết ngay khi còn đang sống. Vậy nên em đang chờ để xem kỹ thuật xuất hồn của CTR. Còn chuyện trông cậy Độ tử thì không có tên em trong đó. Ai mà dám mang chuyện trọng đại của đời mình giao phó cho họ chứ? Kính chúc TTT sức khỏe nhe.


Xin chào cả nhà!
Rất cảm ơn TTT đã có câu trả lời thật tận tình và chi tiết!
Gần đây TN được khen hoài cảm thấy hơi mắc cỡ nhưng thật lòng rất vui!Vì là Nhị nguyên nên bên cái vui có cái buồn,buồn là vì nghe tin đồn OTQ mỗi lần muốn chia sẽ phương pháp hay kỹ thuật tu thiền định thì bị đau bụng tiêu chảy.Ghi đến đây ,lòng TN buồn vì nhìn từ mấy bài đầu trang blog đến đây thì không phải ít lần tiêu chảy,hiện giờ OTQ khoẻ chưa? mà nguyên nhân gì OTQ bị thế?
TN cũng như quý đọc giả đang rất trông đợi sự chia sẽ quá trình tu tập của OTQ mà nếu tin đồn là thật thì thương OTQ lắm lắm!!!
To:Thucvan
Bạn hỏi hay quá Thucvan,bài viết của bạn đầy mùi Phật pháp,cũng rất cám ơn bạn ,nhờ bạn có những câu hỏi hay mà tụi mình được nghe những bài rất có giá trị.
Chúc cả nhà mạnh khoẻ và tinh tấn!

Kính chào chị Tâm như,

Chị yên tâm ! Tài lọt theo OTQ khá lâu sức khõe OTQ rất tốt và có một sức viết kinh hoàng . Chị xem từng đó bài mà phải bị ái ỉa chắc giờ này OTQ phơi xác rồi . Chị cứ xem , cả nhóm CTR có bao giờ phải hồi hướng cho ông già gân của mình đâu ? Chúc chị nhiều an lạc ,đừng nghe những tin đồn thất thiệt của giang hồ thiền định hiễm hóc . Lâu lâu OTQ phải hồi hướng cho TTT vì hay bị trúng độc giới giang hồ đó.

Tài lọt

Kính chào giới giang hồ thiền định ,

Ta là Thiên cước thiên nhĩ đây,nghe ồn ào quá chạy xuống xem không biết có thằng nào mấy hôm nay cứ lãi nhãi bên tai khiếu nại việc gì nghe điếc cả lổ tai. Ta đã cắt nghĩa rành rành, nhân quả nhãn tiền, bụng làm dạ chịu . Hận thù không hóa giãi được cứ một chọa một thẻng tay .Có xí xóa được thì im mồm lại kẻo mang khẩu nghiệp vào thân . Tình thương hay từ bi gì ở trong tâm các ngươi hết , đầu môi chót lưỡi làm gì ? chỉ sướng cái lổ miệng mà khổ cái thân sau này . Còn như đã âm thầm và lặng lẽ thì không cần phải nói ra chi.
Còn có ai khiếu nại việc chi gom hỏi một lần ta trả lời luôn thể rồi ta theng, để mỗi lần vận công ta phải tiêu chảy thấy bà cố đây !

@ tư thóc

Bây giờ ông hiểu tại sao trong thiền định cũng có giới giang hồ chưa?

Hi Chị Tam Tiểu Thư!

May i have another cup, same as last pls! Thx Sis ...
Em mong đọc bài này lắm nhưng giờ mới vào được đây. Cám ơn bài trả lời rõ ràng của chị Tam Tiểu Thư và cũng rất biết ơn chị Tâm Như đã hỏi, để em có cơ hội nhận biết và hiểu rõ hơn vị trí cùng việc mình phải làm cho giai đoạn kế tiếp trong tiến trình Thiền định. Đường em đi thì nhất định không đổi rồi, chỉ là nó vẫn cứ lúc lên lúc xuống y như là "my daily life activities" vậy chị à! hihihi ...

Giờ thì em thấy yên tâm hơn khi Thiền, đường đi đã tỏ chỉ còn Tâm có quyết hay không mà thôi. Điều em thấy thoái mái nhất là em có nơi thật tin tưởng để hỏi tất cả những gì em thắc mắc trong quá trình Thiền Định, những trạng thái thậm chí cả Cảnh Giới v.v... Còn nữa, chỉ cần ngồi ngay tại nhà hoặc nơi làm việc chứ không cần phải đi đâu xa cả hihihi ... Đã nhỉ? Em nhớ có lần em phải đi xa lắm để chỉ hỏi một vài câu ngắn ngủi thôi, mà đi thì cũng chỉ hy vọng chứ có chắc là sẽ được gặp các vị được gọi là "Danh Sư" ấy đâu? Cũng may là phước duyên cũng có tí híu nên Ngài cho gặp. Và ngay câu hỏi đầu tiên thì em đã thất vọng mà không dám hỏi tiếp nữa ... Thế là "Giấc Mơ" tìm Thầy của em mãi chỉ là "Giấc Mộng" hihihi ... Từ đó em bỏ luôn cái ý tìm Thầy ... !!!

Vốn của em là "Tu Mò" nên lại "To Mù" hihihi ... May mà nó còn vào được ngưỡng cửa của Sơ Thiền Hữu Sắc để ngắm nghía này nọ là em vui lắm rồi hihihi ... (Còn nữa, em còn vào được một số chỗ nữa nhưng để khi nào tới những bài về Thiền thì em lại hỏi tiếp nhé!).

Điều thích nhất ở đây là không thấy ai là Thầy Bà gì cả? Không biết mai mốt chị Tam Tiểu Thư có đổi ý mà xưng là Bà Thầy không nhỉ? hihihi ... Em đùa thôi! Nhưng chị mà thành Bà Thầy thì chắc em cũng không dám hỏi thoải mái nữa đâu, hay em biến luôn hổng chừng ... hihihi ...

Cuối tuần vui chị nhé!

em
ph.hoangvu@yahoo.com

ngày càng hay... chờ đọc típ!

Cảm ơn các bạn đã động viên ...

Chúc các bạn những ngày cuối tuần thật an lạc!

Cám ơn Tài lọt rất nhiều!!!

Tư Thóc tui lang thang trên nét đọc được câu chuyện này vào chia sẻ cùng các bạn đây:

An old Cherokee told his grandson: about a battle that goes on inside people.

"My son, there's a battle between two wolves inside us all.

"One is Evil - It is anger, envy, selfishness, failure, jealousy, greed, lies, sorrow, regret, arrogance, self-pity, guilt, resentment, inferiority, false pride, superiority, and ego".

"The other is Good - It is joy, peace, love, hope, happiness, prosperity, success, serenity, humility, kindness, benevolence, empathy, generosity, truth, and compassion".

The boy thought about it then asked: "Grandfather, which wolf wins?"

The old man quietly replied, "The one you feed".

So ask yourself and be concious of which wolf you're giving more attention and energy too.

Have a good one, everyone!
Tư Thóc

Đăng nhận xét