Pages

Cuộc họp báo (3): Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp








          Tịnh độ tác giả
                                        c â n  n h ắ c  t r ư ớ c  k h i  đ ầ u  t ư  C ự c  L ạ c  C õ i  . . .


- Cử tọa Oshin: @ Cuộc họp báo 1

"Tam Tiểu Thư ơi! Con là Oshin của cô đây. Nghe cô họp báo nói Tịnh Ðộ và Thiền Tông Lâm Tế toàn là của Trung Quốc, con buồn lắm cô ơi. Cả hai phái tu này con đều có theo trong thời gian lâu lắm rồi mà cứ tưởng đó là tu theo Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni của nước Ấn Ðộ. Ban đầu thì tu Tịnh Ðộ sau đó chuyển sang Thiền Tông. Bây giờ con chẳng biết tính sao nữa. Con có hy vọng cuối cùng mong manh mong cô Tam Tiểu Thư giúp con với. Cô làm ơn hỏi ông Tổng Quản xem có ai tu theo trường phái Trung Quốc mà chứng đắc được không cô? Có ai về nước Tịnh Thổ xong rồi gởi mail báo cho cô biết là họ đã đến không cô? Cám ơn cô nhiều."

- Tam Tiểu Thư: Em xin lỗi chị Tâm Như, xin phép cho em được trao đổi với quý cử tọa Oshin trước, rồi chị em mình sẽ tâm sự sau.

Kính thưa
quý cử tọa Oshin, cám ơn quý cử tọa đã tâm sự đóng góp với đầy lòng trung thực, tình cảm. Để chia sẻ về ý kiến của quý độc giả Oshin, em xin phép chia thành hai phần khác nhau:

1. Đầu tiên chúng ta thử tìm hiểu một số tông phái mà quý cử tọa đã đề cập tới.
2. Thế nào là tu chứng?

Vấn đề được chị Oshin đề cập tới, là việc đã tồn tại từ lâu và còn mang nhiều nghi vấn. Đến tận hôm nay, nó vẫn mang tính chất thời sự, mang tính chất xã hội, phong tục tập quán … không những ở Việt Nam, mà có lẽ còn nhiều nước trên thế giới: Hàn Quốc, Nhật Bản …

Thưa quý cử tọa Oshin cùng toàn thể quý vị. Khi chúng ta lần đầu tiên trong đời tiếp cận với một tôn giáo nào đó, thì đơn sơ nghĩ rằng Cơ Ðốc giáo là Cơ Ðốc
Giáo, Ấn Ðộ Giáo là Ấn Ðộ Giáo hoặc Phật Giáo là Phật Giáo … Không ai có thể ngờ được rằng, qua chiều dài của lịch sử, qua chiều rộng của địa lý, Phật Giáo đã biến thể dường như không còn gì là Phật Giáo Ấn Ðộ, mà đôi khi còn đối nghịch với Phật Giáo Ấn Ðộ. Người ta chỉ sử dụng “logo” Phật Giáo. Như tại miền Nam Việt Nam, có nhiều trường phái lấy tên bắt đầu là Phật Giáo … nhưng nội dung hoàn toàn khác hẳn Phật Giáo. Người ta chỉ lấy cảm hứng từ Phật Giáo, vay mượn “nhãn hiệu” hoặc “logo”. Sự thật phải bảo đây là một dạng hàng nhái, nếu nói theo từ ngữ kinh doanh.

- Đại diện của Giang Hồ Thiền Định hiểm ác: Tui tự giới thiệu tui cư ngụ ở một khu phố nhỏ nhưng nhà riêng là villa. Sorry Tam Tiểu Thư nghe, tui thiệt là dị ứng với chữ hàng nhái. Nếu tui nhớ không lầm thì CTR từng viết bài "Nhập định: Thiên đường của hàng nhái". Ý các bạn nói rằng những người nhập định bây giờ toàn là hàng nhái cả sao? Như vậy tức là bôi bác đạo Phật. Cha chả! Đúng là quá đáng! Quá đáng!

- Tam Tiểu Thư (mỉm cười): Xin giang hồ thiền định bình tâm, bình tâm. Tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp không có ý định chơi nổi, show off, se distinguer de la foule hoặc đóng vai trò wikileak trong lãnh vực Thiền Định … Chúng tôi chỉ triển khai tinh thần trình bày "sự thật không che đậy" về lãnh vực này. Chúng ta là những công dân bình thường, có quyền được biết sự thật, theo luật pháp của VN cho phép.

Có rất nhiều trường phái Phật giáo Trung Quốc phát triển tại VN. Tuy nhiên, hai trường phái nổi bật nhất là: "Tịnh ÐộThiền Tông của Trung Quốc
". Cũng cần minh thị để chúng ta khỏi hiểu lầm: Phật Giáo Ấn Ðộ cũng đi về phía Nam, xuyên qua một số quốc gia như Miến Ðiện, Thái Lan, Campuchia. Như vậy Phật Giáo Ấn Ðộ cũng có phát triển ít nhiều tại Việt Nam; chứ không phải VN chỉ toàn là Phật giáo Trung Quốc.

Lịch sử văn hóa của VN thì chắc chẳng ai lạ gì. Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản … ít nhiều là cựu thuộc địa của Trung Quốc trong một thời gian rất lâu, hiểu theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng. Người Tàu có chữ viết tượng hình, đó là một ưu thế của nền văn hóa Trung Quốc. Thực tế đến ngày nay, một số nước vẫn còn sử dụng chữ Trung Quốc biến thể. Chính Việt Nam cũng sử dụng chữ Nôm trước khi du nhập chữ La Tinh từ một Mục sư người Pháp. Với tình hình này, thì chữ Hán được coi gần như là một công cụ internet của những thế kỷ trước; vì đó là công cụ duy nhất để giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin liên lạc, mua bán khế ước ... Vì lý do này, giới trí thức người Việt Nam đều sử dụng chữ Trung Quốc như là Quốc Ngữ. Trung Quốc được coi như trung tâm của nền văn minh. Người VN tiếp cận với Phật Giáo, thông qua những trí thức thời bấy giờ; mà với trí thức thời bấy giờ thì lại coi: Đạo Đức Kinh, Tứ Thư, Ngũ Kinh, thơ Đường Luật … là khuôn vàng thước ngọc, bởi vì chúng ta không có thông tin nào khác, ngoài thông tin bằng ngôn ngữ Trung Quốc. Do đó, Phật Giáo Trung Quốc được chúng ta coi là chính thống (Orthodoxe), là điều đương nhiên, hoàn toàn hợp lý theo logic học.

Chỉ đến khi những nhà truyền giáo là những người Pháp đến Việt Nam, họ đã truyền bá chữ La Tinh, tiếng Pháp, Tây Ban Nha … Đặc biệt nhất là việc phát minh ra tiếng Việt Nam của một tu sĩ người Pháp. Tất nhiên, phải đợi qua nhiều thập kỷ thì người Việt Nam mới có thể hiểu được tiếng Pháp, hiểu được ngữ pháp, văn phạm … Ai cũng biết tiếng Pháp là một thứ tiếng rất khó học với cả chục ngàn động từ bất quy tắc. Người ta chỉ trưởng thành về ngôn ngữ này cách đây khoảng 50, 60 năm. Từ đây chúng ta mới có những thông tin, cùng chiều, hoặc trái chiều với người Trung Quốc. Phần trình bày dài dòng trên đây hy vọng giúp quý cử tọa thấy rằng, việc chúng ta coi Phật giáo Trung Quốc là chính thống, thậm chí là quốc giáo, thì cũng chẳng có gì là đáng ngạc nhiên. Nó là hệ quả tất yếu của một tiến trình lịch sử khách quan.

Ít nhất người ta có thể khẳng định, Tịnh Thổ, Tịnh Ðộ … là sản phẩm của những người Trung Quốc: Tuệ Viễn hoặc Huệ Viễn, Huyện Loan, Ðạo Xước, Thiện Ðạo.

Ðể cho thông tin được khách quan, chúng ta thử mời một vị đến từ đất nước Tịnh Quốc, để vị đó mô tả là tốt nhất. Xin mời cử tọa cõi Tịnh Quốc.


- Cử tọa cõi Tịnh Quốc: Thể theo lời của Tam Tiểu Thư cùng quý cử tọa, nay tôi xin mô tả sơ lược, những nét cơ bản về Tịnh Quốc của chúng tôi; tên gọi khác là Tịnh Thổ hay là Thế Giới Cực Lạc.

Về địa lý thì Tịnh Quốc có lẽ hơi giống với Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Đất nước chúng tôi chia ra ít nhất là: 4, 5 tiểu bang: Ở phía Bắc có Cổ Âm Phật, phía Nam có Phật Bảo Sinh, phía Ðông có Phật Bất Ðộng, Phật Dược Sư. Đất nước này gọi là điều hy quốc. Phía Tây là Cực Lạc quốc có Phật A Di Ðà. Còn một nơi gọi là Thế giới Hoa Tạng, là đất nước của Phật Tì Lô Giá Na nữa … Đây là những tiểu bang tương đối nổi tiếng được nhiều người biết tới. Nhưng thực tế vẫn theo tài liệu của Tịnh Ðộ, vì có vô số vị Phật nên có vô số Cực Lạc Quốc.

Chúng ta có thể đưa tới một nhận xét: Cách trình bày về địa lý như trên khiến người ta liên tưởng tới loại không gian hai chiều, được xác định bởi 3 điểm tức là một mặt phẳng. Nếu chúng ta đối chiếu với một số tài liệu nguyên thủy thì người ta lại mô tả đại khái như sau về một đất nước Cực Lạc: Không cao không thấp, không tới không lui, không sáng không tối, không sanh không diệt … Nếu mô tả như vậy thì có nghĩa là các chiều không gian thời gian đều bằng zero. Nói ngắn gọn, chúng ta có thể gọi đó là không gian không chiều tuyệt đối … Phần bình luận rất mong được quý cử tọa tham gia.

- Cử tọa cõi Tịnh Quốc (tiếp tục): Thưa quý cử tọa, vấn đề xã hội, vấn đề nổi bật nhất là vấn đề đẳng cấp (caste), chứ không phải là giai cấp (classes). Vấn đề này bắt nguồn từ khi ngài Tuệ Viễn thành lập ra trường phái Tịnh Ðộ. Ðầu tiên có một tổ chức gọi là Bạch Liên Xã quy tụ khoảng 123 người. Tổ chức này chia ra như sau:

* 18 người gọi là Thập Bát Ðại Hiền.
* 123 người được gọi là Hiền.
* 3000 người là hội viên.

Việc chia chẻ này chẳng biết là vì cố ý hay vô tình, đã tạo ra trạng thái đẳng cấp tại đất nước Tịnh Thổ. Ở bất cứ xã hội nào mà có tình trạng này thì có lẽ cũng là một bài toán khó cho chính bản thân xã hội của mình.

Lý lịch hay đúng hơn là lịch sử của Ngài Sakya Muni, thì có lẽ chẳng ai lạ gì. Yếu tố thời gian, gia cảnh, lý do xuất gia, cách tu hành … cho dù là huyền sử thì ai cũng biết rõ. Tuy nhiên, việc lý lịch đối với ngày A Di Ðà thì lại là một vấn đề khác. Mỗi nơi cho biết về nguồn gốc một cách khác nhau. Đâu là sự thật thì không ai rõ. Theo tài liệu tự điển về Phật Giáo của Ðài Loan thì có kể là ngài Tuệ Viễn đã được gặp Phật A Di Ðà. Có lẽ đây là lần đầu tiên Phật A Di Ðà xuất hiện trong những bài viết của loài người. Nói một cách khác, có lẽ ngài Tuệ Viễn, là chiếc cầu nối đã giới thiệu với loài người Phật A Di Ðà lần đầu tiên, dĩ nhiên là kèm với đoàn tùy tùng. Ðể xác minh thông tin quý vị có thể search ở wikipedia để xác nhận nguồn tin.

Theo truyền thuyết thì vị Phật này có tới 48 lời nguyện. 48 lời nguyện này có thể rút gọn vào một câu đơn giản là độ tất cả chúng sanh vô điều kiện. Có nghĩa là ở ngoài thì nương theo tha lực của lời nguyện do vị Phật này đã phát nguyện; còn ở trong thì tụng niệm danh hiệu của ngài A Di Ðà. Trong ngoài tương ứng hòa hợp, thì được về Thế Giới Cực Lạc. Do đó, người ta còn gọi trường phái Tịnh Ðộ là trường phái Niệm Phật.

Nếu xét theo quan điểm của Phật Giáo Ấn Ðộ, thì định luật Nhân Quả, tương ưng … có lẽ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống, trong cách hành xử, trong cách tu hành của các Phật Tử.

Cứ cho là về nước Cực Lạc chỉ là một trạng thái quá cảnh; thế nhưng việc nhập cảnh vào cõi Tịnh Độ bất chấp quá trình, những tồn tại dân sự, hình sự ở tất cả các nơi cũng là một việc khó giải quyết. Ngay trong cuộc sống thế gian của con người, chúng ta cũng phải chấp nhận hệ quả của các hành động dân sự và hình sự. Người ta không thể từ chối trách nhiệm dân sự và hình sự; đó cũng là một dạng thực hiện định luật Nhân Quả của Phật Giáo. Nếu mình chối bỏ các trách nhiệm dân sự và hình sự, thì xã hội mình đang sống sẽ đầy rẫy những mối bất an cho các công dân lương thiện.

Tôi là cư dân của Tịnh Thổ đã mạnh dạn trình bày sơ lược vài tính chất của đất nước này. Hy vọng quý bạn thấy được phần nào tính chất đa dạng của Thế Giới Cực Lạc. Những thông tin này cho dù là chưa hoàn toàn chính xác nhưng cũng ít nhiều minh họa một bức tranh của thế giới Tịnh Ðộ. Thông tin trên chỉ có tính tham khảo. Xin quý cử tọa cân nhắc kỹ trước khi đầu tư và xin hộ chiếu nhập cảnh.

Còn tiếp ...



1 comments:

Thế các bác cho em hỏi tí tẹo ở đất nước truyền thống nơi phát tích ra đạo phật nguyên thủy như ấn độ quốc có ai tu tịnh độ không nhở? xin các ý kiến giải đáp ạ!

Đăng nhận xét