Pages

Cuộc họp báo (11) Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp

- Tâm Như: @ Cuộc họp báo 7

"Qua bài trả lời của CTR ,mình càng cảm phục nhiều hơn,mong các bạn có thắc mắc gì cứ mạnh dạn viết ra hỏi (lợi mình và lợi người), mình nghĩ CTR sẽ giải đáp cho các bạn. Chứ không như vài vị giáo chủ khác bảo "tu đi rồi biết ,tu xong rồi biết,..v..v.." dạ thưa, vì đang tu không biết mới hỏi, tu xong rồi biết rồi hỏi chi nữa! Trả lời kiểu chụp mủ như giáo chủ thì hơi bị giang hồ quá!
Sẳn đây em có thắc mắc này mà từ lâu không biết hỏi ai, vì TN đọc và thấy (bên Tây Tạng) họ tự thiêu để cúng dường Phật. Nhưng TN lại thắc mắc, thân người khó được và cái vụ "đốt thân cúng dường Phật" hư thực ra sao ah? Hàng nhái Trung Quốc toàn hóa chất gây ung thư cho con người, nó giống hàng nhái thiên đường, vậy những người như TN làm sao phân biệt để tránh bị ung thư trên đường tu gặp phải hàng nhái?
Cám ơn nhóm CTR!Chúc tất cả mạnh khoẻ và tinh tấn!"


- Tam Tiểu Thư (khỏe khoắn, mạnh mẽ, gọn ghẽ như mọi ngày, ánh mắt linh hoạt, tươi cười, vui vẻ, nghiêm trang): Em xin chào chị, hân hạnh được gặp lại chị. Em xin đóng góp một số thông tin từ cuốn tạp thư, về vấn đề chị nêu ra; đó là về việc "tự thiêu để cúng dường".

Kính thưa chị! Theo chỗ em biết, không biết đúng hay sai đây nữa, thì trường phái Phật Giáo của Sakya Muni, dường như đồng nghĩa với: Can đảm, từ bi, trí tuệ.

Với tinh thần này, chúng ta tự hỏi, ở cõi Niết Bàn, là nơi phiền não đã khô cạn, dục vọng đã hoàn toàn triệt tiêu, thì không biết ngài Sakya Muni nghĩ gì khi phải nhận một món quà "Egregious Barbecue". Ðặt giả thuyết là, nếu Ngài nhận món quà này, thì Ngài có gì để trao đổi?

Với tiêu chuẩn là từ bi và trí tuệ, thì e rằng món quà này đã biếu lầm người. Dường như Sakya Muni lúc tại thế từng cho biết "Mọi người phải tự thắp đuốc mà đi". Và trước khi rời cuộc sống thế gian Ngài đã nói "Thầy của mọi người là sự hiểu biết đúng đắn". Nói một cách khác, dù có biếu xén cái gì quý giá đi nữa, kể cả sanh mạng của mình, Ngài tuyệt đối không có gì để trao đổi.

Một người bình thường ai cũng biết mình không thể có hạnh phúc trên khổ đau của người khác: Vì làm vừa lòng mình mà người khác phải tự biến mình thành một món Barbecue. Không lẽ một vị gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác lại không biết cái điều căn bản đó?

Có lẽ người ta có thể giải thích theo hai cách:

- Theo Phật Giáo Tây Tạng.
- Theo Phân Tâm Học.

1. Theo Phật giáo Tây Tạng: Nếu thật sự nhìn ở góc cạnh học thuật một cách khách quan, thì Phật Giáo Tây Tạng là của Tây Tạng, và nó gần như không liên quan gì tới Phật Giáo của Ngài Sakya Muni tại Ấn Ðộ. Chắc mọi người đều biết, Phật Giáo Tây Tạng có những Kinh sách ẩn giấu gọi là “Gterma”. Nó được coi như Thánh Kinh quý báu, chỉ có những người được mặc khải mới có thể phát hiện ra chúng. Tài liệu này có được in ra bằng tiếng Việt Nam. Cũng như Phật Giáo của nhiều khu vực Á Châu khác, các tác giả (đôi khi không có tên tác giả), cố tìm cách chứng tỏ phả hệ, liên hệ với Phật giáo chính thống Ấn Ðộ (Indian Buddhist Pedigree Or Affiliation).

Do đó việc tự thiêu ở đâu đó, cũng như việc tự đầu độc mình, kéo dài trong nhiều năm nhằm mục đích tự ướp xác như ở Nhật Bản có lẽ không liên quan gì tới Phật Giáo của Ngài Sakya Muni. Người thế gian phong những vị nói trên là Phật, còn sự thật có đạt được trạng thái Trí Tuệ, Giác Ngộ hay không thì không ai biết.

Có lẽ mọi người ai cũng biết, qua quá trình tập luyện của chính bản thân mình, Ngài Sakya Muni đưa ra quan điểm tu tập là Trung Đạo, tránh hai trường hợp cực đoan sau đây mà em xin phép nhắc lại:

- Buông thả trong những dục lạc thú vui thấp hèn.
- Hành thân hoại xác một cách vô ích.

Với tinh thần này, một người quê mùa thiếu hiểu biết như em, cũng không thể tin là việc tự thiêu, hành hạ chính bản thân của mình một cách cực đoan lại có một hệ quả tốt. Mặt khác, có lẽ công bằng mà nói, không nên đổ cho Trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy có lối tu tập kinh hoàng như thế này.

Tuy nhiên, cũng có người nêu ra lý do sau đây, dựa vào kinh "Tiền Thân Ðức Phật" (Jataka). Theo tài liệu này, chính bản thân Sakya Muni trong nhiều kiếp, có những hành động tương tự như nói trên. Rất mong quý cử tọa lưu ý, bình thường mà nói, ai cũng nghĩ rằng, kinh Phật Giáo tức là Kinh Phật Giáo, là lời Phật nói, là những gì có giá trị thiêng liêng không thể nghĩ bàn. Chính suy nghĩ thật thà này của chúng ta, đã bị những tác giả viết những cuốn
Kinh Ngụy Tạo, lạm dụng. Cuốn Kinh "Tiền Thân Ðức Phật" chính là một trong những cuốn kinh ngụy tạo rất được phổ biến tại Ðông Nam Á. Người ta không ngờ rằng, mình lại là một diễn viên bất đắc dĩ trong tấn bi kịch của các loại Kinh Ngụy Tạo.

Việc tự thiêu chỉ là một sáng kiến có tính cách địa phương, cho là để cúng dường Ngài Sakya Muni. Việc này hoàn toàn không liên quan gì đến trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy. Thật vậy, bất cứ ai chịu khó dành một ít thời gian đọc tài liệu Trung Bộ Kinh (em xin nhắc lại là Trung Bộ kinh) … chúng ta không thể tìm thấy một mô hình nào đó, gợi ý cho một lối tu tập, đầy máu và nước mắt bằng cách tự thiêu để cúng dường. Mặt khác, kể cả từ ngữ cúng dường, dường như cũng được bắt nguồn từ các cuốn Kinh Ngụy Tạo. Tư tưởng này chúng ta có thể tìm thấy trong bộ kinh ngụy tạo của Trung Quốc là "Ðại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân". Tài liệu này gợi ý thúc đẩy tín đồ cúng dường Tam Bảo là: Phật, Pháp, Tăng … Hành động cúng dường, thực tế là biếu xén thì ai được hưởng? Chắc chắn ai cũng biết, Phật và pháp chẳng được hưởng cái gì cả … Chính vì lý do này mà Các Mác gọi đó là liều thuốc phiện ru ngủ làm con người mất đi lý trí … Các cơ sở Tôn Giáo thì ngày càng hoành tráng nguy nga còn tín đồ thì …

2. Phân tâm học: Theo bộ môn Phân Tâm Học thì con người có hai bản năng đối nghịch nhau:


- Bản năng bảo tồn / Bản năng chết.

Hai bản năng này lệ thuộc vào nhau và cùng chung sống trong một cá thể, không thể tách rời, chúng hòa tan và trộn lẫn vào nhau.

Bản năng thì có bản chất là sinh học và tâm lý. Bản năng là một khái niệm vô cùng cơ bản, vừa mơ hồ vừa truyền thống. Đó là sự thúc dục nội tại (Stimulus Interne) được xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, nó là một lực bền bỉ (Force Durable) và người ta không thể tránh được lực này (On Ne Peut L’Eviter). Người ta còn có thể định nghĩa bản năng là một thứ nhu cầu, nhu cầu cần được thỏa mãn. Nhu cầu này có thể có hai lối thoát, một là thăng hoa (Sublimation), hai là bị dồn nén (Refoulement). Xin nhắc lại, người ta có hai bản năng cơ bản (vì còn rất nhiều bản năng phụ) đó là bản năng bảo tồn và bản năng chết.

- Bản năng bảo tồn là tiên đề của Sadisme.
- Bản năng chết là tiên đề của Machosisme.

Chính Machosisme là tác nhân của việc tự thiêu. Từ việc hành hạ bản thân của một em bé để làm cho mẹ chú ý, cho đến người trưởng thành thực hiện các dạng tu khổ hạnh, cảm thấy hạnh phúc khoái lạc trong việc hành hạ chính mình kể cả trong tình cảm yêu đương:

"Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé"
"Còn chờ ngàn kiếp sau, một tiếng ca tiếng ca tạ từ. Bàn tay đã như xanh xao đan cuộc tình mù lòa trọn đời mình …"

 

Có lẽ chính yếu tố Machosisme đã thúc đẩy việc dâng lễ vật "Barbecue" chứ không nên đổ cho là tư tưởng của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy

- Tư Thóc: @ Cuộc họp báo 8

Tư Thóc tui lang thang trên nét đọc được câu chuyện này vào chia sẻ cùng các bạn đây: 

* An old Cherokee told his grandson: about a battle that goes on inside people. "My son, there's a battle between two wolves inside us all. 

* One is Evil - It is anger, envy, selfishness, failure, jealousy, greed, lies, sorrow, regret, arrogance, self-pity, guilt, resentment, inferiority, false pride, superiority, and ego.  
* The other is Good - It is joy, peace, love, hope, happiness, prosperity, success, serenity, humility, kindness, benevolence, empathy, generosity, truth, and compassion". 
* The boy thought about it then asked: "Grandfather, which wolf wins?" 
* The old man quietly replied, "The one you feed". 

So ask yourself and be concious of which wolf you're giving more attention and energy too. Have a good one, everyone!

- Tam Tiểu Thư: Em xin kính chào quý cử tọa Tư Thóc. Em vô cùng biết ơn vì quý cử tọa đã nhiều lần đóng góp nhiều ý kiến làm cho cuộc họp báo thêm sôi động. Ý kiến của quý cử tọa thật suất sắc và trung thực, em kém khả năng không biết diễn tả làm sao nữa. Thôi để cho vui, em xin kể câu chuyện sau đây, nói về cuộc đối thoại của chiếc trực thăng Apache và Comanche. Câu chuyện bắt đầu như thế này

"An old Apache attack helicopter told to his grandson Comanche helicopter: Trong thân của ta có rất nhiều bộ phận thuộc về "Sắc", đó là phần cơ học. Còn có rất nhiều phần mềm điện tử để điều khiển, tính toán, đó chính là "Tâm" của trực thăng Apache. Mặt khác, còn phải kể đến những vũ khí để tiến công. Ta chính là một cỗ máy hủy diệt (Lethal Weapon) rất đáng sợ. Mặt khác ta lại được trang bị những thiết bị để bảo vệ phi công và xạ thủ: Các avionics, bộ giáp để bảo vệ.

Nói tóm lại, trong ta là cuộc chiến đấu của hàng ngàn con Sói. Vũ khí tấn công là sự sân hận, ích kỷ, ngạo mạn, kiêu hãnh giả tạo. Việc bảo vệ sanh mạng cho pilot và xạ thủ là: Niềm vui, hòa bình, tình yêu, hy vọng, hạnh phúc …
"
 
Comanche suy nghĩ rồi hỏi: "Phần nào sẽ chiến thắng?"

Apache quietly replied: "Lệ thuộc ở nhà chế tạo, lệ thuộc ở phi công và xạ thủ trong cách sử dụng".

- Hoangvu: @ Cuộc họp báo 8
Hi Chị Tam Tiểu Thư!
May i have another cup, same as last pls! Thx Sis ...

Em mong đọc bài này lắm nhưng giờ mới vào được đây. Cám ơn bài trả lời rõ ràng của chị Tam Tiểu Thư và cũng rất biết ơn chị Tâm Như đã hỏi, để em có cơ hội nhận biết và hiểu rõ hơn vị trí cùng việc mình phải làm cho giai đoạn kế tiếp trong tiến trình Thiền định. Đường em đi thì nhất định không đổi rồi, chỉ là nó vẫn cứ lúc lên lúc xuống y như là "my daily life activities" vậy chị à! hihihi ...

Giờ thì em thấy yên tâm hơn khi Thiền, đường đi đã tỏ chỉ còn Tâm có quyết hay không mà thôi. Điều em thấy thoải mái nhất là em có nơi thật tin tưởng để hỏi tất cả những gì em thắc mắc trong quá trình Thiền Định, những trạng thái thậm chí cả Cảnh Giới v.v... Còn nữa, chỉ cần ngồi ngay tại nhà hoặc nơi làm việc chứ không cần phải đi đâu xa cả hihihi ... Đã nhỉ? Em nhớ có lần em phải đi xa lắm để chỉ hỏi một vài câu ngắn ngủi thôi, mà đi thì cũng chỉ hy vọng chứ có chắc là sẽ được gặp các vị được gọi là "Danh Sư" ấy đâu? Cũng may là phước duyên cũng có tí híu nên Ngài cho gặp. Và ngay câu hỏi đầu tiên thì em đã thất vọng mà không dám hỏi tiếp nữa ... Thế là "Giấc Mơ" tìm Thầy của em mãi chỉ là "Giấc Mộng" hihihi ... Từ đó em bỏ luôn cái ý tìm Thầy ... !!!

Vốn của em là "Tu Mò" nên lại "To Mù" hihihi ... May mà nó còn vào được ngưỡng cửa của Sơ Thiền Hữu Sắc để ngắm nghía này nọ là em vui lắm rồi hihihi ... (Còn nữa, em còn vào được một số chỗ nữa nhưng để khi nào tới những bài về Thiền thì em lại hỏi tiếp nhé!).

Điều thích nhất ở đây là không thấy ai là Thầy Bà gì cả? Không biết mai mốt chị Tam Tiểu Thư có đổi ý mà xưng là Bà Thầy không nhỉ? hihihi ... Em đùa thôi! Nhưng chị mà thành Bà Thầy thì chắc em cũng không dám hỏi thoải mái nữa đâu, hay em biến luôn hổng chừng ... hihihi ...

Cuối tuần vui chị nhé!


- Tam Tiểu Thư: Em xin kính chào quý cử tọa Hoang Vu, em xin đóng góp ý kiến phần cuối cùng của quý cử tọa bàn về vấn đề Thầy Bà.

Em thiết nghĩ quý cử tọa, cũng như bất cứ ai có hứng thú với Trường phái Phật Giáo, thì dường như không ai xa lạ gì với khái niệm Ðệ Nhất Nghĩa Ðế. Khái niệm này ngoài tính chất biểu tượng cao, phổ quát cao, có lẽ nó còn có một ý nghĩa khác, em xin phép được nhắc lại, đó là hàm ý tất cả các Thực Thể vốn bình đẳng. Con người tiến bộ bất cứ ở đâu, bất cứ ở thời đại nào, cũng đều mong muốn mọi người được bình đẳng. Trong lãnh vực này, có lẽ Ngài Sakya Muni là người tiên phong, muốn giải thoát con người ra khỏi thân phận tù đầy thấp kém, trước các Thần Linh Thượng Ðế của thời đại Veda và các trường phái không thể kể hết được của Ấn Ðộ Giáo.

Thật vậy, ở Mỹ Châu một vị Tổng Thống nào đó đã từng tuyên bố con người bình đẳng trước Thượng Đế. Tổng Thống khác muốn xóa đi thân phận nô lệ của những người da đen, bắt đầu khởi điểm với tác phẩm: "Chiếc lều của chú Tom". Bên trời Âu, Các Mác đã giải phóng con người khỏi cảnh bị bóc lột và chà đạp nhân phẩm … Tất cả những tư tưởng vĩ đại, ân nhân của nhân loại … đều mong muốn con người được giải phóng, được bình đẳng. Đó là lý tưởng của bất cứ ai có một tri thức luận, có một lương tâm lành mạnh …

Ở một góc cạnh nào đó, ý đồ muốn làm Thầy người khác thật ra chỉ là biểu lộ của mặc cảm tự tôn giả tạo, thực sự để che giấu đi cái mặc cảm tự ti, sự hèn yếu thực sự của chính mình. Mặt khác, còn để lợi dụng tín tâm của các tín đồ như một phương tiện để mưu sinh, kiếm tiền, kiếm rất nhiều tiền, đôi khi cả tình nữa … và rất nhiều thứ khác, mà không phải lao động vất vả như mọi người.

Lịch sử cho biết những khoa học gia chân chánh chẳng có ai là xưng danh là gì cả. Họ đều vất vả cả đời người cho đến chết, lao động vật chất, lao động trí óc … chẳng có thì giờ đâu để tự cho mình một cái tên nào đó. Phần đông những ân nhân thực sự của nhân loại trong tất cả các lãnh vực, đều sống và chết trong nghèo nàn của tủi nhục. Có lẽ họ là những vị Thầy thực sự, nhưng chính họ không biết mình là Thầy.

Kính thưa quý cử tọa Hoang vu!

Trang blog này với tiêu đề là: "Có một không hai, có hai chết liền" là dành cho giới dân gian bình dân, ăn nói những từ ngữ chỉ của giới bình dân … do đó quý cử tọa có thể đoan chắc, ở đây chẳng có Thầy Bà nào cả, cũng chẳng có đệ tử nào cả, chỉ có những quý cử tọa bình dân như chị Tâm Nhu, quý cử tọa Tư Thóc.

Vài lời đóng góp cùng quý cử tọa Hoang Vu, em chỉ là cô gái võ biền quê mùa, nếu có gì sai sót mong quý cử tọa chỉ giáo, em xin vô cùng biết ơn.

- Bé Ba: @ lá thư từ độc giả 4: Khui Hụi

Kính thưa các Cô Chú!

Con nghĩ là Chú Ruoinhua đã thật khéo cô đọng lại toàn bộ tình tiết cho lá thư ngắn gọn và đương nhiên rất lịch sự đấy, thật tình thì chữ " coi bói về tiền kiếp" có nghĩa là: Chú HHĐL đã theo một pháp môn Tịnh Độ rất lạ của hstd, (Niệm Phật Quán Chấm Đỏ) người nhận đề mục phải Niệm và Quán khi nào ra được Chấm Đỏ và từ đó lại đổi sang Linh Ảnh Phật Adida và cứ tiếp tục Quán đến khi nào ra được Linh Ảnh Adida, hình nổi 3D rõ ràng, rồi dùng Ấn thử Linh Ảnh và đây mới bắt đầu cuộc tiếp xúc với Linh Ảnh mà họ tin tuyệt đối là Phật Adida và tu học theo sự chỉ dạy của Linh Ảnh này ...

Từ đây nếu có bất kỳ thắc mắc gì họ đều vào hỏi Linh Ảnh và đương nhiên sẽ được Linh Ảnh trả lời rõ ràng, kể chuyện và cho xem thấy câu chuyện y như xem một video clip vậy, hình ảnh 3D, mầu sắc, âm thanh nổi. (Con cố gắng tường thuật rõ ràng nhưng cũng thật ngắn gọn, nếu chỗ nào không đúng, chưa đúng thì xin các Cô Chú bổ túc nhé! Nhưng con không dám để links lại từng phần vì thú thật nếu mà có ai vì links của con để lại mà vào rồi mắc kẹt trong hstd, thì con có bao nhiêu Phước Báu cũng không đủ chi tiêu đâu, con sợ lắm ... nên mong được th
ông cảm!)

Và câu chuyện "coi bói về tiền kiếp" của Chú HHĐL là do Linh Ảnh Adida của Chú HHĐL kể cho chú ấy nghe đấy! Và có lẽ vì thế mà Chú ấy đã vào kể lể tính toán với Cô Chú CTR là vậy. Con thấy Chú HHĐL này thật lạ khi mới bắt đầu vào đây comment từ bài:


Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 37
Tập 37: Trận Chiến Cuối Cùng Armageddon

            giữa Con NgườiThần Chết (Phần 4)

Mời Cô Chú vào xem lại bài và Comment đầu tiên và câu chuyện mà Chú HHĐL bắt đầu nhé! Con chạy đi kiếm khúc bánh mì gặm rồi chút trở lại sẽ tường trình tiếp cho trung thực hơn, chứ đói quá đánh máy hổng được rồi hì hì hì ...
 

- Tam Tiểu Thư: Em xin kính chào quý cử tọa Bé Ba. Lần đầu tiên em được gặp quý cử tọa thật là một vinh dự lớn lao cho bản thân em và buổi họp báo ngày hôm nay. Em kính mong trong tương lai được quý cử tọa bé Ba thường xuyên quan tâm tới những cuộc họp báo của em. Em là người phát ngôn của tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp, đã từng hiện hữu ở bên Trung quốc cách đây nhiều trăm năm, có lẽ cả ngàn năm.

Trong đóng góp của quý cử tọa Bé Ba, em thấy quý cử tọa thường xuyên đề cập tới vị Phật A Di Ðà, cụ thể là câu "tin tuyệt đối là Phật A Di Ðà và tu học theo sự chỉ dạy của linh ảnh này".

Cá nhân em cũng như nhiều quý cử tọa, qua những bài viết trước, đã nhiều lần trình bày về tiểu sử của ngài A Di Ðà. Lại một lần nữa, em xin đóng góp một tài liệu nữa từ Phật Quang Ðại Tự Ðiển xuất bản tại Ðài Loan năm 1988. Em thiết nghĩ qua tài liệu này, nói đúng hơn là thêm tài liệu này, chúng ta càng hiểu rỏ hơn về tiểu sử người sáng lập ra Tịnh Ðộ Tông, người đã giới thiệu cho mọi người biết nhân vật Phật A Di Ðà. Ðể mang tính khách quan cao, em xin trích dẫn nguyên bản:

Huệ Viễn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Huệ Viễn (zh. 慧遠), 334~416, là một Cao tăng Trung Quốc đời nhà Tấn (zh. 晋). Sư họ Cổ (zh. 賈) nguyên quán xứ Lâu Phiền (zh. 樓煩) ở Nhạn Môn (zh. 雁門) thuộc tỉnh Sơn Tây.

Cơ duyên và hành trạng

Niên hiệu Hàm Hòa thứ 9, Sư lên mười ba tuổi, được song thân cho du học ở miền Hứa Lạc. Không bao lâu, Sư đã thông biện từ Nho giáo đến các học thuyết Lão, Trang cùng bách gia chư tử.

Năm 21 tuổi, cảm thấy các sở đắc của mình không thể giải quyết được vấn đề sống chết luân hồi, sư cùng ẩn sĩ Phạm Tuyên Tử định du phương tìm đạo. Nhưng lúc ấy vì có loạn Thạch Hồ, đường giao thông bị trở ngại nên ý nguyện không thành.

Thời gian sau, có Đạo An Pháp sư trú tại chùa Nghiệp Trung ở núi Thái Hàng thuộc dãy Hằng Sơn, giảng dạy kinh điển cảm hóa dược nhiều hạng người từ đạo tục dến vua quan, sĩ thứ. Sư nghe danh tìm đến xin quy y, nương theo tu học.

Sau khi nghe Pháp sư giảng kinh Bát Nhã, Sư suốt thông tỏ ngộ than rằng: "Phật pháp quả thật cao diệu bao la, xét lại học thuyết của Khổng Mạnh, Lão, Trang, khác nào như tro tàn, cặn bã!". Từ đó, Sư chuyên tâm hôm sớm đọc tụng, suy nghĩ, tu tập. Đạo An thấy biết khen ngợi: "Về sau Phật pháp lưu thông ở Đông Độ, âu là do Huệ Viễn này chăng?"

Tương truyền vào thời niên hiệu Thái Nguyên thứ 6, Sư du hóa tới Tầm Dương, thuộc tỉnh Giang Tây. Thấy chỗ đó thiếu nước do nắng hạn, các dòng suối đều cạn khô, Sư phát tâm từ bi đến khe núi tụng kinh Hải Long Vương; cầm tích trượng dộng xuống đất khấn nguyện. Bỗng có con Bạch Long từ dưới đất bay vọt lên hư không. Giây phút mưa to xối xả, mực nước các nơi đều trở lại bình thường, tại đó xuất hiện dòng suối mát mẻ trong xanh, quanh co tuôn chảy. Vì hiện tượng này, Sư lấy hiệu tinh xá là Long Tuyền. Lúc ấy Pháp Sư Huệ Vĩnh, một bạn đồng môn, trước đã trụ chùa Tây Lâm bên phía tây Lô Sơn, muốn mời Sư về cùng ở. Nhưng pháp duyên của Huệ Viễn đại sư thạnh, học giả nương về Sư càng ngày càng đông, cạnh Tây Lâm đất hẹp, không thể lập đạo tràng dung chúng. Quan Thái sử Hoàn Y thấy thế, phát tâm cất chùa cho Sư bên phía Đông Lô Sơn. Do uy đức của Đại sư, khi sắp khởi công kiến tạo, vào một đêm nọ bỗng có cơn mưa giông to lớn, sấm sét vang trời. Sáng ra, đại chúng thấy vật liệu xây cất, như các thứ gỗ to quí và cát đá chất thành đống. Bởi nhờ sức thần linh vận chuyển giúp công như thế nên ngôi chùa ấy có tên Đông Lâm Thần Vận tự.

Các bậc Cao tăng, những hành danh sĩ, đến xin dự chúng tu tập theo Huệ Viễn, mỗi ngày thêm nhiều. Trong đó có cả những vị lỗi lạc tài hoa.

Khu vực Lô Sơn có rất nhiều rắn độc, từ trước đã làm nguy hại đến tánh mạng dân cư ở vùng ấy. Nhưng từ khi có chùa Đông Lâm, các loài rắn dữ đều trở nên hiền lành, ngày lẫn đêm thường vây quanh Đại Sư để nghe giảng kinh. Bởi trường hợp này, Đại Sư được người đương thời tôn hiệu là Bích Xà Thánh Giả.

Thỉnh thoảng lại có những bậc danh tài bá lâm tìm đến vấn nạn Sư. Trong ấy, đại để như Pháp Sư Huệ Nghĩa cho đến quan Thái Úy Hoàn Huyền. Nhưng khi tiếp kiến gương mặt rộng rãi uy nghiêm, phong thái trầm tĩnh tự tại của Đại Sư, các vị ấy bỗng nhiên mất tự chủ, xuất hạn đầm đìa, rồi rút lui không dám tranh biện. Ra ngoài họ đều kinh ngạc than thở: "Huệ Viễn đại sư có uy lực nhiếp chúng rất lạ lùng, thật đáng nể phục!".

Niên hiệu Long An thứ ba và đầu năm Nguyên Hưng đời Đông Tấn, quan Phụ Chính Hoàn Huyền lần lượt gởi cho Sư hai văn kiện bãi đạo và thanh lọc hàng ngũ xuất gia. Nội dung của văn kiện gồm nhiều lý lẽ đề cập đến việc không lợi ích cho quốc gia và sự hoang đường thiếu thiết thật của Phật giáo. Thời gian ấy, Tăng chúng trong toàn quốc bị đạo luật này chi phối, nhiều vị phải hoàn tục. Đại Sư đều tuần tự phúc đáp bằng lời lẽ vững mạnh thích đáng, khiến cho đạo luật đó không thể ứng dụng được tại tỉnh Giang Tây.

Trong niên hiệu Nghĩa Hy, An Đế từ Giang Lăng xa giá đến Giang Tây, Trấn Nam tướng quân Hà Vô Kỵ yêu cầu Sư đích thân nghinh tiếp đức vua. Đại Sư lấy cớ đau yếu từ khước không bái yết. Đến năm Nguyên Hưng thứ hai, Hoàn Huyền lại gởi văn thư cho Sư, với nhiều lý luận bắt buộc hàng Sa-môn phải lễ bái quốc vương. Đại Sư soạn văn thư phúc đáp và quyển Sa Môn Bất Kính Vương Giả Luận gồm năm thiên để hồi âm. Triều đình đều nể trọng và phải chấp nhận quan điểm của Sư.

Sư là người có công biến tỉnh Giang Tây thành trung tâm Phật giáo tại miền Nam.

Ở Đông Lâm, nhân ngày khánh thành tương Tây Phương Tam Thánh, sư đã đề tựa cho bài văn phát nguyện được khác vào bia đá như sau:

"Tam muội là thế nào? Chính là nhớ chuyện, tưởng lặng vậy. Nhớ chuyện thì chí một tâm đồng. Tưởng lặng thì khí thanh thần sáng. Khí thanh thì trí soi ngộ đến lý nhiệm mầu. Thần sáng thì không chỗ u vi nào chẳng thấu. Hai điểm này tự nhiên thầm hợp nương về mà phát sanh ra diệu dụng.

Lại, các môn Tam Muội, danh mục rất nhiều, công cao dễ tu, Niệm Phật là thắng. Tại sao thế? Vì cùng nơi huyền tịch mới hiểu Như Lai, thể hợp với thần, mười phương ứng hiện. Thế nên, khi vào tam muội, lặng lẽ vong tri, trí sáng chiếu cảnh duyên, gương lòng bày muôn tượng. Chỗ mát ta không đến được, mà vẫn thấy vẫn nghe. Nơi linh trí lặng sáng thanh, nên hằng thông hằng suốt. Nếu chẳng phải bậc căn cơ linh mẫn, thì làm sao vào được cảnh diệu huyền ư?

Hôm nay, cùng chư hiền tu tập, đồng nương kết pháp duyên. Rửa lòng cửa Phật, những e còn kém duyên sen. Chuyên ý sớm hôm, cảm nỗi tháng ngày chẳng lại. Chí nguyện ba thừa thông suốt, bước đạo tiến cao. Lòng mong dìu dắt người sau, lối tranh tẩy sạch.

Xin xem thiên bài mà thấu ý, đừng theo văn vịnh để vui tâm".

Khi thấy kinh tạng còn thiếu, nên sư sai đệ tử là Pháp Tịnh, Pháp Lĩnh cùng nhiều vị khác vượt ngọn Thông Lãnh sang Tây Thiên, tìm thỉnh các thứ kinh Phạn. Cộng việc mang lại nhiều kết quả mong muốn. Sau đó, Huệ Viễn lại cho người đến Trường An thỉnh Tôn giả Phật-đà-bạt-đà-la (sa. buddhabhadra), họp cùng những vị khác đến Lô Sơn để phiên dịch các kinh điển ấy. Thời ấy, những kinh luật lưu hành từ Lô Sơn có gần đến trăm thứ.

Tuy xiển dương Tịnh độ tông, Đại sư vẫn lưu tâm đến các pháp mnôn khác, viết nhiều bài tựa về kinh luận, và hoàn thành mấy tác phẩm như sau:

1. Đại Trí Độ Luận Yếu Lược (zh. 大智度論要略) (20 quyển).
2. Pháp Tính luận. (zh. 法性論)
3. Sa Môn Bất Kính Vương Giả Luận (zh. 沙門不敬王者論).
4. Đại Thừa Đại Nghĩa Chương (zh. 大乘大義章) (3 quyển).
5. Thích Tam Báo luận (zh. 釋三報論)
6. Minh Báo Ứng luận (zh. 明報應論)
7. Sa Môn Đản Phục luận (zh. 沙門袒服論)
8. Biện Tâm Thức luận (zh. 辯心識論)
9. Phật Ảnh tán (zh. 佛影讚)
10. Du Lô Sơn thi (zh. 遊盧山詩)
11. Lô Sơn Lược ký (zh. 盧山略記)
12. Du Sơn ký (zh. 遊山記)

Ngoài ra còn nhiều văn thư biện luận về Phật pháp giữa Đại Sư với Sư Cưu Ma La Thập, cùng các ông Lưu Di Dân, Đới An và những hàng tấn thân. Trong bộ Pháp Tính luận, Đại Sư đề xuất lý Niết-bàn thường trú. Khi bộ luận này truyền đến Quan Trung, Pháp sư Cưu Ma La Thập xem, khen rằng: "Lành thay! Huệ Viễn Đại sư cư ngụ vùng biên phương, chưa đọc kinh Đại Niết Bàn mà lời luận lại thầm hợp với chân lý. Ấy chẳng phải là điều kỳ diệu hay sao?".

Bạch Liên Xã do Đại Sư thành lập, quy tụ hơn ba ngàn người, trong đây có 123 vị được tôn là Hiền. Trong 123 vị Hiền này, lại có 18 bậc thượng thủ gọi là Đông Lâm Thập Bát Đại Hiền, gồm các Sư như sau:

1. Huệ Viễn Đại Sư.
2. Huệ Vĩnh Pháp Sư.
3. Huệ Trì Pháp Sư.
4. Đạo Sinh Pháp Sư.
5. Phật-đà-da-xá (sa. buddhayaśas) Tôn Giả.
6. Phật-đà-bạt-đà-la (sa. buddhabhadra) Tôn Giả.
7. Huệ Duệ Pháp Sư.
8. Đàm Thuận Pháp Sư.
9. Đạo Kính Pháp Sư.
10. Đàm Hằng Pháp Sư.
11. Đạo Bính Pháp Sư.
12. Đàm Tiên Pháp Sư.
13. Danh sĩ Lưu Di Dân.
14. Danh sĩ Lôi Thứ Tôn.
15. Danh sĩ Tôn Bính.
16. Danh sĩ Vương Dã.
17. Danh sĩ Vương Thuyên.
18. Danh sĩ Châu Tục Chi.

Ở Lô Sơn hơn ba mươi năm, không bước ra khỏi núi, sư khước từ mọi sự liên lạc không cần thiết với đời, nguyện giải quyết vấn đề sanh tử ngay trong kiếp hiện tại. Khách đến viếng, lúc ra về, thường sư chỉ tiễn chân tới cầu suối Hổ Khê trước chùa rồi trở vào. Có một lần, hai danh nhân là nho sĩ Đào Uyên Minh và đạo gia Lục Tu Tĩnh tìm đến yết kiến. Vì cơ luận khế hợp, khi đưa khách ra về, bất giác Đại Sư bước ra khỏi cầu suối hồi nào không hay. Vừa lúc ấy, ánh tịch dương chợt rọi đến, in bóng người bên vách núi. Cả ba như bừng tỉnh, đứng lại nhìn nhau cả cười, rồi chia tay tạm biệt. Người sau dựng Tam tiếu Đình tại nơi đây để lưu niệm. Trong Tây phương bách vịnh, Nhất Nguyên đại sư có biên ký điều trên như sau:

Tây phương cổ giáo Thế Tôn tiên
Đông Độ khai tông hiệu Bạch Liên
Thập bát đại hiền vi thượng thủ
Hổ Khê tam tiếu chí kim truyền.

Tạm dịch:

Tây phương Phật dạy trước tiên
Truyền sang Đông Độ, Bạch Liên mở đàng
Mười tám hiền, học hạnh toàn
Hổ Khê dường hãy còn vang tiếng cười ...

Ở Đông Lâm, hôm sớm Đại sư hằng lặng lòng quán tưởng, chuyên chí về Tịnh Độ, đã ba phen thấy thánh tướng mà trầm hậu không nói ra.

Năm Nghĩa Hy thứ mười hai, đêm 30 tháng 7, Sư ngồi tịnh nơi Bát Nhã Đài. Lúc vừa mở mắt xuất định, bỗng thấy Phật A Di Đà thân sắc vàng đầy khắp hư không. Trong ánh viên quang hiện vô số hóa Phật, mỗi vị đều có Quan Âm, Thế Chí hầu hai bên tả hữu. Lại thấy nước chảy chia thành mười bốn ngọn quanh lộn lên xuống, phóng ra những tia sáng đẹp, diễn nói các pháp: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã. Đức Phật bảo Sư rằng: "Ta dùng sức bản nguyện đến đây an ủi ngươi. Sau bảy ngày, ngươi sẽ được sanh về Cực Lạc". Đại sư lại thấy các bạn đồng tu ở Liên Xã đã viên tịch trước, như các ông: Phật-đà-da-xá, Huệ Trì, Huệ Vĩnh, Lưu Di Dân... đều đứng phía sau Phật. Các vị ấy bước đến trước, chắp tay chào và nói: "Ngài phát tâm sớm hơn chúng tôi nay sao lại về muộn như thế?".

Hôm sau, Sư cảm bịnh nhẹ, gọi đệ tử là Pháp Tịnh, Huệ Bảo đến thuật lại và nói: "Ta ở Lô Sơn này, trong mười một năm đầu, đã ba lần thấy thánh tướng cùng các kỳ tích. Nay lại có điềm như thế, tất duyên sanh Tịnh Độ đã đến thời kỳ!" Rồi dặn bảo các việc sau, soạn quy chế để răn nhắc đại chúng cùng nhau sách tiến tu tập.

Trong thời gian Sư lâm bịnh, chư Tăng khuyên Sư phương tiện dùng thuốc rượu để điều trị. Sư khước từ bảo: “Thân người như huyễn, nguyện giữ giới luật hoàn toàn thanh tịnh”. Các Đại đức lại thỉnh Sư dùng nước cơm, Đại Sư nói không thể được vì đã quá ngọ. Chư Trưởng lão yêu cầu Sư tạm dùng mật. Đại Sư bảo hãy dở Luật tìm xem có đề cập đến điều này hay không? Các Luật Sư tra cứu chưa xong, Sư đã viên tịch. Lúc ấy nhằm ngày mùng 6 tháng 8 năm Bính Thìn, niên hiệu Nghĩa Hy thứ mười hai, thọ 83 tuổi.

Quan Thái Thú Tầm Dương là Nguyễn Bảo cùng đại chúng làm lễ an táng và xây tháp tại phía Tây Lô Sơn. Vua An Đế nhà Tấn hay tin rất thương tiếc, sắc phong cho Sư thụy hiệu: "Lô Sơn Tôn Giả, Hồng Lô Đại Khanh, Bạch Liên Xã Chủ". Các vua đời sau đều có phong tặng để cảm niệm công đức hộ pháp an dân của Sư.


Kính thưa quý cử tọa Bé Ba!

Ðây là một trong những tài liệu nói về nguồn gốc, tiểu sử của vị Phật gọi là A Di Ðà. Nếu căn cứ vào tài liệu này thì chúng ta thấy rằng, chính ngài Huệ Viễn hay còn gọi là Tuệ Viễn là người đã giới thiệu vị Phật A Di Ðà đầu tiên cho nhân loại. Cũng như có thể có nhiều quý cử tọa không ngờ là Kinh Tỳ Kheo Nguyệt Quang đã giới thiệu nhân vật là Phật tương lai Di Lạc, Kinh Nhân Vương là người đã giới thiệu khái niệm "Thời Mạt Pháp" mà có nhiều quý cử tọa đã sử dụng từ ngữ này nhiều lần. Chắc quý cử tọa không ngờ rằng, theo những khảo cứu gần đây, thì các bộ Kinh nói trên đều được sắp vào loại tài liệu Ngụy Tạo của Kinh Điển Phật Giáo.

- Cử tọa phái Đông Tà: Tam Tiểu Thư à! Cho tui ý kiến chút đi. Tui nghe cô cứ lập đi lập lại cõi Tịnh Độ là không có thật mà bực mình quá. Thầy của tui xác định là có Tịnh Độ thì có nghĩa là phải có. Tịnh Độ có thật, Cổ Phật Di Đà có thật, Độ Tử là Chánh Pháp. Tui và Thầy tui có lòng từ bi rộng lớn nên không thể để cho cô cứ bài xích Chánh Pháp như thế. Mai kia mốt nọ ông Tổng Quản minh triết của cô "ra đi về nơi xứ xa" là xong cái thân ổng. Ổng nói có tịnh độ hay không, thì có quan trọng gì cho ổng đâu. Còn những người ở lại như cô thì sao? Cô đâu có trình độ bằng ổng. Lúc đó cô sẽ hút gió đìu hiu "đêm đông cô đơn buồn cho kiếp không ... chồng" đó. Cô hiểu ra chưa? Tui lên tiếng là do muốn "nói vì người ở lại" đó!

- Tam Tiểu Thư: Dạ em xin cảm ơn lời nhắc nhở của ngài Đông Tà. Em thật lòng cũng rất nể trình độ tu tập của ngài. Hay là hôm nào rảnh ngài coi bói giúp Tam Tiểu Thư xem tiền kiếp em đã làm những điều tồi tệ gì, mà kiếp này vừa xinh đẹp vừa tài năng mà không ai thèm lấy. Em xin cảm ơn trước.

Còn riêng về chuyện Tịnh Độ thì em thấy nếu chúng ta tin tưởng vào một nhân vật ảo, cụ thể là không có thật, thì chuyện này sẽ đưa chúng ta đi về đâu? Tại sao chúng ta lại không tỉnh táo và tự biến mình thành những con vật thí nghiệm đáng thương của một thứ tín ngưỡng không tưởng (Utopic)? Phải chăng đã đến lúc tiếng nói của chân lý, tiếng nói của sự thật phải có chỗ đứng đích thực của mình.

Trân trọng kính chào quý cử tọa Bé Ba. Em rất mong được quý cử tọa tiếp tục đóng góp trong tương lai, chắc chắn có sai sót mong quý cử tọa chỉ bảo, em vô cùng cám ơn.



5 comments:

Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

Hi chị TN,

Hôm qua tình cờ đi tìm kiếm vài thông tin về thiền định nên lọt vô trang blog này. Thấy Bé Ba viết hay quá nên em lấy nick của em là Bé Tư. Chị mà muốn biết lý do bị ngứa thì tốt nhất đi hỏi bác sĩ cho chắc ăn. Chị kêu Đông Tà coi bói mà ổng từ bi làm cho chị rồi bị ỉa mửa là chị mang nghiệp vào thân đó nha chị.
Chúc chị TN mau hết bệnh

Bé Tư

Hi Bé Tư!
Cám ơn em ! hihihi chị chỉ định ghẹo cho dzui nhà dzui cửa nhưng đọc lại thấy hơi "phô" tí nên chị xoá rồi hihihi
Cám ơn TTT!
Chúc cả nhà mạnh khoẻ và tinh tấn!

Chào Tam Tiểu Thư,

Cả tuần này dưới quê, mới về tới SG là nhảy vào đọc bài liền, dạo này nhiều bài wa' và càng ngày lại càng hay nữa.

Thật là không thể chịu nổi sự linh hoạt và tánh hài hước của Tam Tiểu Thư ở mức độ khác thường như vậy, không ngờ cô lại có thể đối một câu chuyện ấy bằng câu chuyện của 2 chiếc trực thăng chiến đấu mà lồng vào Vi Diệu Pháp thật ý nghĩa ...

Đúng Tam Tiểu Thư ạ. " trong ta là cuộc chiến đấu của hàng ngàn con Sói. Vũ khí tấn công là sự sân hận, ích kỷ, ngạo mạn, kiêu hãnh giả tạo. Việc bảo vệ sanh mạng cho pilot và xạ thủ là: Niềm vui, hòa bình, tình yêu, hy vọng, hạnh phúc …"

và tất cả đều sẽ: "Lệ thuộc ở nhà chế tạo, lệ thuộc ở phi công và xạ thủ trong cách sử dụng".

Cảm ơn Tam Tiểu Thư! Tư Thóc vẫn nhâm nhi những " aftertaste " của từng bài viết trong CTR blog.

Cám ơn nha TTT!

Có những chữ mình nghe rồi sử dụng lâu ngày trở thành một phản ứng tự nhiên nên cũng không suy nghĩ mà tìm nguồn nó xuất phát từ đâu nữa. Thiệt là bất ngờ khi nó lại xuất hiện từ thời "Kinh Ngụy Tạo", giờ ngẫm lại mới thấy hợp lý và mới hiểu tại sao.

Phải chăng đây là một "Chiến thuật" lâu dài, nhiều đời nhiều kiếp mà họ đã vạch ra, và họ cứ tái sanh để làm công việc này? Vì có "Mạt Pháp" mới đón Phật tương lai mới đến và đương nhiên lúc này tên của Ngài Sakya Muni và Giáo Pháp cùa Ngài sẽ còn được mấy người nhắc đến? Quả là:

"Âm mưu này ghê thật"?

Đăng nhận xét