Pages

Cuộc họp báo (10) Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp



- Cử tọa TUDI: @ Cuộc họp báo 8
 

" Người ấn có thích tịnh độ không? bác nào chỉ cho em biết với nhở? "

- Tam Tiểu Thư:
Em xin kính chào quý Bác Tudi. Em xin chân thành cảm ơn quý Bác đã có nhã ý nêu ra ý kiến để tạo cho cuộc họp báo hôm nay thêm phần sống động, vui vẻ.
 

Như quý cử tọa đã biết, căn cứ vào lịch sử và địa lý, thì Phật Giáo tất nhiên là đặc sản của Ấn độ. Do vậy đạo Phật phải được truyền từ Ấn Độ vào Trung Quốc, chứ không phải ngược lại.

Theo nhiều ý kiến của nhiều tác giả, chuyên gia, thì tất cả các hệ phái của Phật Giáo đều bắt nguồn từ việc tu Chứng của Thiền Định; kể cả Đại Thừa phát triển tại Ấn Độ sau khi Sakya Muni đã nhập Niết Bàn. Các hệ phái gọi là Đại Thừa này cũng dựa trên cơ sở Thực Chứng Thiền Định mà có. Họ cho là Thiền Định là một công cụ dẫn kênh của Sakya Muni. Nhờ vào trí huệ của Thiền Định, nhờ vào Định Lực của Thiền Định nên đã tìm được những tài liệu của Sakya Muni ẩn dấu tại đất nước thần Rắn.

Tất nhiên không thể khẳng định những thông tin nêu sau là 100% chính xác. Người ta cho là Phật Giáo truyền vào Trung Quốc vào năm Kiến Hòa thứ 2 (CN 148). An Thế Cao là người đã đưa Phật giáo vào Trung Quốc, vào thời tuyên đế nhà Đông Hán. Điều đáng quan tâm là, ông dịch nhiều tài liệu về Thiền Định Nguyên Thủy ra chữ Hán, người ta biết đến 5 bộ tài liệu sau đây:

- Đại An Ban Thủ Ý Kinh.
- Thiền Hành Pháp Tưởng Kinh.
- Thiền Hành Tam Thập Thất Phẩm Kinh.
- Âm Trì Nhập Kinh.
- Đạo Địa Kinh.

Có tác giả cho là bộ Kinh được dịch ra chữ Hán đầu tiên là “An Ban Thủ Ý Kinh”.

Trong công cuộc du nhập Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc, người ta phải kể tới ngài Cưu Ma La Thập, đó là sự tổng hợp của các phái. Nổi danh nhất là ngài Bồ Đề Lạt Ma, được coi như người khai sinh ra Thiền Tông Trung Quốc.

Thưa quý cửa tọa TuDi, phần trình bày nói trên, có lẽ đã minh họa phần nào được bức tranh lịch sử mà Phật Giáo Ấn Độ đã du nhập vào Trung Quốc.

Vấn đề của quý Bác TuDi đặt ra em vừa trình bày phần thứ nhất, là nói về địa lý và lịch sử của tiến trình Phật Giáo tại Trung Quốc đã phát triển như thế nào.

Tiếp theo em xin khái lược về sự phát triển của Liên Tông còn gọi là Tịnh Độ Tông, do ngài Tuệ Viễn là người sáng lập, kiến trúc sư trưởng (vì còn rất nhiều người phụ tá) của trường phái Tịnh Độ 100% của Trung Quốc.

Xét về mặt địa lý và văn hóa, thì chỉ có những quốc gia nào, sử dụng loại chữ tượng hình của Trung Quốc, là có cơ hội để tiếp cận với Tịnh Độ Tông của Trung Quốc. Vào thời gian này, có thể coi chữ viết của Trung Quốc là một dạng internet lúc bấy giờ, vì nó là công cụ để giao tiếp với những đất nước kế cận, nhưng thổ ngữ lại khác nhau. Ai cũng biết người ta dùng chữ Hán để nói chuyên với nhau, gọi là Bút đàm. Do đó, những quốc gia sử dụng chữ Hán như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản; thông qua công cụ là chữ Hán, Tịnh Độ Tông đã phát triển tại những quốc gia này từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8 sau công nguyên. Những quốc gia cũng có biên giới chung với Trung Quốc, nhưng sử dụng loại chữ khác thì Tịnh Độ không phát triển được.

Ít nhất cho đến ngày hôm nay, chúng ta không được biết đến có tác phẩm nổi danh Phật Giáo nào mà được dịch từ tiếng Trung Hoa ra tiếng Pali hoặc tiếng Sanskrit.

Xin cảm ơn quý vị.



0 comments:

Đăng nhận xét