Có nên thay đổi Slogan:
"Có một không hai, có hai chết liền …" không?
- Liên Tồn: @ Cuộc họp báo 5
"Bản thân tôi đi đến đâu cũng nghe mấy cha nội giáo chủ tự sướng với những câu như “chỉ có pháp của tui là số 1”, “độc nhất nam thiện bộ châu” , “Ông có phước báu lớn mới được gặp pháp này” (SIC!).
Nghe riết nó cũng wen đi trong cái chợ trời tâm linh này. Chỉ có điều xin góp ý cùng các bạn rằng, mình có ca cải lương thì câu đầu là câu quan trọng nhất. Nên ca sao cho bà con còn hứng thú để nghe tiếp."
- Tam tiểu thư: Em xin kính chào quý cử tọa Liên Tồn. Trước nhất, em xin cảm ơn quí cử tọa đã vui lòng đóng góp ý kiến. Theo thiển ý của em, thì việc góp ý của quí đọc giả đã giúp cho trang blog này ở hai mặt.
1. Với ngôn từ đơn giản, xúc tích, đầy tinh thần xây dựng cho ý nghĩa của khẩu hiệu (slogan). Em xin phép quý cử tọa cho phép em được nhắc lại một cách ngắn gọn, mà em đã có dịp trình bày với quý cử tọa Tư Thóc. Khẩu hiệu này thật ra được sử dụng như một bảng chỉ đường, nơi giao lưu của giới bình dân, dân giã. Giới thượng lưu, hội họp, chẳng ai nói câu này. Mặt khác thì như quý cử tọa cũng biết, đây là sân chơi chỉ có người dân giã, không có thứ bậc, không có giáo chủ này, giáo chủ khác. Thật ra dụng ý chỉ đơn giản có thế thôi.
Tuy nhiên, em trân trong tiếp thu ý kiến của quý đọc giả Liên Tồn, và phải tính đến việc thay đổi slogan nếu việc này là cần thiết. Ðể rộng đường dư luận, em mong được nghe thêm ý kiến của tất cả các quý cử tọa khác.
2. Ý kiến của quý đọc giả Liên Tồn là cần thiết, nó đóng góp cho tương lai, cho sự phát triển của trang blog này. Nó là tiền đề cần phải phát huy. Thật vậy, quý đọc giả là người am hiểu về qui luật phát triển và tiến hóa của lịch sử nói chung. Việc đóng góp ý kiến của quý độc giả là việc cụ thể hóa của qui luật biện chứng. Cũng như mọi trang blog, trang web bình thường, ở đâu cũng có những ý kiến tán đồng và những ý kiến không tán đồng. Ðứng trên quan điểm tiến trình biện chứng thì tán đồng là một vế, gọi là “đề” (these) của thuyết nhị nguyên (dualisme). Như vậy nhờ ý kiến đóng góp của quí đọc giả, không tán đồng đã tạo ra phản đề (anti these) như vậy thuyết nhị nguyên đã đươc quý đọc giả giúp đỡ giải quyết. Trên cơ sở này thì hợp đề mới xuất hiện được (synthese).
Chính nhờ ý kiến đóng góp của quý đọc giả, mà tiến trình biện chứng của blog này đã xây được viên gạch nền móng, tạo đà phát triển cho tương lai. Tiến trình biện chứng của bất cứ cái gì mà thiếu một yếu tố thì không thể tiến bộ được. Theo quan điểm của Marx, Engels, biện chứng là mô hình phổ biến, phát triển ở hình thức hoàn bị nhất.
Tuy nhiên ở thế kỷ 20, các tư tưởng gia không hoàn toàn nhất trí.
Em xin cám ơn quý đọc giả Liên Tồn và rất mong trong tương lai quý đọc giả tiếp tục quan tâm đóng góp cho trang blog này.
Kính chúc tất cả quý đọc giả của CTR tinh tấn và an lạc.
1 comments:
Qua bài trả lời của CTR ,mình càng cảm phục nhiều hơn,mong các bạn có thắc mắc gì cứ mạnh dạn viết ra hỏi(lợi mình và lợi người),mình nghĩ CTR sẽ giải đáp cho các bạn .Chứ không như vài vị giáo chủ khác bảo"tu đi rồi biết ,tu xong rồi biết,..v..v.." dạ thưa ,vì đang tu không biết mới hỏi,tu xong rồi biết rồi hỏi chi nữa! Trả lời kiểu chụp mủ như giáo chủ thì hơi bị giang hồ quá!
Sẳn đây em có thắc mắc này mà từ lâu không biết hỏi ai,vì TN đọc và thấy(bên Tây Tạng) họ tự thiêu để cúng dường Phật.Nhưng TN lại thắc mắc,thân người khó được và cái vụ "đốt thân cúng dường Phật " hư thực ra sao ah?Hàng nhái Trung Quốc toàn hoá chất gây ung thư cho con người ,nó giống hàng nhái thiên đường ,vậy những người như TN làm sao phân biệt để tránh bị ung thư trên đường tu gặp phải hàng nhái?
Cám ơn nhóm CTR!Chúc tất cả mạnh khoẻ và tinh tấn!
Đăng nhận xét