Pages

Cuộc họp báo (12) Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp












         
          h a i  t h ể  l o ạ i Alahan
                              &   s ự  t í c h   D i  L ặ c  B ồ  T á t   .  .  .


BỐI CẢNH
Ðịa điểm họp hôm nay là trong hang động Tora Bora (tiếng anh có nghĩa là Bạch Sơn). Đây là một chuỗi hang động phức tạp nằm trong Bạch Sơn ở phía Ðông Afghanistan. Lúc trước người phương Tây cho đây là một thành trì hang động không thể thâm nhập vô được, với hàng ngàn chiến binh, nhà máy thủy điện, văn phòng, khách sạn, kho đạn, thậm chí là có cả địa đạo mà xe tăng có thể di chuyển được và có cả hệ thống thông gió. Nhưng cuối cùng Tora Bora sự thật chỉ là một hang động nhỏ, không to lớn như người ta nghĩ.
 

Lại một lần nữa, tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp phải chọn một địa điểm để phòng ngừa khủng bố.


Toro Bora

- Tam Tiểu Thư: Người phát ngôn của tiêu cục Xuyên Vân kiếm Pháp xuất hiện trong tiếng vỗ tay của cử tọa. Với vóc dáng khỏe mạnh, lanh lẹ, cô chạy lên mấy bậc thang. Thái độ tươi cười vui vẻ, nghiêm trang và thân hữu.

- Tam Tiểu Thư (với ánh mắt đôn hậu và hiền từ): Em xin kính chào toàn thể quý thể quý cử tọa. Em xin kính chào quý cử tọa có nickname là Nặc Danh (ngày 26/ 7/2013). Quý cử tọa Nặc Danh với đầy hảo ý trong tinh thần xây dựng có nêu ra ý kiến như sau: Em xin phép được nhắc lại toàn bộ vấn đề để chúng ta dễ theo dõi.
 

- Nặc danh: @ Lá thư độc giả 4: Khui Hụi

Khi mình chưa tự đạt được điều gì thì tốt nhất đừng nên nói theo kiểu "a dua" kẻo hối không kịp. Có một vài vấn đề thế này:

- 1250 đệ tử ALHAN của Ngài Thích ca Mâu Ni sao lại có Ngài Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông? tại sao các vị ALAHAN không có thần thông giống nhau. Vậy có phải chăng sẽ có những vị ALAHAN bị giới hạn trong cái "Thấy" của mình.

- Cái cuốn 37 Phẩm trợ đạo này là của "tiểu thừa" hay "Đại Thừa" đây mà có Ngài Bồ Tát Di Lặc (http://www.budsas.org/uni/u-37bd/37bd-00.htm).
 

- QTABT là sản phẩm của Đại Thừa nhưng CTR lại dùng để tu tập.

- Bồ Tát có phải là con đường, là lý tưởng của "Đại Thừa"... Ngài Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật có phải là Bồ Tát không?”


.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
  
Trong quý cử tọa đến tham dự họp báo hôm nay, dường như có rất nhiều vị với nhiều ý kiến rất đa dạng và phong phú. Để mang tính chất khách quan cao, em rất mong được quý cử tọa như: Bé Ba, Tư Thóc, Tây Ðộc, Tiểu Xa … vui lòng đóng góp ý kiến cho phần trình bày ở trên.

Tam Tiểu Thư (nhìn về phía đám đông với ánh mắt mời mọc và dịu dàng. Giọng cô vui mừng): À! Có đây rồi em xin mời quý cử tọa Bé Ba …
 

- Bé Ba: Theo chỗ tôi hiểu thì có lẽ (tôi chỉ nói có lẽ mà thôi), vì tôi không phải là chuyên gia chuyên viên gì cả. Phật Giáo Nguyên Thủy chia các vị A La Hán thành hai loại, theo tôi nghĩ ai đọc các tài liệu Phật Giáo đều có biết điều này. Do đó, tôi chỉ xin phép nhắc lại:

1. Là những người đã đoạn được các Phiền Não. Việc đoạn được Phiền Não này là do tư duy, do trí tuệ, vỡ lẽ được Sự Thật, chứ không phải do tu Thiền Định mà có.
2. Cũng là những người đoạn được Phiền Não (nói theo kiểu ngôn từ Phật Giáo là các Lậu đã khô cạn), nhưng bằng con đường tu tập Thiền Định từ chỉ tới Quán cũng vỡ lẽ ra Sự Thật Vĩnh Hằng.

Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp, thì người ta có thể giải thích như sau:

- Thể loại A La Hán số 1: Tất nhiên không thể có Thần Thông vì không đắc Thiền Định. Không có một tiến trình về Thiền Định, thì tất nhiên các Tốc Hành Tâm (Javana) không thể có được. Mà không có Tốc Hành Tâm thì tất nhiên là không có Thần Thông.

- Thể loại A La Hán số 2: Thì do tu Thiền bất cứ trường phái nào. Có thể do kỹ thuật, do tình cờ, hoặc do một lý do nào khác nữa, nếu tiến trình Thiền Định diễn tiến qua những bước tất yếu của những sát na Tâm thì Tốc Hành Tâm xuất hiện. Ðây là điều kiện "cần và đủ" để Thần Thông xuất hiện.

- Cử tọa Nhật báo tiếng nói vô thinh: Xin Bé Ba vui lòng giải thích bản chất của Tốc Hành Tâm là gì?

- Bé Ba: Tôi xin phép trả lời như sau: Theo chương nói về Luồng Tâm Thức, thì Tốc Hành Tâm là những Tâm đứng im. Chính tại thời điểm này, người thực hành Thiền Định, chuyển mình qua một loại Thực Thể khác, hiện hữu ở một Cảnh Giới khác mà nó tương thích với số lượng Tâm, Sắc, Nghiệp Lực của họ. Một điều chúng ta đáng quan tâm là không phải Tốc Hành Tâm nào cũng giống với Tốc Hành Tâm nào. Nó khác nhau về chất cũng như lượng. Chính vì lý do đó mà có rất nhiều cấp độ Thiền Định khác nhau; và hệ quả là không phải Tốc Hành Tâm nào cũng là tiên đề cho hệ quả là Thần Thông. Thật vậy, nếu dễ như vậy thì Cảnh Giới nào cũng mở được Huệ Nhãn, thấy biết được quá khứ vị lai.

Vẫn theo quan điểm của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy, thì chỉ có Tốc Hành Tâm của Luồng Tâm Thức thuộc Tứ Thiền Hữu Sắc, mới mở được một phần nào của Con Mắt Thứ 3.

Do đó, người tu Thiền Định, nên cảnh giác với sự "Thấy Biết" của mình. Hiểu rõ được kỹ thuật, làm chủ được các Tâm, rồi cuối cùng để mở được Con Mắt Thứ 3, dường như là một công việc, có lẽ chỉ có trên lý thuyết, người ta khó tìm thấy ai triển khai được trên thực tế.

Chính vì sự khó khăn như thế này, do Tâm móng cầu, do khát vọng về Ấn Chứng, người ta đưa đến tình trạng tạo một môi trường thuận lợi cho một loại Con Mắt Thứ 3 mà bình dân gọi là Đồng Cô Bóng Cậu … Đây là một cuộc phiêu lưu đầy bất trắc, một tương lai không thể dự đoán được. Thực tế những người thuộc dạng Đồng Cô Bóng Cậu rất hay bệnh hoạn và nhất là khi lớn tuổi thì thấy cuộc sống có vẻ khó khăn.

Quay lại với người tu Thiền Định Phật Giáo Nguyên Thủy, họ sử dụng kỹ thuật Thiền Định truyền thống để làm cho Luồng Tâm Thức đứng im. Sau đó chú Tâm vào một chủ đề nào đó: Thí dụ như Giới Định Huệ, Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế … Việc chú Tâm vào một đề tài nào đó, sau khi Luồng Tâm Thức đã đứng im, thì Vi Diệu Pháp gọi là Quán.

Tóm lại, căn cứ vào Vi Diệu Pháp, người ta có thể giải thích một cách khá dễ dàng là tại sao có những vị A La Hán có Thần Thông và có những vị không có Thần Thông.

Bản chất của Thần Thông thật ra chỉ là những cử động tinh thần của những Thực Thể ở những nơi khác với Cảnh Giới con Người. Đó là giác quan của những Thực Thể không phải con Người; con Người thấy điều này là khác lạ nên gọi đó là Thần Thông. Sự thật, như phần trên đã nói, nó chỉ là cử động hay giác quan khác với con Người mà thôi.

Người ta lấy trường hợp điển hình là ngài Mục Kiều Liên mà ai cũng biết là đệ nhất Thần Thông. Ngài là đệ nhất Thần Thông nhưng không phải là ngài nhất tất cả mọi thứ. Có những người khác người ta gọi là đa văn, có trí nhớ tốt, thông minh … Nếu chúng ta bao gồm những khả năng vừa kể trên cũng là một dạng Thần Thông theo nghĩa là nó khác thường, thì còn có rất nhiều các vị khác cũng có khả năng Thần Thông vậy.

Vẫn căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp, tất cả các Thực Thể chứ chẳng phải là các vị A La Hán, đều có cấu tạo: Tâm, Sắc, Nghiệp Lực … khác nhau, do đó khả năng khác nhau là việc tất nhiên cũng chẳng phải có gì là lạ.

- Tam Tiểu Thư: Em xin nhắc lại ý kiến tiếp theo:  


"- Cái cuốn 37 Phẩm trợ đạo này là của Tiểu thừa hay đại thừa đây mà có ngài Bồ Tát Di Lạc". 
 
Em xin hân hạnh mời một quý cử tọa khác ... À! Đây rồi, quý cử tọa Tiểu Xa, em xin phép được dịch quý danh của quý cử tọa ra ngôn ngữ nước ngoài cho nó có vẻ quốc tế: Petite Citadine, City Car, Klein Auto … nếu em dịch có sai mong quý cử tọa thứ lỗi, vì em chỉ là cô gái quê mùa.

Em xin hân hạnh giới thiệu tới toàn quý vị, quý cử tọa Tiểu Xa (tiếng vỗ tay vang rần).

- Tiểu Xa:

Căn cứ theo tài liệu của tác giả là Prof. Kyoto Tokuno Ph.D, thì Phật Di Lạc được xuất hiện trong kinh Tỳ Kheo Nguyệt Quang vào thời gian Mạt Pháp. Tài liệu này tiên tri về một đấng cứu thế là Phật Di Lặc. Vị Phật này dường như có một lai lịch ở một vài trường phái Phật Giáo Ấn Ðộ. Tài liệu này rất phổ biến trong thời gian Trung Cổ ở khu vực Ðông Á. Vẫn theo tác giả nói trên thì đây là một cuốn Kinh Ngụy Tạo. Tất nhiên, ai cũng biết, tài liệu Ngụy Tạo thì các sự kiện các nhân vật … tất cả đều là Ngụy Tạo.

Ðể làm rõ vấn đề hơn về lai lịch của ngài Bồ Tát Di Lặc, chúng tôi xin đan cử một tài liệu khác. Chúng tôi không tóm lược mà đăng nguyên bản để rộng đường công luận, mời quý vị cùng xem tài liệu sau đây:


.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

SỰ TÍCH ĐỨC DI LẶC BỒ TÁT

Phật học tạp chí Từ Bi Âm (200-204)
(Thanh Tâm sưu tầm và đánh máy)

Đức Di Lặc là một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp (Bốn vị Phật trong Hiền kiếp đã ra đời, kể ra sau đây: 1. Đức Cấu Lưu Tôn, 2. Đức Câu Na Hàm, 3. Đức Ca Diếp, 4. Đức Thích Ca Mâu Ni) để nối ngôi Phật Thích Ca, ra đời mà giáo hóa chúng sanh.
Nhưng số kiếp chưa đến, Ngài còn ở trên cung Trời Đâu Suất, thường hay hóa thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sanh.
Khi Ngài ứng tích tại Song Lâm, thì tên của Ngài là: Phó Đại Sĩ, và lúc Ngài hóa thân ở Nhạc lâm, thì hiệu của Ngài là: Bố Đại Hòa Thượng.
Công việc hành tàng bước đường lai khứ trong hai khoảng chuyển sanh ấy, nào là lời phương tiện quyền xảo, nào là lời vi diệu pháp âm, làm cho người đời đều tỉnh giấc mộng mà quy đầu về Chánh giáo.
Nay xin lược thuật sự tích lúc Ngài hóa thân làm vị Bố Đại Hòa Thượng ra sau đây cho quý vị độc giả xem.
Đương thời kỳ nước Lương thuộc về đời Ngũ quí, Ngài ứng tích ở nơi Châu Minh, tại huyện Phụng hóa, thân hình khác hơn người thế tục, trán thì nhăn, bụng thì lớn, và hình vóc mập mạp.
Lúc đó không ai biết tên họ của Ngài, chỉ thấy Ngài thường mang theo một cái túi vải mà thôi, nên người kêu là: Bố Đại Hòa Thượng.
Tánh Ngài hay khôi hài và chỗ ăn và nằm ngày đêm không có nhứt định, mà Ngài đi đâu rồi cũng thấy trở về Chùa Nhạc Lâm mà trú ngụ.
Mỗi khi đi đường, Ngài thường cầm gậy Tích trượng và mang cái túi bằng vải, không khi nào rời hai vật ấy ra khỏi mình, lại có 18 đứa con nít (là lục căn, lục trần, và lục thức) nhỏ thường đeo đuổi theo một bên mà diễu cợt làm cho Ngài tức cười mãi mãi. Thường khi Ngài đi vào chốn thôn quê hay là nơi đồng ruộng, hễ ai cho những vật gì, khi Ngài ăn xong, còn dư lại bao nhiêu đều bỏ vào túi.
Lúc đi tới nơi chợ quán, thì Ngài ngồi xuống, mở túi lấy những đồ ăn dư đưa lên, kêu mấy người đứng xung quanh mà nói rằng: “Các ngươi xem coi đó là cái gì ?“ Ngài nói rồi một giây lâu bỏ đồ ấy vô túi mà mang đi. Còn có khi Ngài gặp Thầy Sa Môn đi ngang qua, Ngài ở sau vỗ lưng một cái, làm cho Thầy Sa Môn giựt mình, ngó lại mà hỏi rằng: “Hòa Thượng làm cái gì vậy ?”
Ngài liền giơ tay nói: “ Ngươi cho Ta xin một đồng tiền”.
Thầy Sa Môn thấy vậy, bèn nói rằng: “Nếu tôi hỏi một điều mà Hòa Thượng nói đặng, thì tôi cho”.
Ngài liền để cái túi xuống, chấp tay đứng một bên, rồi lấy túi mang trở lại mà lật đật quày quả đi liền. Một bửa kia, Ngài đi vào trong đám đông người, có một ông Tăng hỏi Ngài rằng: “Hòa Thượng ở trong đám đông người làm chi đó?”
Ngài trả lời rằng: “Ta đương đợi một người đến”
Ông Tăng hỏi: “Hòa Thượng đợi ai ?”
Ngài bèn thò tay vào túi lấy một trái quít đưa cho ông Tăng.
Ông vừa giơ tay ra lấy trái quít, Ngài liền thục tay lại mà nói rằng: “Ngươi chẳng phải người ấy”
Lại có một bửa, ông Tăng chợt thấy Ngài đứng bên đường gần chợ, bèn hỏi rằng: “Hòa Thượng ở đây làm chi ?”
Ngài liền đáp rằng: “Ta đi hóa duyên”.
Ông Tăng thấy vậy mới nói rằng: “Hóa duyên ở đâu nơi ngã tư như vậy ?”
Ngài trả lời: “ Ngã tư chính là chỗ Ta muốn hóa duyên”.
Ông Tăng vừa muốn hỏi chuyện nữa, thì Ngài liền mang cái túi vải rồi cười ngất mà đi một hơi.
Có một khi, ông Bạch Lộc Hòa Thượng gặp Ngài, liền hỏi rằng: “ Thế nào gọi là: cái túi vải ?”
Ngài nghe hỏi liền để túi xuống, rồi khoanh tay mà đứng.
Ông Bạch Lộc Hòa Thượng lại hỏi rằng: “Công việc của cái túi vải ra làm sao ?”
Ngài liền mang túi mà đi, không trả lời chi hết.
Có một bửa kia, ông Bảo Phước Hòa Thượng gặp Ngài hỏi rằng: “Thưa Ngài! Duyên cớ tại sao mà xưa Đức Tổ Sư ở bên Tây phương qua đây là có ý gì ?”
Ngài nghe hỏi liền để cái túi vải xuống, rồi đứng tự nhiên.
Ông Bảo Phước Hòa Thượng lại hỏi nữa rằng: “ Chỉ như vậy, hay là còn có cái gì nữa hay không ?”
Ngài nghe hỏi như thế, bèn lấy túi vải mang trở lại mà đi, không hề trả lời.
Từ đó về sau, hễ Ngài đi đến đâu, thì người ta tranh nhau mà chận đón và níu kéo, đặng mời Ngài vào nhà, chớ không cho đi luôn. Bởi vậy cho nên trong các quán rượu và tiệm cơm, người người tha hồ ăn uống no say, không có chút gì nhàm chán, vì Ngài vào đâu thì buôn bán đắt đến bội phần.
Lúc nào gặp trời mưa, thì tản sáng Ngài ngủ dậy mang guốc cao gót, đi ra nằm ngửa trên cái cầu to, co chưn lại dựng hai bắp vế lên, thì ngày ấy nắng. Còn khi nào trời nắng, mà Ngài mang đôi dép cỏ đi ra ngoài đường, ngày ấy trời lại mưa.
Thường bửa Ngài hay tới nhà một nông phu kia mà ăn cơm. Có một hôm người vợ tên ấy thấy vậy nổi giận mà rầy rằng: “Đương lúc lo việc ruộng nương rộn ràng không xiết, mình có công đâu mà nuôi lão Hòa Thượng điên đó hoài! “
Ngài nghe nói mấy lời ấy, liền đem cơm đổ dưới gốc cây dâu ở bên nhà rồi bỏ đi.
Cơm ấy tự nhiên hoàn lại trong nồi của người nông phu. Hai vợ chồng thấy vậy rất kinh, bèn cùng nhau đi kiếm Ngài, rồi lạy lục mà xin sám hối.
Có một khi, đương buổi mùa hạ, khí trời nóng nực, Ngài cởi quần áo để trên bờ mà xuống khe tắm.
Lũ trẻ khuấy chơi, bèn lén lại lấy cả áo quần. Đương lúc tắm, Ngài thấy vậy thì lật đật để mình trần truồng mà rượt theo bọn con nít. Mấy người ở trên bờ xúm nhau lén coi , thì thấy âm tàng của Ngài như trẻ nhỏ vậy.
Gần chỗ đó có tên Lục Sanh, nghề vẽ rất tinh xảo. Người ấy thấy Ngài, bèn vẽ một bức tượng in hệt mà dán tại Chùa, nơi vách nhà Đông.
Bửa nọ Ngài đi ngang qua bên vách, thấy tượng ấy liền khạc nhổ rồi bỏ đi.
Khi Ngài ở tại xứ Mân Trung, có một người cư sĩ họ Trần, thấy Ngài làm nhiều việc kỳ thần, nên đãi Ngài rất cẩn trọng.
Lúc Ngài từ giã ông Trần cư sĩ mà đi qua xứ Lưỡng Chiết, ông muốn rõ tên họ Ngài, bèn hỏi rằng: “Thưa Hòa Thượng! Xin cho tôi biết họ Ngài là chi, sanh năm nào, tháng nào, ngày nào, giờ nào, và xuất gia đã bao lâu rồi ?”
Ngài đáp rằng: “Ta tỏ thiệt cho ngươi rõ rằng Ta chính là họ Lý, sanh ngày mùng tám tháng hai. Ta chỉ biểu hiệu cái túi vải này mà để độ đời đó thôi. Vậy ngươi chớ tiết lộ cho ai biết”.
Ông Trần cư sĩ nghe nói như vậy, bèn thưa rằng: “Hòa thượng đi đâu, nếu có ai hỏi việc chi thì Ngài trả lời làm sao cho hợp lý, chớ tùy thuận theo người thì không khỏi bàng nhơn dị nghị tiếng thị phi.

Ngài bèn đáp một bài kệ rằng:
Ghét thương phải quấy biết bao là,
Xét nét lo lường giữ lấy ta;
Tâm để rỗng thông thường nhẫn nhục,
bửa hằng thong thả phải tiêu ma;
Nếu người tri kỷ nên y phận,
Dẫu kẻ oan gia cũng cộng hòa;
Miễn tấm lòng này không quái ngại,
Tự nhiên chứng đặng “Lục ba la”
Ông Trần cư sĩ lại hỏi rằng: “Bạch Hòa thượng!
Ngài có pháp hiệu hay không ?”
Ngài liền đọc bài kệ mà đáp rằng :
Ta có cái túi vải,
Rỗng rang không quái ngại;
Mở ra khắp mười phương,
Thâu vào Quan tự tại.
Ông Trần cư sĩ hỏi rằng: “Hòa thượng đi đây có đem đồ hành lý hay không?”
Ngài đáp bài kệ :
Bình bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa;
Mắt xanh xem người thế,
Mây trắng hỏi đường qua.
Ông Trần cư sĩ thưa: “Đệ tử rất ngu, biết làm sao cho đặng thấy tánh Phật”.

Ngài bèn đáp bài kệ:
Phật tức tâm, tâm ấy là Phật,
mười phương thế giới là linh vật;
Tung hoành diệu dụng biết bao nhiêu,
Cả thảy chẳng bằng tâm chơn thật.
Ông Trần cư sĩ thưa rằng: “Hòa thượng đi lần này nên ở nơi chùa, chớ đừng ở nhà thế gian.
Ngài bèn đáp bài kệ rằng:
Ta có nhà Tam Bảo,
Trong vốn không sắc tướng;
Chẳng cao cũng chẳng đê,  
Không ngăn và không chướng;
Học vẫn khó làm bằng,
Cầu thì không thấy dạng;
Người trí biết rõ ràng,
Ngàn đời không tạo đặng;
Bốn môn bốn quả sanh,
Mười phương đều cúng dường.
Ông Trần cư sĩ nghe bài kệ lấy làm lạ, liền đãnh lễ Ngài mà thưa rằng: “Xin Hòa thượng ở nán lại một đêm mà dùng cơm chay với tôi, đặng tỏ dấu đệ tử hết lòng cung kính, xin Ngài từ bi mà hạ cố”.
Đêm ấy Ngài ở lại nhà Trần cư sĩ. Đến khi đi, thì Ngài viết một bài kệ dán nơi cửa:
Ta có một thân Phật,
Có ai đặng tường tất;
Chẳng vẽ cũng chẳng tô,
Không chạm cũng không khắc;
Chẳng có chút đất bùn,
Không phải màu thể sắc;
Thợ vẽ, vẽ không xong,
Kẻ trộm, trộm chẳng mất;
Thể tướng vốn tự nhiên,
Thanh tịnh trong vặc vặc;
Tuy là có một thân,
Phân đến ngàn trăm ức.

Khi Ngài đi đến quận Tứ minh, Ngài thường giao du với ông Tưởng Tôn Bá một cách rất thân mật, Ngài có khuyên bảo ông mỗi ngày trì niệm câu chú: “Ma ha bát nhã ba la mật đa”. Vì vậy người ta đều kêu ông Tưởng Tôn Bá là: Ma ha cư sĩ.
Có một ngày nọ, ông Ma ha cư sĩ cùng Ngài đồng tắm dưới khe Trường đinh. Khi Ngài đưa lưng bảo ông Ma Ha kỳ giùm, thì ông thấy nơi lưng Ngài có bốn con mắt rực rỡ chói lòa, bèn lấy làm kinh dị vô cùng. Ông liền đãnh lễ Ngài mà nói rằng: “Hòa thượng quả là một vị Phật tái thế”.
Ngài liền khoát tay bảo nhỏ rằng: “Ngươi chớ nói tiết lộ. Ta cùng ngươi ở với nhau đã ba bốn năm nay, vốn là có nhân duyên rất lớn, rồi đây Ta sẽ từ biệt ngươi mà đi, vậy ngươi chớ buồn rầu thương nhớ “.
Ngài nói rồi, bèn về nhà ông Ma Ha cư sĩ mà hỏi rằng: “Ý ngươi có muốn giàu sang hay không?”
Ông Ma Ha cư sĩ thưa rằng: “Sự giàu sang như lùm mây nổi, như giấc chiêm bao, có cái gì là bền lâu chắc chắn đâu, nên tôi nguyện làm sao cho con cháu tôi đời đời được miên viễn mà thôi”.
Ngài bèn lấy cái túi của Ngài thọc tay vào móc ra một cái túi nhỏ, một cái hộp, và một sợi dây, liền đưa cho ông Ma Ha cư sĩ mà nói rằng: “Ta cho ngươi mấy vật này mà từ biệt. Song Ta căn dặn ngươi phải giữ gìn cho kỹ càng mà làm biểu tín những việc hậu vận của nhà ngươi”.
Ông Ma Ha cư sĩ vâng lãnh mấy món ấy mà chẳng rõ được là ý gì. Cách vài bữa sau Ngài trở lại nhà ông mà hỏi rằng: “Nhà ngươi có hiểu được ý Ta hay không?”
 Ông thưa rằng: “Thưa Ngài! Đệ tử thiệt chẳng rõ”.
Ngài nói rằng: “Đó là Ta muốn con cháu nhà ngươi ngày sau cũng như mấy vật của Ta cho đó vậy”.
Nói rồi Ngài bèn từ giã mà đi liền.
Đến sau, quả nhiên con cháu của ông Ma Ha cư sĩ được vinh hoa phú quý, hưởng lộc nước đời đời. Đó là mấy vật của Ngài cho có hiệu nghiệm như vậy.
Nhằm ngày mùng ba tháng ba, năm thứ ba, niên hiệu Trịnh Minh, Ngài không tật bệnh gì cả, ngồi trên bàn thạch, gần nơi mái chùa Nhạc Lâm mà nhập diệt.
Nhắc lại khi Ngài chưa nhập diệt, có ông Trấn Đình Trưởng thấy Ngài hay khôi hài không lo sự gì cả, nên mỗi lần gặp Ngài thì buông lời cấu nhục, rồi giựt cái túi vải mà đốt.
Hễ bửa nay đốt rồi, thì qua ngày sau ông Trấn Đình Trưởng cũng thấy Ngài mang cái túi ấy như cũ. Ông nổi giận đốt cháy rụi luôn đến ba lần, cũng vẫn thấy Ngài còn mang còn mang cái túi vải đó.
Từ đó về sau, ông Trấn Đình Trưởng lấy làm lạ, nên đem lòng khâm phục Ngài không dám khinh dễ nữa.
Khi Ngài nhập diệt, thì ông Trấn Đình Trưởng lo mua quan quách mà tẩn liệm thi hài, là cố ý chuộc tội lỗi của ông ngày trước. Nhưng đến chừng đi chôn, thì người khiêng rất đông, mà cứ cái quan tài lên không nổi.
Trong bọn ấy có một người họ Đồng, ngày thường tỏ lòng tôn kính Ngài một cách rất trọng hậu, nên thấy việc linh hiển như vậy, liền vội vã mua cái quan tài khác, rồi liệm thi hài của Ngài lại. Đến khi khiêng đi, thì số người cũng bấy nhiêu đó, mà khiêng nhẹ phơi phới như bông. Ai nấy thấy vậy cũng đều kinh sợ và cung kính.
Lúc đó các người trong quận thiết lập ra một hội rất lớn, xây tháp cho Ngài ở nơi núi Phong Sơn. Núi ấy toàn là đá lởm chởm, hòn cao, hòn thấp, trong mấy hang đá đều là chỗ di tích của Ngài còn lưu truyền lại, nào là chỗ để tích trượng, nào là chỗ để bình bát, v.v..
Những chỗ sâu, chỗ cạn, chỗ lớn, chỗ nhỏ, hình tượng giống như cái bình bát, đều có nước đầy hoài, dẫu cho Trời đại hạn đi nữa, thì cũng chẳng có lúc nào khô kiệt.
Thiệt là nhiều việc anh linh hiển hách vô cùng!
 
SỰ TÍCH ĐỨC DI LẶC BỒ TÁT
(ĐỜI KHÁC)

Hồi đời Lục Triều, Đức Di Lặc lại ứng tích làm phó Đại sĩ ở tại Chùa Song Lâm một thời kỳ nữa.
Khi Ngài ra mắt Lương Võ Đế, vua liền hỏi Ngài rằng: “Xin Đại sĩ cắt nghĩa cho quả nhơn nghe làm sao kêu là : Đạo?”
Ngài liền bạch rằng: “Tâm thiệt là Đạo”, tôi xin chứng nghiệm như vầy, thì bệ hạ đủ hiểu.
Khi bệ hạ chưa lên ngự tại điện này, trong tâm lúc ban đầu chưa khởi niệm, bổn trí vẫn tự nhiên mà được diệu tịnh quang huy, sáng suốt hiện buổi nay, rực rỡ đến thuở trước, và đầy lấp tất cả cõi Thái hư, cái tịnh quang ấy muôn đời không sanh, vĩnh kiếp không diệt, chẳng phải Thánh mà cũng chẳng phải Phàm, không thúc phược mà cũng không giải thoát.
Đó là tâm thể rất mầu nhiệm và rất vắng lặng. Ngoài cái tâm không có đạo gì riêng khác, và ngoài đạo cũng không có tâm nào phân biệt nữa, vì thế cho nên mới gọi: “tâm là đạo”.
Vua Võ Đế lại hỏi nữa rằng: “Vậy chớ Đại sĩ có tôn ai làm Thầy hay không?”
Ngài bạch rằng: “Thầy thì không có ai là Thầy của bần đạo, còn tôn thì bần đạo cũng không có tôn ai, đến việc tùng sự, thì cũng không có tùng sự với người nào cả”.
Vua Võ Đế nghe Ngài nói như vậy, thì biết là một vị Bồ Tát lâm phàm, nên càng tôn trọng Ngài một cách rất đặc biệt.
Đoạn Ngài lại thưa với Vua rằng: “Bệ hạ ngày nay mà đặng hưởng điều tôn vinh như vầy, nguyên nhân cũng là một vị Bồ Tát hạ trần mà cứu thế.
Vậy xin Bệ hạ phải mở thông ý địa, nên tự lượng nơi mình, tâm để cho thanh tịnh, đừng trước nhiễm vật gì, lấy đó làm căn bản, cần nhứt phải dùng chỗ hư linh làm cơ sở, lấy sự vô tướng làm nguyên nhơn, nguyện vọng chí thành cầu cho đạt tới chỗ Niết bàn mà làm cực quả.
Nếu bệ hạ thi thố những phương pháp trị quốc, thì phải dùng chánh pháp mà sửa trị trong thế gian, và thi hành những điều nhơn đức, đặng làm cho lê dân cảm hóa.
Trong triều thì trọng dụng những người hiền tài mà trừ khử mấy kẻ cưu lòng gian nịnh, còn ngoài thì thi nhơn chánh đến kẻ quan quả, cô độc, bỏ những hình phạt trừng trị nặng nề, và ban chánh lịnh cho có nghiêm minh trật tự. Nếu Bệ hạ trị vì trong thiên hạ, thi nhơn bố đức được như thế, thì kẻ xa người gần đều gội nhuần ơn đức vô cùng vô tận. Chừng đó việc can qua phải dứt, mà trong đội ngũ lại ninh bình, thì ngôi trời được hùng tráng mà an hưởng cuộc thái bình. Nếu chánh sách thi thố được công hiệu như thế, thì Bệ hạ thiên cơ đã thần diệu, lại còn nối ngôi quốc tổ được lâu dài nữa. Đó là bần đạo hi vọng sao cho Bệ  hạ được như vậy”.
Có một ngày kia, ông Lưu Trung Thừa ngồi tại chỗ trạm dịch với Ngài, thoạt thấy có Thánh giá vừa đến, liền lật đật đứng dậy làm lễ, còn Ngài ngồi yên lặng một chỗ.
Khi Thánh giá qua khỏi rồi, ông Lưu Trung Thừa bèn hỏi Ngài rằng: “Theo ý tôi tưởng, Ngài chẳng chịu làm tôi với Thiên tử, không muốn làm bạn với Chư hầu, cớ sao mà lại ngã mạn như vậy, xin Ngài nói cho tôi rõ”.
Ngài liền đáp rằng: “Để bần đạo giải cho ông rõ. Phàm việc kỉnh mà biểu lộ ra hình tướng, thì không có tánh kỉnh, còn bề ngoài chẳng cử động sự kỉnh về lễ nghe tham bái, thì thiệt trong tâm có ẩn điều kỉnh vô giá. Bần đạo thấy Thánh giá mà động thân, thì pháp địa tự nhiên cũng rúng động. Hễ pháp địa rúng động, thì tất cả các pháp cũng chẳng an nhẫn, nếu các pháp chẳng an nhẫn, tức là không có kỉnh, nên bần đạo vẫn ngồi tự nhiên là vậy đó”.
Ông Lưu Trung Thừa nghe Ngài nói như thế, thì rất kỉnh phục.
Vua Lương Võ Đế biết Ngài là một vị Bồ Tát tái lai, nên thiết lập một chỗ pháp hội rất nghiêm trang, rồi thỉnh Ngài lên diễn kinh cho bá tánh nghe.
Khi trần thiết xong rồi, Ngài lên ngồi trên pháp tòa, lẳng lặng làm thinh được giây phút, chớ không nói một lời chi cả.
Trong đám người đến nghe kinh đó, có một vị Thái tử thấy vậy mới hỏi Ngài rằng: “Thưa Ngài! Đáng lẻ chỗ Chư Thiên nhơn cưu hội đây, Ngài phải giảng giải cho mọi người  rõ thấu lẽ chơn chánh của Phật, đặng nhờ đó mà tu học mới phải, cớ sao Ngài làm thinh mà không biện luận nghĩa lý chi, lại vội xuống pháp tọa như vậy ?”
Ngài liền trả lời rằng: “Phàm việc gì nói hay là nín, đều thuộc về Phật sự cả. Như thế có phải làm đúng theo Phật lý hay không? Vậy mà ông còn buộc tôi nói năng làm chi nữa”.
Thái tử nghe mấy lời bèn làm thinh, trong lòng càng khâm phục Ngài vô cùng.
Cách ít lâu, Ngài ra mắt vua, rồi quì xuống mà tâu rằng: “Muôn tâu bệ hạ! Bần đạo có như ý bửu châu và thanh tịnh  giải thoát, chiếu diệu rõ rệt đến mười phương. Nếu Bệ hạ chịu thọ lãnh mấy vật ấy, thì có ngày sẽ chứng đến quả Bồ đề. Vả lại các pháp chẳng phải có, mà cũng chẳng phải không, phàm vật gì thuộc về hữu tình đồng quy nơi thiệt tế . Các việc trong thế gian đều là bức tranh huyễn hóa, rốt cuộc rồi hoàn về chỗ không, cũng ví như trăm sông tuy phân ra muôn dòng ngàn mạch, nhưng tóm lại cũng chảy về biển.
Pháp Thế gian và pháp Xuất thế gian cũng chẳng qua là lý chơn như. Vì lý chơn như thiệt không có sanh và không có diệt, nên không có Niết bàn, tam thế cũng bình đẳng, mười phương đều thanh tịnh. Nếu lấy phần thanh tịnh bình đẳng ấy làm sự nhiêu ích cho các giống hữu tình, thì được đồng lên bờ giác ngạn.
Nếu chỗ sắp đặt phương pháp đặng như thế, thì cuộc trị bình trong thiên hạ sẽ hóa ra cảnh giới trang nghiêm. Đó là Bệ hạ dùng diệu pháp mà tế độ nơi đời, được như vậy thì các khác nào như một vị Từ Bi Vương tái thế”.
Vua Lương Võ Đế nghe mấy lời của Ngài biện giải, càng thêm tôn sùng kính trọng hơn nữa.
Khi Ngài ở tại Chùa Song Lâm, thấy Kinh tạng chứa đầy, Ngài biểu mấy đạo chúng đem từ cuốn mà tả ra. Bổn ý của Ngài muốn khiến cho kẻ sơ địa phàm phu nhờ công đức chuyển kinh đó mà đạt tới nơi chánh chơn của Phật.
Bởi vậy trong thiên hạ, duy có chỗ Song Lâm, thì Thiên Long thường ủng hộ, nên kinh tạng được toàn bổn mà lưu truyền đời sau.
Thoạt một ngày kia, có một làn định quang kim túc của Đức Thích Ca, mùi thơm bát ngát, từ phương đông bay đến mà nhóm nơi mình của Ngài. 
Bỗng nhiên có tiếng xướng rằng: “Phó Đại Sĩ xuất hiện ra đây, là thay thế cho Đức Thích Ca mà thuyết pháp, ngồi trên chỗ Long Hoa thắng hội mà chỉ rõ cái bổn nguyện từ mẫn của Đức Văn Thù và xiển dương huệ tập phổ thế của Đức Quan Âm”.
Rõ ràng Ngài cũng như bực y vương, đại thí những lương phương diệu tể mà điều trị tất cả bịnh vô minh phiền não. Thiệt là Ngài có công phu rất lớn và nhiều phương pháp khởi tử siêu sanh.
Có một bửa kia, khí trời nóng nực, Ngài ra ngoài gành biển mà hóng mát, dòm thấy dưới mé có một vùng quanh co theo bờ, và dân cư tại đó chỉ làm được ruộng muối mà thôi. Hễ đến thời tiết mùa thu, thì nước biển tràn lên linh láng, không thế nào mà ngăn cản cho đặng.
Ngài thấy vậy, liền nói với những người bổn xứ rằng: “Bần đạo muốn làm sao cho chỗ này thành ra ruộng tốt, để cho bá tánh cày cấy đặng nhờ đó mà an cư lạc nghiệp”.
Dân chúng nghe mấy lời ấy, đều cười rộ lên mà nói rằng: ” Ông này thiệt điên cuồng! Thuở nay thiền biển mà ai làm thành ruộng cho đặng bao giờ ?”
Ngài thấy dân chúng không đem lòng tin, liền lấy bao đựng cát đem chất xây giáp vòng như vách lũy mà bao ngạn luôn bãi cát ấy.
Lạ thay! Trọn một vùng bờ đê của Ngài làm đó, cách ít lâu cứng cũng như đá vậy, ngăn được ngọn nước thủy triều ngoài biển, không thế nào chảy vô được nữa, nhưng hồi Ngài làm đó có chia ra ba chặng, để ngừa khi Trời hạn và nước lụt.
Đến sau, nội trong khu đất ấy đều thành ra ruộng cả, ước chừng hơn hai ngàn mẫu, thường năm cày cấy đặng mùa luôn luôn. Dân cư trong xứ mỗi năm gặt lúa rồi, trích ra một phần ba để cung cấp cho tăng đồ trong các Chùa lân cận, mua chim cá mà phóng sanh, và làm nhiều việc phước thiện khác nữa.
Hiện nay mấy cái bờ bằng cát của Ngài làm đó hằng bền chắc, không có hư rã chút nào.
Thiệt là linh cảm thay chỗ di tích của bực Đại Thánh ngày xưa! Cho nên dân cư ở dọc theo mé biển ấy đều được phong y túc thực luôn luôn, cùng nhau lập Chùa thờ Ngài và truy tặng ruộng ấy là “phước điền”.
Sau Ngài qua phía Nam núi Phong Sơn mà chỉ điểm những chỗ ẩn tích nơi thâm khê cùng cốc, rồi mấy nơi ấy lần lần trở nên phong cảnh rất thiên nhiên và nét xuân quang bốn mùa đều xuất sắc.
Bửa nọ, Ngài đi chơi tới xứ Bắc thượng, chợt thấy một người đương sửa soạn làm thịt loài súc.
Ngài lật đật chạy lại can rằng: “Bần đạo xin tỏ cho nhà ngươi nghe. Tất cả loài súc sanh, nguyên nhân cũng là người thế gian, chớ không phải khác đâu, vì tạo ác nghiệp rất nặng nề, nên nay phải chịu khổ quả như vậy. Thoảng như mình làm điều phước thiện mà một đời chẳng được giàu sang, thì cũng còn có ngày trông giải thoát, chớ tạo nghiệp sát sanh như vậy, thì ngày sau khó tránh khỏi luân hồi khổ thú.
Bần đạo nguyện sao nhà ngươi hồi tâm tự lượng, đem tấm lòng nhân từ mà dung thứ những loài động vật, vì nó cũng đủ cả Phật tánh và cũng biết ham sống sợ chết như ta vậy.
Những người có nhơn hằng lấy con mắt Từ mà quán xét, xem vạn vật với ta đồng một thể, và muôn tượng với ta đồng một gốc. Nếu tấm lòng nhơn ái được như thế, thì chẳng những trọn đức từ bi lợi vật một thuở mà thôi, lại nhiều kiếp được trường thọ là khác nữa”.
Người ấy nghe Ngài phân giải như vậy, liền tỏ ngộ và chung thân không dám sát sanh loài động vật nữa.
Lại có một khi, Ngài đương đi ngoài đường, tình cờ gặp một người nông phu vừa cột một con trâu, đặng tính bề làm thịt.
Ngài đi hối hả lại can rằng: “Phàm ở đời, có nhơn thì có quả, không có sai chạy mảy nào, đó là lẻ cố nhiên như vậy. Hễ giết loài vật, thì có ngày chúng nó cũng giết lại, vậy mà trong đời có ai biết sợ sệt đâu, non dao rừng kiếm với vạc dầu ở chốn âm ty, để trừng trị những người tạo ác nghiệp như ngươi vậy, thì đời kiếp nào mà trông phần giải thoát cho đặng”.
Người nông phu nghe Ngài nói như thế, liền cúi đầu đãnh lễ và nguyện trọn đời không dám tái phạm nữa.
Ngài thường đi chơi ngoài đồng, bữa nọ lại gặp một ông Sa di hỏi Ngài rằng: “Thưa Đại Sĩ! Làm thế nào mà hàng phục được vọng tâm của mình ?”
Ngài nghe hỏi, liền trả lời rằng: “Tâm là vật gì đâu mà ông phải tìm cho uổng công phu. Vả lại vọng tâm thiệt không có căn bản, hễ buông nó ra thì không thấy dấu tích gì là vọng. Bởi bị các duyên đeo đuổi lăng xăng, nên mới thành ra vọng niệm như vậy. Nếu nhứt chơn của ta đặng yên tịnh rồi, thì toàn thể như như phóng ra khắp cả pháp giới và bốn thể vẫn tự nhiên mà rõ rệt. Chừng đó, dẫu cho bụi trần cấu cũng không có thế nào mà che lấp cho đặng, thì có vật chi đâu mà ngươi gọi rằng điều phục”.
Ông Sa di nghe Ngài biện bạch như thế, vùng tỏ ngộ và tôn kính vô cùng, rồi đãnh lễ mà từ giã.
Cách ít lâu Ngài đi chơi, chợt thấy một ông Sa môn còn nhiễm theo tục trần, cứ khu trục trong trường mộng ảo.
Ngài bèn đón lại mà chỉ dụ rằng: “Bần đạo coi ông vốn thiệt là Phật. Lẽ nào ông nên tự độ lấy mình, đặng mong có ngày chứng đặng quả vô sanh pháp nhẫn, cớ sao ông lại còn yễm trợ theo thói phàm tình, đành che lấp bổn lai diện mục như vậy?
Bây giờ ông phải bỏ các duyên cấu trược, mà giũ sạch những thói tà phong, ráng sức công phu mà suy tìm trong tâm thể vô sanh, thì có ngày sẽ đạt tới chỗ diệu minh chơn tánh. Nếu ông hồi quang phản chiếu cho toàn thủy toàn chung rồi, sẽ đặng vô ngại viên thông.
Bần đạo ao ước làm sao cho ông được như thế, thì có khác nào một vị La Hán xuất trần, nếu chẳng vậy thì cũng làm một vị Khuất sát trượng phu. Chớ cách hành động như ông đó, thì đã không có ích cho mình, mà lại uổng công xuất thế học đạo vô vi, đến chung quy cũng còn lăn lộn trong đường Lục đạo, biết chừng nào mà thoát ra khỏi đặng vòng sanh tử. Như vậy có khổ hay không ?”
Ông Sa môn nhờ Ngài điểm hóa, nên liền tỏ ngộ lý chơn thừa. Từ đó về sau, ông càng lo tu học, không còn nhiễm nữa.
Thiệt cách phô tế của Ngài không khác nào một ông lương y, đã điều trị không biết bao nhiêu là chứng trầm kha phế tật, rõ ràng một hột minh châu có thể chỉ sắt hóa nên vàng, một lời pháp ngữ có thể đổi người phàm trở nên bực Thánh.
Bởi vậy cho nên Ngài thường dùng những phương pháp thiền định rất giản dị mà độ thoát tất cả chúng sanh qua khỏi sông mê bể khổ, dẫn dụ người đời ra khỏi nhà lửa đường mờ.
Ngài lại chẳng nên sự cấu nhục của thế tình, cứ xen lẫn trong chốn trần lao, mà thi hành những sự lợi ích cho hạng người còn sống say thác ngủ. Vì vậy cho nên trong tám phương hồ hải, chỗ nào cũng là chỗ viên giác đạo tràng của Ngài thế thác cả.
Còn đối với thập loại chúng sanh, thì Ngài càng đem lòng quyến luyến như con một cha, như người một nhà, không phân biệt nhơn ngã, và không biện luận Bắc Nam, vì tất cả chúng sanh thảy đều đủ chơn như diệu tánh như Ngài vậy, nhưng vì bị màn vô minh che lấp, nên phải trì trục trong vòng khổ hải sầu thành đó thôi!
Ngài thường đối với quần chúng mà nói rằng: “Muôn tượng chỉ bao la, song một mảy trần chẳng lập, nhứt chơn trong pháp giới, trăm hạnh đều phân vân. Tuy vậy chớ không lọt ra ngoài vòng như như chí lý, cho nên động tịnh đều là pháp tham thiền, nếu một niệm mà được khế chơn, thì sẽ có ngày mau lên bờ bỉ ngạn.
Đó là lời pháp ngữ của Ngài phát ra những lý mầu nhiệm của thiền gia, để bủa khắp chốn mê đồ, đặng mở rộng những nghĩa huyền tôn trong tâm địa, trước là thâu thập những người có lợi căn, sau là thức tỉnh số người còn độn trí. Thiệt công phu của Ngài đến vô lượng vô biên, lòng phổ tế trong đời cũng vô cùng vô tận.
Đến đời Lương, nhằm khoảng vua Quân Vương trị vì, niên hiệu Trinh Minh, năm thứ hai, ngày mùng ba tháng ba, Ngài đối trước chúng nhơn mà nói rằng: “Qua năm tới đây, cũng ngày này và tháng này, thì ta đem trái “Di Lặc” mà cúng dường cho đại chúng”.
Quả nhiên qua năm sau, cũng trong ngày ấy và tháng ấy, đại chúng thấy Ngài ngồi kiết già trên bàn thạch, gần bên Chùa Song Lâm mà nhập diệt. Ai nấy thảy đều kinh dị và than thở vô cùng.
Trong đại chúng mới hiệp lực cùng nhau kết khám mà để thi hài của Ngài, rồi làm một tòa bửu tháp rất tôn trọng, ngoài ngạch bia có khắc hiệu là: Định Ứng Tháp.
Hiện nay tại chỗ bửu tháp ấy, tuy trãi mấy phen tang thương biến đổi, mà công trình vẫn còn đồ sộ như xưa, thánh tích nguy nga, xa trông vọi vọi, bốn mùa người đàn Việt tới lui chẳng ngớt, một phương trời chuông trống rất oai nghiêm.
Đức Di Lặc tuy chưa đến thời kỳ xuất thế, nhưng tấm lòng từ bi vô hạn đối với tất cả quần sanh, đôi phen tùy theo cơ duyên thục thác mà ứng tích nơi đời, đặng nêu bày lẽ chánh tôn định huệ, cố ý nhiếp trì những hạng người đương chìm đắm nơi sông ái hà, và ra công phổ độ những kẻ bị chới với giữa dòng khổ hải.
Thiệt công đức của Ngài không có bút mực nào mà mô tả ra cho hết đặng.
Từ ấy chí nhẫn nay, có trên ngàn năm mà phước điền của Ngài còn lưu trụ các điện Đại hùng, thiện quả vẫn còn bủa khắp nơi trong thế giới.
Chẳng những mười phương đảnh lễ tôn sùng Ngài mà thôi, cho đến sáu chữ “Nam Mô Di Lặc Tôn Phật” thì người thường một lòng trì niệm, chẳng có chút nào biến đổi cả.
Nói tóm lại, Đức Di Lặc còn nhiều số kiếp nữa mới xuất hiện ra đời, để nối ngôi cho Đức Thích Ca mà làm một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp, đặng đại chuyển pháp luân mà tế độ muôn loài và phổ lợi trong sa giới.
Nhưng ngặt vì chúng sanh chưa rõ lẽ thiện chơn, cứ vọng tưởng những việc huyễn hoặc, mà đành chịu sa chìm vào nơi khổ hải và tự mình chuốc lấy nẻo luân hồi.
Chớ  Chư Phật tuy đã nhập diệt rồi, song Tam Bảo còn lưu trụ khắp cõi  nhơn gian, nếu ai hết lòng tinh tấn vui theo mà thọ trì, thì cũng như Phật đương trụ thế vậy.
Tiếc thay! Người đời trí cạn chướng sâu và tội nhiều phước ít, cho nên đối diện ngôi Tam Bảo coi như cách xa ngàn dặm.
Vì nguyên nhân của chúng sanh như thế, nên bất đắc dĩ Ngài mới ứng tích nhiều thời kỳ, đặng hóa độ các kẻ phàm loại trong nhơn gian đó thôi

.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

Kính thưa quý cử tọa!
Như quý vị vừa xem xong tài liệu kể trên, thì chúng ta lại thấy thêm một vị Phật nữa made in China. Còn nhiều nguồn thông tin khác quý vị có thể tham khảo trên trang web và những sách vở đã in sẵn.

- Tam Tiểu Thư: Em xin nhắc lại quý cử tọa Nặc Danh có đóng góp ý kiến như sau:  


"- QTABT là sản phẩm của Đại Thừa nhưng CTR lại dùng để tu tập".

Em xin thưa cùng quý cử tọa Nặc Danh. Ai cũng biết Samasamadhi là "Chú Tâm vào một vật duy nhất". CTR sử dụng hình ảnh Quán Âm Tự Tại như một Đối Tượng để Quán Tưởng, làm cho Tâm Thức yên ổn, nói đúng hơn là hy vọng đạt được Tốc Hành Tâm … CTR không bao giờ xác nhận là vị Bồ Tát Quán Âm Tự Tại là một nhân vật có thật trong lịch sử của loài người. Một việc mà ai cũng biết, không hề có một lịch sử nào ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ đâu, xác định về tiểu sử một vị gọi là Quán âm Tự Tại Bồ Tát.

CTR sử dụng đối tượng Quán Âm Tự Tại Bồ Tát để tu hành vì cho rằng có những lợi điểm như sau:

1. Ðối tượng tu Thiền Định phải là một Thiện Pháp, nói rõ hơn là tạo một ấn tượng tốt, một tình cảm tốt. Nói ở góc cạnh kinh doanh, tuyên truyền … là một thương hiệu, là một khẩu hiệu được nhiều người biết tới.

2. Với một định kiến vốn có xưa nay của dân gian, Quán Âm Tự Tại Bồ Tát là hiện thân, của một người mẹ từ bi, cứu nạn cứu khổ … tương tự như hình ảnh của Ðức Mẹ Maria. Việc quán tưởng này, tạo ra một sự cảm thông giữa người tu và đối tượng, một cơ hội để nâng tầm đạo đức lên tầm cao mới. Qua hình ảnh này, ít nhiều người ta cũng lây nhiễm tâm lý thương người, khoan dung, độ lượng, yên tâm …

3. Trên quan điểm của Vi Diệu Pháp, thì việc có một Đối Tượng để Quán Tưởng, là một yêu cầu khẩn thiết. Do đó, việc sử dụng đối tượng là vị Bồ Tát Quán Âm Tự Tại vô hình chung, đáp ứng được nhiều yêu cầu. Dường như trường phái Tịnh Ðộ cũng đề cập tới một công thức, mà có thể xuất phát từ Chánh Định Phật giáo là “Nhất Tâm Bất Loạn” .

4. Rất có thể sử dụng công cụ này mà người tu tạo được trạng thái Nhất Tâm Bất Loạn, có nghĩa là đạt được trạng thái Javana.

5. Quan điểm của CTR blog là sân chơi của "Sự Thật không che đậy". CTR không bao giờ chủ trương sử dụng hình ảnh vị Bồ Tát Quán Âm Tự Tại, nhằm mục đích để cầu xin, van vái, nhờ vả, nhờ vị này giúp đỡ ai hoặc nhờ vị này tấn công ai …

- Tam Tiểu Thư: Em xin phép nhắc lại ý kiến của quý cử tọa Nặc Danh  


"- Bồ Tát có phải là con đường, là lý tưởng của "Đại Thừa"... Ngài Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật có phải là Bồ Tát không?"

Kính thưa toàn thể quý cử tọa, thưa quý cử tọa Nặc Danh. Qua tham khảo rất nhiều tài liệu, mà em đã có nhiều dịp trình bày nguyên bản để quý cử tọa thưởng lãm, em thiết nghĩ quý cử tọa ít nhất cũng đã được xem tiểu sử của một số vị Bồ Tát. Việc thật giả tùy quý cử tọa nhận xét định đoạt.

Vấn đề quý cử tọa nêu ra về cái gọi là “Bồ Tát Ðạo” có một lịch sử và tiến trình khá phức tạp.

Theo các tài liệu của các chuyên gia về tiến trình lịch sử của Phật Giáo, thì khái niệm về Bồ Tát có lẽ hiện hữu vào khoảng trước và sau Công Nguyên 150 năm đến 100 năm. Khái niệm Bồ Tát này hoàn toàn không hiện hữu trong giai đoạn lịch sử 300 hay 400 năm sau khi Phật nhập niết bàn.

Người ta cho là vào thời gian kể trên thì khái niệm Bồ Tát Đạo ra đời. Khái niệm này đi vào lịch sử như một liên hiệp lỏng lẽo của nhiều nhóm và mỗi nhóm lại có những kinh điển mới. Người ta cho rằng những kinh điển này được viết bằng một thứ ngôn ngữ của miền Trung Ấn Ðộ. Ðây là một loại Sanskrit hỗn tạp. Người ta ngụy tạo đó là lời nói của Ðức Phật. Nhưng vào lúc bấy giờ, đại đa số là Phật Giáo Nguyên Thủy không công nhận tư tưởng này.

Nhưng rồi theo thời gian, những người tự coi mình là Ðại Thừa, tự coi mình là thời kỳ Chuyển Pháp Luân lần thứ 2, tự cho rằng lời giảng dạy đó cao siêu hơn Kinh Nguyên thủy. Nhân vật Bồ Tát được xuất hiện trong lúc này. Bồ Tát được mô tả như là có trí tuệ cao hơn A La Hán. Các kinh sách mới cổ võ một đường lối tu tập khác hẳn với truyền thống Sakya Muni và tự cho mình là có khả năng Giải Thoát cao hơn. Cách tu tập được đưa ra là:

Sao chép lại > Quảng bá > Tụng đọc > Tham cứu > Thực hành > Tôn thờ > Lễ lạc.

Người ta cho rằng những tài liệu này được trước tác bởi một số vị Pháp sư nhằm lôi cuốn thêm tín đồ mới. Và có lẽ lần đầu tiên người ta đề cập tới phương tiện của Bồ Tát đạo.

Trong kinh điển của Ðại Thừa (phải bảo là ngụy tạo), cũng Nhái theo các Kinh Điển Nguyên Thủy nhưng lời nói thì bóng bẩy đa nghĩa. Các buổi thuyết pháp thì xuất hiện ra nhiều vị Phật, nhiều vị Bồ Tát với nhiều danh hiệu, gợi ý cho người ta tôn thờ, sùng báicầu nguyện. Nói một cách khác, theo như kinh điển mới của Ðại Thừa được trước tác bởi nhiều tác giả không có tên, cũng có khi có tên, thì nhân vật Bồ Tát đã thay thế nhân vật A La Hán.

Trong những tài liệu này, thì các vị A La Hán, giờ đây được mô tả như là còn ngã mạn, thiếu lòng từ bi, chỉ tu hành thoát khổ cho chính bản thân của mình, không chịu giúp đỡ các chúng sinh khác.

Khái niệm về Bồ Tát theo lịch sử thì đã xuất hiện ở tại ngay quê hương của Ngài Sakya Muni. Nhân vật A La Hán của Sakya Muni đã thua nhân vật Bồ Tát ngay trên sân nhà sau khi Phật nhập Niết Bàn khoảng 3, 4 trăm năm. Ðến khi Phật Giáo truyền qua Trung Quốc thì có lẽ tư tưởng về một nhân vật Bồ Tát ít nhiều đã chín mùi. Chính tại Trung Quốc, nhân vật Bồ Tát đã tìm được một sân chơi thích hợp. Quý vị có thể xem rất nhiều tài liệu về tiểu sử các vị Bồ Tát ở Trung Quốc …

Nói một cách khác, khi nhân vật Bồ Tát được nhập khẩu vào Trung Quốc, thì nó đã được Trung Quốc hóa. Với trí tưởng tượng tài ba và phong phú, muôn màu muôn vẻ của các tác giả Trung Quốc, thì nay nhân vật Bồ Tát được nâng lên một tầm cao mới. Bồ Tát đạo được ca ngợi, quan điểm Bồ Tát được tỏa sáng không những ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước khác như Việt Nam, Hàn Quốc ... Một thực tế là đại đa số mọi người đều cầu xin, van vái, nhờ vả, cần sự giúp đỡ, kể cả nhờ Bồ Tát tấn kích người khác … Nói tóm lại, hào quang của Bồ Tát đã tỏa sáng trên thực tế, trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy của Sakya Muni đành lui vào hàng thứ cấp.

Em xin cám ơn toàn thể quý vị, em rất mong được gặp quý vị trong buổi họp báo tới. Trân trọng kính chào!




32 comments:

Con phải di dân qua đây đọc bài thôi ... Hay quá là hay luôn !!! Trên cả tuyệt vời !

Chời ơi ! lọc xong bài này ngộ mất hồn, giờ không biết cái gì thiệt ,giả nữa. Không biết mình có thiệt made in chúng cuộc dzành không lữa chí !
Nhưng mà kỳ lày ngó bộ gay à. Cái lão Nam đế ngu muội ham danh đã lưa con cháu vào thế kẹt . Giờ tụi ló có danh vọng thân thế dzồi , có chưng lứng chên giang hồ dzồi . Nếu đánh theo ngũ quốc giao binh như ở Hoa sơn ,lúc lày còn có chung thần thông và Hồng bang chủ là 2 giáo chủ của Khổng và Các mác, ngộ còn có cửa giúp TTT . Liền này một chọi một không biết TTT có địch lại chúng ló không đây.....Haizzza ! cái lão nam đế này lù đù mà vác cái lu ....

- Về Phương pháp: CTR dùng hình tượng QTABT làm đề mục tu tập, còn HSTD dùng "chấm đỏ" làm đề mục để liên lạc với ADIDA Phật có gì khác nhau? Kết quả của phương pháp mà CTR tập sẽ đạt được là gì? Là ra linh ảnh, hay đạt được một trạng thái nhất tâm nào đó?
+ CTR chủ trương trung thành với Phật giáo nguyên thủy (PGNT) tại sao không dùng các đề mục của PGNT (các đề mục đó được đề cập ở cuốn Thanh tịnh đạo thì phải) mà lại dùng hình ảnh QTABT mà CTR cho là không có thực?

- CTR có phủ nhận phương pháp của HSTD không?
+ Nếu phủ nhận thì phương pháp ATTNĐTM với các đề mục thiền định của Thiền nguyên thủy (như lửa, nước...) theo chủ trương của HSTD cũng là sai?
+ Nếu công nhận thì có công nhận thành tựu của những người đạt kết quả của bên HSTD không? hay chỉ phủ nhận thành tựu của riêng nhân vật HHDL?

- Ông Tibu bên HSTD công nhận thành tựu của "Tiền Bối" Tổng Quản. Còn Tiền Bối Tổng Quản có chấp nhận thành tựu của Ngài Tibu?

(vì thấy có nhiều tranh luận giữa CTR với HSTD nên mới hỏi vậy)

AX. (Nặc Danh đã hỏi mấy câu ở topic KHUI HỤI)

Chào cả nhà,

Mấy bữa rồi công chuyện nhiều wá nên hổng có rảnh. Bữa nay cuối tuần vô blog thấy TTT trả lời họp báo hay wá là hay.
Em đứng về phía CTR vì ông Phật Sakya Muni là nhân vật lịch sử có thật. Còn ông A Di Đà thì rất nhiều bằng chứng cho thấy đây chỉ là sản phẩm tưởng tượng. Các anh chị còn nhớ vụ rước Phật ngọc không? Em hồi đó cũng bon chen trong hàng ngàn người đến chiêm ngưỡng đó. Đó là tượng của Sakya Muni, nhưng mấy thày tổ chức vụ này ai cũng niệm A Di Đà Phật. Kỳ lạ thiệt vì đúng ra mình chiêm ngưỡng Sakya Muni thì phải niệm danh hiệu của Ngài chứ. Có phải tại Sakya Muni không bao giờ hứa hẹn độ ai về cõi Niết Bàn nên mới ra cớ sự này không?
Em muốn hỏi TTT câu này: người ta nói muốn về cõi tịnh độ thì chỉ cần lúc sắp chết niệm tên ngài A Di Đà 10 niệm nhất tâm bất loạn là OK. Em thấy vị Di Đà này quan liêu và thiếu từ bi quá. Lúc sắp chết thì mình nửa mơ nửa tỉnh . Nếu chưa bao giờ hành thiền gì cả thì liệu rằng có thể niệm 10 niệm đạt được nhất tâm bất loạn nổi không? Cái này em thấy Bồ tát nhí của HSTĐ còn hay hơn vì nghe nói là họ độ người chết lên Thượng Phẩm Thượng Sanh vô điều kiện, chả cần phải niệm danh họ câu nào. Nhưng có một chi tiết nghịch lý là các Thánh tăng và Bồ Tát nhí lại tin vào cõi Tịnh Độ của A Di Đà. Vậy là sao ta?
Em nghĩ nếu mình là người tu, thì mình chả nên a dua theo các giáo chủ và tạo ra xung đột. Điều mình cần làm là bênh vực chân lý vì nó là sự thật.

Chúc TTT và các anh chị cuối tuần zui zẻ,

Oshin

Ông AX ơi!

Sao ông ngu quá vậy,người ta đã viết một bài dài dằng dặc trả lời cho ông mà còn chưa hiểu sao ?
Thôi để tui tóm tắt lại cho ông hiểu rồi im mồm thúi lại ( mồm ai cũng thối cả, không chỉ riêng ồng ) đây nài : nghe cho kỹ :

- Thứ 1 là tui không phải ctr nhưng đọc rất kỹ nên hiểu là ctr không chủ trương trung thành với PGNT. Ctr chỉ muốn vạch rõ hư thực cho độc giả hiểu sự thực của Đại thừa ra làm sao .
- Thứ 2 người ta đã nói bên trên rồi đó cái đầu đất không chịu đọc cho kỷ : Những đề mục chỉ để dùng làm công cụ cho việc nhập định dể dàng ,ông dùng hình ảnh nào củng được ví dụ như Hồ ngọc Hạ, Brigit Bardo hay Kỳ Duyên v..v
chứ không nhứt thiết phải bà đầm Quan âm mà thôi...hiểu chữa !
- Ông ngu, mấy thằng trò ngu chứ 2 ông già không có ngu đâu mà hỏi những câu vớ vẩn chia rẽ như vậy công nhận với phủ nhận....nhưng cứ chờ chắc TTT thể nào cũng cho 1 trận hứ.
Nhớ nhe đọc cho kỹ hãy hỏi.

@Tay Doc:

Chỉ có ông mới nghĩ tôi có ý chia rã 2 "Tiền Bối" đó. Vì nếu là Thầy giỏi đã thừa nhận học trò đạt thành tựu nọ kia rồi. Thì hẳn không thể có chuyện sai được. Mà đặc biệt đây lại là Phật Giáo (Ông Thầy đã có những sở đắc nhất định), nên tôi mới hỏi thế.
Còn nếu tôi có ý chia rẽ CTR và HSTD thì xin sám hối, và cũng xin im mồm luôn lại đây ạ.

AX.


- Thứ 2: Các đề mục PGNT thời Đức Phật tìm cho học trò là gì tùy thuộc vào tính cách của mỗi học trò đó Ông Tay Doc ạ... không phải muốn lấy Kỳ Duyên, hay Ngọc Trinh... làm đề mục mà tập đâu. Là dân tu tập PGNT mà phát ngôn như thế?!... haizzz

AX.

- Thứ 3: Khi đã đạt được trình độ tâm linh rất cao như thế (ALAHAN) thì việc xác thực trình độ tâm linh của một ai đó là một việc rất bình thường, và dễ dàng (như Đức Phật đã xác thực cho 1250 đệ tử của Ngài)... thì ko đến nỗi Chia rẽ đâu.

AX.

Chào Tam Tiểu Thư,

Khi xem cuộc họp báo lần 9, TTT có nêu ra … tính hữu dụng của cách tập luyện Tịnh Ðộ Tông:

1. Nếu chúng ta:
a. Niệm hồng danh Phật Ai Di Ðà bằng Tâm.
b. Tập trung tư tưởng để nghe những âm thanh này,
c. Trong Tâm quán tưởng vị Phật A Di Ðà ở đằng trước mặt.
thì chúng ta đã triển khai đúng mức công thức bất tử:

"Tư cách chú Tâm vào một vật duy nhất ở đằng trước mặt". Đây là công thức định nghĩa Chánh Định …

Cánh tập luyện này rất hay, nhưng TTT có thể cho biết thêm khi đã đạt được công thức Chánh định như trên thì mình phải làm gì tiếp theo để quán xét một việc gì đó hay một người nào đó (việc này có lợi cho tu tập của nhiều người). Câu trả lời sẽ giải đáp một số thắc mắc hiện nay đang trao đổi.

Rất cám ơn TTT,
minhquang

@Tây Độc
Khi có trận mưa pháp thì cây lớn sẽ hút nước nhiều ,cây nhỏ sẽ hút nước ít,có gì bạn từ từ giải thích cho bạn đồng tu hiểu!
@AX
Tiếp tục hỏi đi bạn,nhờ có câu hỏi của bạn mà nhiều người được nghe bài pháp rất tuyệt vời(vì là sân chơi bình đẳng nên có gì bạn thông cảm cho và cứ tiếp tục hỏi những gì mình thắc mắc).
Ngọ tiếp tục ngồi dựa cột nghe pháp .

AX nghe day !

Ngọ lói á :

Giờ tui nói tiếp ông nghe để cái đầu vô minh của ông và tui cùng tỏ tường nhá, tui nói quán bà này bà kia là thí dụ chứ không phải là quán cái đích cái vú đâu đừng nghỉ bậy , ông phải hiểu nó là phương tiện không phải cứu cánh. Ông phải quán nhiều bà chứ không phải một bà, không thì tâm ông sinh chán ctrường. Trong một rừng suy diễn có tính cách " Văn dĩ tải Gđạo" của biết bao nhiêu thầy bà từ đó đến nay ( dĩ nhiên chẳng phải original của Đức phật ) chúng ta phải có một tinh thần hiểu theo ngón tay chỉ mặt trăng, và dĩ nhiên phải biết chọn lọc . Nếu không đủ thông minh để chọn lọc đành phải nghe mấy thằng ngu nói ( củng như Đức Phật đã ngu theo mấy thằng thầy bùa học lúc còn chưa thành đạo);
Cho dù vỏ công cái thế như Chu Bá Thông , Đoàn nam Đế, Huyền từ đại sư nhưng vì cái tội mê gái có khi thân bại danh liệt. Tuy chuyện hư cấu của Kim Dung nhưng thời nay nó củng là sự thực đầy rẫy. Có lẽ vì vậy mà ông Tổng quản thường thông điệp và nhấn mạnh ở các bài viết về cấu tạo tâm, cái tôi cho mấy thằng ngu chú ý. Kỷ thuật là cái cần chưa phải đủ . Khi mình nhận thức được cái gốc rể bất thiện tâm là những nguyên nhân rào cản trong trong tiến trình đi đến đích là thật sự giãi thoát , biết rút củi để lửa tắt . Vào diệt thọ tưởng định hàng ngàn lần mà cuối đời cũng sợ chết thì đủ thấy hiệu quả chân lý như thế nào. Tuy nhiên trong một loạt trấu ,có lẽ củng có những hạt lép chưa đủ điều kiện cần thiết để nở hoàn hảo, ở đây chúng ta không thể cầu toàn lắm. Chỉ lấy đó mà học hỏi và rút kinh nghiệm.
Bây giờ tôi chỉ lại cái ngu cho ông nghe để chị Tâm như cùng tỏ tường :
- Cái từ A dua nịnh bợ là ám chỉ cho hạng ngu đần, chỉ biết vâng dạ.
Ông vừa vào là quơ đũa cả nắm, thái độ này cho thấy ông không mấy thiện cảm cho một tập thể(nhìn biểu tượng mình hiểu cấu tạo tâm).
- Cái ngu thứ 2 là ông lại đi hỏi công khai một người thầy ( mà ông nầy chưa bao giờ vổ ngực là thầy, là Alahan) đi ấn chứng, công nhận phương pháp tu hành , sự thành tựu của các tu sĩ ở một trường phái khác và sự công nhận vị thầy bên đó thuộc dạng nào ?

Ông xem thường thiên hạ vừa phải thôi chứ ông !

Thưa TTT em cũng có câu hỏi như bạn Minhquang,sau khi thấy linh ảnh mình quán rồi thì sau đó sẽ làm gì?
Có một chuyện như thế này
Em gần đây ăn chay và tập giữ giới cũng khoảng được vài tháng,khi công phu quán linh ảnh có cảm giác hơi bị gượng ép,lý do con mắt bị cay,cái đầu bị nặng đôi khi bị nhức đầu,mặc dù em có vâng lời OTQ mỗi ngày đi bộ khoảng 30 phút.
Viết đến đây em lại nghĩ về quá khứ ,lúc đó em ăn chay ,giữ giới rất nghiêm ,ít tiếp xúc người ngoài,không chơi game,không xem ti vi,xem nhẹ việc kiếm tiền.Lúc đó em chưa có phương pháp tu,có 1 lần em vô tình nhìn lên không trung trong lúc đi tập thể dục và tâm em nghĩ đến hình ảnh Tam Thánh thì tư tưởng nhìn thấy hình ảnh Tam Thánh trên không trung.Do vậy nếu lúc đó em biết cách tu tập như bây giờ chắc em không phải rặng linh ảnh như bây giờ.Nên em xin hỏi cấu tạo tâm của em lúc bấy giờ với cấu tạo tâm của em bây giờ có khác nên việc quán linh ảnh cũng có khác?,vậy em có nên hoàn thiện lại từng bước như lúc trước và mới bắt đầu công phu?
Em cám ơn chị TTT và OTQ,chúc tất cả mọi người mạnh khoẻ và tinh tấn công phu!

@Tay Doc:
- Tự trong thâm tâm tôi đã sám hối, nhận lỗi trước Ông Tổng Quản rồi. và cũng xin phép được comment nốt một lần này. Vì Ông đó, vì Ông đã quan tâm đến tôi mà viết cho tôi rất nhiều, dù ông có mắng tôi là ngu, rất là ngu...
- Thứ nhất: Ông phủ nhận Phật Giáo Đai Thừa, những gì nằm ngoài Kinh Điển Nguyên thuỷ Ông đều cho là Nguỵ Tạo? Nhưng Ông lại không chủ trưong trung thành với PGNT...vậy Ông tu theo cái gì?
- Thứ 2: Ông chỉ tin theo và tập theo Kinh điển Nguyên Thuỷ? Cái gì ngoài Kinh Nguyên Thuỷ ra thì là hàng giả, là nguỵ tạo? Vậy Ông tìm cho tôi trong Kinh điển Nguyên thuỷ nào mà có nêu ra các đề mục tu tập: QTABT, Đức Mẹ Maria..? Tại sao lại có hiện tượng chéo cẳng ngỗng này?
Và Tại sao thời Đức Thích Ca Ngài không chỉ cho đệ tử của Ngài tập Quán chiếu hình ảnh của bản thân Ngài, Ngài là đại diện cho Bi, Trí, Dũng lớn nhất còn gì... Mà lại chỉ cho các đệ tử tập các đề mục như: đất, nước, gió, lửa, tử thi... Đó là cái Nghi Vấn lớn nhất của tôi trong phương pháp của CTR
Thứ 3: Ông hỏi lại Ông Tổng Quản hay TTT xem cách tập của Ông là phải quán nhiều "bà" có đúng không? kẻo đi lạc đường đó...

Có lẽ thế thôi.

AX.

@ Tay Doc: Nói phải lắm lắm! Tui tính wa đây viết vài lời tặng cho ông bạn AX này đây. Hôm trước thấy zô đây nhâng nhâng nháo nháo, ăn nói thì trống không coi như chỗ không người. Nhưng vì thấy vấn đề đặt ra cũng có ý nghĩa, phần là lần đầu tiên nên mời ly cafe' để khuyến khích.

Còn được TTT tiếp đãi trả lời ngọn ngành một bài dài đầy đủ chi tiết. Vậy mà đọc xong không một lời cám ơn cho dù là lời xã giao ... Đã vậy lại tiếp tục kiểu kém văn hóa ấy nữa. Tui không hiểu những câu hỏi của ông bạn này sẽ giúp gì cho việc tu tập của ổng nữa?

Tui nghĩ là những câu hỏi loại này thì TTT không nên bận tâm đâu? Ông bạn AX hãy suy nghĩ lại xem, Ông thử về đâu đó nơi ông đến, đặt câu hỏi kiểu vậy xem ông có được bài trả lời như thế không nhé? Hoặc ông bạn thử đi vào bất cứ buổi họp nào từ bình dân cho tới những hội nghị v.v... và tỏ thái độ đó thử đi, rồi xem phản ứng của mọi người chung quanh ra sao nhé?

Phải biết tự trọng mới được quí trọng ông bạn ạ? Mong bạn sớm nhận ra nhé!

@ AX (nặc danh):
Con phải cảm ơn Chú rất nhiều nhờ câu hỏi của Chú mà con được học một bài trả lời của Tam Tiểu Thư vô cùng hay. Nhưng con cũng phải nói thật là "Tư cách và thái độ của Chú" thì đúng là không ai có thể chấp nhận được Chú ạ.

May mà Chú chưa đắc Thánh Quả, chứ Chú mà lại đắc Thánh nữa thì con không biết hậu quả sẽ thế nào nữa?

Con mượn chữ của Chú "thuancali" mà nói, "đâu đó, nơi Chú đến" có lẽ Chú đã thường nghe những danh từ kép: "Thánh Tui" & "Thánh Rui" rồi phải không? Nhưng còn một từ nữa mà con dám chắc Chú chưa nghe là: "Thánh Tú" đó Chú ạ.

Kính

@thuancali:
Thật buồn cười!
Chả lẽ ở đây chỉ tiếp nhận những người khéo ăn khéo nói, dẻo mồm dẻo miệng? chỉ tiếp người ta theo lối xã giao, khách sáo giả tạo thôi à? Có lẽ chỉ là suy nghĩ của mấy Ông thôi. Ở đây có nói là không che giấu sự thật đấy à? Tôi đã nói là trong tâm tôi đã sám hối và nhận lỗi với Ông Tổng Quản rồi. Những lời này chỉ để dành cho mấy người đi nói xấu, chê bai người khác qua các comment trước đó thôi. Tôi nghĩ Ông Tổng Quản và TTT không hẹp hòi như các Ông đâu. Ngày xưa Đức Phật cũng tiếp đón đủ các hạng người mà, có sao đâu.

Tôi cũng đang tu tập theo thiền nguyên thuỷ, thấy cách tu tập ở đây chéo cẳng ngỗng với những điều luôn chung thành với PGNT thì tôi nêu ra trên tinh thần thẳng thắn, ko che đậy còn gì.

@watinh: ko phải rào trươc đón sau thế đâu bạn :)... Cứ như Ông Tay Doc sẽ hay hơn tui chưa đắc quả Thánh nên Ông í chửi tôi có sao đâu

AX.

Chào các anh chị,

Chủ đề họp báo sôi nổi quá làm DM muốn nhảy vô tham gia.
@ AX
Những câu hỏi của bạn là sự so sánh về pháp tu giữa HSTĐ và CTR. DM thì có từng tu theo niệm Phật quán chấm đỏ của HSTĐ nên nhận ra sự khác biệt như sau:
Quán chấm đỏ, niệm A Di Đà là bạn muốn liên lạc gặp gỡ A Di Đà trên cơ bản tin vào cõi Tịnh Độ là thực có.
CTR thì dùng QATT như một dạng đàn pháp để nhập được chánh định, chứ không phải muốn gặp QATT vì CTR không tin QATT có thật. Mục đích chính yếu của CTR là đạt nhất tâm và nhập định rồi vào các tầng thiền
DM không thấy CTR xác định trong các bài viết là họ tu theo PG nguyên thủy, nhưng dường như họ tin vào PG nguyên thủy mà không tin vào Đại Thừa vì cho rằng đại thừa là sản phẩm ngụy tạo. Còn chuyện quán đề mục này kia thì DM nghĩ chẳng qua nó chỉ là phương tiện để nhập định thôi. Cái quan trọng không phải là đề mục mà là chuyện mình có nhập định thành công hay không thôi. Đề mục nào làm cho mình yêu thích để tập trung lâu, mạnh, liên tục và nó có tính thiện pháp là đạt yêu cầu. Cho DM hỏi lại bạn 1 câu: có bao nhiều người quán chấm đỏ niệm A di đà nhập định thành công trong HSTĐ? Thấy chấm đỏ không có đồng nghĩa với nhập định đâu nha bạn. Nhiều người lên diễn đàn viết họ thấy chấm trắng chấm đỏ đủ thứ, nhưng có ai diễn tả họ nhập định được đâu. Có vài thánh tăng bên đó nói họ có trình độ tam thiền, tứ thiền, nhập diệt thọ tưởng định một ngày vài lần, nhưng qua cách ứng xử nó biểu hiện trình độ tâm không khác gì người chưa tu: cống cao ngã mạn, hung hăng, thiếu đồng cảm với những newbie qua cách a dua để tấn công họ mỗi khi họ có những thắc mắc mà DM cho rằng rất chính đáng.
Nói cho cùng thì phương pháp tu cũng chỉ là phương tiện. Quan trọng là kết quả tu tập của bạn có làm cho bạn ngày càng bớt tham sân si, có nhiều trí tuệ và từ tâm hơn với tha nhân hay không? Mình tu tập kiểu gì mà không tự biết mình, cứ phải hỏi người khác xem họ có công nhận hay phủ nhận thành tựu của mình là một việc làm nguy hiểm. Lỡ mình gặp trúng 1 ông thày bà thày nào đó mà chính họ chưa chứng đắc thì tính sao đây? Mình tu có chứng không mình còn chưa biết, thì làm sao mình biết ông thày mình có chứng hay không? Mình tu có kết quả thì phương pháp tu đó đúng. Đơn giản vậy thôi.
Ông Tibu có thừa nhận ông Tổng Quản là A la hán hay ngược lại, cũng là chuyện cá nhân của 2 ông đó. Không phải vì ông Tibu nói ông Tổng Quản là A La hán, Độc giác phật hoặc ông Tibu nói mình là Bồ Tát từ bi hơn A La hán mà chúng ta là những người dù tu chưa tới đó, phải răm rắp tin đó là chân lý. Cả một hệ thống Phật và Bồ Tát còn có thể tưởng tượng hư cấu thì huống gì 2 ông thày? Câu nói bất hủ của Sakya Muni vĩ đại mới thực là chân lý: " Hãy lấy giáo pháp làm Thày" và "tự mình đốt đuốc lên mà đi".
Những gì bạn comment cho thấy có vẻ bạn không có chắc chắn về PP tu tập mà bạn đang hành trì, mơ hồ về trình độ chứng đắc của bản thân và lung lay về niềm tin vào Thày của bạn. Nếu bạn biết chắc chắn con đường bạn đang đi là hoàn toàn đúng, bạn sẽ không cần so sánh.
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của DM, không biết những gì mình viết về CTR và HSTĐ có đúng không? Mong ai biết xin chỉ giúp DM .

Chân thành cảm ơn

@ AX: KàKàKà ...
Xin Lỗi nghe AX, giờ mới đọc bài post trước của ông nghen! í mà tui thấy miệng Ông dẻo hổng thua ai đâu đó KàKàKà ...

Kính chào cô Tam Tiểu Thư!

Thật là bất ngờ và cảm động khi thấy con được tham dự buổi họp báo quan trọng này, lại cho con đóng vai một Cử Tọa giải thích về sự khác biệt giữa các Luồng Tốc Hành Tâm (Javana) của các vị Alahan có Thần Thông và không có Thần Thông. Bài này cho con nhiều ấn tượng thật sâu sắc. Mong một ngày thật gần con sẽ ứng dụng nhuần nhuyễn tất cả những kỹ thuật đã được hướng dẫn ở đây.

Kính!

@DIệu Minh:
Có lẽ nhiều người thấy khó chịu khi thấy thái độ nói chuyện của tôi như thế. Thế tại sao các vị ấy ko đặt mình trong vị trí của những người bị họ cười cợt, mỉa mai là "công ty độ tử", hay huệ âm.... mà trong khi đó ko biết họ đã đạt được kết quả cao siêu nào rồi.
- Thứ 1: Ok, như lời Ông nói CTR không tu theo PG Mật Tông, Không theo PG Tịnh Độ tông, và cũng không hẳn tu theo PG Nguyên Thuỷ. Và như vậy sẽ có một PG của CTR với những biến tấu riêng của mình cũng như Mật tông và Tịnh độ tông. Tôi KO còn Ý KIẾN gì về chuyện này nữa, vì CHƯA ĐỦ KHẢ NĂNG.
- Thứ 2: Bên HSTD đã có những người tu theo Tịnh độ và đạt kết quả cao... Cái này Ông có thể hỏi chính Ông RuồiNhựa người đã gửi lên đây bài KHUI HỤI nhé... (Ông ấy có thể nói thẳng thắn như thế thì khi các Ông hỏi chắc Ông ấy cũng ko dấu đâu). Hoặc Ông đã từng tập theo cách của HSTD thì có thể vào mục "tịnh độ" mà tìm kỹ lại xem nhé.
- Thứ 3: Kiến thức Phật giáo của tôi không nhiều, nhưng cũng đủ để tu tập ông ạ. Còn Ý Ông nói tôi không tin hay là tôi hoài nghi về phưong pháp của Ông Tibu? Trong 5 triền cái mà Đức Phật có nói thì có một cái là "Hoài Nghi"... Và Hoài nghi không có nghĩa là mất NIỀM TIN. Hoài nghi này sẽ hết khi đắc Tu Đà Hườn, Ông Tibu cũng nói Khi đắc Tu Đà Hườn thì hoài nghi về pháp môn sẽ hết... Và tôi tin vào Thầy tôi, có tin tôi mới theo tu học... như tôi đã nói, tôi tập theo thiền nguyên thuỷ với đề mục "phù hợp với tính cách của tôi" như trong thiền nguyên thuỷ có đề cập... Thì chẳng có lý do gì tôi ko tin Thầy tôi... :) (có lẽ tôi ko cần phải nói hoài nghi trong PG nó nghĩa là như thế nào nhé).
-Thứ 4: Còn việc tự mình ấn chứng cho mình thì tôi chưa có khả năng đó. Ở đây ko phải là hỏi người khác, mà là hỏi Ông Thầy của mình Ông ạ. Và nếu Ông không có Thầy hay Ông có Thầy nhưng ko hỏi thì là việc của Ông tôi không có bình luận gì về ý kiến, nhận định này của Ông...

@thuancali:
Ông nghĩ sao thì nghĩ.

AX.

Kính thưa cô 3T (Tam tiểu thư)!
Tui là "2 ì ạch" (nghe cái tên là biết số nhà liền). Tu hành cà ạch cà đụi lắm, nhưng rất là ham tu. Không dấu gì cô, tui xin thiệt thà khai báo không có e ngại gì hết. Tui tu theo cách niệm Phật quán chấm đỏ của hstđ được gần 2 năm rồi. Tui theo lời thầy Hai Lúa (dù ổng chả biết tui là cái thằng mắm nào), tui đã bỏ hết việc đốt nhang, đốt vàng mã, bỏ luôn việc tập năng lượng trường sinh học (một môn học đã cứu vớt cái cuộc đời bịnh quạng của tui, để tui trở lại khoẻ mạnh mới có đến cái ngày gặp được thầy Hai Lúa), bỏ cách tu tập trì Ngũ Bộ Chú, Chuẩn đề.v.v...Nói tóm lại là bỏ hết mọi thứ đã khổ công tu tập từ nhiều năm tháng trước đó, một lòng một dạ tu theo cách thầy Hai Lúa trình bày. Qua 2 năm tu tập thực sự tui không đạt được tiến bộ gì về cái THẤY. Nhưng có một cái ĐẠT mà tui rất tự hào, lấy làm "Kim chỉ Nam" cho cuộc đời mình đó là toàn bộ tư tưởng của tui đã thay đổi, không còn cầu xin, van vái, không còn tâm lý sợ sệt các đấng vô hình, ghét cái bệnh hình thức về cúng bái mê tín dị đoan.v.v...nói tóm lại tui đã là chính mình, tin vào bản thân mình và quán triệt lời Đức Thích Ca Mâu Ni "tự thắp đuốt lên mà đi" (tiếc là sức tui chỉ thắp được đèn dầu hột vịt, chớ hổng thắp đuốt nổi), tui mang ơn thầy Hai Lúa đã cho tui nghị lực và hướng đi đúng theo Chánh pháp này.
Nhưng thật sự về phương pháp tui thấy không phù hợp với tui (vì tui thích, và đã Thiền nhiều năm trước đó, tui thấy mình hạp với Thiền hơn (nhưng tui vẫn chấp hành tu tập theo lời thầy vì nay đã có thầy chớ trước đó tui tập lụi là chính). Nay nghe cô 3T nói Tịnh độ và Ngài Adiđà Phật là không có thật (nhưng nếu “nhất tâm” niệm Hồng danh này thì cũng vào Chánh định được) thì coi như cũng tạm yên tâm (vì tên ổng hay tên của cô 3T thì cũng chỉ là cho có cái để chế ngự cái “tâm” khỏi chạy nhảy lung tung thôi).

(tt) Tui, thằng dân lao động chính cống, không phải như mấy ngài văn hay, chữ tốt. Nói chung, tui thuộc cái loại “đã dốt mà còn thích tu”, tui có nhiều, vô cùng rất nhiều điều muốn hỏi, có cái liên quan đến tu tập, có cái không liên quan gì cả ((nhưng nếu hỏi (dù thật lòng là mình tha thiết muốn biết, chớ hỏi cho dzui thì hỏi làm cầy gì cho mệt) lung tung bên hstđ thì sẽ thường nhận được câu trả lời “tu thành rồi sẽ biết” tu thành rồi thì đây cần quái gì hỏi nữa. Thông thường những câu hỏi xếp loại “lung tung” sẽ “được” các vị Thánh tăng “chăm sóc, dạy dỗ” đặt biệt, cộng vào đó là mấy “ngài” choi choi “theo đóm ăn tàn” dù chưa đạt được cái gì hết ráo (chỉ giỏi lục tìm ba cái bài của người khác hay bài của thầy) rồi bót lên dạy đời, thiệt hết biết. 2 ì ạch tui không lớn, cũng không nhỏ tuổi, nhưng là người đàng hoàng, vì cũng đã Giác cái gì thấy ngộ ngộ nên mới tập tành tu hành, thế nhưng thấy cách ăn nói có lúc quá thiếu tế nhị và ta đây (ở đây blog này cũng đang có một nhân vật mới nổi, chửi người ta là “ngu” y chang như bên hstđ) của mấy người đó thì oải quá, nên chọn cách im lặng là vàng cho nó khỏi muối mặt.
Kính thưa cô 3T, vì tui dốt, nên trình bày nó lung tung xà bần, chuyện nọ xọ chuyện kia chả ra hồn vía gì cả. Tóm lại, ý tui là dầy: tui đội ơn cô, xin cô cho tui biết hiện giờ linh hồn của thân tộc, ông bà, cha tui đang ở đâu khi cái cõi Tịnh độ là không có thật? Cô cho tui biết giờ tui phải làm sao đối với chuyện này? Và, tui có thể tu Thiền định được không? Dậy thôi, xin chân thành cảm ơn cô và cũng xin nhắc bài cô, tôn chỉ của blog này là “sự thật không che đậy”, có sao cô nên nói vậy không nên e ngại, che đậy gì cả. Kính chúc cô, ông Tổng quản và mọi người tham gia blog này luôn khoẻ, tu tập đạt nhiều thành tựu. Hết!

(cái đoạn này rồi mới tới cái đoạn ghi (tt) nghen cô 3T, tui soạn bên Word rồi copy qua ...thiếu cái đoạn này, muốn sửa lại nhưng không biết phải làm sao, đúng là dốt thiệt, mong cô thông cảm). Nhưng, lại nhưng nữa, tui đã nhờ các Nhí bên hstđ đưa “cửu huyền thất tổ” hai bên nội ngoại của phía tui, phía vợ tui, phía anh rể, chị dâu… tùm lum phía, đặt biệt là ông già của tui nữa, về Tịnh độ và được thông báo là đã Thượng Phẩm Thượng Sanh hết rồi. Đó, cái hụt hẫng và đang lo lắng của tui chính là cái ni đây đấy cô 3T (chớ còn cái vụ tu thì nếu tu sai cách thì tu lại chớ ăn nhậu gì, còn tu dài dài nhiều kiếp nữa, không việc gì phải lo xa). Cô 3T cũng có cha, có mẹ chắc cô hiểu được nỗi lòng của tui; cái cõi Tịnh độ không có, ông Phật Adiđà cũng không tuốt, thế mà 2 năm qua tui không còn hương khói cúng kính cho ông bà và ba tui nữa, thiệt có còn cái bất hiếu nào hơn cái bất hiếu này không hả trời? Thế bây giờ ông bà và ba tui đang ở đâu hả trời? Hai năm qua các vị ấy ra làm sao?

@ AX
Để tui nói thẳng cho ông nghe về chuyện ấn chứng nhé. Ông có đề cập chuyện phủ nhận thành quả của thánh tăng HHĐL. Tui chưa thấy bài viết hay buổi họp báo nào mà cô 3T hay CTR nói đích danh HHĐL không chứng hoặc mở huệ âm. Họ chỉ nói chung chung chuyện mở con mắt thứ ba dưới dạng video clip là thấp hơn cảnh giới con người ; là huệ âm. Ông HHĐL thấy mình giống vậy nên tự nhảy vô đòi công bằng quán QATT phẫn nộ phóng quang gì đó. Cái ông HHĐL hành động như thế thì có phải hành động của thánh không? Tui đây quán chấm đỏ mãi chưa ra mà còn biết đó là người chưa chứng thánh, cần gì ông phải hỏi ông Tổng Quản. Không tin ông cứ hỏi độc giả 4 phương xem đó có phải là trình độ của người tứ thiền hữu sắc không? ai mà nói phải là tui ...chết liền. Đó là lý do mà tui nói với ông dù cho có ai thích mình rồi phong cho mình là thánh (kể cả thày mình) thì cũng không phải vì thế mà mình thành thánh được đâu nha ông. Tu mà không tự biết mình, cứ lo đi đòi nợ tiền kiếp là một việc làm phí thời gian và công sức. Hy vọng ông hiểu ra sự việc.

DM

Kính chào cô Tam Tiểu Thư,

Con thấy các cô chú ở đây bàn nhiều về cõi Tịnh Độ, cõi Cực Lạc là một cõi Ảo và các vị Phật Adida các vị Bồ Tát là những nhân vật được Tổ Huệ Viễn tạo nên với mục đích riêng của Tổ. Thực tình thì đâu đó trong tiềm thức con cũng từng dấy lên những câu hỏi về những Pháp Môn mà nhìn thoáng qua có vẻ như là của Phật dạy nhưng khi xem kỹ nghĩ cùng thì nó lại dường như là ngược lại cô ạ.

Một cách chủ quan, con nhận thấy rằng, người ta cũng cho quán đề mục (phương tiện) giống như của đề mục bên Phật giáo nguyên thủy nhưng mục đích (cứu cánh) thì hoàn toàn khác biệt.

Theo thiển ý con thì Đề mục ở một mức độ thấp chỉ có nghĩa là một phương tiện cột Tâm mà thôi. Xét trên khía cạnh này thì hầu như giống nhau, nhưng khi vượt qua ngưỡng này thì nó đưa đến những vấn đề cực kỳ vi tế và quan trọng cho một hành giả với Tâm tìm cầu Giải Thoát? Tới mức độ cao này thì khi hành giả chọn đề mục là một hình ảnh của một vị Giáo Chủ cùng Chân Ngôn của vị ấy thì sẽ tạo được sự dung thông giữa cái Tâm của Hành Giả và vị Giáo Chủ này.

Bên thì tuyệt chỉ xem đề mục như là phương tiện Nhập Định mà thôi, sau Nhập Định rồi thì tùy cảnh giới với số Tâm Sắc cấu tạo đặc biệt mà họ đổi Đề mục cho thích với luật Tương Ưng? Cùng để kích Tâm lý hành giả để tiến vào những tầng Thiền hoặc những Cảnh giới cao hơn, với mục đích sử dụng đề mục này thì cho dù là có quán ra Linh Ảnh thì Linh Ảnh cũng chỉ là một trạng thái của hành giả đạt được khi hành đúng kỹ thuật Nhập Định mà thôi. Họ tuyệt không dùng Linh Ảnh này để học hỏi hay tin đây là Phật, Chúa, Thánh Thần gì cả ... và họ cũng chẳng mong cầu chuyện này vì họ hiểu rõ như ban ngày rằng các vị Phật , Chúa, v.v... đang ở " Shanti " nơi không có Sắc nào cả thì sao lại có chuyện các Ngài lui lại những tầng trời thấp vậy để thể hiện qua linh ảnh và làm những công việc mà xem ra không mấy là đấng Sáng Tạo chút nào cả. (chẳng hạn như: Bói tiền kiếp cho Hành Giả hoặc những người khác v.v...)

Bên kia thì người quán ra đề mục như Chấm đỏ chẳng hạn, (mà chấm đỏ lại được xem như là Đảnh của Ngài Adida) rồi từ chấm đỏ họ lại Quán lan rộng ra mái tóc, vầng trán, mắt, mũi, miệng, khuôn mặt, đầu, thân và rồi thành một vị Phật Adida 3D với mầu sắc lộng lẫy vàng chóe, chói sáng gấp 10 ngàn lần ánh mặt trời chẳng hạn, và rồi họ cũng lại dùng Ấn Chú các cái để thử linh ảnh nổi này, rồi thế là họ chắc hẩm rằng mình đã gặp Phật Adida thực sự. Thế là từ đây họ sẽ răm rắp mà vâng lời của Linh Ảnh Phật Adida này mà tu tập và hành sử như sự giáo huấn của Linh Ảnh trong việc tu tập lẫn sinh hoạt cuộc sống v.v... mà qua câu chuyện hành xử của một vị Thánh Tăng mà có lẽ gần đây ai cũng biết?

(Xin xem tiếp đoạn sau)

(tiếp theo)

Điều thật đau đớn là Linh Ảnh Adida mà họ đặt niềm tin tuyệt đối này, lại chỉ là một vị Phật ảo do Tổ Tịnh Độ Tông, Huệ Viễn sáng tạo nên vào thời Trung Cổ mà qua lịch sử không một ai có thể chối cãi được? Cứ thử mà xem, cứ đi mà hỏi những vị lãnh đạo bên Tịnh Độ và quan sát phản ứng của họ thế nào? Hầu hết họ sẽ lái câu chuyện qua một hướng khác để tránh né trả lời trực tiếp hoặc họ sẽ nổi đóa xung thiên lên mà dùng những thủ đoạn tâm linh của tội "ngũ nghịch" như một cái khiên để che đậy, mà một độc giả nick tieuxa đã từng đề cập v.v...

Thưa cô Tam Tiểu Thư,

Lại có một việc dù chưa thấy ai đề cập nhưng con rất là thắc mắc. Trong quá trình làm quen với Phật Giáo đến nay con chưa từng nghe qua những vị đắc Thánh Quả mà lại có chữ VẠN xuất hiện ngay trước ngực? Rồi Chữ Vạn này sẽ lớn và sáng vàng chóe lên theo trình độ vị này Ngộ Đạo, chữ Vạn này có thể to đến mười mấy cm? Một điều thần bí nữa là những vị Bồ Tát lại có khả năng giúp cho những người khác có chữ Vạn hoặc lắm khi họ cho rằng vì có những nhân duyên nhiều kiếp với nhau mà họ có thể giúp cho người kia có chữ Vạn, sửa mầu chữ Vạn v.v... Lại nữa, khi Ngộ Đạo thì có triệu chứng lây lan giữa những người trực hệ như: Vợ Chồng, Cha Mẹ, anh chị em ruột, người yêu v.v... Nghe thấy mà ham, nói thật cô đừng cười nhé, lúc đầu làm con cũng muốn kiếm một đức ông bồ nào bên ấy Tu giỏi có khả năng "Chóng Mặt" khi quán Vô Thường, để hướng sái quả vị Thánh này cô ạ.

Tất cả chỉ là những suy nghĩ thật hạn hẹp của con. Mong cô chỉ dạy thêm nhé!

Kính!

@hoasentramdoa:

Wa' tay nghen. Cái tên sao nghe "demure" lắm muh sao mà lại sắc wa' dzị trời! Thấy ngồi im ỉm tưởng đọc bài xong nhập định luôn rồi chứ, hổng ngờ nghen. Hỏi mà thực ra là trả lời luôn hen. Hay lắm, tui nghĩ hổng ra luôn đó. Tặng hoasentramdoa 3 nút "like" nè! kà kà kà ...

Tui cũng có théc méc dzụ chữ "Vạn" này lâu rồi mà kà kà kà ... mắc cở hổng dám hỏi. Cảm ơn nhiều nghen. Chờ nghe bài trả lời của Tam Tiểu Thư. Có uống Nest café hông dzị? kà kà kà ...

(bên tui mới 05:00 am hà. Tui cũng đang lỳ một lam nè kà kà kà ...)

Oái! Oái! Con mà biết gì đâu chú?

Chú mà khen con nhiều thì cái bản "Té" của con sẽ xô có "Ngã" mất đấy! Con yếu bóng vía và sợ cãi cọ lắm, chỉ dám hỏi cô Tam Tiểu Thư thôi, thấy cô ấy hiền dịu, cởi mở, lại linh hoạt nữa nên con biết hỏi sai cũng không bị mắng đâu Chú ạ.

bài post trước con lại thiếu mất câu thơ này:

"Nếu anh là một Thánh Tăng Trên Đá, thì em chỉ xin là 100 đóa sen thôi" ...

@ 2 ì ạch:

Đọc bài của Ông mà tui thấy dzừa bùn cười, dzừa thương dzừa phục Ông nữa! Trong cả bài viết của ông, tui phái nhứt câu này:

" ... (chớ còn cái vụ tu thì nếu tu sai cách thì tu lại chớ ăn nhậu gì, còn tu dài dài nhiều kiếp nữa, không việc gì phải lo xa) ".

Thôi bình tĩnh & từ từ nghen! Tui cũng wa mấy pháp môn rồi mới tới đây đây kàkàkà ... !

@ thuancali: tui cũng phái nhứt ông nói tui "phái" đó nghe. Hờ...hờ... nghe cái từ đó nó gần gũi và thân thương (tui bình dân học dzụ mà). À, mà cuộc họp báo số 13 mới đây, cô 3T trả lời tui chưa thoả dạ ông à. Mình là bình dân học dzụ, nên muốn nghe cái gì như cú đờréc vậy (nói thiệt cha nó ra là tui dốt quá, nên chậm hiểu lắm) tui sẽ hỏi lại nữa cho tới khi nào cô 3T hết kiên nhẫn la lên "thâu thâu, tui chịu hết nẫu ông rầu, ông thuộc cái loại "ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo", dai như cái giẻ rách dzậy, thâu ông dzìa đi......tu đi cho tui nhờ". Hờ...hờ nói dzui chút chơi chớ cô 3 đẹp gái, nết na, kiên nhẫn thì....có thừa, có đâu lại ăn nói như dzậy fải ko. Rất hân hạnh được quen biết với ông!

@ 2 ì ạch
Để tui gợi ý cho ông nha,nếu có gì sai xót kính mong Cô 3T bổ xung thêm
"Có lẽ chúng ta nên trung thực với chính mình. Không thể kéo dài mãi sự ngộ nhận, sự hiểu biết lầm lẫn, tồn tại qua chiều dài 15, 16 thế kỷ. Sự thật có lẽ còn dài hơn thế nữa. Ðã đến lúc chúng ta phải nói lời chia tay với những hiểu biết sai lầm, làm tổn hại cho chính mình, tổn hại cho xã hội mà không đưa đến một kết quả nào cả."======Không có Phật ADIDA cho nên không có việc độ tử(xin chia buồn !)
"Có một thực tế không thể phủ nhận là những cơ sở tôn giáo to lớn đã tạo nhiều gánh nặng cho con người và cho xã hội. Đó là chưa kể là đi kèm theo đó còn có những người sinh hoạt, sinh sống … mà không sản xuất gì, không tạo ra của cải vật chất, của cải tinh thần cho xã hội. Ngày hôm nay có quá nhiều thông tin cụ thể mà ai cũng có thể truy cập, trên những trang web phổ thông. Thật vậy, theo các chuyên gia thì dường như trong số các tài liệu gọi là Ðại Thừa, thì có đến 450, 550 là tài liệu ngụy tạo"=====ông Thầy tu(bây giờ ngân hàng có tài khoản mới được nhập quốc tịch tu sĩ ở trong chùa! cũng xin chia buồn luôn!),đề phòng kinh nguỵ tạo!
*Ông Bà.... của Ông ở đây nè:

"cứ vào Tâm, Sắc, Nghiệp Lực, căn cứ vào những quy luật khách quan tự nhiên
1. Cấu tạo Tâm, cấu tạo Sắc, tình trạng Nghiệp Lực …
2. Bị định luật Tương Ưng chi phối dù muốn hay không.
3. Bị định luật Nhân Quả chi phối dù muốn hay không.
4. Bị Nghiệp Lực chi phối dù muốn hay không.
5. Còn có thể nhiều yếu tố khác mà chúng ta chưa hiểu rõ hoàn toàn"====Suy nghĩ xem lúc còn sống Ông Bà...tâm lành hay dzữ thì Ông Bà ở đó đó hì hì hì
(Em xin nhắc lại, Phật Giáo có đề cập tới một số định luật mà họ cho là những quy luật khách quan của thế giới tự nhiên. Điều đó đồng nghĩa là chúng ta không thể tác động, hay thêm bớt. Chỉ trực tiếp cá nhân nào đó nếu họ muốn có sự thay đổi, thì chính bản thân họ phải phấn đấu. Do đó, Phật Giáo Nguyên Thủy đã có một phát biểu: "Thần Thông không liên quan đến nhân quả".)====ráng tu là thượng sách(đừng có mong vào việc độ tử!),cho dù Ông Thầy có thần thông mà có tội thì cũng bị nhân quả quay mồng mồng !
*Riêng 2 cái ví dụ đó rất rỏ, chắc hiểu muh ha?
Ông hỏi hay lắm đó nha,đọc câu trả lời nghe đã quá xá đã.

Kính!

@ 2 ì ạch:

kàkàkà ... tưởng ông nghe cô TamTi trả lời wá hay trong "họp báo 13" nên phê wá hổng dzòng dzìa đây nữa chứ! Còn tui hễ cứ rảnh là dzô đây hà, đêm cũng dzị hễ thức dzậy là dùng thèn thông bay dzô đây đọc liền thôi khàkàkà ...

Hỏi chứ ông, còn théc méc thì cứ dziệc hỏi thui muh? Có chết bà đầm nào đâu? Mình ngu mới hỏi muh? Tui thấy bên CTR posted Nescafé ads "Open up" là tui "phái" rùi!

" ... Open your eyes, Open your mind, Open your thoughts ... " rồi lại,
" ... The key is inside you, To open your mind ... " và
" ... Erase all the borders, And start in your head
... Open your mind, To thoughts seldom said ... "

Tất cả những lời này vẫn cứ vang vang trong đầu tui ông ơi! Nhờ dzị mà tui mới mở được chúc xíu khàkàkà ...

Coi dzị mà ông hay hơn tui nhiều đó nghen! Đến giờ tui có nhiều théc méc lắm mà hổng bít đặt câu hỏi khàkàkà ... Thôi nhẩy dzô đọc bài kiếm bạn tập tành tu đồ cũng dzui ...

Ông nhớ hỏi típ cho tui học ké dzới khàkàkà ... Bạn bình dân như ông tui "phái" lắm. Tinh tấn nghen!

Đăng nhận xét