Pages

Cuộc họp báo (2): Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp





          Nhái là Thật, Thật lại Nhái!
                              . . .  T u  h à n h k h ả  n ă n g  x a  l ạ  v ớ i  m ọ i  s i n h  v ậ t  . . .


- Cử tọa Nặc Danh: @ Con mắt thứ 3: Xuyên Vân Kiếm Pháp 25

"The rеpοrt haѕ сonfirmed hеlрful to me. It’ѕ reallу hеlpful and you're simply clearly very well-informed in this field. You have got opened up my sight in order to varying opinion of this specific topic together with interesting and solid written content."
 
- Tam Tiểu Thư: Cám ơn quý cử tọa đã có lời khen động viên tinh thần CTR cho bài viết số 25 về vấn đề "Tình Dục và Giấc Mơ". Đây có lẽ chỉ là một phần rất nhỏ của bộ môn của một trường phái Phân Tâm Học.

Theo thiển ý của em, đề tài này là một vấn đề sinh tử. Nó là nguyên động lực (hiểu theo quan điểm Phân Tâm Học) của bất cứ hầu hết các sinh vật mang giới tính khác nhau. Trong các chương trình truyền hình về đời sống hoang dã, chúng ta chứng kiến các sinh vật tử chiến để dành quyền giao phối. Có lẽ vì định luật đào thải, con nào mạnh nhất sẽ tồn tại và tạo ra những thế hệ tiếp theo mạnh mẽ để sinh tồn. Con người cũng không ngoại lệ; nhưng theo Kinh Thánh Cơ Ðốc Giáo sau khi ăn trái cấm, con người biết mắc cỡ. Ðây chính là con dao hai lưỡi, không ai dám khẳng định mặt nào tích cực, mặt nào là tiêu cực của bản năng tình dục. Những biến thái của bản năng tình dục nhiều không kể hết dưới lăng kính của Phân Tâm Học. Mặt khác, con người có khả năng Tu Hành. Có lẽ đây là khả năng xa lạ với tất cả những sinh vật khác.

Với đời sống bình thường thì bản năng tình dục cũng là một vấn đề phải làm cho các tác giả, các chuyên gia phải viết nhiều ngàn trang sách. Bản năng tình dục cũng như những bản năng khác là chính bản thân của bất cứ sinh vật nào có hai giới tính. Nó là chính mình từ khi mới chào đời cho đến ngày trút hơi thở cuối cùng. Nhưng vì chúng ta là con cháu của Adam và Eva cho nên đã dùng trang phục để che đậy thân thể, che dấu giới tính. Về mặt tinh thần có lẽ cũng không khác. Tuy nhiên, ở một số dân tộc lại có phong tục thờ bộ phận sinh dục.

Đứng trên quan điểm chủ quan của chủ nghĩa
Phân Tâm Học, người ta có một cách để giải thích về khuynh hướng tu hành của con người, nhất là tu khổ hạnh.

Có trường phái Phân Tâm Học cho con người là sự hội tụ, sự hợp nhất (fusion) của hai bản năng: Bản năng tình dục và bản năng chết. Chính hai bản năng này cố hữu, lệ thuộc vào nhau trong tất cả những thành phần nhỏ nhất của sự sống. Căn cứ vào lý thuyết dồn nén, một khi bản năng nào đó không được thỏa mãn đạt tới giới hạn nào đó, dù là vật chất hay tinh thần, thì nó sẽ tạo sự đau đớn và ngược lại. Thí dụ không được ăn sẽ tạo ra cơn đói, cơn đói dữ dội, thúc dục một sinh vật bất kỳ ăn thịt cả đồng loại, kể cả con người. Tình cảm giới tính, khi không được thỏa mãn, đạt tới giới hạn nào đó, tạo ra sự đau đớn (dân gian VN gọi là bệnh tương tư).

Tu hành nhất là tu khổ hạnh được
Phân Tâm Học giải thích như sau: Cuộc đấu tranh giữa bản năng tình dục và bản năng chết, sẽ đưa tới hai hệ quả sadism masochisme (rất tiếc VN không có từ ngữ tương tự). Tam Tiểu Thư sẽ cố gắng giải thích để quý vị hiểu.

Masochisme là sự phá hoại chính bản thân mình. Người thực hiện công việc này cảm thấy khoái cảm trong việc hành hạ bản thân mình, mục đích là tàn phá chính mình (son but en est l auto destruction). Masochisme có khi còn là hình thức của sadisme, đó là hình thức tiêu cực của sadisme. Thí dụ điển hình, tự thiêu, tự mổ bụng … để phản đối ai đó. Tóm lại, nó là con đường vòng của sadisme. Hình thức khá phổ thông tại VN là chuyện tình kiểu như Lan và Ðiệp, đi tu không phải do Giác Ngộ, mà là một hình thức hành hạ kẻ bạc tình.

Phần trình bày trên là do sự hiểu biết, hoàn toàn không có ẩn ý phản bác việc tu hành.

- Tu Sĩ Gà Mờ: @ Con mắt thứ 3: Xuyên Vân Kiếm Pháp 20
 

"Giờ mới đọc đến bài này của tác giả. 
"Truyền Thống Phật giáo mà mất đi Thiền Định đồng nghĩa với mất đi Linh Hồn, mất đi Sức Sống". Câu này quả là đúng không thể phủ nhận."
 
- Tam Tiểu Thư: Em xin kính chào Tu Sĩ Gà Mờ. Nói thiệt là em cũng mong được như quý anh, mắt mờ nhưng có lẽ Tâm chẳng mờ. Cái này có lẽ còn hơn mắt sáng mà Tâm lại cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. I am verry happy vì tu sĩ Gà Mờ đã khen ngợi. Lời khen của quý Tu Sĩ Gà Mờ đối với em thật quý giá vì hiếm có ai khen quan điểm của CTR như vậy. Có lẽ số người chấp nhận quan điểm của quý cử tọa và bản thân em chỉ ví như một hạt cát trong sa mạc. Em thấy dường như các cơ sở tôn giáo trên khắp thế giới, đặc biệt là những nước có nhiều người VN định cư, hầu hết trên thực tế họ đều tu theo Phật giáo chính quy của Trung Quốc, điển hình như những chùa Tịnh Độ. Những trung tâm Thiền Định thuộc trường phái Huệ Năng đều là của Trung Quốc; nói đúng hơn phải bảo đó là những hệ phái của Thiền Định Trung Quốc. Nghịch lý là hầu hết những Phật Tử tu tập dù theo Tịnh Độ hay Thiền đều ngộ nhận đó là Phật Giáo Ấn Ðộ.

- Đại diện phái Thiếu Lâm Tự: Tam Tiểu Thư có lầm lẫn gì không? Tôi nghĩ là Thiền Tông Việt Nam chính xác là do Thiền Sư VN sáng lập, không phải Trung Quốc đâu cô ơi.
- Tam Tiểu Thư (mỉm cười): Thưa đại diện phái Thiếu Lâm Tự, thật ra thì các học giả Trung Quốc cũng đã giải thích rất nhiều lần, nhưng không biết vì lý do gì, mà khi nói về nguồn gốc trường phái nào đó tại Việt Nam, người ta bỏ hẳn phần nói về vị Tổ người Trung Quốc đã thành lập nên trường phái này. Tam Tiểu Thư xin đưa ra vài thí dụ: Bản Tịch là người Trung Quốc đời Ðường, tác giả của trường phái Tào Ðộng rất phổ biến ngay tại VN. Ngoài Tuệ Viễn, Huyện Loan, Ðạo Xướt, đều là người
Trung Quốc 100%, còn phải kể thêm 123 người nữa là cộng tác viên, đã chung sức lập nên Tịnh Độ Tông. 

Tài liệu của trường phái này gồm có 4 cuốn (3 cuốn kinh, 1 luận).
    Ba kinh
1. Vô Lượng Thọ Kinh.
2. Quán Vô Lượng Thọ Kinh. 
3. A di Ðà kinh.
    Một Luận
1. Vãng sanh luận. 
Cách tu tập thực tế là Niệm Phật và chép Kinh. Trường phái này du nhập vào VN khoảng 1.400 năm trước. Xin cảm ơn!

- Một cử tọa khác (có dáng dấp như người Ấn Ðộ): Để tạo điều kiện thuận tiện cho việc giao tiếp, tôi xin tự giới thiệu nickname của tôi là Sakya Muni, hiện thân ở thế kỷ 21. I am very, true master, Je suis veritable … nickname Sakya Muni … (phát âm không phải là một native speaker) entschudigen sie! ...

- Tam Tiểu Thư: Sir! I am sorry. It’s very hard for me to believe you’re a true master, a very nickname Buddha … bởi vì, Pardonnez moi, chúng ta đang ở Ðộng Đình Hồ của Trung Quốc mà. Em nghe người ta đồn rằng Trung Quốc là Thiên Đường của Hàng Nhái, có lẽ vì họ là tác giả của câu nói nổi tiếng: 


Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”. 

Bí hiểm hơn nữa là họ còn có trường phái: "Tức Sắc Tông" mà người sáng lập là Chi Ðạo Lâm. Tư tưởng chủ đạo của trường phái này là: “Tính của Sắc là không tự có Sắc. Sắc không tự có nên tuy có Sắc mà là không, nên bảo Sắc tức là Không, Sắc lại khác không”. 

Dựa trên lý luận này thì Tam Tiểu Thư có thể nói đồng hồ Omega, Rolex, Tag heuer, Le Coultre ... 

"Nhái mà là Thật, Thật lại là Nhái!" 

Tương tự như vậy với iPhone 5, HiPhone ... Đúng là một mê hồn trận cho người tiêu dùng!

- Đại diện của Tuần báo thời trang 2013: Tam Tiểu Thư nói không tin nickname Sakya Muni là True buddha. Vậy theo Tam Tiểu Thư thì thế nào là một vị Phật?
- Tam Tiểu Thư: Em xin cảm ơn quý cử tọa đã đặt câu hỏi, giúp em có cơ hội giải thích thêm những gì em muốn chia sẻ. Theo em nghĩ, mà có lẽ ai cũng nghĩ như em là người ta thường tả một nickname Buddha tất nhiên phải ngồi trên bông sen, phải có body guard, bay trên trời, hào quang chói lòa, all is bright, kèm với holy music, từ từ, nhẹ nhàng, landing vertically and hover around like a hovercraft. Em tả như thế có đúng không? Một vị nickname Buddha không thể nào ngồi ở cuộc họp báo được!


- Nickname Buddha: Vì có những lý do khách quan, nên tôi mới đến buổi họp báo của XVKP. Khi đến thế giới của con người, tôi đã đi tham quan nhiều cơ sở Phật Giáo ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có VN. Tôi rất ngạc nhiên thấy ở đâu cũng treo lá cờ nhiều màu. Cờ đó là cờ gì tôi chưa hề biết. Quý vị nào biết vui lòng chỉ bảo.

- Tam Tiểu Thư: Em xin thưa cùng quý cử tọa, lá cờ này là sáng tác của một người Mỹ thuộc phái Thông Thiên Học ở thế kỷ trước. Ngày nay người ta coi đó là biểu tượng của tinh thần Phật Giáo. Trong nhiều năm qua cũng không nghe ai thắc mắc, khiếu nại gì chuyện đó. Hy vọng quý vị hài lòng với giải thích này.
- Nickname Buddha: Oh! Có chuyện như vậy sao? Bản chất cuộc đời đúng là vô thường!

- Tam Tiểu Thư (thái độ khiêm tốn nhỏ nhẹ): Em xin phép quý cử tọa nickname Buddha cho em hỏi được không ạ?
- Nickname Buddha: Cô cứ tự nhiên.

- Tam Tiểu Thư: Em thấy hình như quý cử tọa như là người ở phương trời nào tới đây, dân gian gọi là người ngoài hành tinh đó. Quý Cử Tọa có thể vui lòng cho mọi người biết, lý do nào đã đưa quý cử tọa tới buổi họp báo của Xuyên vân Kiếm Pháp, ở nơi thủy tận, sơn cùng cô tịch như thế này?
- Nickname Buddha: Tôi sẽ trình bày cùng quý vị lý do nào làm tôi tham dự buổi họp báo hôm nay.

Lời nói đầu tiên là tôi tham dự buổi họp báo này hoàn toàn có chủ ý. Trước khi tới đây tôi đã đi nhiều nơi, nhiều quốc gia, I speak Vietnamese fluently như quý vị thấy đó. Tôi có hứng thú về việc tìm hiểu cách Tu Hành của trường phái Phật Giáo tại Việt Nam. Tôi có tham quan nhiều cơ sở Tôn Giáo, bảng hiệu ở ngoài là " … Tự ". Mạnh dạn bước vào và có cơ hội trao đổi với các vị tại đó, tôi thấy rất nhiều kiểu bàn thờ, rất nhiều pho tượng, thậm chí có tên, và có cả Phật Thích Ca nữa. Sau đó tôi tự giới thiệu nickname của tôi là Sakya Muni đang hiện hữu ở thế kỷ 21. Tôi có cho các vị tu tại đây biết về tình hình, cách tu tập, của Ngài Sakya Muni lúc tại thế, cách đây hơn 2500 năm. Từ lúc xuất gia cho đến khi bỏ xác thế gian, vị này chỉ có thực hành Thiền Định. Mặt khác tôi có hỏi quí vị đang tu ở trong những cơ sở này, những pho tượng đang được thờ phụng là ai, các vị đó cho biết, đây là những vị Hộ Pháp, kia là những vị Bồ Tát … Sakya Muni là Phật quá khứ, Di Lặc là Phật vị lai. Rồi nào là Địa Tạng Vương Bồ Tát và còn rất nhiều vị nữa.

- Đại diện của Giang Hồ Thiền Định: Đúng rồi ông nickname Buddha ơi! Thật sự là vậy đó, có gì đâu mà sao ông có vẻ bất ngờ thế. Chính xác ông là người cõi trên!
- Nickname Buddha (bình thản): Tôi có trao đổi với các vị trong cơ sở Tôn Giáo này như sau: Theo chỗ tôi biết thì khi ngài Sakya Muni, từ khi xuất gia cho đến khi nhập Niết Bàn, Ngài không hề cộng tác, hoặc cùng nghiên cứu với bất kỳ ai. Có lẽ phải nói rõ đây là một công việc làm single hand. Sakya Muni là người thành lập, là kiến trúc sư của trường phái Phật Giáo có nguồn gốc từ Ấn Ðộ. Ngài là tác giả của chuẩn mực tu hành Phật Giáo, Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo, Giới Ðịnh Huệ … Diệt tận định, Thần thông song đôi … và rất nhiều thành tích khác không kể hết. Tôi xin nhắc lại Ngài là: 


* Kiến trúc sư duy nhất 
* Nhà phát minh duy nhất 
* Nhà thực nghiệm duy nhất

Ngài không hề cộng tác với ai trong lúc đương thời. Vì thế, người ta đã mô tả Ngài là: 

"Thiên thượng, địa hạ, duy ngã độc tôn". 

Rất mong người ta không hiểu lầm câu nói này. Chắc quý vị ai cũng biết, câu này chỉ có ý nghĩa là Sakya Muni là một hiện tượng duy nhất, có một không hai trong lịch sử của tất cả các Cõi, các Tầng Trời.

Có lẽ, nếu đích thân Ngài Sakya Muni đi tham quan một số cơ sở, thì Ngài sẽ kinh ngạc về hiện tượng trăm hoa đua nở. Ngài không ngờ rằng mình lại có những đồng nghiệp cùng thời với mình, trước mình và sau mình. Ngài là người có lẽ là rất cấp tiến từ thuở còn đương thời cũng như bây giờ; cho nên việc: Cầu xin, Tụng niệm, Lễ bái, Dâng cúng … và rất nhiều nghi lễ khác như tắm Phậtcoi ngày, coi tháng, coi quẻ, ngày lành tháng tốt dựng vợ gả chồng, khai trương … chắc chắn sẽ làm cho Ngài Sakya Muni phải kinh ngạc về sự phát triển, mà khi Ngài tu Thiền Định cũng không ngờ tới được. Còn hơn thế nữa, cùng với những bước tiến nhảy vọt của ngành điện tử, niệm Phật đã được điện tử hóa.

-
Cử tọa cõi Tịnh Thổ: Xin chào Tam Tiểu Thư! Tôi là cư dân vừa đến từ cõi Tịnh thổ.
- Tam Tiểu Thư: Thưa quý cử tọa, đây là nơi trao đổi thông tin, thảo luận tìm hiểu, tạo mối quan hệ … Với tinh thần này, xin quý cử tọa đến từ cõi Tịnh thổ cho biết tình hình về các mặt.

- Cử tọa cõi Tịnh Thổ: Như quý vị đã biết, cư dân ở cõi Tịnh Thổ rất đa dạng, có lẽ chẳng khác gì Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Ở đây có nhiều sắc tộc, nhiều ngôn ngữ, nhiều chủng tộc … nghĩa là cái gì cũng nhiều. Trong khi đó ở các Cảnh Giới khác thì lại có tính đồng nhất hơn do thực lực về Tương
Ưng Định Lực nên cấu tạo Tâm, cấu tạo Sắc, Nghiệp Lực … phải bảo là tương đương nhau. Họ đến những Cảnh Giới đó định luật Tương Ưng.

Nước Tịnh Thổ thì lại có luật lệ quốc nội hoàn toàn khác. Ở đây không đặt ra vấn đề cấu tạo Tâm, cấu tạo Sắc, Nghiệp Lực … mà chỉ căn cứ vào lời hứa "Chúng Sanh Thề Nguyện Độ" … Người có ý định muốn về đất nước này thì chỉ cần tạo được mối liên hệ với vị có lời nguyện đó coi như là ok! Do đó, thưa quý cử tọa, vì cách nhập cảnh không mang tính chất pháp lý cao độ, nên thành phần xã hội cực kỳ phức tạp. Vì lý lịch quá trình, lý lịch tư pháp số 3, ID không rõ ràng, nên việc quản lý chắc chắn là vô cùng khó khăn.

Còn tiếp ...



2 comments:

Nghe Cử tọa cõi Tịnh Thổ trình bày, làm Thực Vấn lại có thắc mắc thế này:

Giả như một Thực Thể đang ở cõi thấp nhất (Tứ Đại Thiên Vương) của những cảnh Thiên Dục Giới, sau khi sống thụ hưởng sung túc trên Cảnh Trời này, nay Phước Báu đã cạn và chắc chắn sẽ rớt xuống cảnh Người mà thôi. Trước đó Thực Thể này đã từng được hướng dẫn qua Vi Diệu Pháp cũng được dạy rằng:

" ... các Cảnh Giới khác thì lại có tính đồng nhất hơn do thực lực về Tương Ưng Định Lực nên cấu tạo Tâm, cấu tạo Sắc, Nghiệp Lực … phải bảo là tương đương nhau. Họ đến những Cảnh Giới đó vì định luật Tương Ưng. "

Và rồi khi Thực Thể này sinh ra lại trong "Cảnh Người" thì quả thật những Thực Thể ở đây đều có cấu tạo giống nhau với 28 Sắc Pháp và vài trăm Tâm. Nhưng trên thực tế khi làm một bài toán sắc xuất thì sự kết hợp này lại trở nên vô số kể. Bằng chứng là với dân số trên 7 tỉ người nhưng có ai giống ai đâu? Họ chẳng những khác nhau mà còn khác nhau mọi mặt nữa? Vậy tôi phải hiểu câu trên là thế nào thưa Tam Tiểu Thư?

Cảm tạ

hahahah bài càng lúc càng thú vị!
Chúc mọi người khoẻ mạnh,tinh tấn công phu

Đăng nhận xét