Hôm nay là buổi họp báo của tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp lần thứ 6. Tam Tiểu Thư cũng như mọi ngày, với vóc dáng khỏe mạnh lanh lẹ. Thái độ vui vẻ, nghiêm trang và khiêm tốn. Hơi khác với mọi ngày, vì cô cầm nhiều giấy tờ trên tay.
- Tam Tiểu Thư: Em xin kính chào toàn thể quý vị cử tọa, em xin chào chị Tâm Như, em xin nhắc lại câu hỏi của chị như sau để mọi người nắm rõ.
Tâm Như: @ Cuộc họp báo 1
"Chánh Định không thể thành tựu nếu còn duy trì một cuộc sống: Giết chóc, Trộm cắp, Dâm đãng, Nói dối …". Vậy là sống với bát chánh đạo thì con đường đi mới dễ dàng?
Đang cố gắng hihihi.
"tự cho là mình mở được "Con Mắt Thứ Ba" chỉ ở cấp độ Thiền thấp nhất … là nằm mơ giữa ban ngày. "Con Mắt Thứ Ba" dạng này, thậm chí xuất hiện thấp hơn cả cảnh giới con người."
Xin hỏi tình thế này có phải bị "ma cảnh" không ah?
Lỡ bị, vậy làm sao thoát khỏi cảnh này (ma cảnh)?
Làm sao tránh "ma cảnh" khi Thiền Định?
Nguyên nhân gì sa vào "ma cảnh"?
"Ma cảnh" cụ thể cảnh như thế nào? vì bài nói: "Con Mắt Thứ Ba" dạng này, thậm chí xuất hiện thấp hơn cả cảnh giới con người. Vậy thấp hơn thì chính xác là cảnh giới nào trong các cảnh thấp hơn như: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Atula v.v... ?
Ngọ hôm nay hỏi búa xua nhưng mong trúng tùm lum tà la hehhehe
Ngọ tu như con vẹt nhưng ngộ khoái hỏi mong thung củm, ah không thông cảm hihihihi
Ngọ ái nị tó tó"
- Tam Tiểu Thư: Hi chị Tâm Như. Em xin trả lời câu hỏi của chị. Chắc quý cử tọa còn nhớ, nhóm CTR đã nhiều lần đề cập tới vấn đề con mắt thứ 3. Những bài biết này chỉ mang tính cách chung chung, nay được chị Tâm Như đề cập tới, em xin phép được trình bày chi tiết hơn. Tuy nhiên, chắc quý cử tọa cũng biết, đây là một đề tài cực kì tế nhị và nhạy cảm, vì nó đụng chạm đến rất nhiều tập thể cá nhân. Nhưng với tinh thần “Sự thật không che đậy”, thì tưởng chúng ta cũng nên tiếp cận vấn đề một cách khách quan trung thực. Chúng ta đang ở thế kỷ 21, và đa phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta tiếp cận nhiều lãnh vực. Mong chúng ta không rơi vào, hoặc tái diễn lịch sử thời Trung Cổ ở bên Âu Châu. Thật vậy, ngày hôm nay ở tại VN, loại bệnh hoạn gì liên quan đến tinh thần, người ta hay đổ cho, Thần Linh, Ma Quỷ. Thời Trung Cổ ở bên Âu Châu, những bộ môn kể sau đã chế ngự hoàn toàn y khoa.
* La Démonologie: Khoa học về ma quỷ.
* La Magie Noire: Khoa học về thế lực đen.
* La Sorcellerie: Phù thủy học.
* L’astrologie: Thiên văn học.
* ...
Em xin lỗi toàn thể quý cử tọa, trong buổi trao đổi hôm nay, em buộc lòng phải sử dụng rất nhiều từ ngữ nước ngoài, vì đây là một đề tài mang tính chuyên đề cao. Hình như Việt Nam chưa có những từ ngữ được dịch ra tương đương.
Thực trạng về vấn đề Đệ Tam Nhãn ở tại VN như thế nào? Theo chỗ em biết, chúng ta chưa hề có những chuyên gia với những bài viết nghiêm túc về vấn đề này. Mà em thiết nghĩ, chẳng phải không có bài viết ở Việt Nam, mà trên thế giới cũng vậy. Một lẽ dễ hiểu là có phóng viên nào, chuyên gia nào lại dại dột tiêu tốn sự nghiệp của mình vào một đề tài không biết có thật hay không?
Do đó, việc làm của tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp quả thật là một công việc đầy bất trắc, đầy tính chất phiêu lưu, lành ít dữ nhiều. Theo sự hiểu biết của em, Đệ Tam Nhãn theo quan điểm của những tài liệu luận trường phái Phật Giáo thì nhiều vô số kể. Nếu xét Đệ Tam Nhãn như một công cụ để tri giác thế giới bên ngoài, thì lại càng nhiều hơn. Việc này có thể giải thích như sau:
Có vô số Cảnh Giới, có vô số Thực Thể, nhưng có lẽ chẳng có Thực Thể nào giống Thực Thể nào cả. Do vậy công cụ để tiếp nhận thế giới khách quan của các Thực Thể sẽ rất khác nhau. Theo các tài liệu của truờng phái Phật Giáo thì có 5 loại nhãn. Có lẽ đây chỉ là sự phác họa có tính chất tổng quát, chứ không phải mô tả chính xác dựa vào sự thật khách quan.
Không phải ở tại VN, mà trên khắp thế giới, người ta cứ vẽ một Con Mắt Thứ 3, giống như hai con mắt bình thường của con người. Điều này lại càng làm cho khái niệm về Con Mắt Thứ 3 trở nên khó khăn. Thực tế chúng ta có thể chia như thế này:
1.Thực tế vấn đề Con Mắt Thứ 3 chưa xác định được.
2. Phổ thông nhất là bị Ma nhập, còn gọi là phần Âm dựa hay là Huệ Âm …
3. Cũng phổ thông không kém là Thác Loạn Tâm Lý, tự cho là mình Mở Con Mắt Thứ 3.
Vấn đề Huệ Âm:
Chẳng phải chỉ có tại VN, mà khắp nơi trên thế giới vô cùng phổ biến. Trung thực mà nói thì nhiều tên tuổi nổi tiếng trên thế giới, viết nhiều tác phẩm để đời, đều là do Ma nhập. Chúng ta có thể kể tên một số vị như sau: Blavasky, Lobsang Rampa, Barbara Ann Brennan … Thiết nghĩ nếu không kể ra, chắc nhiều quý cử tọa, không thể ngờ rằng những tác giả vĩ đại, với những tác phẩm nổi tiếng … lại do các vong linh viết ra. Thậm chí một tác phẩm cũng khá nổi tiếng là "Sống Với Một Vị Lạt Ma" (Living with the Lama) lại do vong linh của một con mèo Thái Lan viết ra … Tin hay không là quyền của quý cử tọa. Ở Việt Nam cũng có những trường phái lấy tên là Phật Giáo đã xuất phát từ những bài viết ở dạng cầu cơ, cụ thể là các Vong Linh viết ra. Tuy nhiên, ở cấp độ thấp hơn thì việc mở Huệ Âm trở thành một vấn đề xã hội, họ hay làm những việc sau đây:
- Tự cho mình là ai đó, rồi làm công việc cứu nhân độ thế.
- Hay chữa bệnh bằng các phương tiện thô sơ thiếu vệ sinh và phản khoa học.
- Hay tiên đoán việc này việc kia, làm xáo trộn gia đình và xã hội …
Chúng tôi thiết nghĩ, quý cử tọa nào cũng đã từng gặp ít nhiều, những nhân vật gọi là mở Huệ Âm. Diễn tiến thường xảy ra như thế này: Vong Linh thường đi vào Luân Xa đằng sau ót, xâm nhập cơ thể, điển hình như các người lên Đồng. Các Vong Linh này thường tự xưng mình là: Cô, Cậu, Thánh, Thần … Khả năng của các Vong Linh này chỉ giới hạn trong các việc tương đối mang tính chất cá nhân: Tìm đồ đã mất, tìm người, gia đạo … còn những việc tương lai quá khứ thì hoàn toàn sai. Có lẽ khả năng của các Vong Linh, hay nói đúng hơn là khả năng Thấy Biết của họ rất giới hạn.
Những điều chúng tôi trình bày ở trên, thiết nghĩ cũng chẳng có gì là lạ đối với quý cử tọa, rất mong quý cử tọa tham gia ý kiến.
Theo thiển ý chúng tôi, thì có một lý do mà người ta thích cho Vong Linh nào đó nhập vào thân xác vật lý của mình. Đó là do lúc bình thường họ chỉ là những người rất bình thường, thậm chí là dưới bình thường. Nhưng đến khi có một Vong Linh nhập vô, thì được người ta gọi là Cô, là Cậu, khép nép sợ hãi, vâng vâng, dạ dạ. Cô, Cậu muốn cái gì thì người ta đều tìm cách để thỏa mãn. Mặt khác, từ hệ quả này, người cho nhập xác, hay còn gọi là Huệ Âm, còn sử dụng công cụ này như một phương thức kiếm tiền để sinh sống. Công việc này làm kể ra khá nhàn hạ, có nhiều tiền mà ai ai cũng nể nang thì dại gì chẳng làm!
- Đại diện của Trường phái Quỳ Hoa Bảo Điển: Tam Tiểu Thư vui lòng cho tui ngắt ngang chút xíu. Nãy giờ Tam Tiểu Thư đang đề cập Huệ Âm ở những người bình thường. Mấy vị Đồng Cô Bóng Cậu có ai tu Thiền gì đâu. Tui nghĩ người tu Thiền thì phải khác người thường chứ. Tui cho rằng những người hành Thiền mà có Huệ thì do tự họ có Định Lực chứ chẳng phải Huệ Âm đâu cô ơi.
- Tam Tiểu Thư: Vấn đề mở Huệ Âm, bị Nhập của các người tu các dạng Thiền Định thì cho đến tận hôm nay vẫn là một vấn đề thời sự nóng bỏng! Tuy vậy, người ta lại không thể tìm thấy một tài liệu nào viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào trên trang web đề cập đến vấn đề nói trên. Đề tài này là một sân chơi tự do, không luật lệ, không nội quy và hoàn toàn bị thả nổi. Triết Học thường nói: "tự do tuyệt đối là hủy diệt tự do". Có lẽ trong trường hợp này ít nhiều cũng hơi bị đúng. Nếu ai đó thích thú tìm hiểu về vấn đề này trong giới tu Thiền Định, sẽ nhận ra số người tu Thiền bị Nhập có lẽ cũng đông đảo.
- Cử tọa phái Vô Thinh: Thưa Tam Tiểu Thư, nghe đến đây thì tôi bị lùng bùng. Tật của tôi là thích giảng Pháp và thích được khen. Chẳng biết là tôi có bị ai Nhập không? Làm cách nào để có thể nhận ra là mình đang bị Nhập?
- Tam Tiểu Thư: Nguồn gốc của việc bị Nhập có thể chia làm hai loại: Có người bị Nhập rồi mới tu Thiền Định, có người tu Thiền Định rồi mới bị Nhập.
Một người bình thường sẽ cho vấn đề này là nghịch lý. Những người bị Nhập không phải là họ không biết mình bị Nhập, vậy thì vì lý do gì mà việc này vẫn cứ tồn tại. Họ cũng biết hệ quả tiêu cực, hay phản tác dụng của việc bị Nhập, còn gọi là Huệ Âm. Thân xác vật chất, uể oải, bạc nhược, rất hay đau bệnh, thậm chí là xuất tinh, tâm lý bất ổn, vui buồn bất thường, từ từ xa lánh mọi người, có khi là bỏ cả việc làm. Diễn tiến của việc bị Nhập có thể quan sát bằng mắt thường. Nếu chú ý thì thấy gương mặt của họ méo mó thay đổi, cặp mắt thất thần, thân xác run rẩy, sau đó gương mặt đổi sắc, không còn là một con người như trước nữa. Tuy nhiên, hiện tượng khách quan bị Nhập có thể nhẹ hơn và cũng có thể nặng hơn, tùy theo từng trường hợp.
Khi một Vong Linh đã nhập vào cơ thể vật chất của một ai đó, thì sẽ sanh ra những hệ quả không bình thường. Một phụ nữ bình thường như mọi người, nay hút thuốc hết điếu này qua điếu khác, không hề biết uống bia lại đòi uống bia, ăn một số thực phẩm gấp mấy người thường. Sau khi Vong Linh xuất ra, thì vẫn cảm thấy đói và đòi ăn uống bình thường. Trong lúc Vong Linh còn ở trong thân xác, có khi họ nhai cả cái ly thủy tinh, lưỡi dao bào … trước sự kinh ngạc và thán phục của mọi người. Điều đáng nói là không thấy họ bị chảy máu.
- Cử tọa Giang Hồ Thiền định: Tam Tiểu Thư cho tui hỏi thêm chút. Tui đang tu xì khói, đề mục hiện ra rồi. Thỉnh thoảng tui thấy tiền kiếp như một cuộn phim tình cảm Hàn Quốc. Vậy tui đã chứng tới cấp độ nào. Theo tui biết thì trình độ của tui là Tứ Thiền Hữu Sắc lận đó. Nghe cô nói một hồi, tui có cảm giác là tui đang bị Nhập. Tam Tiểu Thư có bằng chứng gì mà ăn nói hồ đồ như thế. Thiệt là bực mình!
- Tam Tiểu Thư (mỉm cười): Người ta tự hỏi, nhiều người tu Thiền Định tình cờ bị Vong Linh nhập vào hoặc đôi khi họ mời Vong Linh nhập vào mình là vì lý do gì? Sự thật họ là nạn nhân hay chính họ là tác nhân.
Nếu quan sát rất nhiều trường hợp bị Nhập, hay cố ý để bị Nhập của người tu Thiền Định thì người ta có thể tìm ra những mối quan hệ và dường như có thể tìm thấy một định luật cho những trường hợp kể trên.
Có lẽ chính cái Tôi là tác giả của mọi vấn đề. Người ta cố tạo ra mặc cảm tự tôn giả tạo để che dấu tình cảm tự ti (Sentiment D’inferiorite). Con người có khuynh hướng bẩm sinh là đi tìm cách trung hòa những khuyết điểm vốn có của mình. Thiên tài chính là hệ quả của những nỗ lực lớn nhằm để bù lại những thiếu sót bẩm sinh. DEMOSTHENE, bẩm sinh là một đứa trẻ bị nói lắp. Để vượt lên chính mình, ông đã cố gắng vượt bậc đã trở thành nhà hùng biện của Hy Lạp. Con người vốn bản chất là tự ti. Do đó, họ tìm một chiến lược là làm gia tăng sự giàu có của nội tâm, để che giấu sự nghèo nàn về tinh thần. Khi sanh ra làm con người, có nghĩa là được kèm theo một mặc cảm tự ti bẩm sinh. Con người liên tục tìm cách chiến thắng chính bản thân của mình. Nói cách khác là vượt qua chính mình.
Ðịnh luật của cuộc sống là luôn luôn tìm cách chiến thắng, san bằng những thiếu sót của bản thân. Con người nhìn ra thế giới tự nhiên thấy đầy rẫy sự thù nghịch và nguy hiểm, kèm với những tình cảm không thân hữu. Khi tự nhìn lại thân phận của mình thì thấy đầy rẫy những mặc cảm tự ti về vật chất cũng như tinh thần, do vậy người ta phải tìm mọi cách để vượt qua những khó khăn ngoại cảnh.
Khi tu Thiền Định vì lòng mong cầu để có những ấn chứng siêu nhiên, nên đã vô tình mời mọc một Vong Linh bất kỳ đi vô căn nhà của mình, mà không biết gì về lý lịch của Vong Linh này cả. Người tu Thiền không biết Vong Linh này là ai, và không biết họ muốn gì. Trường hợp khác là do Vong Linh nào đó tự ý đi vào cơ thể vật chất của mình. Lý do đơn giản là do lúc tu Thiền Định giống như mở các cửa không có sự canh giữ, cho nên Vong Linh đã tự đi vô. Tuy nhiên, cũng có một nguyên nhân sâu xa là phải có một Nhân Duyên nào đó thì Vong Linh đó mới đến thân xác vật lý của một người tu Thiền Định. Họ vô được cũng phải dựa trên cơ sở là Định Luật Tương Ưng. Những Cảnh Giới cần thân xác vật lý (tất nhiên là một cảnh thấp hơn loài người) không thể tự nhiên vào được nếu không có những cơ sở là: Nhân Duyên và Tương Ưng. Chính vì tu Thiền Định mà không tôn trọng những quy luật của sân chơi, cụ thể là không giữ Giới: Sát, Đạo, Dâm, Vọng … Ngược lại, nếu giữ Giới thì Vong Linh đó không vô được, vì không thỏa mãn được Định Luật Tương Ưng. Vì vậy người tu Thiền Định thường bảo, Giới là mẹ của an toàn, không cần Hộ Thân, Kiết Giới. Nói một cách khác, Giới là quyền lợi tối thượng của chính bản thân mình.
Một khi có vong linh nào đó nhập vào, người tu cảm thấy là lạ hay hay, cảm thấy mọi người nhìn vào mình với ánh mắt e ngại, thậm chí là sợ hãi, ít nhiều cũng có vẻ tôn trọng … Người tu Thiền do xưa nay vẫn khát khao Ấn Chứng, thì bỗng nhiên hiện trạng này xuất hiện như một chiếc phao cứu sinh giúp họ che giấu được phần nào mặc cảm tự ti. Với khát vọng tự tôn, người tu mong muốn mình trở nên vĩ đại, mạnh mẽ, vượt qua tất cả mọi người (Aspire a etre grand, fort, a Surpasser les autres). Bỗng nhiên họ thấy mình trở thành biểu tượng của quyền lực (Symbole du pouvoir), sự hoàn hảo, sự tối thượng (Superiorite).
Người tu Thiền Định có thể chỉ là một công dân bình thường khiêm tốn. Khi có một Vong Linh nào đó Nhập vào mình, với gương mặt khác lạ, với những động tác cử chỉ như người ở đâu tới … làm mọi người kinh ngạc đến nể nang. Người ta gọi là Ngài, Thầy, Cô, Cậu … tự xưng mình là con, cháu, trong lúc đó những vị này ở ngoài đời có thể là nhân vật có chức vụ trong xã hội, một trưởng phòng, một giám đốc công ty nào đó.
Ðây là một trong những lý do người ta thích duy trì tình trạng bị Nhập.
Ngoài việc thỏa mãn cái Ngã, cái Tôi, đây còn là một phương tiện, công cụ kiếm ra tiền. Một cuộc kinh doanh kiếm được rất nhiều tiền, siêu lợi nhuận, không cần sổ sách kế toán, không cần kế toán viên. Trong thời buổi @ người ta có thể tu online, nên máy vi tính có thể có vai trò. Tóm lại lời 100%, không có trường hợp lỗ. Trong khi cuộc sống bình thường ai cũng phải vất vả lao động, dù bất cứ ở ngành nghề nào, thì lao động mới tạo ra cuộc sống. Có thể đây là một nguyên động lực quan trọng nhất, cho nên chẳng bị Nhập thì cũng giả bộ bị Nhập. Thực tế cho thấy, khó có thể tìm thấy cơ sở Tôn Giáo nào mà lại nghèo nàn khó khăn.
Như phần trên đã trình bày, thì tiến trình kỹ thuật, cũng chẳng có gì bí ẩn cả. Thật sự, cũng chẳng thiếu gì người không hề tu tập Thiền Định gì cả, các Vong Linh cũng nhập một cách vô tư. Chính họ cũng chẳng hiểu việc nhập này là cái gì, người thì muốn giữ lại, người thì muốn trục ra. Nhưng một khi biết sử dụng việc Nhập này như một phương tiện để sinh sống, thì việc không giữ Giới lại hóa ra là hay.
- Cử tọa Tuần báo thời trang 2013: Tui có thắc mắc này. Có lần tui đi thực tế vô nhà thương điên Chợ Quán, thấy rất nhiều bệnh nhân bị Hoang Tưởng. Tui có làm một bài phỏng vấn một cô bé bệnh nhân xinh đẹp chân dài. Cô bé đó nói rằng hằng đêm người yêu của cô vẫn về thăm và tâm sự. Khi tôi hỏi người yêu của cô là ai thì cô trả lời là "diễn viên điện ảnh tài hoa, đẹp trai trong phim nổi tiếng TRÊN TỪNG CÂY SỐ: Dianop". Vậy làm sao phân biệt được người bị điên và người bị Nhập?
- Tam Tiểu Thư: Vấn đề này nếu nhìn dưới góc cạnh Tâm Thần học thì cũng dễ giải thích, có thể bị Nhập thật sự và cũng có khi giả bộ bị Nhập. Tại sao vậy? Có thể xảy ra cả hai việc nói trên cùng một lúc. Bộ môn Tâm Thần học (Psychiatrie) với đề mục Cuộc sống đi lùi (La Vie Regressive) có thể giải thích phần nào hiện tượng này. Có lẽ nhiều người biết những câu sau đây:
"Hãy ngồi xuống đây
như loài thú hoang
yêu nhau ngoài đồng."
"Em ơi ta hãy là đôi trẻ.
Ðuổi bướm tung tăng chạy khắp đồi."
Dưới con mắt của bộ môn Tâm Thần học, thì những phát biểu nói trên là triệu chứng của bệnh tâm thần (maladie mentale). Ðây là một triệu chứng cơ bản nhất khi một cá nhân nào đó có khuynh hướng thụt lùi trên địa bàn tình cảm, họ lùi từng bước một, trên bậc thang mà họ đã từng đi qua. Bước thụt lùi diễn ra với một nhịp điệu, họ không thể nào ngừng lại được, họ dường như bị dòng nước cuốn trôi như một dòng lũ. Họ tập trung chú ý vào chính mình. Ðang là một người trưởng thành, họ tự quay lại vào thời gian dậy thì, họ có thái độ như một người ở tuổi dậy thì trước khi trưởng thành, họ đóng vai trò của một đứa con trai, đứa con gái còn nhỏ. Tóm lại, họ chẳng phải là con nít cũng chẳng phải là người lớn, đúng ra họ là hai người một lúc, tâm trạng này chúng ta có thể tìm thấy ở bất cứ chủng tộc nào. Người Pháp có câu:
"Dans ma vieillesse, ma mère,
Je me contente d’être un enfant"
Phỏng dịch:
"Mẹ ơi khi con về già,
Con bằng lòng chỉ là một đứa trẻ"
Người Việt Nam cũng vậy thích làm Cô, Cậu, Bồ Tát bé …
Căn cứ vào những tài liệu Tâm Thần học, những bệnh nhân này thường chấp nhận chủ thuyết Tái Sinh, với ý nghĩ rằng việc Sanh ra và việc Tái Sinh của một cá nhân nào đó đã từng xảy ra nhiều lần trước đây. Với sự tin tưởng này họ tự cho rằng họ đã từng hiện hữu và hiện hữu mãi mãi. Khi một sự sợ hãi xuất hiện, một cuộc đấu tranh dữ dội giữa quá khứ và hiện tại, giữa vô thức và ý thức, sức mạnh của quá khứ thường thắng sức mạnh của hiện tại.
Người mẹ của một em bé bất kỳ, luôn luôn lo âu về những mối nguy hại có thể làm tổn hại con của mình. Người mẹ tìm đủ mọi cách để dạy cho đứa con cách tránh né những gì có thể đưa đến cái chết. Những tư tưởng này đi vào tiềm thức của em bé tạo ra một thứ bệnh gọi là “Bệnh sợ chết” (Phobie de la mort).
Chính vì những lý do kể trên, chúng ta thấy có những người tự thuật là cố ôm lấy mẹ, và lúc nào cũng tưởng rằng có ai đó muốn giết mình. Lời kể này cho chúng ta thấy nó là biểu tượng của hai mặc cảm:
- Mặc cảm Oedipe.
- Mặc cảm sợ chết.
Ðây là hai mặc cảm, trong nhiều mặc cảm của Phân Tâm học.
Mặc cảm Oedipe là gì? Ðây là mặc cảm con trai thì yêu mẹ, ghét cha và ngược lại con gái thì yêu cha, ghét mẹ.
Về mặc cảm sợ chết hay bệnh sợ chết thì người ta cho rằng đã thành hình từ khi đứa trẻ còn nhỏ. Như phần trên đã nói, chính do Bản Năng Bảo Tồn, người nữ của tất cả các sinh vật tìm cách chỉ bảo cho con của mình, che chở cho con của mình, trước tất cả những hiểm nguy có thể phương hại đến tính mạng. Chính có thể vì lý do này, con người có mặc cảm sợ chết do phái nữ đã gieo vào trong tiềm thức của mình từ khi còn nhỏ.
Do đó có những người đã bị những mặc cảm nói trên dằn vặt cả đời mà không hiểu tại sao. Thế nhưng dưới ánh sáng của Tâm Thần học, việc này có thể hoàn toàn trả lời được. Họ còn tự thuật sự sợ hãi triền miên bất tận, thậm chí là từ kiếp này qua kiếp khác.
A peur est commune à tous les troubles mentaux, xin phỏng dịch: Sự sợ hãi là tính chất chung của tất cả những loại rối loạn tâm lý. Những triệu chứng như: sự kinh hoàng, sự sợ hãi, sự ám ảnh, sự căng thẳng, ảo tưởng, ảo giác. (L’angoisse, la peur, L’obsession, la contrainte, L’illusion, L’hallucination) chính là những triệu chứng biểu hiện của việc rối loạn tâm lý. Chúng tôi hy vọng, những ai rơi vào những trạng thái này, nên đến tìm lời khuyên của các bác sĩ Tâm Thần.
Kính thưa chị Tâm Như cùng quý cử tọa, em chỉ là cô gái quê mùa dân dã, mưu sinh, kiếm sống bằng lưỡi gươm thanh kiếm, đương nhiên nghề bảo tiêu của em cũng chẳng có gì là cao sang cả. Tất cả những tư tưởng trong câu trả lời là em nhờ Ông Tổng Quản lấy ra từ cuốn Tạp Thư.
Chắc chắn những điều trình bày có nhiều sai sót, rất mong được chị Tâm Như, quý cử tọa vui lòng chỉ bảo, em vô cùng cám ơn.
Còn tiếp …
4 comments:
Hi Cả Nhà!
Cám ơn TTT và OTQ cùng nhóm CTR rất nhiều!
Thật lòng mà nói,nhờ có các bài viết của OTQ mà TN mới bắt đầu lại hành trình "tu con vẹt" của mình và cũng là nguồn động lực thúc đẩy TN tinh tấn trở lại.
TN chỉ với tinh thần học hỏi và thực hành, nên không biết thì hỏi ,không hiểu thì thắc mắc,cho nên không dám nhận câu "chỉ bảo" ,TN nuốt không trôi hihihi, đừng làm TN mắc nghẹn chứ Tam Tiểu Thư! hihihi.
Bài viết càng lúc càng hay,càng đọc càng thấy thú vị ,nhiều khi đọc cười muốn vỡ bụng .Cuốn Tạp Thư Tứ Thiền thứ xịn viết ra,và để mọi tầng lớp của tầng thiền tuỳ người mà viết,cho người đọc dể hiểu,dể tiếp thu và không chán là điều không phải dể.
Những công lao đó người đọc mang lòng cảm ơn không hết!.
Chúc cả nhà an lạc và tinh tấn công phu.
Hôm qua vô tình trở về ngôi nhà khô khan,khô khan bởi vì ngôi nhà được xây trên đá.Nhớ lại ngày xưa TN tường hỏi Thầy"tại sao con vô diễn đàn là con bị phiền não?" ,không phải một mà những nhiều lần hỏi Thầy như thế nhưng Thầy không trả lời!Hôm nay ngồi suy nghĩ lại chắc có lẻ là do mình là "dân tàu hủ" nên chịu không nổi "dân ném đá" hoặc nói cách khác là ngôi chùa âm khí nhiều hơn dương khí nên chịu không thấu chăng?
Đôi khi cảm thấy một người bỏ công tu hành nhiều năm mà bị ma cảnh cầm chân thì cũng thật đáng tiếc!Hy vọng các bài của CTR giúp ích cho chúng ta những người đi sau tránh khỏi sự cám dụ của ma cảnh mà tiến tu trong đó có TN.TN tâm đắc cái câu"Giới là mẹ của an toàn, không cần Hộ Thân, Kiết Giới. Nói một cách khác, Giới là quyền lợi tối thượng của chính bản thân mình".(Đức cao Ma trọng Quỷ thần kinh)là vậy.Một điều nữa để TN phân biệt theo cảm giác ,khi vô trang web nào cảm thấy an lạc thì dương khí nhiều heheheh ,khi nào vô trang web phiền não nhiều thì âm khí thịnh,vì tu còn yếu nên chỉ tránh càng xa càng tốt vì không có khả năng độ họ,đứng xa xa cầu mong cho họ sớm thức tỉnh để tu đúng đường.
Ông Tổng Quản và Tam Tiểu Thư ơi! giữ gìn sứa khoẻ và tiếp tục cuộc hành trình XVKP nhé! rất nhiều người đang lắng nghe học hỏi và chia sẽ những thành tựu tu tập của Ông Tổng Quản.
Có một số người bảo(TN chỉ lập lại lời họ) Độc Giác Phật thì không thể chỉ dạy ai tu tập sao? tại sao vậy?Mà TN nghĩ đã là Phật thì toàn năng chứ ah?
TN
ý mà quên,OTQ bảo chẳng có ai cộng tác với Phật Thích Ca mà ta! tệ thật ,mới vô đó có tí xíu mà đã nhiễm xạ rồi,xin lỗi TTT cho TN rút lại câu hỏi này,cám ơn TTT!
Hôm qua vô đọc bài của họ thấy bức xúc lắm ,nhưng thôi, ráng tu là thượng sách,nếu bắt chước ném đá thì dân tàu hủ có khác gì dân ném đá!
Đăng nhận xét