t h ự c c h ứ n g c õ i Tịnh Độ ( t i ế p t h e o )
d ẫ n k ê n h c ò n g ọ i l à b ị N h ậ p . . .
Hổ nước tương: says @ Lá thư độc giả 6: THỰC CHỨNG CÕI TỊNH ĐỘ
Niệm Phật mong đạt được "Nhất Tâm bất loạn". Nhưng niệm Phật có đạt được "Nhất Tâm bất loạn" hay không? ... Theo kinh nghiệm cá nhân tôi: Pháp môn niệm lục tự Di Đà,, không đủ để đạt "Nhất Tâm bất loạn". Điều này nếu chúng ta quan sát, để ý những cụ lớn tuổi, thường lần chuỗi Niệm Phật thì thấy ngay, tay họ vẫn lần chuỗi, miệng vẫn lâm râm câu Niệm, nhưng hễ thấy con cháu làm gì không vừa ý, thì các cụ sẽ mắng ngay.
Tam Tiểu Thư:
Em xin phép "hùa theo" câu chuyện mà quý độc giả Hổ nước tương vừa nói xong. Thật ra xưa nay từ ngữ "hùa theo", có lẽ hoàn toàn xa lạ với em. Nhưng em thấy một số quý độc giả, có sử dụng từ ngữ này, nên em cũng học theo cho nó "hợp mốt".
Cá nhân em cũng có chứng kiến một vị. Vị này là cựu võ sĩ vô địch Đông Dương và với danh xưng này cũng khiến em rất nể phục. Khi lớn tuổi ông thường tụng kinh niệm Phật. Sáng ra, con cháu của ông đi mua phở về cho ông ăn. Ông đang tụng "Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật …", bỗng ông nói to "bảo nó đừng cho ớt nhá", rồi lại tiếp tục niệm "Nam Mô A Di Đà Phật". Sau đó thì: "À quên! Bảo nó đừng cho hành nhá" … Thời gian đó em còn rất ít tuổi, nên chỉ thấy là lạ hay hay thôi chứ thật ra cũng chẳng nghĩ gì khác. Tuy nhiên, việc này để lại một ấn tượng rất sâu sắc trong tâm lý của em.
Kính thưa quý độc giả Hổ nước tương, cùng toàn thể quý vị.
Hình như việc làm cho tâm lý đứng lại, có lẽ không phải là một việc dễ thực hiện trên thực tế. Không biết có quá chủ quan hay không, cá nhân em cho là nếu nhiều người mà có thể định tâm được, thì số nhân loại thành Tiên, thành Phật nhiều vô số kể. Nói một cách khác, dường như người ta, không thể làm cho tâm lý đứng lại.
Không biết bao nhiêu triết gia từng nói "Vạn vật biến chuyển không ngừng" (câu này hình như của Các Mác thì phải). Một triết gia thời cổ đại cũng nói: "Người ta không tắm ở dòng sông hai lần".
Thật vậy, khi quan sát từ thế giới vật chất vĩ mô cho đến vi mô, chúng ta không thấy hiện tượng nào lại đứng im lìm. Từ một hạt hạ nguyên tử cho đến một hành tinh bất kì nào đó, tất cả đều vận động. Kể cả đến ngày hôm nay, những người ít quan tâm tới khoa học,có thể vẫn lầm tưởng là trái đất đứng im lìm. Trái đất tự quay quanh nó và quay xung quanh mặt trời. Bản thân hệ mặt trời nói theo kiểu khoa học hiện đại ngày hôm nay, là ở một xó xỉnh phía ngoài của dải ngân hà, lại quay xung quanh dải ngân hà. Rồi chính bản thân dải ngân hà cũng đang di chuyển xa rời nơi chôn nhau cắt rốn của mình, người ta quen gọi đó là hiệu ứng giãn nở.
Chúng ta ai cũng từng có dịp vào thăm một bệnh nhân bệnh nặng nằm trong bệnh viện. Những trang thiết bị theo dõi bệnh nhân qua màn hình cho thấy những biểu đồ lúc lên, lúc xuống … Những biểu đồ này trông giống như đường biểu diễn của hàm số Sin … Dù chúng ta chẳng hiểu gì về chuyên môn ngành y, nhưng một khi đường biểu diễn này là một đường thẳng, thì bệnh nhân sẽ chết.
Nói một cách khác, từ ngữ "Tâm Viên Ý Mã" dường như là bản chất của chính chúng ta. Do đó, khi chúng ta mong muốn sử dụng một kỹ thuật nào đó để làm cho tâm lý của mình trở thành một đường thẳng, có lẽ đó là việc làm phản tự nhiên. Đứng ở góc cạnh phân tâm học thì việc làm này đã tự tạo ra cho mình sự dồn nén, sự hãi hùng (Angoisse).
Có rất nhiều truyền thuyết mô tả về tâm đứng im và tâm dao động. Em còn nhớ trong một tài liệu nào đó, có kể một câu chuyện sau đây: “Một số chư thiên đang bay ở trên trời, bỗng nhìn thấy các vũ nữ khỏa thân nhảy múa nên định tâm bị mất và các chư thiên đều sa xuống đất”.
Sau đây là một truyền thuyết khác nổi tiếng hơn mà người Mật giáo thường kể cho nhau nghe. Trong thời gian ngài Sakya Muni tham thiền nhập định, ngồi dưới cây Bồ Đề thì ma nữ hiện ra. Phật mẫu Tara đã phải xuất hiện, cười lên chín tiếng để phá tan hiểm họa ma nữ.
Em xin nói thêm rằng hai câu chuyện vừa kể xong chỉ có tính chất tượng trưng. Nó chỉ nhằm minh họa việc duy trì định tâm không phải là dễ dàng. Hai câu chuyện này không có giá trị gì về mặt logic.
Kính thưa độc giả Hổ nước tương,
Em đồng ý với quan điểm của quý độc giả Hổ nước tương. Thật vậy, cũng chỉ vì vấn đề tập trung tư tưởng, mà nhân loại phải viết biết bao nhiêu tài liệu (có thể đan cử rất nhiều tài liệu của nhiều trường phái như Thiền Định, Thôi Miên, kể cả võ thuật …). Người tu Thiền Định nào cũng mong muốn, đạt được những chuẩn mực sau đây:
- Nhập Định bất cứ ở đâu, Nhập Định bất cứ lúc nào.
- Không bị thối Định, tự tại trong việc chuyển tiếp qua các lớp Định.
- Xuất Định bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.
Chắc quý độc giả Hổ nước tương và nhiều quý độc giả khác còn nhớ rằng nhóm CTR đã viết rất nhiều bài nói về kỹ thuật Nhập Định; giới thiệu nhiều tài liệu có thể giúp ích cho quý độc giả trong việc Nhập Định.
Thông thường người ta không Nhập Định được (chứ chưa nói đến tiến vào một lớp Định nào đó, thậm chí là Cận Định). Do đó, người ta hay sử dụng công nghệ phụ trợ, mà không lường trước được nó sẽ đưa chúng ta đi về đâu.
Thật ra, "Dẫn Kênh" (nói cho có vẻ văn chương) hoặc là:
"Nối Cầu Truyền Hình" (nói cho có vẻ thời thượng)
chỉ là ngôn ngữ dùng để nói về tình trạng "bị Nhập".
Nó có nghĩa là người ta bỏ ngỏ, mời mọc các Thực Thể, không rõ là ai, không xác định được là ai, đi vào con người của mình. Việc này vô cùng phổ thông vì dễ thực hiện. Những điều em sắp trình bày sau đây chủ yếu căn cứ vào thực tế, chứ em cũng chẳng thấy có ở trong tài liệu nào viết cả. Những thực thể không xác định được (tùy theo phong tục tập quán của địa phương) có thể được gọi là: Ma, Quỷ, Thần, Thánh, Phật Mẫu …
Nói về mặt thể chất, kinh nghiệm thực tế cho thấy những người phái nữ có ngón tay cái ngắn, là một cái máy thu bẩm sinh.
Còn về mặt tinh thần, những người có bản chất mặc cảm tự ti, nhưng lại thích những thứ mà em liệt kê sau đây:
- Thích làm Thầy, thích người ta gọi là Cô, Cậu, Thần Thánh, thích chữa bệnh.
- Thích người ta ca ngợi mình, thích ăn ngon mặc đẹp, thích quan hệ Nam Nữ … còn rất nhiều thứ thích khác nữa. Các vị này do mong muốn những điều kể trên, nên các Thực Thể gọi là Ma, Thần, Thánh … sẽ bước vào, Nhập vào cơ thể vật chất của loại người này. Những Vong Linh, những Thực Thể này vì không có cơ thể vật chất, nên không thể hưởng thụ được thú vui như ăn uống, quan hệ nam nữ, được người ta tôn vinh là Thần, Thánh, Thầy … Đó là lý do tại sao người này thì bị Nhập, còn người khác thì lại không.
Để tạo điều kiện cho việc nhập xác dễ dàng hơn, ngoài kỹ thuật Tĩnh Tâm, Thiền Định, người ta còn sử dụng các chất say như: Soma, acid Barbuterique, acid Ethylique … và nhiều hóa chất khác nữa chưa được biết rõ.
Nói một cách khác, các Thực Thể không xác định được (Unidentified Creatures, Unknown Creatures …) khi nhập vào một vị bất kỳ nào đó, thì vị này có một số cái được: Được gọi bằng Thầy, bằng Cô, được người ta ca ngợi tung hô, có khả năng chữa bệnh như một phép lạ … Nhưng đây không phải là một công việc miễn phí. Chúng ta cứ thử quan sát những người làm công việc Đồng Cô, Bóng Cậu. Họ thường bệnh hoạn, tính khí bất thường … kinh nghiệm này khá phổ biến tại xã hội Việt Nam.
Để đạt đến Định Tâm, kỹ thuật Thiền Định có những diễn tiến hết sức khó khăn và phức tạp. Riêng việc hiểu được nền tảng lý thuyết của Định Tâm cũng rất khó, vì những kinh nghiệm cuộc sống đời thường, kiến thức khoa học … không giúp gì được cho chúng ta cả. Đến nay Thiền Định vẫn là một bộ môn xa lạ với con người. Chắc quý vị cũng như bản thân em đều được xem rất nhiều vị lên truyền hình để hướng dẫn về việc tu Thiền Định. Nhưng nếu ai đã từng nghiên cứu những bộ luận của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy, 195 châm ngôn của trường phái Patanjali … và có ý định biến những tư tưởng trong những tài liệu này thành thực tế để ứng dụng trong luyện tập Thiền Định, thì thấy có lẽ có một khoảng cách khá xa, giữa các tài liệu Thiền Định chính quy và những gì được mang ra trình bày về Thiền Định với công chúng.
Em đoan chắc rằng những ai đã từng thực hành Thiền Định theo tài liệu Vi Diệu Pháp, thì đều thấy quãng đường của mình đi còn quá ngắn, so với hành trình mà mình phải hoàn tất. Người ta chỉ quan tâm tới việc tập luyện, làm sao cho Định Tâm, làm sao đừng thối Định, làm sao để Nhập được vài lớp Định … Giấc mơ nghe có vẻ khiêm nhường, nhưng tập mãi năm này, tháng khác …, cuối cùng nó vẫn chỉ là giấc mơ!
Những người tu tập theo cách này có thì giờ đâu để mà quan tâm tới những "short video clip"! Đối với người tu thiền định chân chánh, chấp nhận Bát Chánh Đạo là con đường bất tử, chấp nhận Giới Định Huệ là công thức bất tử, thì những “short video clip” là những thú vui mang tính chất lãng mạn, dẫn đến một cảnh giới hoang tưởng không cần thiết.
- Hổ nước tương: says @ Lá thư từ độc giả 6: THỰC CHỨNG CÕI TỊNH ĐỘ
Với những đặc tính này, thì chính xác là "Cái Thấy" của Định Dục Giới phải không quí vị … Ở cảnh giới Sơ Thiền Hữu Sắc, nơi Bản Thể Sắc đã bắt đầu không có chổ đứng … Vì chỉ có ở dục giới mới có những kiểu chiến tranh như vậy ...
- Tam Tiểu Thư:
Em xin lỗi quý độc giả Hổ nước tương, em chỉ nêu trích đoạn một số câu có tính chất tượng trưng; mong quý độc giả thông cảm.
Ở phần cuối của bài viết, theo sự hiểu biết không biết có đúng hay không của em, thì chủ đề của quý độc giả, gồm có hai vấn đề nổi bật, một phần nói về vấn đề cảnh giới, phần thứ hai nói về việc thấy biết, mà dân gian cụ thể gọi là, con mắt thứ 3 hay Đệ Tam Nhãn.
Vâng, nhóm CTR đã nhiều lần tiếp cận với hai đề tài này, tuy chỉ là những bài viết có tính cách chung chung, nhưng ít nhiều cũng nói lên những khái niệm cơ bản, của vấn đề Cảnh Giới và Con Mắt Thứ 3, kỹ thuật Thiền Định.
Vấn đề Cảnh Giới và Con Mắt Thứ 3, có một mối quan hệ hữu cơ.
Có nhiều lý do khiến người ta chấp nhận, lầm lẫn về vấn đề Cảnh Giới, lầm lẫn về vấn đề mở Nhãn, mở Huệ, Con Mắt Thứ 3:
* Có thể do nhiều quý độc giả tu Thiền Định, nhưng bản tánh dễ chịu, dễ tánh, không quan tâm lắm tới vấn đề kỹ thuật.
* Mặt khác, lại có thể có rất nhiều quý vị, không có cơ may để tiếp cận với lý thuyết, kỹ thuật … của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy hoặc trường phái Patanjali …
* Hoặc cũng có thể quý vị có cơ hội để tiếp cận với những tài liệu này, nhưng thấy giữa lý thuyết, chủ thuyết … có một khoảng cách quá xa, nên chẳng biết làm sao.
* Có thể nhiều vị Thầy trong trường phái nào đó, đã tập luyện theo quán tính, nhất là sử dụng các tài liệu ngụy tạo như Đại Thừa Khởi Tín Luận, Kinh Kim Cang … như Kim Chỉ Nam, sách gối đầu giường … Đây là trường phái của một vị Đại sư người Trung Quốc 100%, ngài Huệ Năng nổi tiếng mà ai cũng biết. Chính vì cách tập luyện bị trộn lẫn phần nào Thiền Định của Phật giáo, có Định có Quán, nhưng ở phần cuối, thì lại Ngụy Tạo là ngài Sakya Muni nói: "phải Niệm hồng danh của ngài A Di Đà". Rõ ràng đây là một nghịch lý, phi lịch sử … Trong Kinh Nguyên Thủy và qua các lần kiết tập … chúng ta chẳng thấy bóng dáng của ngài A Di Đà đâu cả. Do đó, việc gán ghép Ngài Sakya Muni có trước A Di Đà cả ngàn năm, mà lại giới thiệu nhân vật A Di Đà để mọi người tụng niệm, lúc chết về cõi Tây Phương Cực Lạc. Đây là một sự chắp nối những sự kiện "Đầu Ngô, mình Sở" một cách vụng về và ngây thơ.
Chính vì tình trạng này đã làm cho những người tu hành tưởng là mình đã đạt được những lớp Thiền Định nào đó. Có một nghịch lý rằng sự thật thì chính bản thân người đang tu tập, cũng chẳng biết chút gì lý thuyết cũng như thực tế về các lớp Thiền Định, nhưng lại cho rằng mình đang chứng đắc! Mặt khác, họ cũng không thể ngờ việc mở được con mắt thứ 3 (công cụ để tiếp nhận thế giới khách quan, của các Cảnh Giới) là vô cùng khắc nghiệt. Vì sự hiểu lầm này nên người ta cứ tưởng là nhìn thấy các video clip, đồng nghĩa với việc mở Con Mắt Thứ 3.
Sau đây em xin trình bày vài khái niệm tối thiểu và ngắn gọn, hy vọng để có ai thấy mình mở được con mắt thứ 3, có thể so sánh và đối chiếu.
Đầu tiên em xin mô tả vấn đề Cảnh Giới. Nhiều người cho là Cảnh Giới có một vị trí địa lý (giống như cõi Cực Lạc thì ở Tây Phương). Xin thưa đây là một khái niệm hoàn toàn sai lầm!
Em xin nói sơ lược về khái niệm Thực Thể, theo quan điểm của trường phái Hữu Ngã. Cách trình bày này là theo tinh thần của Phật Giáo Nguyên Thủy, gọi là Đệ Nhất Nghĩa Đế. Một Thực Thể gồm có:
- Một cái Tôi.
- Cấu tạo Tâm.
- Cấu tạo Sắc (có thể không có sắc).
- Lượng Nghiệp (có thể không có Nghiệp, chỉ là Tâm Duy Tác).
Em xin lỗi không thể giải thích quá chi tiết, vì những từ ngữ trên mang tính chất chuyên ngành của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy. Những yếu tố kể trên khi tương tác với nhau (nói theo từ ngữ toán học là tổ hợp với nhau), nếu đánh giá ở góc cạnh hữu nhân hay vô nhân, những Tâm Vương câu hữu với các Tâm Sở, thì sẽ tạo thành một con số khổng lồ mà chúng ta không thể ước lượng được.
Từ đó suy ra có vô lượng chủng loại Thực Thể. Họ kết hợp với nhau vì Định Luật Tương Ưng và tạo thành một Cảnh Giới. Nói một cách khác ...
Cảnh Giới là trạng thái tinh thần của một Thực Thể bất kỳ.
(Đây có thể là một câu định nghĩa tương đối dễ hiểu nhất, thực tế nhất).
Cuộc sống thế gian chúng ta cũng vậy. Những người yêu thích một bộ môn nào đó lập ra những câu lạc bộ như CLB xe địa hình, CLB một chủng loại nhãn xe hơi nào đó, CLB máy bay mô hình … thậm chí là CLB triệu phú đô la …
Em xin tiếp tục đề cập tới vấn đề "Thấy Biết".
Vấn đề "Thấy Biết", hay công cụ để tiếp cận thế giới khách quan, đặc biệt là vấn đề mà người ta hay nói tới, hay là người ta tự cho rằng mình đã mở được Con Mắt Thứ 3, là một vấn đề phức tạp hơn người ta tưởng rất nhiều. Hoàn toàn không phải nhìn thấy một video clip mà coi như mở được Con Mắt Thứ 3.
Em xin minh họa vấn đề này, để mọi người có thể dễ hiểu.
Các Thực Thể ở các Cảnh Giới, thậm chí là các Thực Thể ở cùng Cảnh Giới, có những công cụ rất khác nhau, để tiếp nhận thế giới khách quan. Em lấy một trường hợp đơn giản, dễ hiểu nhất, là cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc.
Ở Cảnh Giới này, các giác quan mà con người bình thường chúng ta thường có, theo tài liệu Vi Diệu Pháp và cũng căn cứ vào thực tế tu Thiền Định, thì không còn chỗ để dùng, do đó chúng không hiện hữu. Quý vị hãy vui lòng xem lại, một cách kỹ lưỡng tài liệu Vi Diệu Pháp, thì Tịnh Sắc, là các giác quan, cụ thể là con mắt, không có chỗ sử dụng. Do đó, việc hiện hữu của con mắt không cần thiết. Ở Cảnh Giới này, người ta nhìn bằng tư tưởng, tri giác được hình ảnh (image), và hình ảnh này mang tính chất chữ viết tượng hình (Hieroglyph). Em xin thưa rằng có thể đây là một bí mật không ai ngờ và trong nhiều ngàn năm nhân loại đã không biết tới.
Nếu hiểu như vậy, thì việc mở Nhãn nhìn thấy video clip, là trạng thái thành hình "của việc thay thế" (formations de substitution). Ở Cảnh Giới khác, ta lấy thí dụ Cảnh Vô Sắc, vì không có Sắc, công cụ tiếp cận là tinh thần, là tư tưởng. Người thế gian thường nói, tôi linh cảm thấy thế này, tôi linh cảm thấy thế kia. Việc linh cảm đôi khi đúng, đôi khi sai.
Vấn đề Con Mắt Thứ 3 dù rất phức tạp như vậy cũng chưa dừng ở đây. Khi có được công cụ để tiếp cận mà không bị Ma Nhập, phải bảo là may mắn lắm rồi. Nhưng hiểu được những tín hiệu (Signal), em xin nhấn mạnh là những tín hiệu, lại là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Đời sống thế gian của con người, gọi vấn đề này là "Luận Lý Hình Thức". Ngay cả bộ môn này em thiết nghĩ, nhiều quý vị vì bận rộn cuộc sống, chưa có dịp để quan tâm.
Luận Lý Hình Thức là một bộ môn không phải dễ học và dễ hiểu, bằng cớ là nó chỉ được giảng dạy ở các trường đại học. Ở các Cảnh Giới khác (chúng ta đừng quên là có vô lượng Cảnh Giới) lại có những loại Luận Lý Hình Thức hoàn toàn khác nhau. Chính vì lý do này, làm cho người ta ngộ nhận về Con Mắt Thứ 3, tưởng là mình có Con Mắt Thứ 3 thực sự … Em thiết nghĩ, qua phần trình bày này, tuy sơ lược, nhưng cũng nói lên một phần nào, những khái niệm cơ bản nhất của vấn đề Con Mắt Thứ 3. Ít nhất, cũng làm cho ai đó, phải cẩn trọng trong việc "Thấy Biết" cái mà gọi là Con Mắt Thứ 3. Mặt khác, những người tu Thiền Định đã đến lúc, dù trong tiếc nuối, cũng phải nói lời chia tay, vĩnh biệt với hiện tượng video clip tràn lan trên các trang web. Không còn những tác nhân, những nạn nhân thảm hại của các video clip.
Em xin chân thành cám ơn quý độc giả Hổ nước tương và nhiều quý độc giả khác, đã nhiệt tình đóng góp trong bài viết này. Đây là một cơ hội giao lưu, chia sẻ những cảm nghĩ, mà mọi người đều có quyền nói lên những ý nghĩ của mình, một cách bình đẳng. Vâng, một vị Tổng Thống đã từng nói "Con người ta sanh ra là bình đẳng".
Em hy vọng mọi người đồng ý với quan điểm này, để mãi mãi chúng ta là những người bạn, cùng hướng về việc cải thiện chính mình, làm khô cạn những Phiền Não, cuối cùng đạt được trạng thái An Tịnh.
Em xin kính chào toàn thể quý độc giả của trang blog CTR.
1 comments:
Chào TTT & mọi người,
Đọc câu chuyện của TTT làm em nhớ đến Nội của mình. Nhà em là Công Giáo chính tông nên Nội em không niệm Phật mà đọc kinh "Kính Mừng", cho đến giờ em vẫn không quên hình ảnh Nội tay cầm Chuỗi tràng hạt đen, miệng thì lâm râm bài kinh Kính Mừng.
Nhớ lại thì Nội liên tục lần chuỗi hạt và lâm râm bài kinh này cũng y như thói quen của những Cụ bà ăn trầu vậy. Mọi lúc từ đi đứng nằm ngồi, Nội sẵn sàng can thiệp vào chuyện của cả gia đình, con cháu rồi sau đó lại tiếp tục đọc kinh và cứ thế cho đến cuối đời.
Sau này khi trưởng thành em có nghe một vài vị Linh Mục bảo: "Nhờ đọc kinh và lần hạt Mân Côi ..." mà nhiều Cụ đã nên Thánh. Lúc này em chưa tìm hiểu gì về Đạo giáo nên cũng chỉ nghe và biết vậy. Giờ thì em nắm rõ là ngay các vị đã phát biểu câu này cũng chẳng hiểu là mình nói gì và họ cũng chẳng hiểu cơ chế nào để chỉ đọc kinh kiểu ăn trầu này mà lại nên Thánh. Và "Thánh" mà họ đề cập lại mang ý nghĩa gì?
Câu chuyện chia sẻ của Sáng Chúa Nhật. Chúc TTT & mọi người một ngày an lành!
Thân mến
Đăng nhận xét