Cách tu PG Nguyên Thủy
S ắ c (Rupa) & y ế u t ố Đ ấ t (Pavithi) q u a c á c c ả n h g i ớ i . . .
BỐI CẢNH
Có lẽ thời gian đã khá lâu, tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp mới có dịp tổ chức buổi họp báo. Miền Nam đang vào cao điểm của mùa mưa, nhưng rất may mấy hôm nay trời lại nắng, do đó việc đi lại của cử tọa có phần thuận lợi. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, Tam Tiểu Thư chọn một phòng họp của một khách sạn ở tại Sài Gòn.
Tam Tiểu Thư vẫn với phong thái, nhanh nhẹn khỏe mạnh, lịch sự, nghiêm trang, với nụ cười vốn có đôn hậu. Cô chắp tay trên trán chào cử tọa.
Tam Tiểu Thư:
Xin trân trọng kính chào toàn thể quý cử tọa. Em vô cùng biết ơn và xúc động khi được nhiều quý cử tọa quan tâm comments, đóng góp nhiệt tình với những ý kiến trái chiều. Đây đúng là sân chơi mà chúng ta hằng mong ước; một sân chơi của những người bình dân, dân giã … Mọi người bình đẳng nên ai cũng có thể là thầy và ai cũng có thể là học trò. Trên tiêu chí này, chúng ta đạt được tinh thần sự thật được phơi bày, sự thật không che đậy ... Em nghĩ chính nơi đây, nhờ trao đổi qua lại, mà chúng ta giải quyết được những thắc mắc từ lâu ấp ủ trong lòng không biết hỏi ai.
Em xin phép đúc kết những comments của quý cử tọa. Chắc chắn việc này sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong được quý cử tọa vui lòng chỉ bảo, đóng góp ý kiến, để chúng ta cùng hoàn thiện. Không biết việc tự hoàn thiện (Se Perfectionner) có phải là định nghĩa của từ ngữ mà thế gian gọi là Tu hay không.
- Có lẽ hầu hết các quý vị đều ít nhiều bỡ ngỡ về việc các trường phái của Việt Nam (và nhiều nước khác nữa ở Đông Nam Á) thực hành các trường phái Tu của Trung Quốc, nhưng ngộ nhận đó là Phật Giáo của Ấn Độ. Một cách tổng quát (như một quý độc giả nào có đề cập tới), thì có 3 trường phái: Tịnh Độ, Thiền Tông, Mật Tông. Phải nói rằng hầu hết các trường phái này, 100% là của Trung Quốc, không liên quan gì tới Phật Giáo Ấn Độ. Những tài liệu gọi là Kinh (có nghĩa là lời Phật nói) mà họ sử dụng đều là những kinh ngụy tạo, hàng nhái, hàng giả mạo.
Chúng ta có thể đan cử ra vô số tài liệu được viết sau thời gian của ngài Tuệ Viễn, mà lại dẫn chứng đó là lời nói của Sakya Muni. Một quý cử tọa đã nói một cách bình dân là "Râu ông nọ cắm cằm bà kia". Nói một cách khác thì đó là "Đầu Ngô, mình Sở". Chỉ cần có chút ít kiến thức về lịch sử và không cần tài liệu quá phức tạp, ai cũng có thể search trên trang web những thông tin này chỉ cần vài cái clicks.
Đứng trước tình thế Thiền Định có cả một Thiên Đường hàng nhái, thì với người tiêu dùng hàng nhái Thiền Định là Địa Ngục. Ngày hôm nay trên hành tinh chúng ta có trên 7 tỉ người. Theo thống kê thì Công Giáo có số lượng đông nhất, sau đó là Hồi Giáo, Phật Giáo và các Tôn Giáo khác … Xem ra số người theo Tôn Giáo đông vô số kể … Vậy mà chẳng có một cơ quan, tổ chức nào của chính phủ hay phi chính phủ … đứng ra hướng dẫn, cho các thông tin, tập huấn … Một thị trường thực sự là tự do. Nói theo kiểu Triết Học thì nó tự do đến mức độ hủy diệt tự do. Thị trường này đã được kinh tế hóa, chính trị hóa … và hoàn toàn bỏ ngỏ. Nạn nhân chính là các tín đồ của các trường phái. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Phân tâm có nhiều cách để giải thích. Có phân tâm gia thì quan niệm bản chất con người là tín ngưỡng. Người khác theo lý thuyết về Linh Hồn thì cho là con người ban sơ trong lịch sử, không phân biệt được Chủ Thể và Đối Tượng. Do đó họ đều gán cho hiện tượng tự nhiên trạng thái nhân cách hóa. Tiến lên một bước nữa, chủ thuyết thờ Vật Tổ thì cho là Thần Thánh là sự giải thoát của các ẩn ức, hệ quả của các tranh chấp nội tâm.
Nói cho cùng, từ khoảng 35 tuổi trở lên (theo quan điểm của các phân tâm gia), người ta có tâm lý nghiêng về vấn đề Tôn Giáo. Khổ nỗi, như phần trên đã nói, có người theo đuổi như một hobby, nhưng cũng có người theo đuổi với tính cách chuyên nghiệp. Nhất là đến ngày hôm nay, khi xem những trang blog của CTR, chúng ta lại phát hiện ra rằng các trường phái Phật Giáo ở tại Việt Nam, đại đa số là hàng nhái của Trung Quốc. Do đó tâm lý chúng ta phân vân chẳng biết đi đường nào.
Kính thưa quý cử tọa.
Ý kiến của quý cử tọa khá nhiều, nhưng ở đây em chỉ nêu ra hai ý kiến mà em nghĩ có lẽ đã phản ảnh tâm trạng của đại đa số quý cử tọa.
Sau đây em xin phép đóng góp ý kiến với từng quý cử tọa.
Trước nhất, em xin đóng góp ý kiến với quý cử tọa Minh Quang ngày 4/9/2013 về "Cái Đảnh là cái gì?". Theo em phỏng đoán, trong Mật Giáo có một từ ngữ gọi là "Quán Đảnh". Đó là một hình thức công nhận ai đó vào dòng Pháp của mình. Người Thầy bắt Ấn để tay trên đỉnh đầu của mình (Quán Đảnh). Từ ngữ này có một ý nghĩa rất là mơ hồ.
Tam Tiểu Thư:
Sau đây, em xin trình bày đóng góp của quý cử tọa Minh Quang @ Lá thư độc giả 6: THỰC CHỨNG CÕI TỊNH ĐỘ
Quý cử tọa Minh Quang cho là vị Hổ nước tương có sự lầm lẫn, của hai cách tu Tịnh Độ. Rất mong quý cử tọa xem nguyên bản ý kiến, vì lý do quá dài nên không tiện trích dẫn lại.
Ý kiến của em về vấn đề này như sau:
Mới nhìn thoáng qua, thì chúng ta thấy, thao tác kỹ thuật, rất giống với Chánh Định, mà quý vị ai cũng biết "Giới, Định, Huệ".
- Điều kiện kèm theo trong đó giới luật phải đi đầu.
- Tập trung vào một điểm ngang tầm nhìn.
- Cho đến khi quán được Phật A Di Đà.
- Nhìn vào Đảnh của Phật A Di Đà, tác ý hỏi công việc cần thiết.
Thưa quý cử tọa Minh Quang,
Nếu mang tiến trình này so sánh với tiến trình của tu Thiền Định Phật Giáo Nguyên Thủy, thì có một sự khác biệt khá xa.
Em xin đưa ra những bằng chứng để chứng minh về sự khác biệt của tiến trình cũng như của thao tác kỹ thuật. Thêm vào đó còn có một việc vô cùng khó khăn: Đó là tiến trình đi qua những giai đoạn Sắc Giới.
.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
Đây là tiến trình của người
tu Phật Giáo Nguyên Thủy:
Trì giới: là điều kiện tiên quyết của Chánh Định.
Tập trung vào điểm duy nhất. Tôi quan sát các Thiền Chi:
Tầm: Tôi chú Tâm vào một vật duy nhất ở đằng trước mặt.
Tứ: Tôi cố gắng duy trì, trau chuốt đối tượng, không để mất đối tượng đang chú tâm.
Nhất tâm: Tâm tôi đứng im không giao động, Vi Diệu Pháp gọi là Tốc Hành Tâm.
Hỷ: là mừng, tôi mừng rỡ vì Tâm nó đứng im, tôi mừng rỡ vì hiện tượng này đã xảy ra.
Lạc: là sự vui sướng, khoái lạc, hệ quả của trạng thái Nhất Tâm.
Trên đây là việc Tôi ý thức được các tiến trình, Tôi biết được cấu tạo Tâm của tôi. Chúng ta làm gì khi đạt được Nhất Tâm? Trong trạng thái Nhất Tâm, có phải Tôi chỉ duy trì Lạc thú là hệ quả của Nhất Tâm để hưởng thụ? Trong trạng thái Nhất Tâm (xin nhấn mạnh là thực sự Nhất Tâm, thực sự là Sơ Thiền Hữu Sắc), chúng ta Quán Tưởng một trong mười Phiền Não cơ bản của các Chúng Sinh. Phiền Não đầu tiên là Chấp Ngã (cho là tôi có một cái Tôi, Thường hằng, Vĩnh cửu).
Quán Tưởng như thế nào?
Tôi phải làm công việc sau đây:
Tôi phải nhìn thấy cái Tôi có tính chất Vô Thường, lúc trẻ, lúc già, lúc sống, lúc chết.
Như vậy sẽ phá đi ý nghĩ cái Tôi là Thường hằng, là Vĩnh cửu.
Tôi lại tiếp tục suy nghĩ ...
hay gọi là Quán Tưởng, cái Tôi không có tính cách riêng tư, nó cấu tạo bởi mấy chục
Sắc Pháp, hoặc nói theo hóa học ngày hôm nay, là trên 110 nguyên tố hóa học ...
Do đó:
Tôi không có một cái Tôi riêng tư. Vì tư tưởng lầm lẫn công nhận cái Tôi,
mong muốn cái Tôi Thường Hằng, Vĩnh Cửu … làm cho tôi Phiền Não.
Vấn đề chưa chấm dứt ở đây. Nếu việc làm Quán Tưởng thành công, thì ta đạt được một Quả Vị. Như thế vẫn chưa đủ, chúng ta còn phải ý thức Quả Vị mà chúng ta đạt được … Đây là những tiến trình, mà một người tu Thiền Định của trường phái Nguyên Thủy chân chánh phải đi qua.
.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
Kính thưa quý cử tọa Minh Quang.
Ở đây em trình bày một tiến trình Thiền Định diễn ra theo chiều hướng lạc quan và tích cực. Chắc cử tọa cũng biết, trên thực tế điều này không dễ dầu gì có thể hiểu được và thực hiện được. Minh chứng rõ ràng nhất là quý cử tọa không tìm thấy tài liệu nào mô tả những điều em vừa trình bày ở trên … Tất nhiên chúng ta còn phải tính tới hệ quả tiêu cực, bi quan … không phải cứ tập là đạt được.
Một vấn đề thứ hai mà chúng ta phải quan tâm là kiến thức hay sự hiểu biết về Sắc.
Cùng là Sắc, nhưng chúng ta làm sao phân biệt được Sắc của 3 Cảnh Giới:
- Cảnh Dục Giới / Định Dục Giới / Thiền Hữu Sắc.
Chính vì không hiểu rõ vấn đề này, hay nói đúng hơn, là do thiếu sót kiến thức về vấn đề này, nên người tu Thiền Định tưởng là mình mở Nhãn, mở Đệ Tam Nhãn, gặp Phật, gặp Bồ Tát. Em xin đoan chắc rằng, một khi ai đó, dù chỉ mới hiểu rõ một phần nào về khái niệm Sắc của tài liệu Vi Diệu Pháp, cũng sẽ trở nên cẩn trọng hơn khi tuyên bố một cái gì đó. Trung thực mà nói, khi đã hiểu rõ vấn đề, thì người ta không bao giờ còn có ý nghĩ mình đã gặp Phật, Bồ Tát hoặc Thần Thánh, vì việc này mâu thuẫn từ bản chất. Thêm vào đó việc mở Nhãn nhìn thấy các video clip sẽ trở thành dĩ vãng của tình cảm lãng mạn.
Nhân đây em xin phép được tiếp thị đề mục:
Sắc (rupa), em mạnh dạn quảng cáo rằng đây là một trong những đề mục mang những họa tiết rực rỡ nhất, những đường cong thẩm mỹ nhất, của tác phẩm Vi Diệu Pháp.
Sắc (rupa), nôm na có nghĩa là vật chất, nhưng vật chất ở đây không khô khan như chúng ta thường nghĩ. Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp, thì vật chất có tới mấy chục yếu tố (người ta thường cho là có khoảng 28 yếu tố), nhưng đây chỉ là một số lượng tượng trưng. Việc truy cập từng chi tiết mong quý vị tự tìm hiểu trong tài liệu Vi Diệu Pháp.
Ở đây em chỉ nêu lên một vài yếu tố nổi bật, cấu tạo nên Sắc Pháp. Những yếu tố này, bề ngoài có vẻ giống nhau, nhưng Sắc Pháp hay vật chất ở các Cảnh Giới, lại vô cùng khác nhau. Để em thử trình bày một yếu tố đầu tiên đã cấu tạo nên Sắc Pháp hay là vật chất, tuy mang cùng một tên, nhưng lại khác nhau ở các Cảnh Giới; đó là yếu tố:
Đất (Pathavi): (Em xin lỗi quý cử tọa trước vì những điều trình bày sau đây làm cho người đọc rất là mệt óc). Vật chất bình thường theo vật lý thì phải có một thể tích nào đó, khối lượng, trọng lượng, nhiệt lượng, màu sắc tức là sóng điện từ ở trạng thái: Đặc, lỏng, hơi, plasma … Và tất nhiên là nó phải tuân theo Định luật Tương tác hấp dẫn.
- Ở Cảnh Dục Giới chúng ta đang sống: Vi Diệu Pháp cũng có định nghĩa khá tương tự khi mô tả về vật chất.
- Nhưng khi đến cảnh Định Dục Giới: thì Sắc đã biến đổi. Nó có một thể tích nào đó chiếm trong không gian, có thể có màu sắc nào đó, nhưng lại không có khối lượng và trọng lượng. Mặt khác, yếu tố Bản Tánh Sắc (thí dụ: Âm Dương, Nam Nữ), đã giảm thiểu. Chính vì lý do đó, các Thực Thể ở Cảnh Giới này không thể quan hệ Nam Nữ bằng vật chất. Một số giác quan không còn hiện hữu, thí dụ như xúc giác, khứu giác … Lý do này lại càng khiến cho chúng ta hiểu thêm là các Thực Thể là Nam hoặc Nữ, chỉ cần nhìn nhau, nói chuyện với nhau là có thể thụ thai. Còn rất nhiều các chi tiết khác nữa mà không thể kể hết được.
- Tiến lên cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc: thì vật chất chỉ là Trung Tính. Không có Nam, không có Nữ. Việc tri giác chỉ bằng Tư Tưởng, Sắc (rupa) tồn tại ở dạng Hình Ảnh. Vậy cái gì đã nuôi Hình Ảnh này để nó có thể tồn tại? đó chính là yếu tố Lạc của Định Tâm. Nói một cách khác, Sắc của Cảnh Thiền Hữu Sắc, càng ngày càng trở nên đơn điệu. Nó tiến tới giai đoạn hoàn toàn triệt tiêu. Khi người tu Thiền Định bước qua Thiền Vô Sắc.
Rất mong quý cử tọa phân biệt được điều này: Chỉ với một từ ngữ Sắc, vật chất ở 3 Cảnh Giới vừa nói xong, phải bảo là hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác mà khi có dịp chúng ta sẽ xét đến.
Với phần trình bày nói trên, chúng ta sẽ thấy rằng việc tu Thiền Định để tiến lên một Cảnh Giới nào đó, có lẽ phức tạp hơn người ta tưởng rất nhiều. Có quá nhiều điều để học, để làm. Có lẽ người ta không rảnh rang để "Dẫn Kênh" với Vị Phật dễ tánh A Di Đà, tuyệt phẩm của ngài đại sư Trung Quốc, Tuệ Viễn.
Em sẽ lần lượt đóng góp với nhiều quý cử tọa khác trong những lần tới.
Tam Tiểu Thư chắp tay lên trán chào tạm biệt quý cử tọa.
5 comments:
qua hay . cam on Tam Tieu Thu
Tam Tiểu Thư thân mến,
Tam tiểu Thư có nhiều cuộc trao đổi bên lề. Bữa nay cho em hỏi một câu cũng ...bên lề.
Bài viết này quá là hay, xuất thần. Em đọc đi đọc lại từng câu từng chữ và có cảm giác bài viết này phải tới từ một cảnh giới khác. Bài viết phân tích về pháp môn rất thấu đáo và trí tuệ. Người ta đồn rằng Tổng Quản là A La Hán. Tam Tiểu Thư giới thiệu mình là phát ngôn viên của Tiêu Cục Xuyên Vân kiếm pháp; vậy nên em muốn hỏi Tổng Quản có phải là A La Hán hay không? Em thực sự rất tò mò về nhân vật Tổng Quản.
Em mong nhận được câu trả lời có tính chất "sự thật không che đậy" của Tam Tiểu Thư.
Cám ơn TTT rất nhiều
Kính
Mưa Thu
Thưa Tam Tiểu Thư! cùng cả nhà ...
Như bài " Nibbana " @ cuộc họp báo 15 và rất nhiều những bài khác ...
Đây là một trong những bài được gạn, chắt, tinh lọc những tinh hoa của kinh nghiệm, mà nhất định phải là của Thực Chứng mà hnt nghĩ rằng mình cần rất nhiều thời gian để thẩm thấu, để lắng cái tinh túy của bài vào trong tiềm thức cho nó trở thành như là một phản xạ tự nhiên trong quá trình tu tập. Thú thật hnt không dám khen vì e rằng lời nói vụng về sẽ làm giảm đi tính tuyệt hảo của bài viết.
Cũng như tất cả các bài viết. Tổng Quản luôn nhấn mạnh yếu tố tiên khởi là "Nhập Định", "An Chỉ Tâm" hoặc "làm cho cái Tâm đứng im" v.v... Tất cả các thành quả sau đó nếu có đều phải qua tiến trình này.
Đây là những ý niệm vô cùng trừu tượng, nó đòi hỏi hành giả phải có công phu sâu dày và ít nhiều kinh nghiệm thì mới có thể hiểu nổi? Nên xin Tam Tiểu Thư và Ông Tổng Quản với chiếc áo vải sờn vai, trình bày thêm chi tiết về sự khác biệt diễn tiến của:
1. Lộ trình luồng Tâm Thức (Javana) khi Nhập Định và ...
2. Lộ trình luồng Tâm Thức (Javana) khi Quán đạo Quả, đạo Tâm. (Tứ Thánh).
3. Lộ trình luồng Tâm Thức (Javana) khi Tu Thiền Tưởng (chứng Niết Bàn).
Nếu có được hình vẽ minh họa chắc sẽ dễ hiểu hơn nữa?
Nhân tiện xin Tam Tiểu Thư giải thích thêm ... Làm thế nào để một hành giả nhận biết được qui trình mình đã Quán Tưởng thành công và đạt Đạo Quả? Đạo Tâm hoặc Niết Bàn?
Cảm ơn Tam Tiểu Thư
Vấn đề chính là coi vi diệu pháp là kim chỉ nam, như vậy là nếu không dựa vào vi diệu pháp thì tất cả luận cứ đều không có đứng vửng, trở lại khi họ gặp hình ảnh Phật Adida thì hình ảnh đó cũng là trung tính đối với người chứng thấy lúc đó, lời nói thì cũng qua tư tưỡng mà phát ra tức là trong ý nghĩ của ngưới thấy,cho nên cũng giống như TTT nói s8ác lúc này là vậy.
https://saglamproxy.com
metin2 proxy
proxy satın al
knight online proxy
mobil proxy satın al
686NR1
Đăng nhận xét