Pages

Cuộc họp báo 19 Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp




         
          Tốc Hành Tâm (Javana) &
              sự khác biệt khi:  N H Ậ P  Đ Ị N H  T H I Ề N  Q U Á N  *  T H I Ề N  T Ư Ở N G


BỐI CẢNH
Địa điểm được chọn để họp báo lần này là quán cà phê Apocalypse ở Thảo Điền Quận 2, TPHCM. Quán có khoảng không xanh ngát phóng khoáng, lãng mạn và yên bình. Những chú chim sẻ chuyền cành ríu rít hót trong nắng sớm, tiếng gió rì rào qua kẽ lá. Buổi sáng êm đềm.

Với dáng vẻ nhất quán, khỏe mạnh lanh lẹ, Tam Tiểu Thư bước nhanh trên các bậc thang. Với thái độ nghiêm trang và kính cẩn, cô chắp tay trước trán chào các cử tọa. Vẫn với ánh mắt hiền hòa, nụ cười đôn hậu vốn có …

- Tam Tiểu Thư:
Em xin kính chào toàn thể quý cử tọa. Thật là vô cùng biết ơn và xúc động khi được quý cử tọa đông đảo tham dự nhiệt tình qua những bài comments. Đây chính là nguồn cảm hứng và động lực, thúc dục em phải cố gắng hơn nữa trong công việc của mình. Do khả năng của em còn hạn chế, nên rất mong được quý cử tọa chỉ bảo những sai sót. Em xin đan cử trường hợp điển hình: Quý cử tọa Ì Ạch không những đã nhiệt tình đóng góp mà còn chỉ ra những sai sót, thậm chí còn chỉ bảo cả cách khắc phục. Cảm động nhất là ngoài tình cảm nhiệt tình và xây dựng, còn động viên em bằng những lời nói như "ráng cố gắng nhiều nha".

Hôm nay em xin giới thiệu những quý cử tọa đã đưa ý kiến đóng góp như: Mưa Thu ngày 9/9, Hổ nước tương ngày 10/9, Tu Phong Son ngày 13/9, Ì Ạch ngày 12/9, Nặc Danh ngày 7/9 … và nhiều quý cử tọa khác.

Bắt đầu buổi họp báo, em xin đăng tải ý kiến của Mưa Thu ngày 9/9.

- Mưa thu: @ Cuộc họp báo 18: Cách tu PG Nguyên Thủy

Tam Tiểu Thư thân mến,

Tam tiểu Thư có nhiều cuộc trao đổi bên lề. Bữa nay cho em hỏi một câu cũng ... bên lề.

Bài viết này quá là hay, xuất thần. Em đọc đi đọc lại từng câu từng chữ và có cảm giác bài viết này phải tới từ một cảnh giới khác. Bài viết phân tích về pháp môn rất thấu đáo và trí tuệ. Người ta đồn rằng Tổng Quản là A La Hán. Tam Tiểu Thư giới thiệu mình là phát ngôn viên của Tiêu Cục Xuyên Vân kiếm pháp; vậy nên em muốn hỏi Tổng Quản có phải là A La Hán hay không? Em thực sự rất tò mò về nhân vật Tổng Quản. 

Em mong nhận được câu trả lời có tính chất "sự thật không che đậy" của Tam Tiểu Thư. Cám ơn TTT rất nhiều.

Kính

 
- Tam Tiểu Thư:
Kính thưa quý cử tọa Mưa Thu.

Đúng như quý cử tọa nhận xét, bản thân em chỉ là chiếc gạch nối không hơn, không kém. Bài viết mà được quý cử tọa có hảo cảm đó, chính là tài liệu lấy ra từ cuốn Tạp Thư. Em xin thưa lại, cuốn Tạp Thư chỉ là một cuốn sách, không có bìa, không có tác giả, được mua ở chợ trời. Em chỉ biết đầu đề cuốn sách là Tạp Thư, có nghĩa là ở trong đó viết đủ thứ: từ nấu ăn, sửa điện, thiết kế đường ống nước, cập nhật về thuế VAT, thuế cầu đường, trước bạ xe … Tóm lại cái gì cũng có.

Kính thưa quí cử tọa, như lời thưa của nhóm CTR, tất cả những bài viết chỉ là sản phẩm của hư cấu, lãng mạn của trí tưởng tượng. Do đó, tất cả các nhân vật, các sự kiện, tất cả là… chỉ là giả tưởng thôi. Bản thân em cũng chỉ là hư ảo. Tất cả những bài viết không được một cơ quan hữu trách nào xét duyệt, do đó không có giá trị ở bất cứ lãnh vực nào … Họa chăng, chỉ có giá trị giải trí.

Tuy nhiên khi quý cử tọa đặt ra vấn đề "Sự thật không che đậy" (mà CTR coi như là khẩu hiệu của mình), thì quả thật làm cho em cũng khá bối rối, không lẽ mình lại mâu thuẫn với mình! Con người thì ai cũng phải có một chút lương tâm lành mạnh, thế nên em không biết phải trả lời làm sao, để cho lưỡng toàn. Em xin mượn lời hai bài thơ mà em nghĩ ai cũng biết, nếu em có nhớ lầm lẫn rất mong được quý cử tọa tha lỗi.

Tôn Phu Nhân Qui Thục

     Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
,
     Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông,
     Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc,
     Về Hán trau tria mảnh má hồng,
     Son phấn thà cam dày gió bụi,
     Đá vàng chi để thẹn non sông,
     Ai về nhắn với Châu Công Cẩn,
     Thà mất lòng anh được bụng chồng.
                                   (Tôn Thọ Tường)

Bài họa:


     Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng,
     Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông,
     Ngút tỏa đồi Ngô ùn sắc trắng,
     Duyên về đất Thục đượm màu hồng,
     Hai vai tơ tóc bền trời đất,
     Một gánh cương thường nặng núi sông,
     Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết,
     Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng,
                                   (Phan Văn Trị)

Kính thưa quý cử tọa Mưa Thu, theo ý quý cử tọa thì em nên theo phương án nào?

- Hổ nước tương: @ Cuộc họp báo 18: Cách tu PG Nguyên Thủy

Đây là những ý niệm vô cùng trừu tượng, nó đòi hỏi hành giả phải có công phu sâu dày và ít nhiều kinh nghiệm thì mới có thể hiểu nổi? Nên xin Tam Tiểu Thư và Ông Tổng Quản với chiếc áo vải sờn vai, trình bày thêm chi tiết về sự khác biệt diễn tiến của:
     1. Lộ trình luồng Tâm Thức (Javana) khi Nhập Định và ...
     2. Lộ trình luồng Tâm Thức (Javana) khi Quán đạo Quả, đạo Tâm. (Tứ Thánh).
     3. Lộ trình luồng Tâm Thức (Javana) khi Tu Thiền Tưởng (chứng Niết Bàn).
Nếu có được hình vẽ minh họa chắc sẽ dễ hiểu hơn nữa?
 

- Tam Tiểu Thư:
Kính thưa quý cử tọa Hổ nước tương.

Hân hạnh được quý cử tọa nhắc đến đề tài "Nibbana" (Niết bàn). Em xin đóng góp chút ít ý kiến, mà em đọc được trong cuốn Tạp Thư.

Nếu quý cử tọa đồng ý với em rằng, những gì mà người ta đã mặc định quy ước, theo mô hình của Phật Giáo Nguyên Thủy, Niết Bàn thực sự chỉ là một trạng thái tinh thần, một quan điểm chủ quan về hạnh phúc của một cá nhân nào đó. Nó xuất phát từ trạng thái tâm lý chủ quan (em vẫn còn nhớ tới lời khuyên của cử tọa Ì Ạch, nhưng em không biết làm sao để trình bày đơn giản hơn, em mong quí cử tọa Ì ạch tha lỗi).

Nếu căn cứ trên quan điểm mặc định này, thì dường như có lẽ có nhiều trạng thái Niết Bàn tùy theo quan điểm chủ quan của từng Thực Thể. Thậm chí ở cảnh Dục Giới, một Cảnh Giới mà tính chất âm dương, nam nữ … là một hiện tượng khách quan nếu nói trên quan điểm triết học Lão Tử. Dường như Phật Giáo cũng đề cập tới bằng từ ngữ Bản Tánh Sắc. Khi có đầy đủ những yếu tố hữu duyên (có nghĩa là tạm thời), hữu lậu, đối tượng của dục vọng … thì nếu hai Thực Thể nào đó, một nam, một nữ, tạo được trạng thái đối lưu thì gọi là tương sinh tương khắc (nói theo kiểu Lão Tử). Còn theo ngôn từ thế gian thì gọi đó là sự đăng quang của tình yêu … Cho dù mang tính chất hữu duyên, có nghĩa là tạm thời, nhưng những người yêu nhau thực sự, họ đã tìm được Niết Bàn … dù chỉ trong giây lát.

Kính thưa quý độc giả Hổ nước tương.

Em xin cám ơn quý cử tọa đã cho phép em có cơ hội để trình bày về lộ trình Luồng Tâm Thức. Trong sự hạn hẹp của việc đóng góp ý kiến, em không thể trình bày quá chi tiết về đề tài mà quý cử tọa đã đề cập đến. Em chỉ xin tóm tắt một số tư tưởng cơ bản. Trong tương lai, em hy vọng khi nhóm CTR trình bày về cách tập luyện Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy, thì việc quý cử tọa đề cập đến, sẽ được đề cập chi tiết hơn. Gần đây, em cũng được một số quý cử tọa tin cậy nên có góp ý với em là nên đưa ra một "Giáo trình tập luyện Thiền Định". Thật sự, nhóm CTR đã có ý định này từ lâu, nhưng e ngại là không đảm trách nổi, vì công việc quá to lớn. Thực tế thì trong suốt chiều dài lịch sử vài ngàn năm, em chưa thấy ai làm việc này cả.

Về vấn đề Luồng Tâm Thức, trước nhất em xin nhắc lại rằng quý cử tọa cần phân biệt lộ trình của Luồng Tâm Thức và Tốc Hành Tâm. Quý cử tọa có thể xem lại những bài mà CTR đã có dịp trình bày.


.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
 
     Lộ trình Tâm còn gọi là CITTA VITHI. Đây là một tiến trình gồm có 16 thao tác tư tưởng. 

     Trong khi cái mà quý cử tọa gọi là JAVANA (Tốc Hành Tâm) thì gồm có 7 diễn tiến.

     Theo quan điểm của Phật Giáo Nguyên Thủy, 

     thì chúng ta có khả năng tri giác hai loại Đối Tượng, đó là:

     * Đối Tượng ở thế giới khách quan (là một đối tượng vật chất bất kì).
     * Đối Tượng chủ quan (đối tượng xuất hiện trong tâm lý chúng ta).

     Khi chọn một Đối Tượng: hoặc Tinh Thần hoặc Vật Chất, 
     nếu mức độ chú ý vào đối tượng đủ mạnh, thì chúng ta sẽ Nhập Định

Khi Tâm đứng im ở những giai đoạn của Tốc Hành Tâm, người ta gọi đó là Định hay Nhất Tâm. Từ ngữ chuyên ngành thì gọi cách tập luyện này là Tu Định hoặc Tu Chỉ; nghĩa là làm cho Tâm đứng lại. Trạng thái Tâm đứng im gọi là Nhập Định, Tốc Hành Tâm. 

     Suy nghĩ trong trạng thái này thì gọi là Quán Tưởng (Gồm 2 phần):
     * Quán Sắc: là nghĩ về cái Thân vật chất của mình.
     * Quán Danh: là nghĩ về cái Thân tinh thần của mình. 

Khi suy nghĩ như vậy thì từ từ người ta sẽ tìm ra nguyên nhân gì đã cấu tạo ra đời sống hiện tại. Họ tự thấy đó là do lòng ham muốn (Ái) và muốn nắm giữ trạng thái này (Thủ), do Nghiệp Lực của kiếp trước, do thức ăn đã tạo ra đời sống hiện tại … 

Càng suy tưởng trong lúc Định (chứ không phải suy nghĩ trong cuộc sống bình thường) thì càng "vỡ lẽ" những "Sự Thật", càng ngày những chi tiết càng nổi bật. Cuối cùng phát hiện ra rằng các hiện tượng của đời sống hiện tại, đều mang tính chất: Vô Thường / Vô Ngã / Khổ Não.

Chẳng có hạnh phúc nào là thường hằng vĩnh cửu. Hạnh Phúc Thế Gian chỉ mang tính chất tạm thời, bắt nguồn từ Dục Vọng ... > Cứu Cánh cuối cùng là Khổ Đau.

Trong lúc tu Thiền Định, người tu sử dụng khả năng Định Tâm để quán xét, suy nghĩ về nhiều hiện tượng khách quan của thế giới tự nhiên. Thí dụ như Quán về 10 Phiền Não cơ bản. Qua quá trình tập luyện, khả năng đạt được một vị trí nào đó thì gọi là Đạo (Maggacittam), và khi biết được vị trí của mình thì gọi là Quả (Phalacitta)


Lộ trình của Javana như sau:

1
.Parikamma  2.Upacara  3.Anuloma  4.Gotrabhu  5.Magga  6+7.Phala
   Chuẩn Bị             Cận Hành        Thuận Thứ       Chuyển Tánh     Đạo               Quả


.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

 Kính thưa quý cử tọa Hổ nước tương

Bài Luồng Tâm Thức có lẽ là một bài viết hay nhất của tài liệu Vi Diệu Pháp và đồng thời cũng là bài khó nhất vì những lý do sau đây:

* Bài này đòi hỏi người đọc phải có những kiến thúc về các loại Tâm, các loại Sắc.

* Mặt khác, cần phải có những kinh nghiệm, thực chứng của người tu Thiền Định ở các lớp Định. Chỉ trong tình trạng này, thì độc giả mới phát hiện ra tính chất huy hoàng, lộng lẫy, rực rỡ của chương Lộ Trình Tâm. Độc giả sẽ phát hiện ra bài lộ trình tâm nói riêng và những bài viết khác của VDP hoặc Tam Pháp Độ Luận … là kết quả kinh nghiệm thực tế của người tu Thiền Định. Nó được viết ra bởi việc kinh qua thực tế người tu Thiền Định. Chỉ có người tu Thiền Định thực sự, thực chứng thì mới có thể hiểu nó nói gì. Em nghĩ là dù tu Thiền Định bao lâu, theo bất cứ ở trường phái nào, mà nếu không Thực Chứng, thì thấy tài liệu này không có giá trị gì cả. Ngược lại, đối với người tu Thiền Định Thực Chứng, dù ở bất cứ trường phái nào, lại thấy nó là một máy định vị dẫn đường, là một tấm bản đồ có định hướng, là chiếc la bàn, là ngôi sao Bắc Đẩu … dành riêng cho chính mình. Kể cả những vị từng dịch tài liệu này, nếu không Thực Chứng, thì cũng chỉ có thể hiểu giá trị của nó bằng lý thuyết.

Đây chỉ là những nhận xét chủ quan, chắc chắn sẽ có nhiều sai sót, rất mong quý cử tọa chỉ bảo.

- Tam Tiểu Thư: Sau đây em xin đăng tải ý kiến của 2 Ì Ạch, em xin phép đóng góp từng phần một để chúng ta dễ theo dõi.

- 2 Ì ẠCH: @ Cuộc họp báo 18: ... theo cái gì đúng!

Sau khi được cô 3T ưu ái mời tui uống cà phê sau cuộc họp báo thứ 13. Ra về, lòng tui tràn đầy cảm kích vì sự nhiệt tình và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của cô 3T.

Kính thưa cô 3T cùng tất cả quý cử toạ! 2 ì ạch tui xin phép được kiến nghị và tham vấn cô 3 về một vài vấn đề đang rất bức xúc trong lòng tui. Thưa cô 3, đã gần 2 tháng rồi tui không có tập tành gì cả, những sự thật mà CTR "phanh phui" về một cõi Tịnh độ 100% Made in China, và chứng minh nó bằng những dẫn chứng từ "chính sử" đã làm tui choáng váng và thực sự là tui HOÀN TOÀN MẤT PHƯƠNG HƯỚNG. Đó là một điều vô cùng tệ hại đối với tui, một kẻ tu hành chưa ra môn ra khoai gì nhưng rất nghiêm túc. Cú sốc này chắc có lẽ không chỉ riêng tui mà còn cho rất nhiều người muốn tin vào hai chữ SỰ THẬT.


- Tam Tiểu Thư:
Kính thưa quý cử tọa 2 Ì Ạch.

Qua phần đóng góp của quý cử tọa, em có cảm nhận là dường như quý cử tọa ít nhiều có thái độ bi quan, đưa đến trạng thái “HOÀN TOÀN MẤT PHƯƠNG HƯỚNG” thậm chí là "choáng váng", "tạo ra một trạng thái tệ hại đối với tui
". Quý độc giả còn minh họa như một cú sốc.

Em xin mạn phép đóng góp như sau:

Quý cử tọa thử nghĩ xem, nếu chúng ta cứ tiếp tục lầm lẫn sử dụng hàng nhái suốt cuộc đời của mình, như bao nhiêu thế hệ, trong mười mấy thế kỷ đã trôi qua, thì hệ quả sẽ ra sao? Đối với người đi trước, thì đó là những bàn đã thua một cách tuyệt đối và thuyết phục. Còn quý độc giả và em … thì sẽ có những bàn thua trông thấy, không thể tránh được, tất yếu phải xảy ra. Nhưng một khi quý độc giả cùng em, phát hiện ra hàng Made in China, thì chúng ta có cơ may là ít nhất cũng "huề" và hoàn toàn có nhiều khả năng "thắng". Do đó, em cho là tình hình hôm nay của chúng ta, đáng lạc quan hơn tiền nhân của chúng ta trong quá khứ. Vì vậy chúng ta nên lạc quan và hy vọng, vì tương lai đầy hứa hẹn! Em nói như vậy không biết quý cử tọa nghĩ sao? Chúng ta may mắn hơn cổ nhân rất nhiều, nhờ sự nổ lực của
quý cử tọa cùng em, chúng ta đã tìm ra con đường đi đúng … Em rất mong quý cử tọa nhìn thấy phương hướng để đi, nhận ra rằng tình trạng của mình tốt hơn và tin vào một tương lai tốt đẹp.

- 2 Ì ẠCH: @ Cuộc họp báo 18: ... theo cái gì đúng!
 
Cá nhân tui cho rằng, những SỰ THẬT mà CTR đưa ra đã là quá đủ, không cần phải bàn luận gì thêm nữa (cá nhân tui thôi nghen cô 3) và đã đến lúc CTR nên đưa ra một "Chương trình luyện tập Thiền Định" hoàn chỉnh để hướng dẫn những người hữu duyên cách Thiền Định một cách bài bản có hệ thống, nhằm giúp cho những người bình dân mà bày đặt tu Phật như tui được tu – tập theo đúng cách, đúng cái ĐẠO của ông Thích Ca (Ấn Độ), để còn mong đến một kiếp nào đó đến được bến bờ GIÁC NGỘ. Chớ còn tu theo cái kiểu ông Thích Ca (Trung Quốc) e rằng đích đến của tụi tui sẽ là … quán karaoke và GIÁC cái gì sao thấy NGỘ quá dzậy ta. Những bài viết của CTR trên blog tuy là đã khá rõ ràng, nhưng nó mang tính riêng rẽ từng chủ đề, chứ chưa mang tính hệ thống riêng biệt về phương pháp Thiền định từ 1, 2, 3, 4 …và có nhiều bài viết vì phải dẫn chứng, chứng minh bằng khoa học nên dùng nhiều từ Ănglê quá, khiến cho bọn bình dân học dzụ như tui khó mà hiểu nổi (nếu có thể, sau này nếu phải dùng từ Ănglê, tui kiến nghị CTR cố gắng thuyết minh ra tiếng Việt mình sao cho sát ý nhất có thể, để tụi tui … ráng cố gắng hiểu nha).

- Tam Tiểu Thư:
Kính thưa quý cử tọa 2 Ì Ạch.

Em được biết nhóm CTR, đã từ lâu có tham vọng, là trình bày 3 vấn đề, mà dường như thuở xưa ngài Sakya Muni từng triển khai trên thực tế: 


          Lý thuyết kỹ thuật tu Thiền Định.
          Lý thuyết kỹ thuật mở Con Mắt Thứ 3.
          Xuất cái Tôi ra đi trước khi Thần Chết đến.

Nếu quý cử tọa có dịp xem lại tiểu sử của một số vị, được mô tả như là Giáo Chủ của các trường phái, thì dường như họ có một cái chết bình thường như tất cả mọi người. Nôm na mà nói, dường như họ bất lực trước thần chết. Họ đau bệnh, sốt cao, thậm chí có vị không có nấm mồ để chôn. Ở đây em muốn nói tới một vấn đề, là dường như các vị ấy đã không có một cách nào để giải quyết vấn đề cái chết khác hơn so với con người bình thường. Em cho là, có lẽ các vị nói trên thiếu khả năng kỹ thuật về 3 vấn đề mà chúng ta nêu ra ở trên, cho nên (theo như Huyền sử hay Lịch sử), họ phải chấp nhận cái chết như mọi người bình thường. Trên tinh thần dè dặt của khoa học, rất có thể họ có những kỹ năng khác mà chúng ta chưa rõ. Tuy nhiên trong 3 kỹ năng nói trên, thì ít nhất chúng ta có thể tìm thấy kỹ năng thứ nhất trong những bộ luận của trường phái nguyên thủy.

Kính thưa quý cử tọa 2 Ì Ạch.

CTR tự nhận ra rằng viết
"Chương Trình luyện tập Thiền Định" là một công việc quá to lớn, vì từ xưa đến nay nhân loại chưa từng làm. Công việc này có thể kéo dài đến chết, có nghĩa là phải trải qua nhiều thập kỷ, bởi lẽ ít nhất có hai công tác phải làm song song: 

Khảo cứu các tài liệu, sưu tầm thông tin, phân tích, tổng hợp.
Sau khi có những giả thuyết, lý thuyết, phát biểu, công thức … cần phải đưa vào thử nghiệm trên thực tế để kiểm định tính cất hiệu quả.

Vì lý do nói trên, có lẽ chỉ có một con đường duy nhất là con đường thực nghiệm, sẽ là cái thước đo thực tế đáng tin cậy nhất. Rất mong được quý cử tọa thực sự chia sẻ công việc thử nghiệm bằng thiền định qua từng phần của bài viết. Em không thể hình dung hết những thách thức mà nhóm CTR sẽ phải trải qua, mặc dù việc này đã từng triển khai qua nhiều thập kỷ. Cũng như quý độc giả, CTR cũng phải lo về đời sống của chính bản thân mình, nên sẽ là thách thức khi muốn khảo cứu từng chi tiết, từng vấn đề. Do đó việc đưa ra, cụ thể là "Chương trình luyện tập Thiền Định
" hay nói đúng hơn là một giáo trình Thiền định là một tham vọng, nhưng dẫu sao CTR cũng hy vọng sẽ biến thành thực tế.


 - 2 Ì ẠCH: @ Cuộc họp báo 18: ... theo cái gì đúng!

Những bài viết của CTR trên blog tuy là đã khá rõ ràng, nhưng nó mang tính riêng rẽ từng chủ đề, chứ chưa mang tính hệ thống riêng biệt về phương pháp Thiền định từ 1, 2, 3, 4 … và có nhiều bài viết vì phải dẫn chứng, chứng minh bằng khoa học nên dùng nhiều từ Ănglê quá, khiến cho bọn bình dân học dzụ như tui khó mà hiểu nổi (nếu có thể, sau này nếu phải dùng từ Ănglê, tui kiến nghị CTR cố gắng thuyết minh ra tiếng Việt mình sao cho sát ý nhất có thể, để tụi tui … ráng cố gắng hiểu nha).

- Tam Tiểu Thư:
Kính thưa quý cử tọa 2 Ì Ạch.

Điều nhắc nhở của quý cử tọa 2 Ì Ạch thật vô cùng là quý giá. Sở dĩ bài viết của CTR có nhiều tiếng nước ngoài mà không dịch ra tiếng Việt Nam, vì em e ngại là khi dịch ra tiếng Việt Nam, có những quý độc giả sẽ nghi ngờ là, bản dịch tiếng Việt, cách dịch tiếng Việt, cách sử dụng từ ngữ, có ý đồ làm sai lệch nguyên bản, có thể là mang tính chất ác ý. Kể từ nay, qua đóng góp đầy xây dựng và thiện chí của quý cử tọa, em sẽ cố gắng ít sử dụng từ ngữ nước ngoài. Nếu có sử dụng sẽ mạnh dạn dịch ra tiếng Việt Nam, trong khả năng hiểu biết khiêm tốn của mình. Về vấn đề trình bày, em sẽ cố gắng bằng cách nào đó để thuyết minh, trình bày nặng tính thực dụng theo kiểu văn hóa người Mỹ. Cuối cùng em xin cảm ơn quý cử tọa đã có thiện cảm với nhóm CTR, nên đã chỉ bảo một cách nhiệt tình đầy tính chất xây dựng.

Tam Tiểu Thư chắp hai tay trước trán, nghiêm chỉnh chào tạm biệt cử tọa vẫn với thái độ vui vẻ nhiệt tình, khiêm tốn và nụ cười đôn hậu vốn có …



0 comments:

Đăng nhận xét