Pages

Cuộc họp báo (18) Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm pháp (tiếp theo)






        ... theo cái gì đúng!
                              .n g à i  H u ệ  N ă n g  c h a  đ ẻ  T h i ề n  T ô n g  T r u n g  Q u ố c  . . .


- Tam Tiểu Thư:

Kính thưa quý cử tọa, em xin hân hạnh giới thiệu toàn bộ ý kiến của
quý cử tọa Cận Định.

- Cận định: @ Lá thư từ độc giả 6: THỰC CHỨNG CÕI TỊNH ĐỘ
 

Chào cả nhà,
Cận định trước đây chưa bao giờ tu theo niệm Phật quán chấm đỏ của HSTD mà chỉ niệm Phật thôi. Nhân thấy các bạn bàn luận về cách tu niệm Phật, cận định xin phép có vài thắc mắc mong được chỉ giáo:


1. Nếu quán chấm đỏ mà ra được đề mục, thì nó có tương đương với trạng thái nhập định không?
2. Nếu nó tương đương nhập định, thì khi mình chuyển qua các đề mục khó hơn hoặc quán Di Đà, thì các mức độ thiền định được phân chia ra sao? thí dụ quán ra A Di Đà thì tương ứng với sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền hay cao hơn nữa?
3. Mức độ cao nhất của bậc thiền định là phi tưởng phi phi tưởng. Theo CTR thì ở bậc thiền này vẫn còn những tư tưởng vi tế chứ không phải là không có tư tưởng nữa. Nếu nhìn thấy linh ảnh A Di Đà rồi mình tác ý hỏi quá khứ vị lai gì đó, thì làm thế nào để phân biệt đó là ý của A Di Đà hay chính là ý của mình? nói cách khác là việc "dẫn kênh" bị nhiễu?
4. Làm sao để biết mình đang tiến đúng hướng hay mình đang bị nhập do chuyện mong cầu thần thông này?

Từ ngày vô blog này, cận định "ngộ" ra rằng chuyện chọn pháp môn tu cực kỳ quan trọng, vì nó là con đường. Nếu đã đi lạc thì càng đi nhanh càng xa rời đích đến. Cận định có tìm hiểu trang web HSTD (theo lời hướng dẫn của các thánh tăng: đọc cho kỹ, làm cho kỹ gì đó) nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy thông tin mà mình muốn biết. Trang web HSTD thực ra rất là khác biệt, độc đáo hơn và hay hơn các trang web phật pháp khác vì HSTD có dạy người ta thực hành và có phương pháp tu tập cụ thể, chứ không chỉ là sao kinh chép kệ. Cận định nghĩ trang web HSTD sẽ còn hay hơn nữa nếu để cho những ai muốn tu tập có thể trao đổi thẳng thắn, thày Tibu chịu khó giải đáp những thắc mắc (cho dù nó trái với quan điểm của mình), chứ đừng kêu người ta cứ "tu đi rồi sẽ biết". Trang CTR blog thì dường như làm ngược lại nên giúp người ta "biết rồi mới tu". Cận định chẳng theo phe ai mà theo cái gì ĐÚNG.

Kính


- Tam Tiểu Thư:

Kính thưa quý cử tọa, em thiết nghĩ, ý kiến của
quý cử tọa Cận Định về vấn đề tu hành theo trường phái Phật giáo nào đó, có thể là tâm trạng của rất nhiều quý cử tọa.

Muốn có một cái nhìn về Phật Giáo mang tính chất tổng quát cao, có khái niệm phần nào về những biến thể của Thiền Định Phật Giáo khi nhập cư vào Trung Quốc nói riêng, sau đó phát tán ở một số quốc gia Đông Nam Á, chúng ta cần đi ngược dòng lịch sử. Thật vậy, bất cứ người nào theo tu Thiền Định ở tại Việt Nam, cũng cảm thấy bối rối khi nghe các vị Thầy hướng dẫn "tiếp thị" trường phái của mình mới đúng là trường phái chính thống của Phật Giáo, trường phái Đại Thừa, trường phái Tối Thượng Thừa … Còn rất nhiều ngôn từ hoa mỹ, hoành tráng để mô tả về các trường phái tu Thiền. Muốn hiểu được thực hư của những "tiếp thị" này, chúng ta chỉ cần đi ngược dòng lịch sử.

Bộ môn triết học thường mô tả giai đoạn lịch sử thời điểm ra đời của Sakya Muni, Khổng Tử, Lão Tử là thời gian trăm hoa đua nở. Không cần phải ghi nhớ quá chi tiết, vì chúng ta không phải là sử gia, nhưng với cách mô tả này thì ai cũng có thể nhớ là 3 vị nói trên đều có thể coi là cùng một thời kỳ lịch sử.

Người ta cho rằng ngài Huệ Năng là cha đẻ ra Thiền Tông của Trung Quốc (638 - 713). Các tài liệu thường mô tả ngài như sau: "Cao Tăng đời Đường, người sáng lập thực tế Thiền Tông Phật Giáo Trung Quốc". Tài liệu khác cho biết khi Huệ Năng nghe thuyết giảng về tài liệu kinh Kim Cang, thì Ngài "ngộ" được chân lý. Chính ngài là tác giả của bộ Pháp Bảo Đàn Kinh với tông chỉ "Tự Tính là Phật" (tự tính thị Phật, tự tính chân không). Ngài chủ trương "Trực Chỉ Chân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật". Chính ngài là tác giả của pháp môn Đốn Ngộ, sau này biến thể thành các hệ phái với số lượng nhiều không thể kể hết.

Việt Nam là một trong những quốc gia tu Thiền Định theo Phật Giáo Trung Quốc của ngài Huệ Năng. Chúng ta phải nhìn ra một sự thật: Ngày hôm nay có rất nhiều cơ sở Tôn Giáo to lớn ở tại VN, được gọi là Thiền Viện chính là nơi tu Thiền Tông của Trung Quốc. Nói một cách dân giã, chính xác đó là Thiền Định 100% made in China. Không những người VN, người nước ngoài mà cả trường phái Công Giáo cũng đến đây để học tập. Họ không ngờ đây không phải là Thiền Tông của Sakya Muni, mà nó là Thiền Tông của cao tăng Huệ Năng Trung Quốc.

Trường phái này có giống với Thiền Định của Sakya Muni không? Câu trả lời nó là rất khác biệt. Nó khác hẳn từ người sáng lập đến lý thuyết, thực hành.

Em xin nêu ra một vài tiêu chí để quý cử tọa tham khảo.

Dường như Sakya Muni, người thành lập ra trường phái Phật Giáo Ấn Độ, đánh giá rất cao về sự hiểu biết của con người. Ai đó chỉ cần vào một tiệm ăn chay bình dân đều có thể thấy những khẩu hiệu sau đây: 


"Tài sản lớn nhất trong đời, là sự hiểu biết và sức khỏe"
"Thiếu sót lớn nhất trong đời, là thiếu hiểu biết"

Người ta thường mô tả ngài Sakya Muini là: Trí, Bi, Dũng (theo tôn giáo chữ Trí được hiểu là, sự minh triết). Một tài liệu khác thì cho là: 

"Sống với người thiếu hiểu biết, cũng như sống với kẻ thù" (em nhớ hình như câu này là của tài liệu Pháp Cú). Ai cũng biết một lãnh đạo Việt Nam từng nói "coi sự ngu dốt là một thứ giặc". Khi Việt Nam còn dưới sự đô hộ của người Pháp, người Pháp có một điều luật khá tức cười, đó là hình phạt về tội "Ngu" … Từ tôn giáo cho đến thế gian, dường như sự thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết … không được người ta đón chào.

Theo lịch sử, thì ngài Huệ Năng hình như có một kiến thức, có một nền học vấn, cực kỳ giới hạn. Phải chăng vì sự giới hạn của kiến thức, đã nảy sinh ra tư tưởng không tưởng là "trực chỉ Chân Tâm, kiến tánh thành Phật" … Ngược lại, Phật Giáo Nguyên Thủy thì cho là người muốn tu tập phải cần có những thời gian rất dài. Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp, kể cả khi đã diệt được một vài Phiền Não nào đó, thì ở cấp độ này, còn phải tu thêm 7 kiếp nữa. Chỉ mới phần trình bày này, quý vị đã thấy sự khác biệt quá sâu sắc giữa Thiền Tông của Cao Tăng Huệ Năng người Trung Quốc và Ngài Sakya Muni người Ấn Độ. 

Cái khó khăn cho một ai đó muốn tầm sư học đạo, là khi đến một cơ sở Tôn Giáo nào đó, họ bị choáng ngợp bởi vẻ hoành tráng của cơ sở Tôn Giáo đó. Ở Chánh Điện của những nơi này có thờ phụng ngài Sakya Muni. Họ đâu có ngờ rằng vỏ ngoài là Sakya Muni, nhưng ruột lại là Cao Tăng Trung Quốc Huệ Năng. Nếu có hỏi thăm những vị Thầy hướng dẫn về việc tu Thiền Định, thì chính những vị này cũng không biết là họ đang tu Thiền Định của Trung Quốc. 


Trường phái Thiền Tông của Trung Quốc thường dựa vào cơ sở của hai tài liệu kể sau:

* Đại Thừa Khởi Tín Luận * Kinh Kim Cang.

CTR cũng đã đôi lần đề cập đến hai tài liệu này. Thực sự hai tài liệu này có trước thời gian ngài Huệ Năng và đều là Kinh Ngụy Tạo. Tác giả Kinh Kim Cang (có lẽ nhiều quý vị cũng biết), là những người Hàn Quốc … Do đó nói về mặt lý thuyết, thì trường phái Thiền Tông Trung Quốc, chẳng liên quan gì tới Thiền Định của Sakya Muni.

Nói chung, những tài liệu này đầu tiên đưa ra một Bản Thể Luận na ná giống với Phật Giáo. Cách tu tập cũng nói tới Thiền Định, Chỉ, Quán. Nhưng ở những phần sau của tài liệu thì chúng ta thấy nhân vật A Di Đà xuất hiện. Bất cứ ai có một tri thức luận lành mạnh, đều có thể phát hiện ra màu sắc của Trung Quốc trong đó. Phật Giáo Trung Quốc được pha trộn với hai trường phái địa phương, đó là Lão Giáo và Khổng Giáo.

Kính thưa quý cử tọa Cận Định,

Phần trên em có mô tả một bức tranh tổng thể về Thiền Định của trường phái Thiền Tông Trung Quốc và Thiền Tông Trung Quốc ở tại Việt Nam. Một khi có kiến thức này, thì chúng ta không lấy làm ngạc nhiên, là tại sao có nhiều trường phái tu Thiền Định ở tại Việt Nam, bề ngoài là Phật Giáo, nhưng sự thật là Thiền Tông Trung Quốc.

Để mang tính khách quan, em xin mô tả một trường phái khác; đó là Trường phái Vô Vi ở Việt Nam. Trường phái này thực sự là một sự pha trộn của Thiền Tông Trung Quốc và Lão Giáo của Lão Tử. Do đó, tên trường phái được đặt là Vô Vi (theo từ ngữ của đạo Lão mà ra) Người thuyết minh về lý thuyết cho trường phái này, là một cô gái có bằng Cử Nhân về Triết Học. Do đó, lý thuyết được trình bày khá cặn kẽ và tinh vi, logic … Em xin lỗi những môn đồ của trường phái này, ở đây em chỉ nói lên sự thật không che đậy.

Một khi hiểu được những vấn đề nêu trên, thì quí cử tọa Cận Định, có thể tự giải đáp bốn vấn đề mà quí cử tọa đưa ra, không có gì là khó khăn cả. Mặt khác, chúng ta dễ thống nhất với nhau. Sau đây, em xin đóng góp ý kiến với từng đề mục, mà quí cử tọa đưa ra.

- Cận định:

1. Nếu quán chấm đỏ mà ra được đề mục, thì nó có tương đương với trạng thái nhập định không?

- Tam Tiểu Thư:
Kính thưa quý cử tọa Cận Định.

Việc Chú Tâm vào một đối tượng nào đó, không nhất thiết là một chấm đỏ, là một kỹ thuật phổ thông của nhiều trường phái. Nó nhằm mục đích làm tâm lý con người tạm thời đứng im. Lý thuyết này thì có rất nhiều người biết (trong đó có em cũng như quý cử tọa). Nhưng thực tế, mình có làm cho tâm lý của mình đứng im được hay không, lại là một chuyện khác. Do đó, bộ môn Vi Diệu Pháp, mô tả chi tiết như sau: 


* Chú tâm vào một vật duy nhất, tìm kiếm Đối Tượng là một vật duy nhất, gọi là Tầm. * Cố giữ gìn Đối Tượng này (một vật duy nhất) để không làm mất đi Đối Tượng này, gọi là Tứ.
 

Nếu thực sự đạt được trạng thái này, tùy theo cường độ, tùy từng cá nhân, thì có hy vọng tâm lý sẽ đứng im, người ta gọi là Nhất Tâm. Ở các phòng thí nghiệm thì người ta cho là, diễn tiến này đòi hỏi thời gian, từ 20 phút đến 2 giờ.

Nhập Định cụ thể là có từ ngữ "Định", và "Định" có nghĩa là trạng thái Tâm đứng im, còn gọi là Nhất Tâm, và thao tác kỹ thuật về cấu tạo Tâm phải đi qua: Tầm, Tứ. Do đó, với câu hỏi: Quán chấm đỏ mà ra được đề mục, thì có tương đương với trạng thái Nhập Định hay không, thì câu trả lời của em như sau: Việc này cũng có thể tương đương, cũng có thể không tương đương. Trên nguyên tắc thì đây là kỹ thuật: "Chú Tâm vào một vật duy nhất". Vấn đề đặt ra là, chúng ta có thực sự thực hiện được các thao tác kỹ thuật là: Tầm, Tứ, Nhất Tâm hay không. Nói tóm lại, đây là một thao tác kỹ thuật của hầu hết các trường phái Thiền Định, Thôi Miên, Yoga … nhằm làm cho Tâm đứng im.

- Cận định:

2. Nếu nó tương đương nhập định, thì khi mình chuyển qua các đề mục khó hơn hoặc quán Di Đà, thì các mức độ thiền định được phân chia ra sao? thí dụ quán ra A Di Đà thì tương ứng với sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền hay cao hơn nữa?

- Tam Tiểu Thư:
Nếu chúng ta sử dụng đề mục là vị Phật A Di Đà (như mọi đề mục bình thường khác), là một phương tiện, là một công cụ, thì cũng chẳng có gì để nói. Nhưng chính đây là khúc quanh, mà các trường phái Phật Giáo Ngụy Tạo hay lợi dụng việc không hiểu biết của các tín đồ, để đưa người ta đến một mục đích mà họ mong muốn.

Em xin tách vấn đề này làm hai phần:

A. Như phần trên đã nói, nếu chúng ta sử dụng vị Phật A Di Đà là một đề mục để quán tưởng, làm cho Tâm đứng im, thì đối tượng này cũng như trăm ngàn đối tượng khác, chỉ là một công cụ trong thao tác kỹ thuật nhằm đạt được Nhất Tâm.

Đỉnh cao của việc sử dụng các Thần Linh: Phật, Bồ Tát, Thần Thánh … chính là các Mạn đà la của trường phái Mật Giáo Tây Tạng. Một tác giả người Pháp (mà chắc nhiều quí cử tọa có biết) là David Neel; người đã sống nhiều năm ở Tây Tạng. Người ta mô tả kiến thức của bà là một thư viện sống về Phật Giáo và bà thực sự có tu Mật Giáo Tây Tạng. Bà từng đưa ra một nhận xét, rất đáng cho người ta quan tâm: "Nhiều tu sĩ Tây Tạng không có tư chất thông minh, nhưng tu hành có những thành công", họ có đạt được một trình độ nào đó, họ sống một mình, trong các cái Cốc, cái Thất … Họ bằng lòng hưởng thành quả của Thiền Định của mình là việc sống với các Dakini ! Kính thưa quý cử tọa.

Mạn đà la của Tây Tạng chính là đỉnh cao của dạng Quán Tưởng kiểu Phật A di Đà. Nhưng nó cao hơn việc Quán Tưởng này, vì đây là một kịch bản nhiều tình tiết khá phức tạp. Một người tập luyện phải nhớ, hay đúng hơn là phải chú Tâm vào kịch bản sau đây:

* Vị Chủ Chân Ngôn * Chân Ngôn * Ấn Chú * Công Năng

 
Như phần trên đã trình bày, kịch bản này có nhiều màn kịch, mà người tập luyện phải chú ý vào nhiều vấn đề một lúc. Việc chú Tâm vào quá nhiều vấn đề phức tạp (4 yếu tố kể trên) trong nhiều màn kịch, làm cho tâm trí của người tập luyện bị quá tải. Vô hình chung, họ mất đi ý thức … Họ Nhập Định một cách cơ học chứ không phải do họ muốn. Đó là cách giải thích có thể coi là hợp lý. Nó lý giải tại sao các tu sĩ Tây Tạng nhập định được nhưng không có tư chất thông minh.

Nói một cách khác, việc "Chú Tâm vào vật duy nhất" đã được kịch bản hóa một cách thông minh và khéo léo. Nó đã làm cho con người Định Tâm một cách tự động, không đòi hỏi một tư chất thông minh.

B. Những trường phái Phật Giáo Trung Quốc nói chung (bao gồm tại Việt Nam), nói rằng phải tin vào một vị Phật tên là A Di Đà (họ còn củng cố niềm tin bằng cách bảo đó là lời Phật nói), coi vị Phật Di Đà như là một mục đích tối hậu, rồi từ đây bảo các tín đồ, phải cầu xin van vái, dâng lễ vật, cho các đối tượng là: Phật, Pháp, Tăng…Chính ở giai đoạn này, Phật giáo Trung Quốc nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng, trong đó có Việt Nam, tách ra khỏi Phật giáo nguyên thủy… Điều này chúng ta tìm thấy, được minh thị rõ ràng, ở phần cuối cùng của tài liệu Đại Thừa Khởi Tín Luận. Ở đoạn cuối của tài liệu này, một vị Mã Minh Bồ Tát nào đó, làm cho Sakya Muni phải tái sinh, để nói những điều Mã Minh Bồ Tát muốn.

Quý cử tọa Cận Định!

Em hy vọng với phần trình bày vừa rồi, thì việc quán A Di Đà, nếu được coi như một đối tượng Hữu Sắc, chứ không phải với tư cách một vị Phật, thì có thể đưa người tu Thiền Định đến cảnh Tứ Thiền Hữu Sắc.

- Cận định:
 
3. Mức độ cao nhất của bậc thiền định là phi tưởng phi phi tưởng. Theo CTR thì ở bậc thiền này vẫn còn những tư tưởng vi tế chứ không phải là không có tư tưởng nữa. Nếu nhìn thấy linh ảnh A Di Đà rồi mình tác ý hỏi quá khứ vị lai gì đó, thì làm thế nào để phân biệt đó là ý của A Di Đà hay chính là ý của mình? nói cách khác là việc "dẫn kênh" bị nhiễu?

- Tam Tiểu Thư:

Kính thưa quý cử tọa Cận Định, em là người phát ngôn của nhóm CTR, tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp. Cá nhân tiêu cục XVKP cũng như nhóm CTR, chỉ làm công việc là tìm hiểu, khảo cứu, đúc kết … với hy vọng làm một chiếc gạch nối, thuyết minh được một phần nào, minh họa được một phần nào của tư tưởng Phật Giáo Nguyên Thủy. Em xin thưa, những điều em trình bày chưa chắc đã là đúng; mà chỉ hy vọng nó gần với tư tưởng của ngài Sakya Muni nhất, mà em có thể làm được. Em rất mong sau này quý cử tọa, cùng như toàn thể quý cử tọa, hiểu cho, em chỉ là chiếc gạch nối, chứ chẳng có môn pháp môn riêng tư nào cả.

Căn cứ vào những tài liệu Vi Diệu Pháp, thì
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, là Cảnh Giới Thiền Định Vô Sắc cao nhất. Ở Cảnh Giới này, các yếu tố Sắc, dù là những Sắc vi tế nhất, đã hoàn toàn triệt tiêu, không còn hiện hữu. Cụ thể là, người tu Thiền Định sau những nổ lực không ngừng nghỉ, không mệt mỏi, đã bỏ lại sau lưng mình cảnh giới thô thiển Tứ Thiền Hữu Sắc. Ở cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, tư tưởng gần như không còn nữa, thì vấn đề mà quý cử tọa đặt ra, hoàn toàn không thể thực hiện được.

Vì không còn dấu vết nào của Sắc Tướng, thì làm sao nhìn thấy linh ảnh A Di Đà?

Việc nhìn thấy linh ảnh là mâu thuẫn. Em xin nhắc lại Cảnh Giới này không có Sắc, mà lại có mắt là Sắc, rồi lại nhìn thấy Sắc … thì phải bảo thực sự là tức cười !

Em xin lỗi đã dùng từ ngữ quá thô thiển. Điều này cực kỳ phi lý. Mặt khác, kể cả thực sự có một vị Phật nào đó thì chúng ta cũng không thể nhìn thấy. Lý do là để thành vị Phật, thì họ đã đi qua các Cảnh Giới Hữu Sắc cũng như Vô Sắc. Đặt giả thuyết là họ có thiện chí muốn chúng ta nhìn thấy, thì bản thân họ cũng chẳng có Sắc để cho chúng ta nhìn thấy.

Tiếp đến quí cử tọa có đặt vấn đề "Nếu nhìn thấy linh ảnh A Di Đà, rồi mình tác ý hỏi quá khứ vị lai". Kính thưa quí cử tọa Cận Định, chính quý cử tọa biết, ở Cảnh Giới
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, nói chung ở Cảnh Thiền Vô Sắc, người tu Thiền Định tìm cách thanh lọc, kể cả tư tưởng, các khái niệm, đều muốn vứt bỏ. Nhất là khi ở Cảnh Giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, người tu Thiền Định muốn vứt bỏ một cách tuyệt đối các tư tưởng, kể cả những tư tưởng vi tế nhất, thì làm sao mình làm được các thao tác tư tưởng là "Mình tác ý hỏi quá khứ vị lai gì đó". Thao tác tư tưởng này không thể thực hiện được, vì có tư tưởng đâu mà thực hiện. Lại một lần nữa chúng ta thấy, sự nghịch lý, mâu thuẫn nội tại của vấn đề.

Không biết có quá chủ quan hay không, chứ em e ngại là những người đưa ra vấn đề này, chưa biết mùi vị thực sự của Thiền Định. Do đó họ đã mô tả, thuyết minh những điều mà mình không biết.

Ở Cảnh Giới nào người ta cũng mở Huệ, bình dân gọi là con mắt thứ 3. Đây chỉ là một từ ngữ để mô tả một trạng thái, một công cụ của các Thực Thể ở các Cảnh Giới khác nhau, để tiếp thu thế giới khách quan. Để minh họa vấn đề cho dễ hiểu, em xin mô tả bằng những từ ngữ hết sức là bình dân như sau:

a. Con mắt vật chất của con người, hay các thú vật, nhìn thấy các vật chất mà chúng ta đang thấy (tạm gọi là vật chất đầy đủ các yếu tố). Một điều sau đây mà chúng ta phải quan tâm; đó là để hiểu được những điều đang thấy do con mắt vật chất, chúng ta phải có một hệ thống nhất quán về
Luận Lý Hình Thức. Chính vì không hiểu vấn đề này, do đó sanh ra quá nhiều người mở Nhãn, và nhìn thấy các video clip. Người ta không ngờ rằng, muốn tri giác thế giới khách quan vật chất, chúng ta phải hội đủ hai yếu tố: 

     1. Giác quan vật chất (Chủ Thể) và 
     2. Thế giới vật chất (Đối Tượng)

Giữa Chủ Thể và Đối Tượng có một công cụ gạch nối như một chiếc cầu; đó là Luận Lý Hình Thức. Đây là yếu tố không thể thiếu được.

b. Chỉ tiến lên đến cảnh giới Định Dục Giới thôi, thì cấu tạo Sắc của các Thực Thể và thế giới khách quan đã khác đi rất nhiều. 


Thể trạng: cứng (Solide), khối lượng (mass), trọng lượng (Weight) … là những đặc tính mà có thể tri giác bằng xúc giác, nay không còn nữa. Tính chất Bản Thể Sắc đã thay đổi, vì xúc giác dường như không còn hiện hữu. Do đó việc Thấy Biết sẽ khác với cảnh Dục Giới rất nhiều. Mặt khác, một loại Luận Lý Hình Thức khác, là một công cụ để hiểu được thế giới khách quan, không còn giống như Luận Lý Hình Thức mà chúng ta đang sử dụng ở cảnh Dục Giới nữa.

Em chỉ xin nêu ra hai Cảnh Giới có tính cách tượng trưng, để mong những quý vị nào từng cho rằng mình đã mở Con Mắt Thứ 3, nên thận trọng nghĩ lại về những gì mình đã lỡ biết xưa nay và cho nó là có thật … Sự hiểu biết lầm lẫn này là một thảm họa cho người tu Thiền Định. Nó là chính là mảnh đất màu mỡ cho tình trạng bị Nhập; mà chúng ta gọi một cách lịch sự là dẫn kênh. Tự mình đưa mình đến một cuộc sống Hoang Tưởng.

Còn rất nhiều dạng thấy biết khác, em chưa thể trình bày hết được. Em hy vọng sau này có cơ hội, sẽ trình bày hầu quí cử tọa.

- Cận định:

4. Làm sao để biết mình đang tiến đúng hướng hay mình đang bị nhập do chuyện mong cầu thần thông này?

- Tam Tiểu Thư:

Đây là câu hỏi mà chính bản thân ngài Sakya Muni cũng phải đặt ra. Cuộc đời tu hành của Sakya Muni và những người khác mà chúng ta có thể kể đến như: Patanjali, Lão Tử, Khổng Tử ... là đáp án thực tế nhất. Chính cuộc đời của bản thân những người kể trên là câu trả lời thực tế cho câu hỏi mà quý cử tọa đã đặt ra. Kim chỉ nam gồm có ba điều bất tử:

     * Chân lý bất tử: Vô Thường, Vô Ngã, Khổ Não
. 
     * Con đường bất tử: Bát Chánh Đạo.
     * Công thức tu Thiền Định bất tử: Giới, Định, Huệ.

Em thiết nghĩ ba phát biểu cơ bản này chính là cái thước đo để biết mình có đi đúng đường hay không. Em nghĩ đây là ngôi sao Bắc Đẩu mà quý vị đã nêu ra; đó là theo cái gì ĐÚNG.

Em xin chân thành cảm ơn quý cử tọa Cận Định, cùng toàn thể quý cử tọa. Tam Tiểu Thư chắp tay lên trước trán, kính cẩn chào các cử tọa sau buổi họp báo.





4 comments:

Một bài phân tích rất chi tiết, khâm phục TTT.

Mô phật! 2 ì ạch tui xin kính chào cô 3T, đồng kính chào tất cả quý cử toạ tình thương mến thương!
Vì cuộc mưu sinh, nên 2 ì ạch tui hàng ngày phải lo chạy gạo như chạy…giặc, không có nhiều thời giờ để mà cùng tham dự các cuộc họp đầy thú vị và thiết thực của Tiêu cục Xuyên Vân.
Sau khi được cô 3T ưu ái mời tui uống cà phê sau cuộc họp báo thứ 13. Ra về, lòng tui tràn đầy cảm kích vì sự nhiệt tình và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của cô 3T.
Kính thưa cô 3T cùng tất cả quý cử toạ! 2 ì ạch tui xin phép được kiến nghị và tham vấn cô 3 về một vài vấn đề đang rất bức xúc trong lòng tui. Thưa cô 3, đã gần 2 tháng rồi tui không có tập tành gì cả, những sự thật mà CTR “phanh phui” về một cõi Tịnh độ 100% Made in China, và chứng minh nó bằng những dẫn chứng từ “chính sử” đã làm tui choáng váng và thực sự là tui HOÀN TOÀN MẤT PHƯƠNG HƯỚNG. Đó là một điều vô cùng tệ hại đối với tui, một kẻ tu hành chưa ra môn ra khoai gì nhưng rất nghiêm túc. Cú sốc này chắc có lẽ không chỉ riêng tui mà còn cho rất nhiều người muốn tin vào hai chữ SỰ THẬT.
Cá nhân tui cho rằng, những SỰ THẬT mà CTR đưa ra đã là quá đủ, không cần phải bàn luận gì thêm nữa (cá nhân tui thôi nghen cô 3) và đã đến lúc CTR nên đưa ra một “Chương trình luyện tập Thiền định” hoàn chỉnh để hướng dẫn những người hữu duyên cách Thiền định một cách bài bản có hệ thống, nhằm giúp cho những người bình dân mà bày đặt tu Phật như tui được tu – tập theo đúng cách, đúng cái ĐẠO của ông Thích Ca (Ấn Độ), để còn mong đến một kiếp nào đó đến được bến bờ GIÁC NGỘ. Chớ còn tu theo cái kiểu ông Thích Ca (Trung Quốc) e rằng đích đến của tụi tui sẽ là …quán karaoke và GIÁC cái gì sao thấy NGỘ quá dzậy ta.
Những bài viết của CTR trên blog tuy là đã khá rõ ràng, nhưng nó mang tính riêng rẽ từng chủ đề, chứ chưa mang tính hệ thống riêng biệt về phương pháp Thiền định từ 1, 2, 3, 4….và có nhiều bài viết vì phải dẫn chứng, chứng minh bằng khoa học nên dùng nhiều từ Ănglê quá, khiến cho bọn bình dân học dzụ như tui khó mà hiểu nổi (nếu có thể, sau này nếu phải dùng từ Ănglê, tui kiến nghị CTR cố gắng thuyết minh ra tiếng Việt mình sao cho sát ý nhất có thể, để tụi tui…. ráng cố gắng hiểu nha).
Kính mong CTR sớm hệ thống lại các bài viết, trình bày phương pháp tập luyện một cách hoàn chỉnh từ thấp đến cao, để những kẻ thuộc tầng lớp bình dân như tui dễ hiểu, dễ làm theo. ĐÂY LÀ KIẾN NGHỊ, LÀ MONG MUỐN KHẨN THIẾT NHẤT CỦA 2 Ì ẠCH TUI TẠI THỜI ĐIỂM NÀY.
Tiếp theo tui xin được hỏi một vài vấn đề không có liên quan gì đến Thiền định (nên nếu thấy nó vô nghĩa thì cô 3 cũng không cần phải trả lời, còn tui thì sẽ vui vẻ đi làm mấy ve cho đỡ buồn vậy thôi, chớ hổng có gì to tác đâu).
Thứ nhất cũng là vì chữ HIẾU nên vấn đề này luôn canh cánh trong lòng tui. Thưa cô 3! Đối với người thân mình đã qua đời thì bản thân mình có giúp được gì cho vong linh người chết không? Nếu quy luật về TƯƠNG ƯNG và NHÂN QUẢ chi phối toàn bộ, không có nhân tố nào có thể chen vào được, thì…..thôi (chớ biết làm sao trời). Còn nếu mình có thể giúp gì đó được, thì đó là cách gì?!!!
Tiếp theo, ông bà mình nói “Có an cư thì mới lạc nghiệp”, bởi vì mình là người tu hành nên mở rộng cái (nghề) nghiệp ra một chút là “nghiệp tu”. Vậy cho tui hỏi: cái việc “An cư” có tác động gì đến cái “nghiệp tu” của mình không? Ý tui muốn hỏi về phần vô hình là các vị thổ địa, gia thần…; địa khí, bức xạ (nói nôm na là phong thuỷ)…các yếu tố này là có hiện hữu hay không, có tác động gì đến mình không? Nếu là: KHÔNG, thì….phẻ quá, “mình” chỉ còn lo chiến đấu với “ta” thôi. Nếu là: CÓ, thì mình phải xử sự ra sao cho đúng?!!! Chứ nếu nhà cửa bất an thì đố cha ông nào mà an tâm tu hành cho được.
Cuối cùng 2 ì ạch tui chắp tay lên trán, thân ái kính chào cô 3T, cùng tất cả quý cử toạ tình thương mến thương và xin kết thúc phần tham vấn của mình./.

Những gì đệ muốn nói là y như "2 Ì ẠCH" say ...
Đãnh lể

Kính chào ông Tổng Quản và cô tam tiểu thư cùng các cử tọa !

Tôi là một đọc giả lâu năm của HSTD và mới đây của CTR.
Tôi củng có chút ít hiểu biết về Phật giáo và có đọc ít sách vở thánh hiền tứ tung . Vì đầu óc trì trệ nên hay lang thang vào các trang mạng để học hỏi . Tôi có nhận xét sau đây về HSTD và CTR .Ở đây tôi cảm thấy mạnh dạn để có thể đưa lên những thắc mắc của mình còn bên HSTD thì có lẽ không thể hỏi được tất cả vì sẽ không được trả lời thỏa mãn . Nếu có gì sai quấy xin ông TQ , TTT củng như quí vị cử tọa chỉ dạy và sửa sai. Xin chân thành cảm ơn.

Về HSTD : Thiên về thực hành , minh triết thì quá kém cỏi . Người dẩn đường có vẽ hơi chủ quan về những thực chứng của mình và xem thường những thực chứng của những người minh triết khác . Thí dụ trong bài hỏi đáp về chánh ngữ thầy 2 lúa (Tibu) đả rất láu cá khi cho rằng Krischnamurtie ( Người đã được bầu làm Giáo chủ của Thông thiên học)( một hiệp hội lừng danh của những nhà trí thức thế giới.)..rằng K đả phương tiện hóa cho đọc giả có thể nói dóc với ông ấy, khi ông cho biết rằng ông có thể đọc tư tưởng người khác nhưng không làm vì điều này có thể xâm phạm đời tư người khác . Và Tibu cho rằng ông ta vào tam thiền để cảm nhận và nhìn thấy độ rung màu sắc để xác định đối tượng có nói xạo hay không ?(Điều này thì không ai kiễm chứng được vì có lẽ hiếm ai vào được tam thiền chăng ? ) Quí vị có thể theo dỏi đường link sau đây để rỏ :

http://www.hoasentrenda.com/TapTin/TT1/tt1-41to80/41.htm

Về CTR : Những bài viết của ông TQ và TTT rất minh triết và rốt ráo. Người đọc có thể đứng dừng tại đây vì những thắc mắc được tỏ tường . ví dụ khi phân tích về nguyên nhân Khổ, Lạc xuất hiện bởi những tâm thiện và bất thiện . Điều kiện tiên quyết của thành công trong tu tập thiền định là giử giới. Ở đây quí vị rất quan tâm về mặt nhận thức của con người . Tôi cũng đồng tình quan điểm này vì không có khí cụ này chúng ta dể biến thành những đạo sư hoang tưởng . Về mặt tiêu cực khác thì những luận thuyết này lại quá phức tạp cho giới bình dân trong vấn đề lĩnh hội.

Thưa ông TQ và TTT,

Khi tham khảo 2 trang mạng , tôi thấy bên HSTD khá thành công vì chủ trương thực hành . Nhưng cuối cùng cũng chỉ đạt được thần thông . Vì những minh triết rốt ráo không thấy , có chăng cũng chỉ vớ vẩn . Những bay vô bay ra , liên hoa tạng , chui vào vô ngã v...v không đủ thuyết phục vì nó ..rồi thì cũng y như minh sư thường nói " mèo vẩn hoàn mèo " Anh vẩn là anh muôn thuỡ .

Thưa ông TQ và TTT,

Tôi xin hỏi một điều là cái mà nhà Phật gọi là lậu tận thông có gạch nối gì với ngũ thông ? Và tu sỉ đạt được ngũ thông có còn tham sân si chăng ?

Xin kính chào ông TQ , TTT và quí cử tọa.

Đăng nhận xét