Lá thư tâm sự cùng quý độc giả ...
Hoa nở mùa đông
Sau đây là nguyên văn bài thơ của Hoa nở mùa đông:
- Hoa nở mùa đông: @ Lá thư từ độc giả 5: KHUI HỤI Tiếp ...
Thân tặng Tam Tiểu Thư bài thơ con Cóc ngồi trong góc của em.
Chúc TTT luôn vui vẻ yêu đời.
Bài thơ TỊNH ĐỘ:
Thưa Thầy con rất tin Thầy,
Nhưng Thầy phải nói Di Đà ở đâu.
Để mai con có đi Chầu,
Diêm Vương biết chỗ mà thâu con vào.
Thầy rằng: "Mầy chẳng tin tao",
Mày hỏi tao thế, đường nào thoát thân?
Bây giờ tao cứ phân vân,
Đường đi đúng nhất là nên “bay vào”
Trình độ mày như thế nào?
Có ngon mày cứ "bay vào bay ra"
Chứ đừng thắc mắc tà la,
Di Đà, Tịnh Độ là ta vào rồi,
Trò rằng con nói thế thôi,
Khi nào con ngủm, thầy lôi con về,
A di Đà có lời thề,
Con hạng VIP có bảo kê đàng hoàng,
Có điều Cực Lạc nơi mô?
Cõi Cực Đậu Phộng con hô có liền,
A La Hán nói chắc con điên,
Mau mau tỉnh dậy, tránh phiền thiên thu.
- Tam Tiểu Thư:
Trước nhất, em xin cám ơn quý độc giả Hoa nở mùa đông đã có nhã ý làm một bài thơ, với những lời lẽ nói lên tâm sự của chính bản thân mình. Em thiết nghĩ, đây không phải là tâm sự riêng của một mình quý độc giả Hoa nở mùa đông. Nó có lẽ là tâm sự của hầu hết tín đồ đang tu theo trường phái Tịnh Độ khi biết sự thật là ngài A di Đà, cùng một số vị Phật khác: Địa Tạng Vương Bồ Tát, Di Lạc, Đại Thế Chí … là tác phẩm của đại sư Trung Quốc Tuệ Viễn. Thêm vào đó, mục đích là cõi Cực Lạc mà mọi người hướng tới, cũng là sản phẩm của vị đại sư nói trên. Thật ra thì vị đại sư này hoàn toàn có quyền lập một trường phái riêng của mình, rồi đặt tên là trường phái Tuệ Viễn hoặc trường phái A Di Đà … thì có lẽ cũng chẳng có gì để nói. Nhưng nay, ngài đại sư Tuệ Viễn lại sử dụng nhãn hiệu Phật Giáo của ngài Sakya Muni. Dù vô tình hay hữu ý, cái tên Phật Giáo Tịnh Độ đã làm cho người ta lầm lẫn.
Chuyện chưa dừng ở đó. Có một số vị Phật thậm chí được gọi là Cổ Phật. Tất nhiên ai cũng ngầm hiểu là khi vị Phật nào đó được đặt kèm tĩnh từ "Cổ", là có trước ngài Sakya Muni. Nói ngắn gọn, nếu sắp theo thứ tự thì ngài Sakya Muni, tất nhiên là đàn em của các vị Cổ Phật. Do đó, khi làm tín đồ của các vị Phật có đẳng cấp Giác Ngộ trước cả ngài Sakya Muni, thì đúng nghĩa là Đại Thừa rồi. Không còn gì hay hơn thế. Trên cả tuyệt vời!
Căn cứ vào những tài liệu mà nhóm CTR đã lấy ra từ những trang web, thì những vị Phật kể trên đều là sản phẩm made in China và tác giả người Trung Quốc. Không những người Trung Quốc tham gia viết những tài liệu gọi là kinh Phật, mà cả người Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng viết những tài liệu gọi là kinh Phật. Trường phái Đại Thừa còn có quá nhiều đất trống, thế nên nếu ai đó có ít nhiều cảm hứng, đều có thể sáng tác kinh theo trí tưởng tượng của mình.
Như em đã có dịp trình bày, ngay ở tại Việt Nam, chỉ mới ở một Tỉnh thôi, em đã có cơ hội được xem hai cuốn kinh A Di Đà, của hai người Việt Nam viết ra và họ không đề tên tuổi … Nếu chuyện cứ như thế này, em e ngại là ngoài cuốn kinh A Di Đà của ngài Tuệ Viễn và các cộng sự của ông, sẽ còn nhiều cuốn kinh Di Đà khác. Theo lịch sử, thì chỉ có 3 cuốn Kinh, 1 cuốn Luận, nhưng trên thực tế, có lẽ số lượng lớn hơn rất nhiều. Nếu chỉ mới tính 2 cuốn kinh A Di Đà ở tại Việt Nam, em xin nhấn mạnh, đây chỉ là mới nói có một Tỉnh (những tỉnh khác em không có cơ hội để được biết), tổng cộng là đã có 3 cuốn Kinh A Di Đà.
Quý độc giả Hoa nở mùa đông và các quý vị khác chắc vẫn còn nhớ: Kinh Kim Cang là một tài liệu, được mô tả như cái sườn của trường phái Thiền Tông phổ biến tại: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản … Theo một chuyên gia, có lẽ là đáng tin cậy, cho biết tài liệu này là sản phẩm made in Korea.
Câu hỏi là tại sao lại có chuyện nghịch lý như vậy? Một điều cực kỳ phi lý nhưng nó vẫn hiện hữu khắp nơi, diễn ra ở nhiều quốc gia, hàng ngày đều gặp.
Ở tại Việt Nam, khi hai người bất kỳ tự cho mình là tín đồ của Phật Giáo gặp nhau, nhất là ở các cơ sở Tôn Giáo, họ chào nhau "A Di Đà Phật" một cách phản xạ. Chuyện này chẳng biết bắt đầu từ bao giờ, nhưng có lẽ là đã từ lâu lắm rồi.
Không ai có thể ngờ rằng, tác giả duy nhất, kiến trúc sư duy nhất, nhà thực hành duy nhất, người khai sinh ra Đạo Phật ngày hôm nay, chính là ngài Sakya Muni. Nhóm CTR đã rất nhiều lần, đưa ra rất nhiều luận cứ, bằng chứng (mà rõ ràng là không có ai phản đối) là ngài Sakya Muni, chính là người kiến trúc sư duy nhất của trường phái Phật Giáo. Người ta khẳng định rằng thời Sakya Muni tại thế, không hề có một cộng tác viên nào cả. Cũng căn cứ theo huyền sử, thì không có vị nào là tiền bối, (xét ở góc cạnh Giác Ngộ) trước Sakya Muni.
Như vậy, việc xây dựng nên trường phái Phật Giáo đã có trước ngài Tuệ Viễn và ngài Ai Di Đà khoảng 1000 năm. Suốt trong thời gian vài trăm năm sau khi Sakya Muni nhập Niết Bàn, chúng ta cũng không hề nghe nói tới một vị Phật nào cả.
"Đại Thừa Khởi Tín Luận" là tài liệu căn bản, nền móng của các hệ phái Đại Thừa. Căn cứ vào tài liệu này, thì nó được viết vào 100 năm sau Công Nguyên.
Ít nhất tại các cơ sở Tôn Giáo Phật Giáo ở tại Việt Nam, những người gọi là tín đồ Phật Giáo, chẳng lẽ lại không biết chính Sakya Muni, mới là người khai sinh ra Phật Giáo? Vậy mà ngày hôm nay, họ lại chào nhau bằng câu nói "A Di Đà Phật". Chúng ta không hề thấy ai chào nhau bằng "Sakya Muni Phật". Ngài Đại sư Trung Quốc Tuệ Viễn và vị Phật Ai Di Đà, với một số vị Phật khác nữa … có liên quan gì tới những cơ sở Phật Giáo Sakya Muni đâu?
Em chỉ là một cô gái quê mùa, theo học bổ túc ở một trường văn hóa Tây Nguyên. Nơi em ở là một làng mạc xa xôi hẻo lánh, không tuyến giao thông, không điện, không nước … do đó kiến thức của em cũng giống như vậy. Em hay bắt chước những câu nói bất hủ của người xưa, và đưa ra ý kiến sau đây:
"Cái gì của Sakya Muni, hãy trả lại cho Sakya Muni".
"Cái gì của ngài Đại sư Trung Quốc Tuệ Viễn là Phật A Di Đà,
hãy trả lại cho ngài Đại sư Trung Quốc Tuệ Viễn"
Để em đan cử một sự việc hết sức là dân gian. Với nghề bảo tiêu, em đi qua nhiều Tỉnh, nhiều Huyện. Có một lần em đi qua một Tỉnh là nơi sản xuất ra rau quả rất nổi tiếng ở tại Việt Nam. Tại khu chợ nhỏ, một chị bán hàng đã nói với khách hàng như sau: "Đây là khoai tây thiệt của Đà Lạt"? với một vẻ rất tự tin là khách hàng sẽ mua hàng của mình. Em nghe câu này, cũng như mọi người, tất nhiên phải nghĩ rằng, nếu có loại khoai tây Đà Lạt thiệt, thì chắc chắn phải có khoai tây Đà Lạt nhái. Em có hỏi một cô đồng nghiệp, thì cô cho biết khoai tây Đà Lạt nhái đó là của Trung Quốc. Người ta cũng bôi đất lên, có vẻ như là mới thu hoạch. Đúng là bó tay!
Chắc chắn quý vị còn nhớ, dưới mắt người tiêu dùng trên thế giới, thì Trung Quốc là "Thiên Đường của Hàng Nhái". Thượng vàng hạ cám đều có thể nhái: sữa cho trẻ em, quần áo, đồ chơi …
Sau đây chúng ta sắp sửa đề cập tới những loại hàng nhái, địa ngục cho người tiêu dùng.
Những người làm việc bình thường, nhất là nam giới, thường sử dụng đồng hồ đeo tay. Em xin kể một số đồng hồ, có trị giá 5.000 USD, 10.000 USD hay hơn nữa, được bán tại các siêu thị ở tại Việt Nam:
Vacheron Constantin / Tag heuer / Tourbillon /
Jaeger-lecoultre / Cartier / Breitling / Patek philippe
Những đồng hồ này được bán với giá từ 50 đến 100 USD, nguồn gốc hàng của Trung Quốc.
Chắc ai cũng biết, máy điện thoại di động iphone 4, iphone 5. Khi mới có tại Mỹ, giá trên 1000 đô, ở tại Việt Nam ngày hôm nay cũng phải 8 triệu, 10 triệu. Nhưng với Trung Quốc chỉ thêm một chữ H, tính năng không khác gì hàng thiệt, có giá là 2.399.000đ.
Em xin kể tiếp một sản phẩm nữa là xe hơi. Người ta thường gọi đó là căn nhà của mình nối dài, là tài sản lớn thứ hai sau căn nhà mình ở. Phải bảo thị trường xe hơi là thảm họa về hàng nhái của Trung Quốc,
Em xin kể một vài thương hiệu nổi bật trên thế giới:
- Chiếc xe bán tải Ford F-150 là biểu tượng của tinh thần người Mỹ với tính chất thực dụng và hiệu quả. Ở tại thung lũng Silicon nổi tiếng mà ai cũng biết, chẳng chở cái gì mà người ta cũng sử dụng xe bán tải này. Hãng Jac của Trung Quốc, đưa ra phiên bản 4R3 giống hệt xe Ford F-150. Hãng Geely Ge nhái mặt hàng Rolls Royce giá chỉ có vài chục ngàn thay vì gần 300 ngàn đô la.
Hãng Beijing Auto nhái chiếc Jeep Cherokee lừng danh của Mỹ. Danh sách hàng nhái còn rất dài không thể kể hết.
Hiện tượng này đưa chúng ta đến một nhận xét. Dường như người Trung Quốc có một kỹ năng đặc biệt là hay làm hàng giả, ở tất cả các lãnh vực, mà không nghĩ là đó là một hành động phạm pháp.
Từ việc này chúng ta có thể suy ra: Cách đây hàng nhiều thế kỷ, tại sao ngài Tuệ Viễn lại đưa ra nhân vật A Di Đà và nhiều vị khác nữa.
Nếu nhìn vào góc độ kinh doanh, thì hàng Trung Quốc bán rất chạy trên thế giới. Nếu so sánh một sản phẩm thời thượng, điển hình như máy Hiphone và Iphone, một cái 100 đô, một cái cả ngàn đô.
Trên lãnh vực tôn giáo thì sao? Chúng ta thử so sánh trường phái của Ngài Sakya Muni và trường phái của ngài Tuệ Viễn.
1. Xét ở cách phát âm, thì tên đọc A Di Đà, A mi ta ba, dễ đọc hơn tên Sakya Muni (tên dễ đọc dễ nhớ là một ưu điểm của marketing).
2.Xét về mặt lý thuyết, thì lý thuyết của ngài Tuệ Viễn rất dễ tiếp cận. Mọi việc chỉ việc trông nhờ vào các vị Phật, các vị Bồ Tát … với lời hứa giúp đỡ không giới hạn … Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ có cơ hội lọt vào trường hợp nào đó của 48 lời cam kết.
Lý thuyết của Sakya Muni cực kỳ khó hiểu. Chân lý của lý thuyết này là: Vô thường, Vô ngã, Khổ não … Để hiểu được khái niệm này, chỉ nói một từ ngữ Vô ngã, đã nảy sinh ra hai trường phái … Việc cắt nghĩa những từ ngữ này, có lẽ phải đòi hỏi nhiều trang giấy … Kiến thức này, rất có thể đối với nhiều người không thể nào khái niệm được.
3. Vấn đề tâm lý: Trường phái của ngài Tuệ Viễn, với biểu tượng là vị Phật A Di Đà, vị Quán Âm Tự Tại … đáp ứng một cách tuyệt vời tâm lý con người. Phân Tâm Học cho biết, dù bất cứ bạn là ai: Một người thường dân, một giáo chủ, một nguyên thủ quốc gia…; hễ đã là con người, chúng ta mang mặc cảm tự ti một cách bẩm sinh. Khi còn nhỏ chúng ta nương tựa vào cha mẹ, khi lớn lên chúng ta tìm cách nương tựa ở thế lực này, thế lực kia. Vị Phật A Di Đà cùng các vị khác … đã đáp ứng một cách tuyệt vời bản năng tự ti bẩm sinh của nhân loại. Chúng ta thường nghe người ta gọi là "Mẹ Quan Âm" (Mẹ luôn là biểu tượng của điểm tựa, sự che chở ...). Con người bất cứ lúc nào cũng tìm cách để nương tựa vào ai đó, tìm cách che giấu mặc cảm tự ti, hèn yếu nhỏ bé của mình.
Như thế khi ngài Tuệ Viễn tạo ra hình ảnh vị Phật A Di Đà và những vị khác nữa … tất nhiên là phải thành công rồi. Thực tế chứng minh là Ngài Tuệ Viễn đã thành công một cách ngoạn mục. Vị Phật A Di Đà không có thật nay đã thay thế hoàn toàn Ngài Sakya Muni! Thật là đau lòng.
Xét ở góc cạnh tâm lý của trường phái Sakya Muni, thì phải bảo là rất tệ hại. Nó đi ngược lại hoàn toàn nhu cầu của thị trường. Không những thế, người hiểu vấn đề còn lúng túng và hoảng sợ. Thật vậy, trường phái Sakya Muni không có ai để cậy nhờ nương tựa. Trong bóng tối mịt mờ của màn đêm vô minh, Ngài Sakya Muni bảo:
"Hãy tự thắp đuốc mà đi"
… bảo chúng ta chỉ nên trông nhờ vào sự hiểu biết của chính mình
"Hiểu biết chân chánh là Thầy của mọi người".
4. Về mặt thực hành của trường phái ngài Tuệ Viễn và ngài A Di Đà … chỉ cần Tụng Niệm, đọc tên vị Phật nhiều lần, in Kinh sách …
Trong khi thực hành của trường phái Sakya Muni, thì khó khăn vô cùng. Chỉ có duy nhất là Thiền Định, mà Thiền Định bình thường cũng chẳng hiểu là cái gì. Muốn Thiền Định thì phải chấp nhận công thức gọi là công thức bất tử:
"Giới, Định, Huệ"
… Chỉ với 3 từ ngữ này thôi để hiểu và thực hành, hình như chẳng có ai làm được cả.
5. Đời sống trường phái của ngài Tuệ Viễn, có cuộc sống tương đối thoải mái, dễ thực hiện. Ngược lại đời sống của trường phái Sakya Muni, đòi hỏi từ hiểu biết lý thuyết cho đến thực hành công thức lừng danh, mà rất nhiều người đã nghe nói đến:
"Bát Chánh Đạo - con đường bất tử"
6. Đối với trường phái của ngài Tuệ Viễn và ngài A Di Đà, việc đạt được mục đích là về cõi Cực Lạc (cho dù là trạng thái quá cảnh); căn cứ vào 48 lời cam kết, thì dường như ai cũng chắn chắn có thể về được. Đây là một lãnh thổ tuyệt vời, quý vị có thể tham khảo ở rất nhiều tài liệu mô tả về cõi Cực Lạc.
Kết quả tu tập của trường phái Sakya Muni, thì hoàn toàn khác hẳn. Đó là một tương lai mịt mù với thành quả đầy những bất trắc may rủi. Nếu căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp, bất cứ ai diệt trừ được 3 Phiền Não đầu tiên, thì cũng phải 7 kiếp sau, mới có hy vọng đạt được kết quả tốt nhất mà mình mong muốn.
Chỉ riêng nói về cách thực hành và tu Thiền Định, cũng có thừa những thách thức, cho những người có Trí Tuệ và gan dạ nhất.
Do đó, việc vị Phật A Di Đà hoàn toàn thay thế trường phái Sakya Muni, ở chính tại các cơ sở Tôn Giáo của Sakya Muni, là điều hoàn toàn có thể hiểu được.
Em xin gởi bài viết này để kính tặng quý độc giả Hoa nở mùa đông, với tất cả những tình cảm chân thành nhất. Em kính chúc quý độc giả Hoa nở mùa đông sẽ tìm được con đường đi, để "tránh phiền thiên thu".
Trân trọng
Tam Tiểu Thư
4 comments:
Bài viết của Tam Tiểu Thư hay quá và các commnets gần đây ngày càng khởi sắc, mq xin có ý kiến nhỏ về Tha lực và Tự lực:
-Trong Bhagavad Gita có nói về một loại yoga : Bhakti yoga – yoga sùng tín, đặt niềm tin vào một Đấng cao cả.
-Thiên Chúa giáo cũng đặt niềm tin vào Thiên Chúa, cầu nguyện với Chúa, tin tưởng khi chết đuợc rước vào Thiên Đàng.
-Phật giáo thì có Tịnh độ, cũng đặt niềm tin vào A Di Đà Phật, niệm Phật để được vào cõi Tây phương Cực lạc.
=>Tất các phương pháp trên đều dựa vào Tha Lực, bằng sự chí nguyện, sự nhiệt liệt tôn sùng Đấng cao cả được thừa nhận.
-Đối với Phật giáo theo Ngài Sakya Muni thì chủ trương là tự lực (Tự thấp đuốc lên mà đi, sử dụng con đường ý chí), dùng Thiền định để đạt đến Niết bàn.
Tuy nhiên, theo quy luật tiến hóa của một linh hồn (phát triển tâm linh của một con người) và theo kinh nghiệm của người đi trước, trong một giai đoạn nào đó linh hồn phải học bài học về tha lực (niềm tin). Cũng như vậy trong giai đoạn tiến hóa tiếp theo linh hồn cũng phải học bài học về tự lực. Qua những kinh nghiệm đó linh hồn mới phát triển được đến điểm cao hơn trong nấc thang tiến hóa về tâm linh của mình.
Tam Tiểu Thư và các bạn góp ý thêm nhé.
mq
" Người sao chiêm bao vậy ! " Số phận nhân loại có lẽ nằm trong tay một thiểu số người thường được xem là siêu nhân ( superman ) ,không phải là thượng đế. Cứ y như nước ta và trung quốc nới xuất thân các ông tổ siêu sao về phong thủy nhưng con cháu đến nay phần đông vẩn không mảnh đất cắm dùi . Lang thang khắp nơi trên thế giới . Có lẽ long mạch nằm ở phương tây nên khá nhiều các giáo chủ thường đổ xô đến đây lập nghiệp. Trong chế độ quân chủ , sự cách biệt giữa các tầng lớp quá xa. Con người chỉ đòi hỏi được ngang hàng ( không cần cao hơn ) với giai cấp khác trong ý nghỉa làm người . Phương tây áp dụng thể chế dân chủ khá thành công nên mâu thuẫn giữa người với nhau khá quân bình vì vậy sự nô lệ, tôi đòi vào thần thánh hay niềm tin tôn giáo ở đây ổn định hơn. Niềm tin vào tôn giáo có vẽ trí tuệ hơn . Có lẽ khi đời sống kỷ thuật nâng cao , cơ chế hành chánh tốt ,an sinh xã hội chuẩn mực , đồng đô la dầy một chút , con người tìm thấy được chút giá trị làm người trong ta . Các thần thánh cũng nên đổi thái độ , cách nhìn để thích nghi với đà tiến hóa nhân loại . Tiến hóa tâm linh , nô lệ tâm linh hoàn toàn khác nhau.
Chào Tam Tiểu Thư, chào Tây Độc ...
Mấy tuần nay tui đi "ha li đây" nên cũng hổng có thì giờ dzô đọc bài ... Một hôm ghé nhà thằng bạn nó mời ăn giỗ và nó lại xếp tui dzô đúng bàn mà ba má nó với mấy bác bạn ba má nó không mới lạ chứ, nó nói là mày tiếp mấy Ổng bà cụ dùm tao, mấy cụ muốn nói chiện dzới mày khàkhàkhà ... Chơi độc thiệt! Tui thì chỉ phái bàn chiện "Thi Trống" thui, mà nó xếp ngồi dzô chỗ mí Ông Bà già nó thì coi như bù trất rùi .. khàkhàkhà...
Nhưng cũng dzui vì cách đây mấy tháng trở về trước thì mỗi lần mà tui ghé đến nhà nó, thì đều được 2 bác rất thương và đặc biệt lúc nào cũng khuyên tôi tu đi và hướng dẫn tôi cách Niệm Phật thật tận tình. Nhưng lần cuối tôi gặp 2 Bác tui có nói với 2 Bác thế này:
"Thưa 2 bác con có biết trang này họ nói về cách Niệm Phật và Cõi Cực Lạc hay lắm lắm lận, Bác rảnh dzô xem nghen, tui cẩn thận viết lại địa chỉ: vidieuphapctr.blogspot.com"
Ngồi đối diện trong bàn tròn 12 chỗ, thấy các Bác cứ như là dòm tui làm thấy nhột wa' ... khàkhàkhà ... Rồi một Bác lên tiếng và đọc ra kiểu đọc Thơ đoàng woàng, 4 câu đầu của bài thơ "Tịnh Độ" của Hoa nở mùa đông mà Tam Tiểu Thơ đăng trên đây. Rồi một Bác Gái khác tiếp 4 câu nữa rồi lại Bác khác và họ cứ tiếp đến hết bài ... làm tui chưng hửng hổng biết Ất Giáp gì, tưởng như mình mới ở hành tinh nào đến vậy.
Ba của bạn: "Nè Thuancali! Mày cho tụi Bác CTR Blog address mà sao nghe bài thơ "Tịnh Độ" nổi tiếng này mà lại không biết gì nhỉ?" Tui cứ vẫn ngớ ra mà chẳng biết gì cho đến hôm kia dzô đọc bài thấy bài thơ này mới hiểu chiện khàkhàkhà ...
Điều thú dzị là kỳ gặp này các Bác không còn dạy tui Niệm Phật nữa khàkhàkhà ... mà lại cứ hỏi tui dzề cách tập của CTR không hà, dzà trong đó có tới 3 Bác Niệm Phật Quán chấm đỏ nữa chứ! ... khàkhàkhà ...
dzui nghen!
p/s: Các bác mà có đọc được bài comment này cũng đừng chửi con nghen! khàkhàkhà ... Con thì có sao nói dzị muh ... khàkhàkhà ...
Em xin cảm ơn Tam tiểu Thư rất nhiều vì đã ưu ái viết lá thư dài và cảm thông cho những người "tu lâu mà chẳng tới đâu" như em. Tam Tiểu Thư viết rất thuyết phục, tuy nhiên em vẫn còn một chút xíu lấn cấn. Thày em nói rằng có tất cả 28 kinh hoặc hơn nữa đều nói rằng chính đích thân Phật Thích Ca đã giới thiệu pháp môn niệm Phật thù thắng nhất này. Trong Đại thừa khởi tín luận cũng có đoạn viết rằng Phật Sakya Muni dạy tu tịnh độ. Nếu Tam Tiểu Thư cho rằng Tịnh Độ là có sau khi Phật nhập diệt 1000 năm và A Di Đà không phải là CỔ PHẬT, thế thì tại sao cuốn Đại thừa khởi tín của ngài Mã Minh viết khoảng 600 năm sau Phật nhập diệt (nghĩa là trước khi Tịnh Độ ra đời), lại viết Phật Thích Ca dạy tu Tịnh Độ được ạ? Cứ cho là cuốn sách này là kinh ngụy tạo, thì người viết chỉ thêm bớt thôi, chứ chẳng lẽ ngài Mã Minh lại biết là 400 năm sau Đại Thừa Khởi Tín, thì sẽ có Huệ Viễn và Tịnh Độ ra đời? Không biết em có sai lạc gì về các mốc thời gian không ạ?
Em hỏi điều này để biết cặn kẽ thêm. Mong TTT cùng các anh chị nào biết trả lời giúp em với.
Kính
Đăng nhận xét