Pages

Trò chuyện cùng độc giả

         

          G i ớ i  . . .
         
                       " T h i ê n  Đ ư ờ n g  r ộ n g  m ở  c h ẳ n g  a i  đ ế n . 
                                                  Đ ị a  N g ụ c  v ô  m ô n  l ạ i  t ì m  v à o " .

 
Em xin kính chào toàn thể quý độc giả!

Tính đến nay, nhóm CTR đã viết khoảng hơn 100 bài. Rất may mắn là CTR đã được nhiều độc giả trong và ngoài nước ghé thăm. Quả thực là trong số những bài viết, CTR vẫn chưa có một chuyên đề nói về vấn đề giữ Giới trong Thiền Định, trong khi chính CTR thường sử dụng công thức bất tử: 


     g i ớ i  *  đ ị n h  h u ệ  *

Đó là một thiếu sót. Xin chân thành cảm ơn quý độc giả Tào lao xịt bụp đã đề cập vấn đề này.
Sau đây là toàn văn của quý độc giả.

Tào lao xịt bụp: @
Thiền Định thực hành: bài 1

Kính chào!
TLXB đã rõ các bước chuẩn bị cơ bản trước khi vào Thiền rồi. Việc "tình dục" cũng đã được nói rõ, nhưng còn cái việc "ăn uống" và "ăn nói" thì không thấy đề cập tới. Cái vụ này theo TLXB thì cũng cực kỳ quan trọng không kém chuyện "tình dục" đâu. Ở một bài viết nào đó của CTR, TLXB nhớ mang máng đại ý là: phải có một đời sống trong sạch như thế nào đó thì mới tương ứng với cảnh giới Thiền nào đó. Theo cái hiểu của TLXB thì muốn tiến tu thì phải giữ Giới, chứ không thể tuỳ tiện ăn uống (ý là ăn mặn), ăn nói xạo sự sao cũng được, không biết hiểu như thế có trật đường rầy không. Rất mong TTT bổ sung thêm vào giáo trình cái mục "ăn uống" và "ăn nói".

Tam Tiểu Thư: Kính thưa quý độc giả!
 

Trước khi giải thích về Giới, chúng ta hãy so sánh sự khác biệt giữa cảnh Dục Giới của con Người và cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc.

Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp:

          S ắ c 
( R u p a )

Sắc của Cảnh Dục Giới có khoảng trên dưới 30 yếu tố, còn Sắc của cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc thì dưới con số này. Sắc có nghĩa là vật chất. Vật chất ở thế giới con Người thì có khối lượng, trọng lượng, gồm 4 dạng: Đặc, lỏng, hơi, plasma. Vật chất ở cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc, mặc dù nhìn thấy nhưng lại không có những yếu tố này. Em xin kể ra một bản sơ lược sau đây để phân biệt, sự khác biệt về vật chất ở Cảnh Giới con Người và cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc.

   1. Vật chất ở thế giới Hữu Sắc có dưới 30 yếu tố:
   2. Có hình thể nhưng không có bức xạ điện từ.
   3. Không có khối lượng.
   4. Không có trọng lượng.
   5. Ở ngoài 4 thể trạng là: đặc, lỏng, hơi, plasma.
   6. Không có bức xạ nhiệt.
   7. Không bị định luật tương tác hấp dẫn chi phối.
   8. Không lệ thuộc ở không gian 3 chiều.
   9. Mạng căn: Có nghĩa là việc nuôi dưỡng hình ảnh đó, không lệ thuộc ở thức ăn, môi trường sinh hoạt. Theo trường phái Mật Tông Tây Tạng, thì từ Sơ Thiền Hữu Sắc, đã không sử dụng thực phẩm như con người ở cảnh Dục Giới, khái niệm thực phẩm mất hoàn toàn khi ở cảnh Thiền Định cao hơn. 

   10. Bản Tánh Sắc: là tính chất nam, nữ, tính chất âm dương, ở đây không hiện hữu. Một thực tế mà chúng ta phải quan tâm tới, trong lúc Nhập Định của một người bình thường, thì hiện tượng này chúng ta có thể tự quan sát. Nhưng một khi bước ra khỏi cơn Định, thì chúng ta ít nhiều chúng ta chỉ là một con người bình thường. Không biết có phải tại lý do này không, mà trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy, đã mô tả về một trạng thái tương đối khi còn đang sống, khi còn thân xác vật lý, gọi là Hữu Dư. Khi bỏ xác vật lý là chết, thì trạng thái nói trên mới là tuyệt đối. Còn rất nhiều chi tiết khác ...

____
T â m

Chúng ta có thể hiểu là cấu tạo tinh thần, cấu tạo tâm lý. Ở Cảnh Giới này, Sơ Thiền Hữu Sắc, cả Tâm Vương lẫn Tâm Sở, có nghĩa là Tâm chánh và Tâm phụ, có chừng trên dưới 40 Tâm. Trong khi ở Cảnh Dục Giới của con người, có tới mấy trăm Tâm.

Những điều nổi bật mà chúng ta nên quan tâm về vấn đề cấu tạo Tâm. Vì có: 


  * Tâm Tầm là đi tìm đối nghịch của Tâm Sân tức cáu giận, vì có: 
  * Tâm đứng im là Nhất Tâm, do đó không thể có Tâm Si là mê muội, trạo cử, phóng tâm là nghĩ lung tung.

Kính thưa quý độc giả!

Nếu quý độc giả xem kỹ phần trình bày này, thì câu trả lời cho quý độc giả Tào Lao Xịt Bụp hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Nếu chúng ta định đến Cảnh Giới Sơ Thiền Hữu Sắc, thì chúng ta không thể thích đánh nhau, thích ăn con vật này, con vật kia, vì nó ngược lại với Tâm Tầm. Chúng ta không thể say xỉn, vì nó đồng hành với Tâm Si, Trạo Cử, ngược lại với Nhất Tâm. Nếu ta thích tìm thấy khoái lạc ở quan hệ nam nữ, thì nó ngược lại với Hỉ, Lạc, là hệ quả do Nhất Tâm sanh ra.

Em thiết nghĩ một khi hiểu rõ vấn đề, nếu có ý định Tu Quán để hiểu được sự thật của thế giới tự nhiên khách quan, nhất là mình tự chứng nghiệm, thì chúng ta dù muốn hay không muốn, cũng phải có một lối sống phù hợp với Cảnh Giới mà mình có ý định đi tới. Giới không phải là một sự bắt buộc. Đúng ra nó là quyền lợi của chính mình nếu chúng ta có ý định tiến lên trên nấc thang tiến hóa. Mỗi một Cảnh Giới có một lối sống, một phong tục, lề lối, truyền thống, thói quen của riêng mình. Chính những điều vừa nói trên là bản chất của Giới. Nói một cách khác, Giới thật sự chỉ là lề lối sinh hoạt ở một Cảnh Giới nào đó.

Tuy nhiên chúng ta nên cân nhắc lại. Mỗi một cá thể có một quan niệm hạnh phúc khác nhau. Biết đâu lại có ai đó cho là cuộc sống thế gian cũng có nhiều thứ để vui chơi, say xỉn, và người ta thích ở cảnh Dục Giới con người thì sao?! Chắc chúng ta còn nhớ có một câu nói: 


"Thiên Đường rộng mở chẳng ai đến. Địa Ngục vô môn lại tìm vào".

Xin cảm ơn quý độc giả đã nhiệt tình đóng góp cho trang blog.





1 comments:

Đăng nhận xét