Pages

Lá thư từ độc giả 6: THỰC CHỨNG CÕI TỊNH ĐỘ


 
          T h i ề n  T ô n g   không Niệm Phật
                              n ê n  k h ô n g  c ó  c á i  "Thấy" Tịnh Độ ?
                                                                                                               (  h o a  đ ồ n g  n ộ i  )


Cùng tất cả quý độc giả yêu mến của CTR blog:

Trên quan điểm "Sự thật không che đậy", CTR đã nhiều lần đưa ra những bằng chứng cho thấy cõi Tịnh Độ là không có thực. Hôm nay CTR nhận được lá thư rất thú vị từ bạn có nickname Đồng nội Hoa. Bạn đã chia sẻ những kinh nghiệm "thực chứng" về cõi Di Đà của các em nhỏ tu tập. "Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ" là câu nói cho thấy sự trung thực về thông tin của trẻ em. Tôn trọng tất cả ý kiến của
độc giả, CTR xin đăng tải toàn văn lá thư. Chân thành cảm ơn bạn đã viết lá thư này.

Kính chúc bạn Đồng Nội Hoa cùng quý độc giả an khang hạnh phúc.

Xin mời quý
độc giả theo dõi lá thư của bạn Đồng Nội Hoa:

Tôi là người mới bước vào con đường tu tập theo Đạo Phật, và qua tìm hiểu, tôi đã được biết rằng bên Phật giáo có 3 Tông phái chính là:

     1. Tịnh độ Tông
/ 2. Thiền Tông / 3. Mật Tông

Theo tôi hiểu thì Tịnh độ Tông dành cho những người sơ cơ. Còn Thiền Tông thì dành cho những người có căn cơ cao hơn. Và kể cả Thiền Tông và Tịnh Độ Tông, không phải ai tu cũng chứng đắc, chỉ trừ những Người có phước báu lớn và tinh tấn hết mình thì mới đạt được quả vị giác ngộ.

Ở đây tôi xin phép chỉ nói đến hai Tông phái chính là Thiền Tông và Tịnh độ Tông. Vì hai Tông phái này còn tranh cãi nhau mãi về chuyện có Đức Phật Di Đà hay không? Và bên nào cũng cho rằng mình đi đúng hướng. Tôi nghĩ rằng mỗi bên đều có cái lý của mình

Và các Thầy (các Nhà Sư) nói rằng bên Thiền Tông khi tu thiền định mà chưa chứng đắc thì nếu “gặp Phật chém Phật, gặp ma chém ma”, tức là họ cho đó là những ảo giác hoặc ma vương đến phá. Còn bên Tịnh độ Tông thì lại nói rằng nếu gặp
Đức Phật A Di Đà mà được Ngài thọ ký cho, thì là người có Phước báu lớn lao vô cùng.

Vì tôi là người mới tu tập, vẫn còn trong vô minh, nên tôi cũng không dám phát biểu điều gì, không dám nói bên nào đúng, bên nào sai. Tôi nghĩ rằng mỗi Pháp môn có thể sẽ có những sự chứng đắc ở những cảnh giới khác nhau.

Tôi là người mới tu - người sơ cơ nên tôi tu Tịnh độ Tông theo cách của HSTD, tức là niệm Phật và quán chấm đỏ. Phương pháp này HSTD gọi là phương pháp an trú chánh niệm (ATCN) đằng trước mặt. Đây cũng chính là phương pháp mà Thầy Phước nói rằng anh Sơn đã chỉ cho Thầy (Câu này Thầy nói ở trong phần tập tin trên HSTD). Phương pháp của anh Sơn chỉ dạy - đó là tập trung chú tâm vào một đối tượng và quán (hay gọi cách khác là tưởng tượng) cho ra đối tượng xuất hiện đằng trước mặt theo ý của mình.

Tôi có 2 cậu con nhỏ, một cháu sinh năm 2001 và một cháu sinh năm 2005. Tôi cũng cho các cháu thực hành theo Tịnh độ Tông, đó là niệm Phật quán chấm đỏ theo cách của HSTD, cũng là cách nhắm mắt, tập trung tưởng tượng đối tượng đằng trước mặt. Tôi không hiểu tại sao bé thứ hai của tôi, cháu sinh năm 2005 - khi lần đầu tiên làm theo phương pháp này thì nhắm mắt được một lát cháu mở mắt ra, và nói là cháu nhìn thấy chuỗi hạt xuất hiện trước mặt Bé! Vậy tại sao khi niệm Phật A Di Đà lại xuất hiện một chuỗi hạt??! Tôi vẫn đang thắc mắc về điều này! Thế giới Tâm linh thật thú vị! Dưới đây là hội thoại giữa tôi và cháu:

- Mẹ: Vừa rồi nhắm mắt tìm chấm đỏ con có niệm Phật không?
- Con: Con có, mẹ ạ.
 

- Mẹ: Con có thấy chấm đỏ không?!
- Con: "Con không thấy chấm đỏ nhưng con thấy chuỗi hạt hiện ra".


- Mẹ: Thế khi con niệm Phật con có nghĩ về tràng hạt không mà con lại thấy tràng hạt hiện ra?
- Con: Không, con chỉ niệm Phật thôi! Rồi tự nhiên con thấy cái chuỗi hạt nó hiện ra, rồi nó lại biến mất.


- Mẹ: Lạ nhỉ, sao lại ra tràng hạt nhỉ?!? Thế thì không đúng rồi! Con phải nhìn thấy chấm đỏ mới đúng chứ, con tưởng tượng ra viên bi màu đỏ nhé! Khi con nhắm mắt vào, con niệm Phật thầm thật to trong đầu con ấy, rồi con cố tìm cho mẹ bằng được hòn bi màu đỏ nhé!

Lần này thì thằng bé làm lại, vài chục giây sau cháu lại mở mắt ra và nói rằng cháu thấy hình quả dâu tây màu đỏ.

Hai cậu con tôi tu tập rất bình thường, không có gì đặc biệt. Nhưng còn có bé cháu gái con của cậu em trai tôi, cháu sinh tháng 1 năm 2006 (Tây Lịch). Bà nội của cháu là mẹ của tôi - rất phản đối chuyện Phật Pháp! Bà cho rằng tôi là người mê tín dị đoan. Nhà cháu bé chưa có ai theo Phật cả, chỉ có mẹ Bé là bắt đầu tin vào thế giới tâm linh, tin vào thế giới của Phật, nhưng cũng chưa hề tìm hiểu và đi theo đạo Phật. Lần đầu tiên tôi bảo cháu niệm Phật quán chấm đỏ, tôi cho cháu làm vào buổi chiều tối và thời gian cháu thực hành là khoảng 2 phút. Sau đó tôi kiểm tra cháu thì cháu bảo là có thấy chấm đỏ xuất hiện. Tôi hỏi cháu nó ra có lâu không thì cháu trả lời là ra một tý rồi lại mất, rồi lại hiện ra rồi lại biến mất. Tôi hỏi cháu ra mấy lần thì cháu bảo ra khoảng 5 lần.

Tối đó nằm ngủ ở nhà mẹ tôi, tôi nghe cháu nói với Bà:

- Bà ơi, sao con nằm nhắm mắt con lại thấy các con số, bà ạ!

Tôi sợ cháu lại nằm niệm Phật, phần vì sợ cháu mệt, phần vì lo mẹ tôi mắng (vì mẹ tôi không tin mấy chuyện Phật Pháp và không muốn cho nó làm điều đó), tôi vội chạy lên gác bảo:

- Nhung ơi, con ngủ đi, con đừng niệm Phật nữa nhé!
- Vâng.

- Con có niệm Phật không đấy?
- Không, con chỉ nằm thôi.

Sáng hôm sau, ngủ dậy một lúc cháu kể với tôi:

- : Bác ơi, tối hôm qua lúc đi ngủ, con mơ thấy Phật, bác ạ.
- Bác: Thế á?! (Tôi vui quá!) Con mơ thấy Phật à?! Con giỏi thế!

- : Con thấy Phật ở trong một tờ giấy in. Con thấy cái chấm đỏ hiện ra ở trán Phật
.
- Bác: Mà sao lại là tờ giấy in nhỉ? Là con nhìn thấy ảnh Phật á?

- : Không! Là tờ giấy in! - Cháu khẳng định!

- Bác: Tờ giấy in là thế nào? Là bức tranh người ta in hình Phật á?

- : Không phải, là tờ giấy in ấy. Giống như tờ giấy người ta in ở cái máy tính ra ấy, giống như tờ giấy để con vẽ vào đấy ấy. (Lúc này tôi hiểu là cháu đang nói về tờ giấy trắng khổ A4 có hình Phật)
.
- Bác: À, bác hiểu rồi, thế con thấy hình Phật trong ấy à? Thế con lại thấy chấm đỏ hiện lên ở trán Phật chứ không phải trên đầu của Phật à?

- : Vâng con thấy chấm đỏ hiện ra ở trán Phật, rồi chấm đỏ ấy nổi lên và tỏa ra nhiều ánh sáng xung quanh - vừa nói cháu vừa quơ tay ra để diễn tả.

- Bác: Ồ, thế à? Ôi hay thế! (tôi vui mừng khuyến khích cháu). Đấy là hào quang đấy, con ạ! Thế con thấy Phật như vậy có lâu không?!

- : Con thấy Phật hiện ra một lúc.

- Bác: Thế con đang ngủ thì con thấy Phật hiện ra như thế à?

- : Không, lúc đấy con đang nhắm mắt
.
- Bác: Thế lúc ấy con đã ngủ chưa?

- : Con chưa, buổi tối con đang nằm nhắm mắt để đi ngủ thì con thấy.

- Bác: Thế lúc ấy con chưa ngủ à? (Tôi cố hỏi thêm để kiểm tra) Lúc bác lên đó rồi bác xuống thì con có ngủ luôn không? Lúc con thấy các con số ấy?

- : Con chưa ngủ, con chỉ nằm nhắm mắt thôi. Con thấy các con số một lúc rồi hết. Rồi con nằm nhắm mắt thì thấy Phật, rồi con thấy cục màu đỏ hiện ra ở trán Phật, rồi nó nổi lên và nó tỏa ra nhiều ánh sáng.
- Bác: Đấy là hào quang, con ạ. Thế Phật mặc quần áo màu gì?

- : Phật mặc quần áo màu vàng. Phật để tay như thế này này - vừa nói nói vừa giơ tay phải lên, để đầu hai ngón tay trỏ và ngón tay cái chạm vào nhau, các ngón còn lại, nó để thả lỏng hơi cong cong giống hệt như ảnh Phật bắt ấn tôi thấy trên HSTD.

Tôi thấy rất ngạc nhiên và thú vị vì nó chưa nhìn thấy ảnh Phật như vậy bao giờ. Bức ảnh Phật bắt ấn như vậy cũng là lần đầu tiên tôi thấy từ HSTD. Tôi cũng chưa bao giờ thấy ảnh Phật bắt ấn như vậy ở mấy cửa hàng bán ảnh Phật trước chùa Quán Sứ - nơi có treo bán nhiều ảnh Phật nhất mà tôi thấy ở Hà Nội. Hơn nữa nhà mẹ đẻ tôi cũng chẳng có bức ảnh Phật nào cả, bên nhà bà ngoại của cháu tôi, ở ngay sát nhà mẹ tôi cũng chẳng có ảnh Phật. Tôi hỏi cháu:

- Con đã nhìn thấy ảnh Phật như vậy bên ngoài bao giờ chưa?
- Con chưa.
- Con giỏi thật đấy!
- Thế tay kia của Phật thì để như thế nào?
- Tay kia của Phật để thế này - vừa nói cháu vừa diễn tả để bàn tay úp xuống đùi mình.

Tôi rất vui vì được nghe câu chuyện của cháu!

Trưa hôm đó, sau khi bọn trẻ ngủ dậy, cháu vẫn nằm trên võng và lại khoe với tôi:

- : Bác ơi, con mơ thấy Phật, bác ạ! Con mơ thấy được Phật cho con đi chơi khắp thế giới!

- Bác: Thế á?! Con được mơ thấy Phật á?! Ôi thích thế! Con giỏi thật đấy! Nhưng làm sao mà con biết là con được đi khắp thế giới?

- : Con được Phật cho con đi chơi ở Mỹ, cho con đi chơi ở Ấn Độ, đi khắp mọi nơi! (cháu vui vẻ kể lại).

- Bác: Thế à?! Thích thế! Nhưng làm sao con biết đấy là nước Mỹ?

- : Con không biết, con chỉ biết đấy là nước Mỹ! Có nhiều nhà cao tầng.

- Bác: Thế làm sao mà con biết được là con được Phật cho con đi nước Ấn Độ? Làm sao mà con biết đấy là Ấn Độ?

- : Thì lúc trước ở mẫu giáo con múa hát con được mặc quần áo Ấn Độ. (Bé là cây văn nghệ của trường mà). Con còn được Phật cho con đi ăn kem!

- Bác: Thích nhỉ! (Tôi cười với Bé).

- : Con cứ cười suốt thôi. - (Bé cười ngây thơ kể lại).

- Bác: Thế Phật có cười không?

- : Phật cũng cười với con suốt.
- (Bé cười trả lời).
- Bác: Con có thích không?

- : Con thích lắm! (Bé tươi cười nói). Lúc về Phật dí vào trán con một cái chấm đỏ, sau rồi chấm đỏ đấy cũng tỏa ra ánh sáng!

- Bác: Đấy là hào quang đấy! Con có thích không?

- : Con thích lắm! - (Bé trả lời với gương mặt và ánh mắt rạng rỡ).

- Bác: Sau này bác về không nhắc con niệm Phật được thì buổi tối đi ngủ con tự niệm Phật và tìm chấm đỏ như bác bảo nhé!

- : Nhưng con chỉ sợ Bà không cho!

- Bác: Thế con niệm thầm thì làm sao Bà biết!

Cháu nhìn tôi chẳng nói gì. Tôi biết là cháu còn bé, mải chơi, khó có thể làm một mình. Tôi tiếc là chỉ được ở với mẹ tôi và cháu có mấy đêm. Và tôi không thể ở gần Bé hàng ngày để bảo cho cháu được. Vì nhà mẹ tôi cách nhà tôi hơn 30 km, và tôi cũng ít khi về đó. Thỉnh thoảng tôi mới cho các con tôi về thăm Bà ngoại. Đa số thời gian các cháu phải đi học.

Tôi đọc một số câu chuyện của các Nhí trên HSTD, ví dụ như gần đây là chuyện của Bé Đậu Đỏ. Tôi không biết Bé Đậu Đỏ là ai, tôi chưa gặp Bé bao giờ, nhưng từ câu chuyện của chính cháu gái tôi, thì tôi tin vào những câu chuyện của Bé và chuyện của các Nhí khác.

Tôi băn khoăn tự hỏi:  


Vậy thì có thể bên Thiền Tông không Niệm Phật nên không thấy cái "Thấy" bên Tịnh Độ Thấy chăng?




Lá thư (2) từ Tam Tiểu Thư

 
    N g à i  Sakya Muni x u ấ t  h i ệ n  c u ố i  t h ế  k ỷ  2 0
                     . . .  q u á i  c h i ê u :  " k h ô n g  t h à n h  c ó ,  c ó  t h à n h  k h ô n g " .


- Hoa nở mùa đông: @ Lá thư từ Tam Tiểu Thư


Em xin cảm ơn Tam tiểu Thư rất nhiều vì đã ưu ái viết lá thư dài và cảm thông cho những người "tu lâu mà chẳng tới đâu" như em. Tam Tiểu Thư viết rất thuyết phục, tuy nhiên em vẫn còn một chút xíu lấn cấn. Thày em nói rằng có tất cả 28 kinh hoặc hơn nữa đều nói rằng chính đích thân Phật Thích Ca đã giới thiệu pháp môn niệm Phật thù thắng nhất này. Trong Đại thừa khởi tín luận cũng có đoạn viết rằng Phật Sakya Muni dạy tu tịnh độ. Nếu Tam Tiểu Thư cho rằng Tịnh Độ là có sau khi Phật nhập diệt 1000 năm và A Di Đà không phải là CỔ PHẬT, thế thì tại sao cuốn Đại thừa khởi tín của ngài Mã Minh viết khoảng 600 năm sau Phật nhập diệt (nghĩa là trước khi Tịnh Độ ra đời), lại viết Phật Thích Ca dạy tu Tịnh Độ được ạ? Cứ cho là cuốn sách này là kinh ngụy tạo, thì người viết chỉ thêm bớt thôi, chứ chẳng lẽ ngài Mã Minh lại biết là 400 năm sau Đại Thừa Khởi Tín, thì sẽ có Huệ Viễn và Tịnh Độ ra đời? Không biết em có sai lạc gì về các mốc thời gian không ạ?


Em hỏi điều này để biết cặn kẽ thêm. Mong TTT cùng các anh chị nào biết trả lời giúp em với.

Kính


- Tam Tiểu Thư:
Kính gởi quý độc giả Hoa nở mùa đông!

Em xin cám ơn quý độc giả Hoa nở mùa đông đã đọc lá thư của em. Sau đó còn đóng góp thêm ý kiến. Em thiết nghĩ ý kiến này, có lẽ là ý nghĩ của rất nhiều người, mà người ta không tiện nói ra. Vậy nên đây cũng là dịp để chúng ta cùng chia sẻ

Để mọi người có thể tham gia, tìm hiểu về đề tài mà quý độc giả đề ra, trước tiên chúng ta phải tường thuật lại ít nhiều về diễn tiến của kịch bản khá phức tạp và nhiều mâu thuẫn … của vị Phật A Di Đà.

Xin mời quý độc giả cùng theo dõi. 


1. Theo như thông tin quý cử tọa có được, thì có đến 28 tài liệu hoặc hơn nữa viết rằng đích thân chính vị Phật Sakya Muni dạy tu Tịnh Độ. 


2. Quý độc giả cũng giả thuyết rằng, cuốn Đại Thừa Khởi Tín Luận được viết sau 600 năm khi Phật nhập niết bàn; và trong tài liệu này có ghi là Sakya Muni dạy tu Tịnh Độ. 


3. Thông tin khác (căn cứ vào một số tài liệu lịch sử) thì lại cho biết chính ngài Đại sư Trung Quốc Tuệ Viễn, là người đã giới thiệu vị Phật A Di Đà, cho mọi người biết. Nói một cách khác, kể từ sau năm 402, là ngày sinh của ngài Tuệ Viễn, thì nhân loại mới biết đến nhân vật A Di Đà. 


4. Lại theo những tài liệu khác, mà nhóm CTR, đã nhiều lần đăng tải trên trang blog, thì vị Phật A Di Đà, ở thời điểm nào, địa danh nào, không thể truy cứu được. Vẫn theo tài liệu này, như mọi người đã đọc, thì ông có đến 4 người con, đều là Bồ Tát, là Phật. Tài liệu này còn cho rằng vị Phật A Di Đà có đến 1000 người con. Quý độc giả có thể truy cập trên những trang web, về số lượng 1000 người con này.

Quý độc giả Hoa nở mùa đông, chắc còn nhớ những thông tin mà CTR đã từng đăng tải trên trang blog này, nay em chỉ xin nhắc lại một số điểm nổi bật thôi.

Bây giờ chúng ta tìm hiểu sơ bộ về tài liệu Đại Thừa Khởi Tín Luận và tác giả.
 

1. Ngài Mã Minh Bồ Tát có quá nhiều tiểu sử. Không ai biết rõ ngài sanh ra vào thời điểm nào, người ở quốc gia nào. Có chuyên gia cho là ngài Mã Minh Bồ Tát chỉ là một nhân vật hư cấu. Từ khi ngài sinh ra, đến khi chơi đàn, rồi cả khi thuyết pháp, các con ngựa đều kêu to! Theo em nghĩ, nội danh xưng là Mã Minh Bồ Tát, với những điều kỳ đặc kể trên, cũng đã đủ mang đầy màu sắc Trung Quốc. Chẳng cần phải biết chữ Hán hay thâm Nho gì; người bình dân chơi cờ cũng biết chữ Mã là con ngựa. Em chưa thấy ai mà có thể dịch được tên riêng người ta, từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác … Nhất là danh xưng này dựa vào việc những con ngựa kêu to. 

2. Theo như tài liệu in bằng tiếng Việt, giải thích nguyên nhân tạo ra Đại Thừa Khởi Tín Luận là: Sau 600 năm Phật nhập niết bàn, Tiểu Thừa nổi lên tranh chấp, ngài Mã Minh Bồ Tát, viết tài liệu này để "Xô tà đỡ chánh".

Em thiết nghĩ, luận cứ do "Tiểu Thừa tranh chấp" nên phải "Xô tà đỡ chánh", dường như mâu thuẫn với lịch sử một cách vụng về. Không cần phải có những kiến thức uyên bác, ai cũng biết sau nhiều trăm năm, thì mới có từ ngữ Đại Thừa. Nhưng khi Đại Thừa mới nhen nhúm ở Ấn Độ, thì không được người ta công nhận.

Rồi đến trang tiếp theo, khi giải thích chữ Đại Thừa, thì cách giải thích bằng nguyên ngữ chữ Hán, Đại là lớn, Thừa là chở, là cái xe.

Lấy cái gì làm Đại Thừa, lại một lần nữa là chữ Trung Quốc, đó là chữ Tâm.

Em xin trình bày sơ qua một vài trang đầu tiên của tài liệu này … Quý vị thấy tất cả các từ ngữ từ danh từ riêng đến danh từ chung, đều là chữ viết của Trung Quốc.

Người Pháp thường nói "Style C’ est L’ homme" (văn phong là người). Theo thiển ý của em, thì tác phẩm này rõ ràng là văn phong của người Trung Quốc.

Đi vào nội dung thì phần đầu cuốn sách trình bày về Bản Thể Luận của con người, mà em đã có dịp trình bày ở những bài trước. Đến đoạn gần cuối của tác phẩm, thì đưa ra vấn đề tu thiền định với kỹ thuật tu tập ít nhiều cũng giống với trường phái Phật giáo nguyên thủy: cũng đề cập tới Chánh Định, cũng đề cập tới Nhất Tâm, cũng tu Chỉ tu Quán.

Nhưng sau đó vấn đề lại được chuyển sang một tình huống khác. Tình huống khác đó là gì? là kêu gọi tín đồ của mình phải có tín tâm: phải tin có Chân Như, có Phật, có Pháp, có Tăng. Dường như tư tưởng bắt đầu quay một góc 90 độ

Đến những trang cuối cùng, thì tư tưởng của tác phẩm đã quay 180 độ khi viết rằng: Căn cứ vào Khế kinh, Phật nói hay Phật dạy là
"Phải chuyên tâm niệm Phật A Di Đà ở thế giới cực lạc Tây Phương … phát nguyện cầu sanh về đó … sẽ sanh về thế giới Cực Lạc … được thường thấy Phật … quán chân như Pháp Thân của Phật A Di Đà …".

Rất mong quý cử tọa đặc biệt chú ý phần phân tích sau đây:

Nếu nói như trên (cụ thể là ở trang cuối cùng), thì tác giả của tài liệu này phải sống cùng thời với Sakya Muni hoặc là Sakya Muni phải sống lại (sau khi đã nhập diệt) ở những thế kỷ khác cho phù hợp với tài liệu này.

Chúng ta chọn giải pháp nào đây? Người ta không tìm thấy trong những tài liệu nguyên thủy nói rằng Sakya Muni tiên đoán cái này, tiên đoán cái khác. CTR đã nhắc lại nhiều lần, Sakya Muni là tác giả duy nhất, người khai sanh duy nhất của trường phái Phật Giáo. Ngài không hề có một cộng tác viên làm việc để xây dựng trường phái Phật giáo cùng với Ngài. Chúng ta không thể tìm thấy những tài liệu tạm gọi là chính thống, trong đó ngài Sakya Muni giới thiệu vị Phật nào đó.

Kính thưa quý độc giả Hoa nở mùa đông cùng toàn thể quý độc giả. Từ tác giả của vị Phật A Di Đà và một số vị Phật khác, đến tác giả của những tài liệu tương tự như Đại Thừa Khởi Tín Luận, đều là hiểu được ... chết liền. Nói đúng hơn, thì tất cả chỉ là hư cấu của nhiều người khác nhau, ở nhiều vùng địa lý khác nhau và vào nhiều thời điểm khác nhau. Do đó nó chứa đựng quá nhiều mâu thuẫn. Thuở đó phương tiện thông tin thế giới phẳng chưa hiện hữu nên mạnh ai nấy viết; và viết theo trí tưởng tượng của mình.

Chẳng phải một mình quý độc giả Hoa nở mùa đông rơi vào tình trạng lúng túng đó. Do chúng ta dựa vào căn cứ mà nó lại là những chứng cứ ảo, rồi muốn sắp vào một hệ thống thật, thì tất nhiên nó đầy rẫy những nghịch lý. Những người có một bộ óc, có một lương tri lành mạnh, có một đạo đức lương tâm, không thể ngờ được rằng, trên đời lại có những người, có những tài liệu ngụy tạo một cách tinh vi và đầy màu sắc rực rỡ, làm cho ai cũng phải lầm lẫn.

Không cần phải là một chuyên gia, bất cứ ai khi đọc những tài liệu gọi là Đại Thừa đều thấy tinh thần của mỗi tài liệu khác nhau. Thậm chí là mâu thuẫn nhau.

Một chuyên gia khảo cứu về tài liệu Phật Giáo có đưa ra một số nhận xét sau đây.

* Những tài liệu Phật giáo ở khu vực Á Châu thường nhái theo (imitation) những văn bản có nguồn gốc ở tại Ấn Độ. Một đặc điểm đáng quan tâm là, nội dung và văn phong không bao giờ giống nhau (literary style or content).

* Nó bắt nguồn từ những tôn giáo bản xứ, nhưng lại cố chứng minh là có mối liên hệ hoặc phả hệ với Phật giáo Ấn Độ (Indian Buddhist pedigree or affiliation)

* Để cho có vẻ mang tính chất chính quy hơn, các tài liệu này mạo nhận là lời nói của chính Sakya Muni (Word of the Buddha). Đặc biệt là với những tác giả có năng khiếu về văn chương (có tài liệu cho biết là, một trong các vị Mã Minh Bồ Tát nào đó, là một văn sĩ), thì tác tác phẩm của họ rất văn chương, tinh vi, khó phân biệt với tài liệu thật.

Ở phần trên, chúng ta khảo sát nặng về vấn đề tài liệu, suy luận, dựng lại kịch bản mà các nhà hình sự thường sử dụng. Nay em xin đan cử một vài trường hợp khá điển hình ở ngay tại Việt Nam.

Như em đã từng kể trong những bài viết trước, em đã có cơ hội được đọc hai tác phẩm kinh A Di Đà, do người Việt Nam chế tác trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20.

Hôm nay em xin kể thực tế về đời sống của một trong hai tác giả. Tác giả này có tài văn chương một cách đặc biệt. Em đã có cơ hội được coi một tác phẩm của người này nói về thân phận của người con gái. Tác phẩm viết bằng văn vần, dài cả trăm trang giấy học trò. Ngoài ra còn nhiều bài thơ khác. Ông thường khuyên người ta nên niệm Phật A Di Đà tu hành, nên có đời sống đạo đức tốt. Bản thân của tác giả này, chính là người đã từng viết ra một cuốn kinh A Di Đà được nhiều người khen ngợi, dường như được phổ biến ở nước ngoài. Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào đời sống thực tế của ông: Là một người trốn nghĩa vụ quân sự, có 3 hoặc 4 người vợ không ai rõ, sống bằng sức lao động của những người vợ làm việc để nuôi mình … Rất có thể trong tác phẩm A Di Đà này có tên của độc giả Hoa nở mùa đông …

Em xin trình bày sự kiện vừa qua, để minh họa về những cuốn kinh Đại Thừa. Trong những cuốn kinh đó có những sự kiện, những nhân vật xuất hiện một cách tùy tiện, như một phép Thần Thông … Theo thiển ý của em, sự thật cũng chẳng có gì là bí ẩn cả. Rất có thể cuốn tài liệu Đại Thừa Khởi Tín Luận đã được viết sau thời gian ngài Đại sư Tuệ Viễn. Các chuyên gia nhận xét rằng những tài liệu này thường bắt Sakya Muni phải tái sinh để tuyên bố những điều mà họ mong muốn. Như chúng ta vừa thấy trường hợp ở tại Việt Nam, tác giả nói trên hiện còn đang sống. Với trí tưởng tượng phong phú và đa dạng, ông vẫn cho ngài Sakya Muni xuất hiện ở cuối thế kỷ 20 …

Em hy vọng quý độc giả Hoa nở mùa đông, qua lá thư này, có lẽ sẽ bớt lấn cấn. Em nghĩ tất cả những nhân vật, những kinh ngụy tạo, đều có chung một mô hình. Công việc này làm, cũng chẳng khác gì những hiện tượng trong kinh tế là người ta thường giả mạo những nhãn hiệu nổi tiếng. Tại sao người ta lại không giả mạo những trường phái khác như: Thông Thiên Học, Vô Vi …?

Đặc biệt, người Trung Quốc thường là bậc thầy có những chiến thuật kỳ quái, biến cái
"không thành có" làm cho tất cả mọi người đều choáng váng. Điển hình nhất là sự kiện mang tính chất thời sự: Đường lưỡi bò. Có lẽ trong chúng ta, những người Việt Nam có học lịch sử ở nhà trường, chưa hề nghe đến đường lưỡi bò bao giờ ! Đó chính là quái chiêu biến từ "không thành có" và có thể theo chiều ngược lại là biến "có thành không".

Trân trọng kính chào quý độc giả.


Tam Tiểu Thư




Bên lề cuộc họp báo (17) T.Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp





BỐI CẢNH
Đây là cuộc trao đổi bên lề cuộc họp báo 17. Tam Tiểu Thư chọn một quán cà phê yên tĩnh bên bờ sông Sài Gòn. Thiên nhiên thoáng mát. Không gian thư giãn.

- Tam Tiểu Thư:
Em xin trân trọng kính chào quý vị! Trước nhất, em xin phép được đóng góp ý kiến với quý cử tọa Thiên Thu, lý do là quý cử tọa Thiên Thu yêu cầu em đóng góp ý kiến sớm nhất có thể.

- Thienthu: @ Cuộc họp báo 17
 

Cô Tam Tiểu Thư ơi!
Giờ mới hiểu ra chuyện thì tụi con lỡ vào hstđ xin đề mục và đã được cho đề mục rồi (Niệm Phật Quán Chấm Đỏ), vậy phải làm sao hả Cô? Con nghe mấy bạn nó lôi kéo, nói là " Phải nhiều phước báu lắm mới gặp được Pháp Môn này ... " nên cũng nghe theo mà chưa hiểu gì cả. Thời gian gần đây mới bắt đầu có thời gian để tìm hiểu và lại có duyên nhảy sang đọc trang blog này mới biết mình đã sai.

Nhưng con sợ bị tội "vượt pháp" lắm! Nghe các bạn nó hù nữa nên con không biết phải làm sao. Nếu con cứ im lặng rồi tu tập theo Pháp Môn khác không phải đề mục mà hstđ cho thì có bị gì không Cô? Những kiếp tương lai của con có còn gặp được Chánh Pháp nữa không Cô?

Con lo lắng lắm, mong Cô trả lời cho con sớm nhé!
Kính


- Tam Tiểu Thư:
Kính thưa quý cử tọa Thiên Thu. Theo như tinh thần đóng góp của quý cử tọa, thì quý cử tọa đã giải quyết được một vấn đề khó khăn nhất của đời người. Đó là hiểu biết cái gì đó chưa đúng với sự thật. Em nhớ đâu đó có một câu nói như thế này: 

     "Khiếm khuyết lớn nhất trong đời người là thiếu hiểu biết".
 

Cứ đặt giả thuyết rằng ai đó bị vấp té trên đường đời dù ở bất cứ lãnh vực nào, thì cũng là một sự việc thường tình. Có một câu nói khác: 
     "Đáng khâm phục nhất của đời người, là đứng lên sau khi ngã". 

Câu nói sau đây có thể giúp ích cho quý cử tọa rất nhiều: 
     "Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng".

Trong cuộc sống này, ai trong chúng ta đến tuổi trưởng thành cũng đều phải đi qua những sự chọn lựa thử thách.

* Để thuận tiện cho việc di chuyển như đi học, đi làm, ai cũng cần phải có một chiếc xe. Với chiếc xe đầu tiên, vì thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu hiểu biết, chúng ta đã mua một cái xe không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Chúng ta cũng có thể mua lầm phải một nhãn hiệu, mà lúc bán lại sẽ rất mất giá. Thế rồi khi có chút kinh nghiệm, thì những chiếc xe sau sẽ đáp ứng được yêu cầu một ngày một sát với thực tế hơn. Chúng ta biết chọn lựa một chiếc xe tiết kiệm ít hao nhiên liệu hơn. Nói một cách bình dân thì món hàng chúng ta mua được đạt tiêu chuẩn "ngon bổ, rẻ đẹp". Ai cũng phải học từ kinh nghiệm mà ra. Nói cách khác là "rút kinh nghiệm".

* Đến giai đoạn nào đó trong đời đi học, chúng ta phải chọn ngành nghề. Cũng vì thiếu kinh nghiệm, chúng ta đã chọn một trường nghề, một trường đại học … có khi hoàn toàn không thích hợp. Lý do chọn sai thì vô vàn, nào là ham vui, nào là nghe theo bạn hoặc theo lời khuyên của cha mẹ. Cũng có thể khi học, mới phát hiện ra chuyên môn đó không phù hợp với mình. Ngành chuyên môn của mình khi ra trường thì xã hội ít có nhu cầu … Lúc đó chúng ta tự hối tiếc rằng phải chi lúc đó tôi khôn hơn một tí, chọn trường này, chọn trường kia … thì đâu có thất nghiệp như hôm nay.

* Rồi đến một giai đoạn nào đó trong đời người, đại đa số chúng ta sẽ lập gia đình. Thêm một lần nữa, chúng ta lại khốn khổ vì sự thiếu kinh nghiệm của mình. Nhiều khi chỉ vì yêu một ánh mắt, yêu một giọng cười ... mà ta cưới lầm cả một con người. Ai cũng vậy cả thôi, chẳng ai tài giỏi hơn ai … Do đó, luật pháp mới dự trù từ khế ước hôn nhân cho đến việc ly thân, ly hôn.

* Việc chọn một trường phái để tu tập, tình hình có lẽ còn xấu hơn rất nhiều. Hầu hết tất cả mọi người chúng ta đều là chứng nhân và nạn nhân khi có ý định tu tập rồi theo đuổi một trường phái nào đó. Thật vậy, căn cứ vào thống kê về số lượng tín đồ của các trường phái, thì con số này phải tính bằng nhiều tỉ.

Những công việc quan trọng của đời người này chúng ta đều làm theo cảm tính. Không có một trường lớp nào hướng dẫn hay đào tạo chúng ta kỹ năng làm những việc đó.

Chọn lựa trường phái nào đó để tu tập cũng vậy, chúng ta tự do tu theo một pháp môn nào đó mà không biết chính xác việc tu hành này dẫn chúng ta đi đâu về đâu. Nói tóm lại, đây là một thị trường thả nổi. Một thị trường khá béo bở nhưng lại không có một quy chế hay luật lệ nào chi phối cả. Nếu nhìn vào góc độ kinh tế, khi quan sát các cơ sở tôn giáo hoành tráng, thì chúng ta sẽ nhận ra đây là một mảng kinh doanh siêu lợi nhuận. Không cần phải đầu tư nhiều, kể cả vật chất lẫn tinh thần … Một người bình thường như tôi, như bạn, để tốt nghiệp một vài trường đại học nào đó, cha mẹ chúng ta phải đầu tư cho chúng ta, thời gian từ 15 đến 20 năm, mà chưa chắc lúc ra trường đã có cái gì ổn định. Thậm chí là khi tốt nghiệp xong, thì ngành nghề của chúng ta đã trở nên quá thừa nhân lực.

Trường hợp của quý cử tọa Thiên Thu không phải là một trường hợp cá biệt. Trong những khó khăn trước mắt, em hy vọng quý cử tọa sẽ tìm ra trường phái nào thích hợp với mình. Người Mỹ thường nói "người ta học từ kinh nghiệm mà ra".

Chúc quý cử tọa, sớm tìm được trường phái thích hợp, phiền não khô cạn, và ngày nào đó đến được bờ giải thoát.

- Tam Tiểu Thư:
Tiếp theo đây, em xin phép trao đổi với quý cử tọa Nặc Danh 18 tháng 8. Ý kiến của quý cử tọa như sau:

- Nặc danh: @ Cuộc họp báo 17

Tôi đề nghị TTT coi lại lịch sử Phật giáo vì Mã Minh theo tôi đọc Mã minh là người Ấn độ, chớ không phải ở TQ. dẫn chứng không có đúng thì các điều mình nói cũng sai???

- Tam Tiểu Thư:
Em xin trân trọng kính chào quý cử tọa Nặc Danh. Mặc dù quý cử tọa am tường vấn đề một cách sâu sắc, nhưng vẫn tạo cơ hội, để mọi người có dịp tìm hiểu chính xác, tường tận hơn. Xin cám ơn quý cử tọa đã tạo ra phản đề cho đề tài này.

Trước nhất, em xin mời quý cử tọa Nặc Danh, cùng toàn thể quý vị, tìm hiểu về nhiều tiểu sử của ngài Mã Minh Bồ Tát.

1. Theo tài liệu Luận Đại Thừa Khởi Tín: (In tại nhà in Sen Vàng, 245 Đường Sư Vạn Hạnh Chợ Lớn, giấy phép 20/6/1962). "Ngài Mã Minh Bồ Tát, người xứ Ba-La-Nại, phía Tây Ấn Độ, ngài là tổ thứ 12 ở Thiên Trúc".


Có 3 nguyên nhân khiến người ta gọi ngài là Mã Minh:

- Khi vừa sanh ra, các con Ngựa buồn và kêu to lên.
- Mỗi khi Ngài chơi đàn, thì các con Ngựa đều buồn và kêu to lên.
- Khi Ngài thuyết pháp, các con Ngựa đều rơi nước mắt kêu to lên, không ăn.

2. Theo tài liệu của Chùa Hải Quang:


Ngài là người thắp sáng ngọn đuốc Đại Thừa ở đầu thế kỷ thứ 6. Một hôm đang thuyết pháp, có một ông già gầy ốm, ngã xuống đất, chợt thấy dưới đất vọt lên một người con gái, nàng nói như sau: "Cúi đầu lễ trưởng lão. Hiện nhận lời Phật ghi. Nay ở xứ này, Độ chúng sanh khỏi tử". Nói xong chớp mắt không thấy cô ta nữa. Bỗng chốc gió mưa ầm ĩ, trời đất mù mịt. Ngài Mã Minh bảo: "Đây là báo hiệu ngoại đạo sẽ đến. Ta sẽ trừ chúng". Ngài chỉ tay lên hư không, hiện ra con rồng vàng to lớn, khiến pháp ngoại đạo tan biến … Còn rất nhiều diễn tiến khác.

3. Giáo sư Kern: Thì cho là ngài Mã Minh không phải là nhân vật lịch sử. Ngài chỉ là nhân cách hóa của thần Ka La, một hình thái của thần Shiva.

4. Theo ngài Tuệ Viễn: Trong một tài liệu, ngài cho biết là Mã Minh Bồ Tát xuất hiện sau khi Phật nhập Niết Bàn 370 năm.

5. Theo những tài liệu khác: Thì có đến 5 ngài Mã Minh Bồ Tát, nếu kể cả ngài Mã Minh Bồ Tát của Tuệ Viễn, thì có đến 6 vị. Ngài xuất hiện chính xác trong thời gian nào thì không ai biết. Niên đại giao động trong 300 năm!

Kính thưa quý cử tọa Nặc Danh, ngài Mã Minh còn rất nhiều bản tiểu sử khác không thể kế hết. Do đó, nếu muốn xác định về lý lịch, về quốc tịch của Mã Minh Bồ Tát, em thiết nghĩ chỉ có những chuyên gia khảo cổ với đủ các trang thiết bị hiện đại cần thiết, may ra mới có thể hiểu được phần nào về lý lịch của vị Bồ Tát Mã Minh.

Nói tóm lại, ít nhất đến giờ phút này, với một quan điểm khoa học thận trọng, không ai dám khẳng định, vị Bồ Tát Mã Minh là nhân vật lịch sử có thật hay không, ở thời đại nào, quốc tịch nào …

Cứ giả thuyết rằng tài liệu Đại Thừa Khởi Tín Luận là tác phẩm của Mã Minh Bồ Tát. Chúng ta thử quan sát một vài trang đầu tiên của tác phẩm.

Nguyên nhân nào tạo Luận này?
"Ngài Mã Minh Bồ Tát, vì thấy Tiểu Thừa nổi lên tranh chấp rất đau lòng, để xô tà đỡ chánh, trừ những nghi ngờ của Tiểu Thừa".

Từ ngữ Đại Thừa, được định nghĩa theo nguyên ngữ của chữ Trung Quốc.


Luận này lấy gì làm Đại Thừa?
Lại một lần nữa câu trả lời là chữ "Tâm", chữ "Tâm" được cắt nghĩa theo nguyên ngữ của Trung Quốc. Để minh họa chữ viết Trung Quốc có bài thơ sau đây:

Ba chấm như ngôi sao,
  Uốn cong tợ trăng tà,
  Chúng sanh từ đây có,
  Chư Phật cũng do đây.”


Tài liệu này duyệt xét toàn bộ vấn đề "Bản Thể Luận" của con người với những khái niệm hoàn toàn khác hẳn tài liệu Vi Diệu Pháp của Phật Giáo Nguyên Thủy:

- Chân Như: là tánh ướt của nước.
- Như Lai Tạng: là nước.
- A Lại Da: là sóng.

Theo tài liệu này, thì 3 yếu tố nói trên chính là Bản Thể Luận của con người.
Tài liệu này khuyên mọi người nên siêng năng lễ bái, cúng dường Tam Bảo.

Đức tin được thêm lớn, cầu đạo vô thượng. Nhờ sức gia hộ của Tam Bảo, Nghiệp Chướng được tiêu trừ, nhờ Thần Lực của Tam bảo gia hộ, nên các Tội được tiêu trừ.

Người ta phải tin cái gì? Tin có Chân Như, Phật, Pháp, Tăng.
Trong tài liệu Đại Thừa Khởi Tín Luận có ghi những điều sau đây:

Phật dạy:
"Nếu người chuyên tâm niệm Phật A Di Đà ở thế giới cực lạc Tây Phương … sẽ sanh về thế giới Cực Lạc. Nếu hành giả quán Chân Như Pháp Thân của Phật A Di Đà … sẽ được sanh vào hàng ngũ Chánh Định".

Cuốn Đại Thừa Khởi Tín Luận có phải kinh Ngụy tạo không?

Những luận cứ sau đây đã được đưa ra để cho rằng kinh Đại Thừa Khởi Tín, kinh Vu Lan … là lời của Phật nói đích thực.

A. Luận cứ thứ nhất như sau: Căn cứ vào lời Đức Phật dạy khi kết tập kinh điển, mỗi kinh phải có đủ sáu cái hiện chứng: 1) Tín, 2) Nghe, 3) Thời, 4) Phật, 5) Xứ, 6) Chứng. Đây là sáu cái bằng chứng cho người sau biết chính là kinh Phật:

1. Như vậy (Như thị), làm Tín thành tựu, tín đây là tín của ngài A Nan.
2. Tôi nghe (Ngã Văn), làm Văn thành tựu, có nghĩa là A Nan tự mình được nghe.
3. Một thời (Nhất thời), làm Thời thành tựu để chỉ thời gian Đức Thế Tôn thuyết bộ kinh nầy.
4. Phật, làm Chủ thành tựu, chỉ rõ Phật là chủ thuyết pháp.
5. Tại … Tinh xá Kỳ Hoàn, trong thành Thất La Phiệt, làm Xứ thành tựu, chỉ rõ chốn đạo tràng thuyết pháp.
6. Lấy các chữ
"Cùng Đại Tỳ kheo chúng", và cuối bộ kinh có ghi "Sau khi Phật thuyết kinh nầy rồi ... tất cả đại chúng đều hoan hỷ thọ trì lời Phật dạy, ân cần đảnh lễ lui ra", làm Chúng thành tựu.

B. Luận cứ thứ hai cho rằng những cuốn Kinh Đại Thừa, không phải là ngụy tạo: Vì có bản viết bằng chữ Phạn.

C. Có thể có luận cứ khác nữa em không được biết.

Song song với những luận cứ để bảo vệ tính chính xác của những bộ kinh Đại Thừa, còn có những thông tin trái chiều. Chúng ta hãy xem những chuyên gia khảo cứu về tài liệu Phật giáo nghĩ gì về vấn đề này.

Người ta cho là những kinh điển Ngụy Tạo thường thuộc về các Tôn Giáo bản xứ, nhưng lại cố gắng chứng minh, là mình cùng có nguồn gốc với Phật Giáo Ấn Độ. Hầu hết các kinh Ngụy tạo, như chúng ta vừa xem, thì trong những phần cuối của tài liệu Đại Thừa Khởi Tín Luận đã ghi hẳn là lời Phật nói. Đa số các kinh Ngụy tạo Trung Quốc thường rơi vào hai cực đoan là: 


* Ca ngợi đức tin và 
* Cách thực hành Phật Giáo, như là một phương tiện để thu hoạch lợi ích trần gian và tâm linh.

- Theo tác giả Kyoto Tokuno, tài liệu: 


          Đại Thừa Khởi Tín Luận 
          là một trong những bộ kinh Ngụy tạo. 

Nó dường như không có phiên bản tương ứng trong Phật Giáo Ấn Độ. Tài liệu này tái tạo Phật giáo chính thống, bằng cách tổng hợp 3 khuynh hướng chính của học thuyết Ấn Độ: 
- Tánh Không / A lại da thức / Thai Tạng Giới

Chính tài liệu này là một chất xúc tác, cho các tư tưởng Phật Giáo Trung Quốc phát triển như:
- Thiên Thai / Hoa Nghiêm / Thiền Tông

* Quan điểm của nhóm CTR như đã nhiều lần khẳng định, là không ủng hộ hay bài bác trường phái nào cả. Chúng tôi chỉ cố gắng trình bày với tinh thần càng khách quan càng tốt, trên tinh thần:  


          "Sự thật không che đậy".

Em rất hy vọng sẽ được quý cử tọa dành chút thời gian để gởi lời comment.

Trân trọng kính chào!



Lá thư từ Tam Tiểu Thư

 
          Lá thư tâm sự cùng quý độc giả ...
          Hoa nở mùa đông


Sau đây là nguyên văn bài thơ của Hoa nở mùa đông:
 
- Hoa nở mùa đông: @ Lá thư từ độc giả 5: KHUI HỤI Tiếp ...

Thân tặng Tam Tiểu Thư bài thơ con Cóc ngồi trong góc của em. 

Chúc TTT luôn vui vẻ yêu đời.

          Bài thơ TỊNH ĐỘ:
 

          Thưa Thầy con rất tin Thầy,
          Nhưng Thầy phải nói Di Đà ở đâu.
          Để mai con có đi Chầu,
          Diêm Vương biết chỗ mà thâu con vào.
 
          Thầy rằng: "Mầy chẳng tin tao",
          Mày hỏi tao thế, đường nào thoát thân?
          Bây giờ tao cứ phân vân,
          Đường đi đúng nhất là nên bay vào
 
          Trình độ mày như thế nào?
          Có ngon mày cứ "bay vào bay ra"
          Chứ đừng thắc mắc tà la,
          Di Đà, Tịnh Độ là ta vào rồi,
 
          Trò rằng con nói thế thôi,
          Khi nào con ngủm, thầy lôi con về,
          A di Đà có lời thề,
          Con hạng VIP có bảo kê đàng hoàng,

 
          Có điều Cực Lạc nơi mô?
          Cõi Cực Đậu Phộng con hô có liền,
          A La Hán nói chắc con điên,
          Mau mau tỉnh dậy, tránh phiền thiên thu.

- Tam Tiểu Thư:

Trước nhất, em xin cám ơn quý độc giả Hoa nở mùa đông đã có nhã ý làm một bài thơ, với những lời lẽ nói lên tâm sự của chính bản thân mình. Em thiết nghĩ, đây không phải là tâm sự riêng của một mình quý độc giả Hoa nở mùa đông. Nó có lẽ là tâm sự của hầu hết tín đồ đang tu theo trường phái Tịnh Độ khi biết sự thật là ngài A di Đà, cùng một số vị Phật khác: Địa Tạng Vương Bồ Tát, Di Lạc, Đại Thế Chí … là tác phẩm của đại sư Trung Quốc Tuệ Viễn. Thêm vào đó, mục đích là cõi Cực Lạc mà mọi người hướng tới, cũng là sản phẩm của vị đại sư nói trên. Thật ra thì vị đại sư này hoàn toàn có quyền lập một trường phái riêng của mình, rồi đặt tên là trường phái Tuệ Viễn hoặc trường phái A Di Đà … thì có lẽ cũng chẳng có gì để nói. Nhưng nay, ngài đại sư Tuệ Viễn lại sử dụng nhãn hiệu Phật Giáo của ngài Sakya Muni. Dù vô tình hay hữu ý, cái tên Phật Giáo Tịnh Độ đã làm cho người ta lầm lẫn.

Chuyện chưa dừng ở đó. Có một số vị Phật thậm chí được gọi là Cổ Phật. Tất nhiên ai cũng ngầm hiểu là khi vị Phật nào đó được đặt kèm tĩnh từ "Cổ", là có trước ngài Sakya Muni. Nói ngắn gọn, nếu sắp theo thứ tự thì ngài Sakya Muni, tất nhiên là đàn em của các vị Cổ Phật. Do đó, khi làm tín đồ của các vị Phật có đẳng cấp Giác Ngộ trước cả ngài Sakya Muni, thì đúng nghĩa là Đại Thừa rồi. Không còn gì hay hơn thế. Trên cả tuyệt vời!

Căn cứ vào những tài liệu mà nhóm CTR đã lấy ra từ những trang web, thì những vị Phật kể trên đều là sản phẩm made in China và tác giả người Trung Quốc. Không những người Trung Quốc tham gia viết những tài liệu gọi là kinh Phật, mà cả người Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng viết những tài liệu gọi là kinh Phật. Trường phái Đại Thừa còn có quá nhiều đất trống, thế nên nếu ai đó có ít nhiều cảm hứng, đều có thể sáng tác kinh theo trí tưởng tượng của mình.

Như em đã có dịp trình bày, ngay ở tại Việt Nam, chỉ mới ở một Tỉnh thôi, em đã có cơ hội được xem hai cuốn kinh A Di Đà, của hai người Việt Nam viết ra và họ không đề tên tuổi … Nếu chuyện cứ như thế này, em e ngại là ngoài cuốn kinh A Di Đà của ngài Tuệ Viễn và các cộng sự của ông, sẽ còn nhiều cuốn kinh Di Đà khác. Theo lịch sử, thì chỉ có 3 cuốn Kinh, 1 cuốn Luận, nhưng trên thực tế, có lẽ số lượng lớn hơn rất nhiều. Nếu chỉ mới tính 2 cuốn kinh A Di Đà ở tại Việt Nam, em xin nhấn mạnh, đây chỉ là mới nói có một Tỉnh (những tỉnh khác em không có cơ hội để được biết), tổng cộng là đã có 3 cuốn Kinh A Di Đà.

Quý độc giả Hoa nở mùa đông và các quý vị khác chắc vẫn còn nhớ: Kinh Kim Cang là một tài liệu, được mô tả như cái sườn của trường phái Thiền Tông phổ biến tại: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản … Theo một chuyên gia, có lẽ là đáng tin cậy, cho biết tài liệu này là sản phẩm made in Korea.

Câu hỏi là tại sao lại có chuyện nghịch lý như vậy? Một điều cực kỳ phi lý nhưng nó vẫn hiện hữu khắp nơi, diễn ra ở nhiều quốc gia, hàng ngày đều gặp.

Ở tại Việt Nam, khi hai người bất kỳ tự cho mình là tín đồ của Phật Giáo gặp nhau, nhất là ở các cơ sở Tôn Giáo, họ chào nhau "A Di Đà Phật" một cách phản xạ. Chuyện này chẳng biết bắt đầu từ bao giờ, nhưng có lẽ là đã từ lâu lắm rồi.

Không ai có thể ngờ rằng, tác giả duy nhất, kiến trúc sư duy nhất, nhà thực hành duy nhất, người khai sinh ra Đạo Phật ngày hôm nay, chính là ngài Sakya Muni. Nhóm CTR đã rất nhiều lần, đưa ra rất nhiều luận cứ, bằng chứng (mà rõ ràng là không có ai phản đối) là ngài Sakya Muni, chính là người kiến trúc sư duy nhất của trường phái Phật Giáo. Người ta khẳng định rằng thời Sakya Muni tại thế, không hề có một cộng tác viên nào cả. Cũng căn cứ theo huyền sử, thì không có vị nào là tiền bối, (xét ở góc cạnh Giác Ngộ) trước Sakya Muni.

Như vậy, việc xây dựng nên trường phái Phật Giáo đã có trước ngài Tuệ Viễn và ngài Ai Di Đà khoảng 1000 năm. Suốt trong thời gian vài trăm năm sau khi Sakya Muni nhập Niết Bàn, chúng ta cũng không hề nghe nói tới một vị Phật nào cả.

"Đại Thừa Khởi Tín Luận" là tài liệu căn bản, nền móng của các hệ phái Đại Thừa. Căn cứ vào tài liệu này, thì nó được viết vào 100 năm sau Công Nguyên.

Ít nhất tại các cơ sở Tôn Giáo Phật Giáo ở tại Việt Nam, những người gọi là tín đồ Phật Giáo, chẳng lẽ lại không biết chính Sakya Muni, mới là người khai sinh ra Phật Giáo? Vậy mà ngày hôm nay, họ lại chào nhau bằng câu nói "A Di Đà Phật". Chúng ta không hề thấy ai chào nhau bằng "Sakya Muni Phật". Ngài Đại sư Trung Quốc Tuệ Viễn và vị Phật Ai Di Đà, với một số vị Phật khác nữa … có liên quan gì tới những cơ sở Phật Giáo Sakya Muni đâu?

Em chỉ là một cô gái quê mùa, theo học bổ túc ở một trường văn hóa Tây Nguyên. Nơi em ở là một làng mạc xa xôi hẻo lánh, không tuyến giao thông, không điện, không nước … do đó kiến thức của em cũng giống như vậy. Em hay bắt chước những câu nói bất hủ của người xưa, và đưa ra ý kiến sau đây:

"Cái gì của Sakya Muni, hãy trả lại cho Sakya Muni".

"Cái gì của ngài Đại sư Trung Quốc Tuệ Viễn Phật A Di Đà
hãy trả lại cho ngài Đại sư Trung Quốc Tuệ Viễn"

Để em đan cử một sự việc hết sức là dân gian. Với nghề bảo tiêu, em đi qua nhiều Tỉnh, nhiều Huyện. Có một lần em đi qua một Tỉnh là nơi sản xuất ra rau quả rất nổi tiếng ở tại Việt Nam. Tại khu chợ nhỏ, một chị bán hàng đã nói với khách hàng như sau:
"Đây là khoai tây thiệt của Đà Lạt"? với một vẻ rất tự tin là khách hàng sẽ mua hàng của mình. Em nghe câu này, cũng như mọi người, tất nhiên phải nghĩ rằng, nếu có loại khoai tây Đà Lạt thiệt, thì chắc chắn phải có khoai tây Đà Lạt nhái. Em có hỏi một cô đồng nghiệp, thì cô cho biết khoai tây Đà Lạt nhái đó là của Trung Quốc. Người ta cũng bôi đất lên, có vẻ như là mới thu hoạch. Đúng là bó tay!

Chắc chắn quý vị còn nhớ, dưới mắt người tiêu dùng trên thế giới, thì Trung Quốc là "Thiên Đường của Hàng Nhái". Thượng vàng hạ cám đều có thể nhái: sữa cho trẻ em, quần áo, đồ chơi …

Sau đây chúng ta sắp sửa đề cập tới những loại hàng nhái, địa ngục cho người tiêu dùng.

Những người làm việc bình thường, nhất là nam giới, thường sử dụng đồng hồ đeo tay. Em xin kể một số đồng hồ, có trị giá 5.000 USD, 10.000 USD hay hơn nữa, được bán tại các siêu thị ở tại Việt Nam:

     Vacheron Constantin / Tag heuer / Tourbillon /
    
Jaeger-lecoultre / Cartier / Breitling / Patek philippe

Những đồng hồ này được bán với giá từ 50 đến 100 USD, nguồn gốc hàng của Trung Quốc.

Chắc ai cũng biết, máy điện thoại di động iphone 4, iphone 5. Khi mới có tại Mỹ, giá trên 1000 đô, ở tại Việt Nam ngày hôm nay cũng phải 8 triệu, 10 triệu. Nhưng với Trung Quốc chỉ thêm một chữ H, tính năng không khác gì hàng thiệt, có giá là 2.399.000đ.

Em xin kể tiếp một sản phẩm nữa là xe hơi. Người ta thường gọi đó là căn nhà của mình nối dài, là tài sản lớn thứ hai sau căn nhà mình ở. Phải bảo thị trường xe hơi là thảm họa về hàng nhái của Trung Quốc,

Em xin kể một vài thương hiệu nổi bật trên thế giới:

- Chiếc xe bán tải Ford F-150 là biểu tượng của tinh thần người Mỹ với tính chất thực dụng và hiệu quả. Ở tại thung lũng Silicon nổi tiếng mà ai cũng biết, chẳng chở cái gì mà người ta cũng sử dụng xe bán tải này. Hãng Jac của Trung Quốc, đưa ra phiên bản 4R3 giống hệt xe Ford F-150. Hãng Geely Ge nhái mặt hàng Rolls Royce giá chỉ có vài chục ngàn thay vì gần 300 ngàn đô la.

Hãng Beijing Auto nhái chiếc Jeep Cherokee lừng danh của Mỹ. Danh sách hàng nhái còn rất dài không thể kể hết.

Hiện tượng này đưa chúng ta đến một nhận xét. Dường như người Trung Quốc có một kỹ năng đặc biệt là hay làm hàng giả, ở tất cả các lãnh vực, mà không nghĩ là đó là một hành động phạm pháp.

Từ việc này chúng ta có thể suy ra: Cách đây hàng nhiều thế kỷ, tại sao ngài Tuệ Viễn lại đưa ra nhân vật A Di Đà và nhiều vị khác nữa.

Nếu nhìn vào góc độ kinh doanh, thì hàng Trung Quốc bán rất chạy trên thế giới. Nếu so sánh một sản phẩm thời thượng, điển hình như máy Hiphone và Iphone, một cái 100 đô, một cái cả ngàn đô.

Trên lãnh vực tôn giáo thì sao? Chúng ta thử so sánh trường phái của Ngài Sakya Muni và trường phái của ngài Tuệ Viễn.

1. Xét ở cách phát âm, thì tên đọc A Di Đà, A mi ta ba, dễ đọc hơn tên Sakya Muni (tên dễ đọc dễ nhớ là một ưu điểm của marketing).

2.Xét về mặt lý thuyết, thì lý thuyết của ngài Tuệ Viễn rất dễ tiếp cận. Mọi việc chỉ việc trông nhờ vào các vị Phật, các vị Bồ Tát … với lời hứa giúp đỡ không giới hạn … Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ có cơ hội lọt vào trường hợp nào đó của 48 lời cam kết.

Lý thuyết của Sakya Muni cực kỳ khó hiểu. Chân lý của lý thuyết này là: Vô thường, Vô ngã, Khổ não … Để hiểu được khái niệm này, chỉ nói một từ ngữ Vô ngã, đã nảy sinh ra hai trường phái … Việc cắt nghĩa những từ ngữ này, có lẽ phải đòi hỏi nhiều trang giấy … Kiến thức này, rất có thể đối với nhiều người không thể nào khái niệm được.

3. Vấn đề tâm lý: Trường phái của ngài Tuệ Viễn, với biểu tượng là vị Phật A Di Đà, vị Quán Âm Tự Tại … đáp ứng một cách tuyệt vời tâm lý con người. Phân Tâm Học cho biết, dù bất cứ bạn là ai: Một người thường dân, một giáo chủ, một nguyên thủ quốc gia…; hễ đã là con người, chúng ta mang mặc cảm tự ti một cách bẩm sinh. Khi còn nhỏ chúng ta nương tựa vào cha mẹ, khi lớn lên chúng ta tìm cách nương tựa ở thế lực này, thế lực kia. Vị Phật A Di Đà cùng các vị khác … đã đáp ứng một cách tuyệt vời bản năng tự ti bẩm sinh của nhân loại. Chúng ta thường nghe người ta gọi là "Mẹ Quan Âm" (Mẹ luôn là biểu tượng của điểm tựa, sự che chở ...). Con người bất cứ lúc nào cũng tìm cách để nương tựa vào ai đó, tìm cách che giấu mặc cảm tự ti, hèn yếu nhỏ bé của mình.

Như thế khi ngài Tuệ Viễn tạo ra hình ảnh vị Phật A Di Đà và những vị khác nữa … tất nhiên là phải thành công rồi. Thực tế chứng minh là Ngài Tuệ Viễn đã thành công một cách ngoạn mục. Vị Phật A Di Đà không có thật nay đã thay thế hoàn toàn Ngài Sakya Muni! Thật là đau lòng.

Xét ở góc cạnh tâm lý của trường phái Sakya Muni, thì phải bảo là rất tệ hại. Nó đi ngược lại hoàn toàn nhu cầu của thị trường. Không những thế, người hiểu vấn đề còn lúng túng và hoảng sợ. Thật vậy, trường phái Sakya Muni không có ai để cậy nhờ nương tựa. Trong bóng tối mịt mờ của màn đêm vô minh, Ngài Sakya Muni bảo: 


"Hãy tự thắp đuốc mà đi
… bảo chúng ta chỉ nên trông nhờ vào sự hiểu biết của chính mình  
"Hiểu biết chân chánh là Thầy của mọi người".

4. Về mặt thực hành của trường phái ngài Tuệ Viễn và ngài A Di Đà … chỉ cần Tụng Niệm, đọc tên vị Phật nhiều lần, in Kinh sách …

Trong khi thực hành của trường phái Sakya Muni, thì khó khăn vô cùng. Chỉ có duy nhất là Thiền Định, mà Thiền Định bình thường cũng chẳng hiểu là cái gì. Muốn Thiền Định thì phải chấp nhận công thức gọi là công thức bất tử: 


"Giới, Định, Huệ
… Chỉ với 3 từ ngữ này thôi để hiểu và thực hành, hình như chẳng có ai làm được cả.

5. Đời sống trường phái của ngài Tuệ Viễn, có cuộc sống tương đối thoải mái, dễ thực hiện. Ngược lại đời sống của trường phái Sakya Muni, đòi hỏi từ hiểu biết lý thuyết cho đến thực hành công thức lừng danh, mà rất
nhiều người đã nghe nói đến:

"Bát Chánh Đạo - con đường bất tử"

6. Đối với trường phái của ngài Tuệ Viễn và ngài A Di Đà, việc đạt được mục đích là về cõi Cực Lạc (cho dù là trạng thái quá cảnh); căn cứ vào 48 lời cam kết, thì dường như ai cũng chắn chắn có thể về được. Đây là một lãnh thổ tuyệt vời, quý vị có thể tham khảo ở rất nhiều tài liệu mô tả về cõi Cực Lạc.

Kết quả tu tập của trường phái Sakya Muni, thì hoàn toàn khác hẳn. Đó là một tương lai mịt mù với thành quả đầy những bất trắc may rủi. Nếu căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp, bất cứ ai diệt trừ được 3 Phiền Não đầu tiên, thì cũng phải 7 kiếp sau, mới có hy vọng đạt được kết quả tốt nhất mà mình mong muốn.

Chỉ riêng nói về cách thực hành và tu Thiền Định, cũng có thừa những thách thức, cho những người có Trí Tuệ và gan dạ nhất.

Do đó, việc vị Phật A Di Đà hoàn toàn thay thế trường phái Sakya Muni, ở chính tại các cơ sở Tôn Giáo của Sakya Muni, là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Em xin gởi bài viết này để kính tặng quý độc giả Hoa nở mùa đông, với tất cả những tình cảm chân thành nhất. Em kính chúc quý độc giả Hoa nở mùa đông sẽ tìm được con đường đi, để "tránh phiền thiên thu".

Trân trọng

Tam Tiểu Thư