Pages

Lá thư độc giả 8: Chưa chắc KHÔNG CÓ A DI ĐÀ



          nếu có Phật Thích Thông Lạc
               Phật Lê Doãn sơn thì cũng 
               Phật Di Đà thôi ...

          X i n  h ã y  c h ứ n g  m i n h  t u  T ị n h  Đ ộ  l à  b ị  *  d ẫ n  k ê n h  b ị  N h ậ p  . . .


CTR xin kính mời quý độc giả cùng theo dõi lá thư phản hồi từ bạn Hoa Đồng Nội:

.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
 

Hoa Đồng Nội xin kính chào các Cô, Bác, Anh, Chị cùng toàn thể Độc giả của trang blog CTR

Em rất vui lại được quay trở lại hội đàm, nói chuyện cùng Quý vị!

Như Ông Tổng Quản cùng Tam Tiểu Thư nói, đây là một sân chơi bình đẳng cho mọi người, nên chúng em cũng rất vui được bày tỏ những tâm tư, những thắc mắc cùng những suy nghĩ của mình!

Những điều Hoa Đồng Nội suy nghĩ, thắc mắc hay bày tỏ cũng là những điều muốn nói của rất nhiều người tu Tịnh Độ như em. Em chỉ là người đại diện cho một số đông nói lên những suy nghĩ của mình mà thôi. Và với tinh thần "Sự thực không che đậy" là tinh thần trung thực, thẳng thắn, em rất mong được sự chia sẻ những ý kiến khác nhau của các Quý Anh, Chị, Cô, Bác để chúng ta cùng trao đổi, bàn luận và xây dựng lên một Vi Diệu Pháp có nhiều nội dung phong phú với các góc nhìn có nhiều màu sắc khác nhau. Hoa Đồng Nội cũng hy vọng rằng HĐN sẽ có thêm nhiều kiến thức được học hỏi từ các Cô, Bác, Anh, Chị qua những cuộc trao đổi này!

Trong bài: Lá thư độc giả 7: Đường nào cũng đến La Mã? Hoa Đồng Nội đã được nghe những lời comments của một số anh, chị. Và hôm nay em lại được quay trở lại với các Nhà Phê bình để chúng ta cùng đàm luận.

Trước tiên, em xin cảm ơn anh
Thất Tình vì việc chia sẻ sự đồng tình và ủng hộ của anh!

Câu chuyện của anh làm cho em nghĩ rằng anh là một người rất giàu tình cảm. Nhưng không phải trong cuộc sống cái gì cũng được như ý của mình, có phải không anh? Nếu tất cả mọi sự yêu thích và nhu cầu của Con Người trong cuộc sống đều được thỏa mãn thì trong đạo Phật đã không nói đến Tứ Đế: Khổ đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế. Và nếu như cuộc sống này thỏa mãn mọi ước muốn của Con Người thì chúng ta cũng không cần phải tu với mong cầu được giải thoát làm gì. Có đúng không ạ? Em đã ước rằng: Giá mà em được biết đến Đạo Phật sớm hơn trong cuộc đời này!

Anh
Thất Tình thân mến!

Nếu như mọi người bên Tịnh Độ chúng em cũng niệm Phật bằng những tinh thần và trái tim giống như anh "niệm người yêu" thì em tin rằng sẽ có rất nhiều ngôi sao tỏa sáng trong cuộc đời này.

HĐN chúc anh luôn hạnh phúc và mau chóng đạt được cái đích cao cả cuối cùng của cuộc đời mình!

Chị MT, Hoa Ưu Đàm, Thuận Cali, Tây Độc, Nặc Danh, Hoa Hồng xứ khác, Cận Định, Dzợ Thằng Đậu … cùng Thu Hoa thân mến!

Em cũng đã đọc một số bài của CTR viết về Tịnh độ. Em cũng có biết rằng, ông Tổng Quản cùng Tam Tiểu Thư - cùng với những kiến thức sâu rộng qua việc nghiên cứu về Phật Giáo và những tài liệu lịch sử của Phật Giáo - đã chứng minh rằng: Phật A Di Đà xuất hiện từ thời kỳ của Sư Tuệ Viễn (người Trung Quốc). Mà thời kỳ "Sư Tuệ Viễn đang ngồi thiền định thì thấy Phật Di Đà thị hiện khắp mọi nơi" này xuất hiện sau khi Phật Sakya Muni đã nhập diệt được mấy trăm năm.

Mặc dù em cũng đã được đọc qua một số cuốn sách về Phật Giáo, nhưng trình độ và kiến thức của em về sử học Phật Giáo thì còn kém lắm! Em không biết những cuốn sách này đã mang tính lịch sử chân thật hay chưa? Vì thời kỳ của Phật Thích Ca và cả Sư Tuệ viễn đã trải qua cách đây mấy nghìn năm rồi. Mà thời kỳ đó họ viết chữ chủ yếu trên những chiếc lá. Và trải qua mấy nghìn năm lịch sử, có thể những Kinh sách và các thông tin đã bị thất thoát đi rất nhiều. Những kỹ thuật lưu giữ thông tin như bây giờ họ đã có chưa? Hay họ để lại thông tin cho đến ngày nay một phần cũng qua những câu chuyện được truyền khẩu từ đời này sang đời khác?

Nhưng cho dù Phật Di Đà không phải do Phật Thích Ca thuyết pháp, chỉ ra thì cũng chưa chắc đã là "Không có Di Đà!". Em xin kể cho Quý vị nghe một câu chuyện mà em rút ra từ chính những điều em trải nghiệm trong cuộc đời của mình:

Đi cùng tuổi ấu thơ của em là những câu chuyện Cổ tích, những câu Ca dao dân ca, những làn điệu quan họ mượt mà đằm thắm, và cả những lời hát ru của các Cụ già hàng xóm nằm trên những cánh võng đưa con cháu mình vào những giấc ngủ êm đềm. Cùng với những câu chuyện Cổ tích là cả những câu chuyện Ma, Quỷ của bọn trẻ con kể cho nhau nghe. Có lẽ những câu chuyện ấy cũng được nghe truyền khẩu từ lời của người lớn. Và đôi khi những câu chuyện Ma cũng làm bọn em sợ lắm! đến mức mà không đám đi chơi buổi tối một mình. Hoặc đi từ nhà ra vườn buổi tối cũng thấy sợ. Nhưng chỉ được năm, bảy ngày là những câu chuyện đó cũng nguôi ngoai đi và bọn em lại vẫn tiếp tục cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Trong xóm gia đình em ở, có rất nhiều thành phần xã hội: Cán bộ, giáo viên, kỹ sư, công nhân, tiểu thương và có cả rất nhiều hộ gia đình là nông dân sinh sống.

Ở gần xóm nhà em có một quả đồi nhỏ, bên dưới đồi là một cánh đồng. Ngày còn nhỏ, những buổi chiều hè, bọn trẻ chúng em hay rủ nhau đi ra cuối xóm lên đồi chơi. Có khi đi cùng các anh chị lớn hơn lên đó; Có khi mấy đứa tầm tầm tuổi tự rủ nhau đi chơi. Lên đồi bọn em ngồi hóng mát và xem các anh lớn tuổi thả diều. Trên đồi có rất nhiều những cây hoa dại, có cả loại hoa Ngũ sắc ( loại hoa nhỏ có 5 màu sắc ) mà bọn em hay gọi là "Hoa Cứt lợn", có cả các loại hoa Cúc dại màu tím và màu vàng khác nhau. Bọn em hay hái hoa Ngũ sắc sâu vào thành những vòng tròn nhỏ, đội lên đầu nhau và đeo vào cổ cho nhau. Bọn em chạy nhảy vui đùa trên đám cỏ xanh thẳm ở trên đồi, giữa những tiếng sáo diều vi vu, dìu dặt của khung cảnh đồng quê miền trung du Bắc Bộ.

Nhưng các anh, chị có biết quả đồi xinh đẹp ấy, bên cạnh bãi trống cỏ xanh nơi chúng em vui chơi là gì không? Một phần của quả đồi bên này là bãi tha ma, hay người ta còn gọi là cái nghĩa trang, nơi đó là nơi người ta chôn người chết. Chính những nơi ấy lại là nơi mà có nhiều những cây hoa Cúc nhất. Có những khi bọn em còn ra ngồi cả trên những ngôi mộ mà người ta đã xây bằng gạch xung quanh rồi.

Có một lần, một Bác hàng xóm rủ chúng em ra đồi chơi. Em không còn nhớ tối đó em phải làm gì ở nhà giúp mẹ. Em nhớ hồi đó em khoảng 9 hay 10 tuổi gì đó. Sau khi xong mọi việc ở nhà, em đi ra đồi tìm Bác hàng xóm cùng mấy đứa con của bác ấy và cả hai đứa em của em đi cùng Bác ra đồi. Nhưng khi em ra tới nơi là khoảng hơn 8 giờ tối rồi. Em tìm khắp cả chỗ nghĩa trang mà không thấy mọi người đâu. Hôm đấy trời cũng có trăng, em nhớ là khi ngước nhìn lên trời thì thấy Ông Trăng còn đang khuyết nửa vầng trăng. Và không gian cũng đủ sáng để em nhìn được mọi vật xung quanh, và Cũng lạ là một mình em đi giữa nghĩa trang tìm mọi người một mình mà em chẳng thấy sợ gì cả. Sau đó em trở về nhà. Và khuya hơn chút nữa thì mọi người về đến nhà, khi đó em mới được biết là mọi người sau khi lên đồi chơi một lát thì đổi kế hoạch, đi xem phim.

Sau này cùng với năm tháng qua đi, trong quá trình trưởng thành, đôi khi em vẫn gặp cảnh các cụ niệm Phật hay tụng kinh. Trong sách vở của nhà trường dạy thì những câu chuyện về Thế giới Tâm linh là những chuyện mê tín dị đoan, là những câu chuyện không có thực và là sự tưởng tượng của Con Người; Con Người sau khi chết đi thì là kết thúc, không còn chuyện Ma quỷ hay kiếp này, kiếp khác nào cả.

Ví dụ em đã học trong sách vở những câu như:

"Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ,
Mồm thì lẩm bẩm, tay sờ đĩa xôi".


Hay là câu:

"Số cô có mẹ có cha,
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai" …


Qua thực tế cuộc sống mà em đã trải qua, thì có những khi em hay băn khoăn tự hỏi: Tại sao các Cụ già lại hay nói chuyện Ma quỷ, hay đánh dấu cho các bé sơ sinh khi đi ra đường nhỉ? Mình cũng từng ở bãi tha ma giữa đêm khuya mà có thấy Ma, Quỷ gì đâu! Có khi em lại nghĩ: Các Cụ già là những người cổ hủ, lạc hậu, không được học hành với những sách vở hiện thời, và không được tiếp xúc với khoa học hiện đại ngày nay nên cứ mê tín dị đoan, cả tin lung tung.

Trong cuộc sống, em cũng thường thấy người lớn và các Cụ già hay nói: "Sức khỏe là vốn quý nhất của đời người", và thường được thấy người ta khi gặp nhau, chào hỏi thì hay hỏi thăm sức khỏe. Hay những dịp Tết đầu Xuân, em thấy mọi người gặp nhau đều chúc nhau sức khỏe đầu tiên, rồi mới đến chúc phúc con cháu và tiền tài, sự nghiệp.

Ngày còn trẻ em nghe các Cụ nói từ đau đầu, em thấy từ đó hoàn toàn xa lạ với cảm giác của em, vì em chưa có bị đau đầu bao giờ khi em còn dưới 20 tuổi. Và có một lần em bị ốm, bị ho nặng, người em mệt mỏi, suy nhược cơ thể và em hoàn toàn bị kiệt sức. Em nằm trên giường, mẹ phải chăm sóc cho em. Trời hè nóng bức mọi người đều phải cần quạt điện mà em lại sợ quạt vô cùng. Em phải nằm trên một chiếc giường riêng biệt, không hề có gió quạt. Những món ăn ngày thường em thích nhất thì lúc đó đối với em chẳng có nghĩa lý gì. Khi đấy em mới hiểu rằng sức khỏe là quan trọng nhất, đúng như lời các Cụ già từ xưa đến nay đã nói, họ đã đúc kết ra bao nhiêu kinh nghiệm của cuộc sống và truyền đạt lại cho con cháu của mình. Nếu như lúc khỏe thì em thích ăn thịt gà nhất, thì lúc ấy thịt gà đối với em cũng chỉ là sự mệt mỏi mà thôi. Em thích được đi chơi, được đi du lịch thì lúc ấy có tiền cũng chẳng thể đi chơi du lịch được. Đúng là sức khỏe là quan trọng nhất trong cuộc đời con người. Nếu không có sức khỏe thì cho dù có nhiều bao nhiêu tiền đi chăng nữa cũng chỉ là vô ích, ăn không ăn được, đi chơi cũng chẳng có sức mà đi chơi, lúc nào người cũng mệt mỏi, bải hoải, dã dời. Khi có sức khỏe thì ta có thể đi lao động để kiếm tiền được, còn có tiền mà không có sức khỏe thì đúng là chẳng để làm gì ... Khi này em cũng đã nhận ra rằng lời các Cụ nói hoàn toàn là đúng.

Còn nữa, những gì trước đây em nghĩ về các Cụ là những người lạc hậu, mê tín dị đoan hoàn toàn thay đổi sau những gì em đã chứng kiến mấy năm trước đây. Em thường chỉ được nghe những câu chuyện về Thế giới Linh hồn khác, mà chưa bao giờ tận mắt chứng kiến thì cuối cùng chính bản thân em cũng đã được chứng kiến. Và cuối cùng em đã đúc kết được ra rằng: Sống lâu thì sẽ có nhiều kinh nghiệm cuộc sống hơn. Và chính các Cụ già là những kinh nghiệm sống. Họ đã trải qua nhiều năm tháng của cuộc đời và họ là những Nhân chứng sống, là những Người được biết nhiều hơn những cái mà ta biết. Và những điều thấy, biết của họ được truyền lại cho con cháu và được truyền từ đời này qua đời khác.

Cũng như vậy. Khi em chưa gặp Linh hồn của thế giới khác, mà em chỉ đọc sách khoa học giải thích những điều huyền bí, và học những kiến thức ở trường thì em nghĩ là không có thế giới Linh hồn khác ngoài thế giới Con Người. Chỉ khi chính mình nhìn thấy thì mình mới hiểu ra rằng: Những gì mà mình cho là hoang tưởng trước kia đều là có thật. Khi gặp Ma thì mới biết là có Ma, có Linh hồn. Cũng giống như khi gặp Phật thì mới biết là có Phật mà thôi, Quý vị ạ!

Nếu trên đời này có lục đạo luân hồi, có Phật và con đường giải thoát, có A Na Hàm, A La Hán, có Thánh A La, có Chúa Giê Su … thì tại sao lại không có Phật Di Đà?! Hay nói một cách khác theo lời một anh bên Tịnh độ nói rằng ở trên đời có Phật Thích Thông Lạc, có Phật Lê Doãn Sơn thì cũng có Phật Di Đà thôi.


Nếu như trong Vi diệu Pháp nói rằng Phật A Di Đà không có thật, không hiện hữu, không tồn tại thì đấy cũng chỉ là từ góc nhìn của Vi Diệu Pháp. Vi Diệu Pháp dựa trên những tư liệu lịch sử mà suy đoán ra là không có Di Đà mà thôi. Còn việc có Phật Di Đà hay không? Điều này không hoàn toàn phụ thuộc vào Vi Diệu Pháp!

Dzợ Thằng Đậu thân mến!

Nếu như Đại học "Vi Diệu Pháp" nói rằng không có Di Đà, và những người niệm Phật chỉ là những người bị “Dẫn kênh” hay nói rõ hơn là "Bị Nhập" thì là đứng trên quan điểm của Vi Diệu Pháp. Vi Diệu Pháp chứng minh Phật Di Đà không phải do Thầy Sakya Muni nói ra, mà là câu chuyện Phật Di Đà xuất hiện vào thời kỳ của Sư Tuệ Viễn (Trung Quốc). Vâng, điều này hoàn toàn có thể là đúng! Nhưng việc Phật Di Đà có hiện hữu hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào việc Vi Diệu Pháp khẳng định là không! Đây chỉ là những suy đoán của Vi Diệu Pháp dựa trên những tài liệu lịch sử. Các Khoa học Gia cũng chứng minh rằng: Không có Thế giới Tâm linh siêu nhiên mà chỉ có Thế giới Vật chất tồn tại qua nghiên cứu của họ mà thôi.

Nếu như chúng ta đã học Đại học ngoài đời, (không phải đại học "Vi diệu Pháp") thì ngay cả trong các trường đại học cũng có những bộ môn lý luận về triết học khác nhau rồi. Một trường Đại học thì dạy môn Triết học Chủ nghĩa Duy vật sẽ khẳng định rẳng: "Vật chất quyết định Ý thức". Và những sinh viên học môn triết học này mà không học môn triết học theo Chủ nghĩa Duy tâm thì sẽ đinh ninh rằng: "Vật chất quyết định ý thức".

Ở một trường đại học khác, học viên lại chỉ được học môn Triết học theo Chủ nghĩa Duy tâm thì họ lại cho rằng "Ý Thức quyết định Vật chất".

Cũng vậy, học viên Đại học "Vi Diệu Pháp" với những bằng chứng lịch sử cụ thể thông qua các tài liệu lịch sử thì cho rằng không có Phật Di Đà.

Nhưng học sinh đã tốt nghiệp Đại học Tịnh Độ rồi mà đã thực chứng thấy Di Đà cùng những trạng thái và sự nhận biết nhất định rồi thì sẽ khẳng định là có Phật Di Đà.

Nếu trên đời mà có Ma, có Phật thì tại sao chỉ có người thường gặp Ma mà người tu lại không thể gặp Phật? Tóm lại gặp Ma mới biết có Ma, gặp Phật mới tin có Phật (theo cách nhìn của em).

Cũng giống như mỗi người có một góc nhìn khác nhau: Cùng một thời gian, bên này Trái đất mọi người nhìn thấy ánh mặt trời và khẳng định: Bây giờ là ban ngày; Còn ở góc độ khác, bên kia Bán cầu, mọi người nhìn thấy mặt trăng lại khẳng định: Bây giờ là ban đêm! Một người ở giữa hiểu được các quy luật khách quan của thiên nhiên vũ trụ thì nói rằng cả hai bên đều đúng.

Các anh, các chị thân mến ơi! Nếu Quý vị mà cho rằng những người tu bên Tịnh Độ hay những người đã thực chứng bên Tịnh độ mà bị "Dẫn kênh" hay là "Bị nhập" thì Quý vị có thể chứng minh điều đó không? Quý vị dùng cái gì để chứng minh? Nếu như Quý vị chỉ dựa vào những tài liệu lịch sử, hay những bài giảng dựa trên sự suy đoán của trường "Đại học Vi Diệu Pháp" ra mà thôi thì điều này chưa đủ. Hoa Đồng Nội sẽ chờ thêm những bằng chứng, những chứng cứ khác của Quý vị chứng minh rằng tu Tịnh độ là bị "Dẫn kênh". Xin Quý vị hãy đưa ra những ý kiến hay những bằng chứng xác thực nhất để chúng ta cùng đàm luận.

Rất mong được sự phản hồi của Quý vị và kính chúc các Cô, Bác, Anh, Chị tinh tấn an lạc!

Hẹn ngày tái ngộ!

Hoa Đồng Nội




Đàm luận cùng độc giả Cận Định



          hữu ngã hay vô ngã ?
                              . . .  T h i ê n  T h ư ợ n g  T h i ê n  H ạ  D u y  N g ã  Đ ộ c T ô n  . . .


- Cận định: @ Cuộc điện đàm viễn liên

Chào Tam Tiểu Thư,


Bài phân tích của TTT rất hay nhưng CĐ không hiểu rõ chỗ này:
Magga: là Quả Vị (nói về vị trí mà mình đạt được (position).
Phala: là Quả Tâm (sự ý thức được việc này).


Xin TTT vui lòng giải thích thêm là khi một vị A La Hán đã giải quyết 10 phiền não và đạt Hữu Dư Niết Bàn có nghĩa là vị này đã đạt tới VÔ NGÃ. Nếu đã vô ngã thì AI sẽ Ý THỨC được Quả vị này?


Khi Đức Phật đản-sanh, Ngài thị hiện đi 7 bước... và xướng lên rằng : " Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn ".
Vậy chữ Ngã ở đây là gì? là hữu ngã hay vô ngã? Kinh Phật có nhiều mâu thuẫn quá nên CĐ không biết cái nào đúng cái nào sai nữa.

Cảm ơn TTT


- Tam Tiểu Thư:
Phần trên là toàn bộ ý kiến của quý độc giả Cận Định. Em xin phép cắt ra từng phần để tiện việc theo dõi.
 

"Kinh Phật có nhiều mâu thuẫn quá nên CĐ không biết cái nào đúng cái nào sai nữa."
 
Đúng như quý độc giả đã nhận xét. Khi trình bày các bài viết, nhóm CTR đã sử dụng nhiều từ ngữ để mô tả về hiện trạng lý thuyết Phật Giáo: "Cây đại thụ
" ... "Melting Pot" ... "Rối tinh, rối mù" … Chắc quý độc giả còn nhớ, theo chủ quan của nhóm CTR, thì không thiếu gì những tác phẩm của những vị có tên tuổi trong bộ môn Phật Giáo Việt Nam, cũng trộn lẫn rất nhiều loại tài liệu không rõ căn cứ (nếu chúng ta không muốn sử dụng từ ngữ ngụy tạo).

Em đã có nhiều dịp trình bày về những lý do để giải thích hiện tượng này:

* Ấn Độ không ghi lại lịch sử, nhiều trăm năm sau khi Sakya Muni bỏ xác thế gian, vẫn không có chữ viết.

* Có tài liệu cho là, theo truyền thuyết thì ngài Sakya Muni đã chỉ dạy cho người ta mỗi người một cách tu, với lý do là để phù hợp với căn cơ từng cá nhân. Tài liệu còn ghi là có đến 8 vạn 4 ngàn pháp môn; một con số làm cho những chuyên gia kiên nhẫn nhất cũng phải lúng túng.

Do đó, câu nói: "Cận Định không biết cái nào là đúng, cái nào là sai", là một nhận định rất chính xác. Ngay cả các chuyên gia cũng lúng túng, họ cũng chẳng biết cái nào là đúng, cái nào là sai. Những gì họ nêu ra chỉ có tính chất giả thuyết.

Quý độc giả đã đặt ra vấn đề như sau


"Khi Đức Phật đản sanh, Ngài thị hiện đi 7 bước ... và xướng lên rằng: "Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn"."

Không cần phải là một chuyên gia hay chuyên viên về sinh học, chỉ cần một người phụ nữ bình thường có con nhỏ, đều có thể có những kinh nghiệm tối thiểu về sự phát triển tâm sinh lý của một em bé sơ sinh … Trong lịch sử loài người, liệu chúng ta có thể tin, một em bé sơ sinh mà lại có thể đi được ngay, lại còn nói được nữa, nhất là lời nói này mang tính chất của một Chân Ngôn? Em thiết nghĩ, đây chỉ là một huyền sử chứ không phải lịch sử.

Thực tế, khi các trung tâm tiến hành khảo cứu các Thần Đồng, thì họ dường như có hai nhận xét:

* Những Thần Đồng chỉ có khả năng hạn hẹp ở một số lĩnh vực nào đó, sức khỏe giới hạn.
* Không thấy một Thần Đồng nào lại trở thành bác học khi trưởng thành.

Do đó, em thiết nghĩ việc tìm hiểu để giải thích từ ngữ "Ngã
" được cho là lời nói của Ngài Sakya Muni trong câu: "Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn", là không cần thiết. Lý do là vì nó mang những mâu thuẫn, không hợp với logic từ tiên đề. Thẳng thắn mà nói thì các Tôn Giáo trên thế giới nói chung, thường thêu dệt những huyền thoại cho vị Giáo Chủ của mình. Mục đích là để tạo ra tính chất cao cả linh thiêng. Càng bí ẩn, càng kì lạ mới chứng tỏ cho tín đồ tính chất Thần Thánh của giáo phái mình. Tạo huyền thoại về vị Giáo Chủ cũng xảy ra cho ngay cả những trường phái Tôn Giáo mới có ở Việt Nam với cùng mục đích.

Kính thưa quý độc giả Cận Định

Vấn đề trung tâm mà quý độc giả đưa ra chính là câu: 

"Vậy chữ Ngã ở đây là gì? là Hữu Ngã hay Vô Ngã?"

Theo thiển ý của em, có lẽ vấn đề mà quý độc giả nêu ra, có hàm ý là trong lý thuyết của Phật Giáo, có cái Ngã hay không có cái Ngã. Nói một cách nôm na là Phật Giáo công nhận cái Tôi hay không công nhận cái Tôi?

Chúng ta lại quay về với từ ngữ chuyên ngành của trường phái Phật Giáo gọi là cái Ngã. Với đề tài này, em xin đưa ra một vài con số để quý độc giả có một khái niệm chung.

Người ta cho rằng trường phái Nhân Thể Luận (Pudgalavadin), tất nhiên trong đó bao gồm trường phái Độc Tử Bộ, là trường phái đề xướng công nhận có một cái ngã (cái Tôi). Có tài liệu cho là một vị tên là Gopa, chính là người tiên phong trong phong trào công nhận cái Ngã. Tuy nhiên có nhiều chuyên gia không công nhận giả thuyết này, vì người ta cho là Kinh, Luận của Phật Giáo chỉ được viết thành sách trong khoảng thời gian Tây lịch. Theo những thông tin khác, thì trường phái nói trên có rất nhiều tài liệu cũng gọi là Kinh và Luận, tồn tại suốt từ thế kỷ thứ 2, đến thế kỷ 11 Tây lịch. Người theo trường phái này có vào khoảng 60, 70 ngàn người. Cơ sở Tôn Giáo có khoảng trên 1300. Nếu so sánh với các trường phái khác, thì đây là một con số rất lớn.

Ngay tại thời Đức Phật tại thế, hình như có lẽ đã có hai trường phái đối nghịch nhau, trường phái Hữu
Ngã và Vô Ngã. Vấn đề chúng ta có thể đặt ra như thế này, là mặc dù hai trường phái này mang hai quan điểm khác biệt, nhưng họ cùng chấp nhận một tiên đề, cụ thể là việc định nghĩa cái Ngã, cái Tôi là cái gì.

Em xin phép nhắc lại, cái Tôi theo quan điểm của Phật Giáo là sự tập hợp của Ngũ Uẩn bao gồm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Dù là hai trường phái đối nghịch, nhưng ít nhất là họ đồng ý với nhau trên quan điểm này, mỗi trường phái đưa ra những luận cứ khác nhau. Người ta đưa ra 7 quan điểm để bàn cãi về sự hiện hữu của cái Ngã: 


     1. Không có Ngã chỉ có các Uẩn.

     2. Không thể nói được Ngã hiện hữu hay không hiện hữu.
     3. Chắc chắn Ngã hiện hữu. 
     4. Các Uẩn là một với Ngã.
     5. Các Uẩn khác với Ngã. 
     6. Ngã là Thường Hằng. 
     7. Ngã là Vô Thường

Ở đây chúng ta chỉ có thể lướt qua, không thể đi vào các chi tiết.

Tuy nhiên chúng ta nên quan tâm tới một khái niệm có ngay thời Đức Phật tại thế là cái
"Thức". Khái niệm về cái "Thức" là trung tâm của sự sống rất phổ biến. Cái "Thức" được hiểu như là sự bất động tồn tại sau cái chết, tác nhân của sự Luân Hồi.

Có người lại dẫn giải một cách khác, là nêu ra khái niệm Bhavanga. Với khái niệm này, thì Bhavanga có bản tính như một tiến trình luôn luôn trôi chảy, vô thỉ, vô chung, tích lũy biết bao nhiêu kinh nghiệm, vận hành ngoài ý thức con người. Nhưng trong lúc vận hành, thỉnh thoảng vào lúc nào đó, nếu các hiện tượng tiềm thức đến được ngưỡng cửa của ý thức hoặc vượt qua được ngưỡng cửa này, thì sẽ trở thành ý thức trọn vẹn. Có thể hiểu nó như dòng tiềm thức của sự sống. Người ta có thể sử dụng khái niệm Bhavanga để giải thích khả năng của trí nhớ trong các kiếp trước, các hiện tượng tâm lý bất thường và còn có thể giải thích Nghiệp và Luân Hồi.

Với những khái niệm nêu trên, người ta đã mở đầu cho chủ thuyết Nhân Thể Luận. Người ta cho là Nhân Thể có thể được nhận biết trong thực tế, nó di trú từ kiếp này sang kiếp khác, nó tiếp nhận những thành quả tu tập. Nhân Thể này là sở hữu chủ của việc tạo ra Nghiệp và gặt hái Nghiệp.

Rất nhiều dẫn chứng lời Phật nói, trong các tài liệu gọi là Kinh, để minh chứng cho sự hiện hữu của một cái Ngã. Cái khó là, căn cứ vào những hiểu biết ngày hôm nay, những kinh được trích dịch cho là lời Phật nói, thí dụ kinh Gánh nặng, lại không biết thực sự có phải là lời Phật nói hay không? Kinh này mô tả là con người mang gánh nặng 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Nếu hiểu theo Kinh này, thì Ngã và 5 uẩn là hai hệ thống khác hẳn nhau. Nói một cách cụ thể, là con người có một cái Ngã (người mang gánh nặng) riêng biệt với Ngũ Uẩn (gánh nặng). Tài liệu Chính Lượng Bộ đưa ra một lập luận như sau: "Nếu không có một cái Ngã, thì không có việc giết người và kẻ bị giết, trộm cắp, tà dâm, dối trá … Nếu không có một cái Tôi, thì những việc làm trên là không có sở hữu chủ.
"
  
     Người ta đưa ra 4 luận cứ sau đây để chứng tỏ có một cái Tôi:
 

     Nếu không có một cái Tôi, thì lý thuyết Luân Hồi khó có thể chấp nhận, 
     vì ai là người kết nối những tiến trình khác nhau trong cuộc sống? 

     Cái gì là gốc của trí nhớ, của sự hiểu biết? Như thế phải có một chủ thể 
     để tích lũy các ký ức.
 

     Nếu không có một cái tôi, thì các Nghiệp trở nên vô chủ và không có 
     người nhận lãnh các Nghiệp.
 

     Phải có một cái gì liên tục để chứng tỏ một người tu và cũng chính người 
     đó đến Niết Bàn.

Trên đây em chỉ nêu ra những nét có tính cách chung chung, chưa có thể gọi là những nét cơ bản nhất. Theo ý kiến chủ quan của em, thì những tranh luận ở trên chỉ nặng tính chất lý thuyết, tư tưởng.

Rất có thể những tranh luận nói trên vẫn còn tồn tại những thiếu sót rất cơ bản. Do đó, việc tranh luận này kéo dài khoảng 15 thế kỷ, rồi cũng chẳng đi về đâu.

Em xin nêu ra những thiếu sót mà ai cũng có thể nhận biết sau đây:

Người ta e ngại là việc sử dụng một loại công cụ là Luận Lý Hình Thức (công cụ mà chúng ta đang sử dụng ở cảnh giới con người) chỉ là loại Luận Lý Hình Thức ở hệ quy chiếu chúng ta đang sống. Nó không phù hợp với hệ quy chiếu khác của các Cảnh Giới khác.

Người ta chỉ mặc định (mà không cần suy xét gì thêm): Con người là sự tập hợp của Ngũ Uẩn. Tiên đề này chỉ là một sự quy ước, mặc định, một giả thuyết … chứ không có gì chứng tỏ đây là một sự thật khách quan. Người ta có thể thêm bớt một cách vô cùng dễ dàng, những yếu tố đã cấu tạo nên cái mà người ta gọi là con người.

Đúng như một số luận sư nhận xét là có rất nhiều hiện tượng ở thế giới tự nhiên, những kinh nghiệm dân gian đơn giản, cho thấy dường như có một cái gì hiện hữu, thường hằng … từ những thời điểm này, qua thời điểm khác. Đơn giản nhất mà ai cũng có thể thấy, trước khi đi ngủ Tôi là Tôi, trong lúc nằm mơ (dù là những giấc mơ rất dài) Tôi vẫn thấy Tôi là Tôi, lúc tỉnh dậy Tôi vẫn thấy Tôi là Tôi. Rất nhiều người bị bất tỉnh, người Cận Tử, sau biến cố đó lại thấy mình là mình. Rồi còn những trường hợp đầu thai đã được kiểm chứng (có tang chứng cụ thể là hồ sơ hành chính về nhân thân). Dù muốn hay không, chúng ta cũng thấy có một cái gì đó hình như không bao giờ thay đổi, mà mình không biết gọi tên là cái gì.

Người tu Thiền Định, trước khi Nhập Định thấy mình là mình. Trong lúc Nhập Định, họ thấy có một cái gì đó
"Thức" "Tôi" "Ngã" … biết được cấu tạo Tâm Sắc của chính mình. "Cái đó" biết được các Cảnh Giới, biết được là mình Nhập Định, biết là mình Xuất Định, thậm chí biết được quá khứ vị lai. Ngoài ra nó còn biết rất nhiều diễn tiến khác trong trạng thái Nhập Định. Vậy cái mà biết được các trạng thái của Thiền Định là cái gì?

Trong khuôn khổ bài viết này, em chỉ xin trình bày một số thông tin tạp nhạp, những kinh nghiệm tu Thiền Định trên thực tế, lấy ra từ tài liệu
"Cuốn Tạp Thư". Em không có ý định cổ võ hoặc bài bác trường phái này, trường phái nọ. Em chỉ cố gắng đưa ra những thông tin, mà em cho là khách quan nhất có thể.

Vậy đâu là câu trả lời thiết thực nhất?

Em thiết nghĩ, đó chính là kinh nghiệm thực tế của quý độc giả có được trong lúc tu Thiền Định. Vì rất có thể ở trạng thái Nhập Định này, khi thấy những hiện tượng mang tính chất khách quan, đồng thời do chúng ta đã chuyển sang một hệ thống Luận Lý Hình Thức tương thích, nó sẽ làm cho chúng ta hiểu rõ vấn đề hơn. Tất nhiên, với điều kiện là ai đó phải thực sự nhập vào được các lớp Định.

Trân trọng kính chào quí độc giả Cận Định!




Hội ngộ cùng độc giả


          Lậu Tận Thông ?
                              ... c ó  g ạ c h  n ố i  g ì  v ớ i  N g ũ  T h ô n g ?


Chia sẻ cùng với độc giả C'est la vie và Hoa đồng nội ... tại một quán Café ở Hà Nội.

BỐI CẢNH:

Địa điểm gặp gỡ là tầng 1 tiệm cà phê nổi tiếng Anoma River Hà Nội. Quán có bài trí rất đặc biệt tạo ra một không gian yên tĩnh, hoài cổ hiếm có giữa lòng đô thị ồn ào và chật chội.

Tam Tiểu Thư cùng một số quý độc giả của trang blog CTR, cùng nhau trao đổi chuyện trò thân mật. Mặc dù tại một tiệm cà phê ở giữa một thành phố lớn, Tam Tiểu Thư cũng chắp tay lên trước trán, chào độc giả một cách kính cẩn và thân mật như bao lần gặp gỡ độc giả trước đây.

- Tam Tiểu Thư:

Trân trọng kính chào quý độc giả của trang blog CTR. Em xin hân hạnh giới thiệu đây là C’est la vie, đây là Hoa Đồng Nội … Trước nhất, em xin phép trao đổi với quý độc giả Hoa đồng nội.

Em là Tam Tiểu Thư, rất vui có dịp gặp chị. Em xin chân thành cám ơn chị đã bỏ công, bỏ sức và những tình cảm nhiệt tình nhất, tạo cho trang blog CTR một làn gió mới, một sức sống mới. Chắc chị cũng thấy, những bài viết trong trang blog CTR có vẻ đồng đều đến mức đơn điệu. Nhiều người còn than phiền với em là họ chẳng hiểu nổi CTR viết gì!!! Nó nhàm chán như ... con Gián!. Nay nhờ có những bài viết của nhiều quý độc giả như Ruồi Nhựa, Hoa Đồng Nội … rõ ràng đã tạo ra luồng sinh khí mới.

Lịch sử cho biết từ thời cổ Hy Lạp, tiến trình biện chứng, như tất cả mọi người đều biết: đề, phản đề, hợp đề và cứ tiếp tục như thế … Tiến trình này nhiều người (chứ không phải được tất cả mọi người công nhận) cho là đây là một tiến trình khách quan của thế giới tự nhiên. Những bài viết mang tính chất phản đề là một yếu tố mà blog CTR đang cần. Thực tế đã chứng minh điều này. Admin cho em biết bài viết "Thực chứng cõi Tịnh độ" của chị đã được trên 700 lần truy cập và có 29 comments. Đây là một bằng cớ cụ thể nói lên sự thành công của bài viết.

Bài viết thứ hai của chị khi được post lên, thì dường như ngay lập tức đã có 2 comments. Em rất mong trong tương lai, được chị quan tâm giúp đỡ, gởi thêm những bài viết, trí tuệ, nhiệt tình, trung thực khác, nói thay cho ý kiến của nhiều quí độc giả có cùng mối quan tâm với chị.

Cảm ơn chị rất nhiều.

Sau đây em xin tiếp tục giới thiệu quý độc giả C’est la Vie

- C'est la vie: @ Cuộc họp báo 18 (tt): ... theo cái gì đúng !


Kính chào ông Tổng Quản và cô tam tiểu thư cùng các cử tọa !


Tôi là một đọc giả lâu năm của HSTD và mới đây của CTR.
Tôi củng có chút ít hiểu biết về Phật giáo và có đọc ít sách vở thánh hiền tứ tung . Vì đầu óc trì trệ nên hay lang thang vào các trang mạng để học hỏi . Tôi có nhận xét sau đây về HSTD và CTR. Ở đây tôi cảm thấy mạnh dạn để có thể đưa lên những thắc mắc của mình còn bên HSTD thì có lẽ không thể hỏi được tất cả vì sẽ không được trả lời thỏa mãn . Nếu có gì sai quấy xin ông TQ , TTT củng như quí vị cử tọa chỉ dạy và sửa sai. Xin chân thành cảm ơn.

Về HSTD : Thiên về thực hành , minh triết thì quá kém cỏi . Người dẩn đường có vẽ hơi chủ quan về những thực chứng của mình và xem thường những thực chứng của những người minh triết khác . Thí dụ trong bài hỏi đáp về chánh ngữ thầy 2 lúa (Tibu) đả rất láu cá khi cho rằng Krischnamurtie ( Người đã được bầu làm Giáo chủ của Thông thiên học)( một hiệp hội lừng danh của những nhà trí thức thế giới.)..rằng K đả phương tiện hóa cho đọc giả có thể nói dóc với ông ấy, khi ông cho biết rằng ông có thể đọc tư tưởng người khác nhưng không làm vì điều này có thể xâm phạm đời tư người khác . Và Tibu cho rằng ông ta vào tam thiền để cảm nhận và nhìn thấy độ rung màu sắc để xác định đối tượng có nói xạo hay không ?(Điều này thì không ai kiễm chứng được vì có lẽ hiếm ai vào được tam thiền chăng?) Quí vị có thể theo dỏi đường link sau đây để rỏ:

http://www.hoasentrenda.com/TapTin/TT1/tt1-41to80/41.htm

Về CTR: Những bài viết của ông TQ và TTT rất minh triết và rốt ráo. Người đọc có thể đứng dừng tại đây vì những thắc mắc được tỏ tường. Ví dụ khi phân tích về nguyên nhân Khổ, Lạc xuất hiện bởi những tâm thiện và bất thiện . Điều kiện tiên quyết của thành công trong tu tập thiền định là giử giới. Ở đây quí vị rất quan tâm về mặt nhận thức của con người. Tôi cũng đồng tình quan điểm này vì không có khí cụ này chúng ta dể biến thành những đạo sư hoang tưởng . Về mặt tiêu cực khác thì những luận thuyết này lại quá phức tạp cho giới bình dân trong vấn đề lĩnh hội.

Thưa ông TQ và TTT,

Khi tham khảo 2 trang mạng, tôi thấy bên HSTD khá thành công vì chủ trương thực hành . Nhưng cuối cùng cũng chỉ đạt được thần thông . Vì những minh triết rốt ráo không thấy , có chăng cũng chỉ vớ vẩn . Những bay vô bay ra , liên hoa tạng, chui vào vô ngã v.v... không đủ thuyết phục vì nó ... rồi thì cũng y như minh sư thường nói "Mèo vẩn hoàn Mèo" Anh vẩn là anh muôn thuở.

Thưa ông TQ và TTT,

Tôi xin hỏi một điều là cái mà nhà Phật gọi là lậu tận thông có gạch nối gì với ngũ thông ? Và tu sỉ đạt được ngũ thông có còn tham sân si chăng ?

Xin kính chào ông TQ , TTT và quý cử tọa.


- Tam Tiểu Thư:

Em xin trân trọng kính chào quý độc giả C’est La Vie !

Kính thưa quý độc giả C’est La vie. Trước nhất, em xin phép nói chút xíu về nickname C’est la vie. Hồi xưa người miền Nam thường nói những câu sau đây: "Đời là C’est la vie, Tình là C’est l’amour, Tiền là C’est l’argent
". Người ta hay nói "Đời là một chữ T" để ám chỉ tính chất tiêu cực của cuộc đời là Tình, Tiền, Tù Tội ... Thái độ này, chẳng phải tại tình trạng xã hội, tình trạng chiến tranh … mà có lẽ tâm lý chung của người Á Châu. Hay nói đúng hơn, của người Việt Nam nói riêng. Ở đâu chúng ta có thể những tìm thấy những tư tưởng trong thơ văn

"Đời đáng chán hay không đáng chán.
 Cất chén quỳnh xin hỏi bạn tri âm
,
 Trăm năm nào có gì đâu
,
 Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì
".


Nếu nhìn ở góc cạnh VDP, thì dường như người Á Châu nói chung, ở một cảnh giới nhiều khổ đau hơn hạnh phúc và người Âu Châu có lẽ là ngược lại "La vie est belle, La vie en rose, Life is beautiful. Das leben ist shon".

Em xin dịch một bài hát ca ngợi tình yêu bằng tiếng Pháp, với nhãn quan và tình cảm của một cư dân ở cảnh Tha Hóa Tự Tại.

Khi tâm tư như tràn đầy hạnh phúc,
Lời thầm thì thêm sưởi ấm tim em
,
Cuộc tình mình là thần thánh lên ngôi
.

Quand tu me prends dans tes bras
,
Tu me parles tout bas, Je vois la vie en rose.

Kính thưa quý độc giả C’est La Vie, em xin phép được đóng góp ý kiến với vấn đề quí độc giả đặt ra ở phần cuối cùng. Em chia làm nhiều phần để dễ theo dõi.

Trước nhất, vấn đề đặt ra của quý độc giả được hiểu ngầm là dưới nhãn quan của Phật Giáo. Thật sự khi nói về định nghĩa thế nào là quan điểm của Phật Giáo, thì bất cứ ai có một lương tri lành mạnh cũng cảm thấy lúng túng và bối rối. Ít có trường phái nào mà chúng ta phải sử dụng một từ ngữ hết sức là dân giã là "rối tinh, rối mù" để diễn tả như khi nói về trường phái Phật Giáo. Ở bất cứ thời điểm nào, địa danh nào, những học giả, nhất là những người có hiểu biết và kỹ năng văn chương, đều có thể viết những tài liệu gọi là kinh (nói đúng hơn là lời Phật nói). Ai cũng có thể tự bảo là mình đã "dẫn kênh" được với các vị Phật nào đó, do đó tài liệu của mình viết, là chính lời Sakya Muni nói. Chính vì lý do này, mà những tài liệu gọi là kinh sách của Đại Thừa, đã mâu thuẫn một cách thô thiển với nhau về thời điểm lịch sử.

Em hy vọng một số tài liệu mà nhóm CTR quen sử dụng, có thể hy vọng mức độ tin cậy cao, nhưng bảo tuyệt đối chính xác thì em không dám chắc chắn.

Vấn đề tiếp theo quý độc giả đưa ra là Lậu Tận Thông.

Khi tham khảo từ ngữ này ở một số tác giả hiện tại, thì em không thể tin nổi ở mình, vì các tác giả nói chung đều đồng hóa từ ngữ Lậu Tận Thông là ái dục; cụ thể là bản năng tình dục. Các tác giả nói chung, đều đả kích kịch liệt khái niệm về bản năng tình dục. Các tác giả này đều chỉ trích một cách gay gắt, về tình cảm luyến ái nam nữ. Cuối cùng họ cho là chính vì lý do này (nghĩa là tình cảm nam nữ), mà con người không thể đưa tới Giải Thoát.

Tài liệu Vi Diệu Pháp thì cho là những người khiếm khuyết về tinh thần và vật chất, nói tóm tắt là một con người không hoàn chỉnh ở bất cứ góc cạnh nào (tinh thần hoặc vật chất) thì không tu Thiền Định được. Với quan điểm này, con người được ví như một công cụ để tu Thiền Định và thiền định được coi như công cụ để đưa đến giải thoát. Chúng ta không thấy tài liệu này từ chối vấn đề giới tính. Mặt khác, ở những trang nói về Cảnh Giới, lại một lần nữa cho chúng ta thấy, giới tính nam nữ được mô tả như một hiện tượng khách quan của thế giới tự nhiên, hiện hữu từ cảnh Khổ, qua cảnh con người, Định Dục Giới … Dường như Phật Giáo còn cho là những người ái nam, ái nữ, là hệ quả của những Bất Thiện Tâm trong quá khứ, vì ai cũng biết: "Tâm đứng đầu, Tâm tạo tác tất cả". Ở đâu đó trong những tài liệu của truyền thống Phật Giáo, còn ca ngợi là làm thân con người là khó, tất nhiên thân con người thì có nam, có nữ.

Tất cả con người, cho dù là Ngài Sakya Muni - cha đẻ ra truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, hay những vị có quan điểm, đối nghịch một cách kịch liệt với vấn đề ái dục, thì chính bản thân tất cả mọi người đều là hệ quả của việc gặp gỡ giữa một tinh trùng và một cái trứng.

Trước khi bàn về vấn đề Lậu Tận Thông, chúng ta cũng phải thống nhất với nhau
Lậu Tận Thông là cái gì? Căn cứ vào những tài liệu kinh điển và hàn lâm của Phật Giáo, thì Lậu có nghĩa là rỉ ra, chảy ra. Trong thân người có 9 điểm, từ nơi này thải ra những chất bài tiết. Vẫn căn cứ vào những tài liệu này, thì Lậu là phiền não, sử, cấu, nhiễm. Từ ngữ phổ thông nhất là phiền não. Tiếng Pháp sử dụng những từ ngữ sau đây, em xin ghi lại để quí độc giả tiện bề khảo cứu khi có nhu cầu (Ecoulement, Passion). Nói tóm lại: 

     Lậu Tận Thông: là hoàn toàn chấm dứt Phiền Não.

Có một tác giả đã đưa ra ý kiến sau đây:

"Trong suốt 45 năm giảng đạo, từ lúc Giác Ngộ dưới cây Bồ Đề cho đến ngày nhập diệt, Sakya Muni chỉ dạy có một điều duy nhất: Khổ đau và đoạn trừ khổ đau. Vẫn theo ngài Sakya Muni, thì Thiền Định là công cụ ắt có và đủ, công cụ cần thiết để chứng ngộ Niết Bàn".


Kính Pháp Cú:

Nếu thực hành Thiền Định,
Với lòng kiên nhẫn lớn
,
Bậc thánh đạo Niết Bàn
,
Là hạnh phúc tột đỉnh
.


Thưa quý độc giả, đó chỉ là những nét chấm phá, những phát biểu chung chung. Sự thật về kỹ thuật Thiền Định thì phải nói là vô cùng khó khăn. Người theo đuổi con đường này, theo quan điểm của Vi Diệu Pháp, thì phải đắc được kỹ thuật Thiền Định của rất nhiều lớp Định. Cứ ở mỗi lớp định, khi 4 Tốc Hành Tâm vừa dứt, thì phải Tu Quán về các loại Phiền Não, để vỡ lẽ về sự thật không thể sai được là Vô Thường, Vô Ngã, Khổ Não.

Xin nhắc lại là thao tác này phải thực hiện ở tất cả các lớp Thiền Định. Nhưng hệ quả lại không hoàn toàn đơn giản như chúng ta nghĩ. Thiền Tâm là một Thiện Tâm, do đó đưa đến kết quả dị thục. Bình dân mà nói thì có thể giải thích như sau: tu Thiền là tạo ra các Tâm Thiện là Tâm tốt … Do đó, một cách máy móc và cơ học, thì sẽ tạo ra một hệ quả là người đó phải tái sinh để hưởng quả tốt mình đã làm. Do đó, cho dù có tập luyện một cách nghiêm chỉnh, từ những quả vị thấp nhất, cho đến quả vị cao nhất là A la hán, khi thực hiện kỹ thuật thao tác nói trên, vẫn phải đầu thai vào những Cảnh Giới để hưởng phước, Thiện phước do chính mình tạo ra.

Dù đạt được bất cứ Cảnh Giới nào, họ vẫn bị Định Luật: Vô Thường, Vô Ngã, Khổ Não chi phối. Vấn đề chỉ là thời gian. Sanh, Lão, Bệnh, Tử là quy luật khách quan không thể tránh được … Tóm lại, Phiền Não vẫn tồn tại. Do đó, khi đề cập tới Lậu Tận Thông, thì không phải là một đề tài dễ hiểu, dễ thực hiện.

Người ta phải làm sao với tình hình này?

Em xin nhắc lại lần nữa là trong những bài gần đây, em đã có dịp trình bày về vấn đề này. Bình thường mà nói, các Thực Thể liên tục tạo tác Nghiệp; dù là Thiện Nghiệp hay Bất Thiện Nghiệp. Phật Giáo có một phương án để giải quyết gọi là: Tâm Duy Tác. Nói một cách đơn giản là khi chúng ta làm cái gì một cách cơ học, một cách phản xạ, thì nó không có mầm mống tạo ra một cái Nhân nào đó, bất kể là Nhân tốt hay nhân không tốt (Tâm Duy Tác). Thực tế người ta thực hiện như sau, tu Thiền Định như một bản năng, một phản xạ tự nhiên … Chúng ta tự nghĩ là mình sanh ra để tu Thiền Định một cách tự nhiên chẳng nghĩ gì cả. Nôm na mà nói, có thể hiểu đó là tu Thiền Định theo kiểu Tâm Duy Tác. Nói một cách khác, mình tu Thiền Định mà chính mình cũng không biết là mình tu Thiền Định.

Ngược lại nếu tu Thiền Định với ý đồ này, với tác ý kia thì phải bảo đó là một bàn thua cầm chắc trong tay, vì nó ngược lại hoàn toàn với ý nghĩa của Phật Giáo Nguyên Thủy, là sử dụng công cụ Thiền Định, để làm khô cạn các Phiền Não … Đây là một khái niệm khó hiểu về tư tưởng, phức tạp về kỹ thuật. Do đó, em bi quan cho là, các Thần Thông khác, tuy có khó nhưng cũng dễ tập, nhưng lậu tận thông, thì nói rất dễ, vì ai cũng có thể nói được, nhưng triển khai kỹ thuật thật sự để diệt trừ các phiền não, thì em thấy đây là một công việc khó thành công.
 

- C'est la vie: @ Cuộc họp báo 18 (tt): ... theo cái gì đúng !

Lậu Tận Thông có gạch nối gì với Ngũ Thông?

- Tam Tiểu Thư:

Trước nhất em xin phép được kể một câu chuyện nhỏ sau đây: Em có một anh bạn theo đuổi trường phái Mật Giáo, anh ta đã từng tịnh thất, tịnh cốc, từng thử nghiệm một số vấn đề như: Truyền tư tưởng, tác pháp ảnh hưởng đến một con người, như Thôi Miên. Anh bạn biết được việc sẽ xảy ra, điều khiển được hai người ở hai trạng thái khác nhau … Khi trao đổi với em thì anh cho biết, việc làm của anh chẳng qua để đoan chắc rằng, những gì nói trong sách vở có thật hay không. Nhưng anh có tâm sự là, việc tập luyện này đưa đến hệ quả là tâm lý rất nóng nảy, Phiền Não tăng trưởng một cách kỳ lạ.

Phần nhận xét dành cho quý độc giả, em không có ý kiến gì cả.

Kính thưa quí độc giả C’est La Vie.

Theo thiển ý của em, lậu tận thông mà sắp xếp cùng với Ngũ Thông thì quả thật là đáng tội nghiệp. Đầu tiên về hình thức, thì Ngũ Thông dường như là một thao tác tâm lý gia tăng cái tôi, động cơ thúc dục là lòng ham nuốn. Ngược lại hoàn toàn, Lậu Tận Thông là cuộc chiến đấu nội tâm, âm thầm, khốc liệt để thắng chính mình.

Một cách kinh điển mà nói, người Thôi Miên ở những trường phái khác hoặc trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy, hễ cứ hội đủ yếu tố kể sau, là làm mất đi ý thức, thì sẽ có những giác quan khác, của con người khác chính trong mình, hay con người ở ngoài mình. Điển hình nhất là trường hợp những đồng cô, bóng cậu. Họ có thể làm những việc thách thức những quy luật khoa học, ai cũng có thể xem phim ở trên các đài truyền hình. Cái khó nhất là làm thế nào để cho mình Định Tâm, mất đi ý thức một cách có ý thức. Khả năng này không phải ai cũng có thể là được, kể cả đối với những người có một kinh nghiệm Thiền Định vào hàng lão luyện. Do đó người ta thường sử dụng, những kỹ thuật phụ trợ, âm thanh, Ấn Chú, chất say …

Đối với người tu Phật Giáo, thì cứ Định Tâm, nhất là ở Tứ Thiền Hữu Sắc, thì những khả năng khác bình thường xuất hiện. Một công thức mà ai cũng biết "Thần Thông là hệ quả của Tứ Thiền Hữu Sắc". Chúng ta căn cứ vào phát biểu này cho nó nhanh gọn. Tất nhiên ở cảnh giới Thiền Hữu Sắc này, thì cấu tạo Tâm và Sắc còn quá thô thiển so với Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Mặt khác là vẫn sử dụng kỹ thuật Thiền Định để tu Định cho phát triển Thần Thông. Khác hẳn với Tu Định, Lậu Tận Thông là Tu Quán với mục đích vỡ lẽ các Sự Thật để diệt các Phiền Não. Do đó nên em mới nói người ta liệt kê Ngũ Thông, sau đó là Lậu Tận Thông, có thể gây ra ngộ nhận. Người ta có thể hiểu lầm là Lậu Tận Thông cũng là một loại Thần Thông. Nếu hiểu tinh thần nói trên, thì phải bảo Lậu Tận Thông là phản đề của Ngũ Thông. Kinh Patanjali từng nói, trong chương Thần Lực - câu 51: 


"Bằng cách từ bỏ cả những Thần Thông này, ta tiêu diệt tất cả các mầm mống nô lệ, đạt tới độc lập hoàn toàn (Kaivalya)".

Trao đổi tới đây thì em thiết nghĩ, quý độc giả C’est La Vie có thể tự trả lời câu hỏi cuối cùng mà mình đã đặt ra là "Tu sĩ đạt được Ngũ Thông có còn Tham Sân Si chăng?" Tuy nhiên em vẫn xin đóng góp chút ít. Làm việc gì, kể cả tu Thiền Định, mà biết được có Tâm Duy Tác, lại còn sử dụng được nó, thì không phải là một chuyện dễ. Việc cầu mong Thần Thông, hay đơn giản là chỉ thu thập Thần Thông như các tu sĩ Tây Tạng coi đó là một cái nghề để kiếm sống, thì rõ ràng là đối nghịch với Tâm Duy Tác, nên ất nhiên là phải có sự hiện diện của Tâm Tham Sân Si. Em thiết nghĩ quí độc giả C’est La Vie thừa biết điều này, em chẳng qua đóng góp cho vui mà thôi.

Em xin cám ơn
quý độc giả Hoa Đồng Nội, quý độc giả C’est La Vie … Hy vọng trong tương lai, quý độc giả sẽ quan tâm giúp đỡ, đóng góp những bài viết, làm cho trang blog CTR ngày càng đa dạng, muôn màu, muôn vẻ.

Em trân trọng kính chào quý độc giả!




Cuộc điện đàm viễn liên ...

          
          "Phút đầu gặpEm tinh tú quay cuồng" ...
                                                                 Tốc Hành Tâm (Javana) tiếp theo ...


NỘI DUNG:

Một độc giả ở Úc Đại Lợi có những ý kiến thắc mắc tương tự như quý độc giả 2 Ì Ạch, Hổ nước tương. Mặc dù đã có đọc bài Họp Báo số 19, nhưng quý độc giả này vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn với những điều Tam Tiểu Thư đã đóng góp. Do đó quý độc giả này có hẹn và sắp xếp một cuộc trao đổi qua điện thoại đường dài với Tam Tiểu Thư. Không may là mấy hôm nay Việt Nam đang có trận bão nên tín hiệu rất xấu.

- Độc giả Úc Đại Lợi:

Alo! Chào Cô Tam Tiểu Thư. Tôi xin phép tranh thủ đi ngay vào vấn đề để không làm mất thời gian của cô nhé. Tôi cũng có những thắc mắc tương tự như quý độc giả: Hổ nước tương, Mưa Thu, 2 Ì Ạch @ Cuộc họp báo 18 … nhưng phần đóng góp ý kiến của cô trong bài Cuộc họp báo 19, tôi vẫn chưa hiểu rõ! ... Cô có thể vui lòng giải thích lại câu trả lời cho quý độc giả Hổ nước tương về vấn đề Niết Bàn không ạ? Cám ơn cô nhiều.

- Tam Tiểu Thư:

Alo, xin chào quý độc giả. Quý độc giả nghe rõ không ạ?! Ở đây đang có bão nên tín hiệu nghe không tốt lắm.

Kính thưa quý độc giả Úc Đại Lợi. Để đóng góp ý kiến cho câu hỏi này, có lẽ nói đúng hơn để làm sáng tỏ, minh họa, em xin trình bày bằng hai cách: Thực tế và Lý thuyết … tùy quý độc giả chọn lựa.

Theo như quý độc giả thì có một nguồn thông tin nào đó đã cho biết rằng việc nhập Diệt Tận Định, Niết Bàn và đắc những Quả Thánh được mô tả như là: "Phút đầu gặp Em tinh tú quay cuồng" Một cách dân gian mà nói, thì đây là một hiện tượng tâm sinh lý. Nó liên quan đến tuyến nội tiết, đến giới tính ... Không cần phải có những kiến thức quá uyên bác về vấn đề huyền môn, mà chỉ cần kiến thức y khoa phổ thông, cũng hình dung ra được là trong trạng thái "Tinh tú quay cuồng
" đó, thì huyết áp tăng cao, nhịp tim tăng lên vèo vèo. Người hơi lớn tuổi mà rớt vào "phút đầu" này thì có thể tiến đến "phút cuối" nhanh như chớp do bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quị chứ chẳng chơi! Em nghĩ chắc chẳng có ai thiết tha để nhập Diệt Tận Định hay là Niết Bàn theo "xì tai" đó.

Nói thực tế hơn, nếu nhập Diệt Tận Định hoặc Niết Bàn mà như thế này, rồi lại còn thường xuyên đi ra, đi vào, thì mình tự biến mình thành khách hàng trung thành của những hãng dược phẩm bào chế thuốc trợ tim, huyết áp …

Khi một người tu tập, dù ở bất cứ trường phái nào, tập luyện theo một loại kỹ thuật nào đó theo tiến trình tiệm tiến, thì đều có thể mô tả cảm giác, khái niệm, ấn tượng về hệ quả của Thiền Định như sau: 


Ai cũng cảm thấy ít nhiều sự an lạc, hạnh phúc tinh thần và vật chất. Hiện tượng này gia tăng cường độ cùng với việc tăng trưởng của các lớp Định. Mặt khác, hạnh phúc này không giống như hạnh phúc thế gian vì nó không có phản ứng phụ hay phản tác dụng. Niềm vui, niềm hạnh phúc này càng ngày càng tế nhị hơn, tinh tế hơn. Một người đã nếm trải kinh nghiệm lúc Nhập Định, thì sau khi Xuất Định, những chuyển biến tư tưởng trong lúc Nhập Định cũng làm Phiền Não ít nhiều giảm thiểu, sức khỏe tốt hơn, ít xúc động về tâm lý hơn do tâm lý ổn định. Hệ thống tuần hoàn dường như tốt hơn, nhất là người đó chịu khó tập thể dục đơn giản hàng ngày.

Nếu chúng ta thực hiện tu Thiền Định và có ý định vượt ra khỏi cảnh Vô Sắc, thì đây là một lãnh địa mới. Việc này đòi hỏi người tu Thiền Định phải có những kiến thức nhất định mang tính chất chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa là dù muốn hay không, dù tu ở bất cứ trường phái nào, cũng phải hiểu ít nhiều về những tài liệu Vi Diệu pháp.

Em không có ý định quảng bá hay tiếp thị tài liệu này đâu, nhưng vấn đề là trong hoàn cảnh của nhân loại hiện nay, theo em được biết là không có một tài liệu nào, ngoài tài liệu nói trên, hướng dẫn về cách vượt ra khỏi lớp Thiền Vô Sắc cao nhất là Phi Tưởng Phi
Phi Tưởng. Nói tóm lại, dù muốn hay không, chúng ta không có sự chọn lựa nào khác ngoài tài liệu nói trên.

Thật ra cũng có những tài liệu tương tự, nhưng tác giả lại đề cập đến những vấn đề khác, chứ không phải là kỹ thuật để vượt ra khỏi
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Em lấy thí dụ: 

* Tài liệu Patanjali (với 195 chân ngôn): Theo chủ quan của em, thì tài liệu này mạnh nhất về việc đưa ra những mô hình để tập trung tư tưởng. Người ta cho là từ CHỈ (tức là tập trung tư tưởng) sẽ đạt được hệ quả là QUÁN (có nghĩa là vỡ lẽ được sự thật).

* Tài liệu Tam Pháp Độ Luận: Theo em thiết nghĩ, là một phản ứng với khái niệm Vô Ngã. Cụ thể là tài liệu này đề cập tới vấn đề Hữu Ngã ở nhiều góc cạnh vô cùng tế nhị. Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu khác; trong số đó có một tài liệu cũng mang tên là Vi Diệu Pháp, được viết bởi một vị là Luận Sư (xuất bản tại Hoa Kỳ Hayward, CA. USA - 15.05.2011).

Trên nguyên tắc, từ các chuyên gia cho đến những người như em, như quý độc giả, đều cho là tài liệu VDP, được trước tác song song cùng với những bộ kinh. Mọi người đều biết là trong thời gian Sakya Muni tại thế và nhiều trăm năm sau, Ấn Độ không có chữ viết. CTR đã nhiều lần nói về nguồn gốc chữ viết tại Ấn Độ. Vậy mà trong tài liệu này lại in ở những trang cuối cùng (11 Quả Phước Pháp Thí ấn tống Kinh Sách). Chắc quý độc giả còn nhớ, đây là tư tưởng từ những bộ Kinh Ngụy Tạo của Trung Quốc, đồng hóa tư tưởng Khổng Mạnh với Phật Giáo. Bản thân em cũng như quý độc giả, mỗi lần tham khảo tài liệu của trường phái Phật Giáo để thuyết minh một cái gì đó, luôn luôn cảm thấy tâm trạng bất an. Thật vậy, nhìn vào tủ sách của trường phái Phật Giáo Việt Nam, chúng ta thấy không thiếu gì những vị đạo cao đức trọng, danh tiếng như núi Thái Sơn, như Sao Bắc Đẩu … nhưng trong tác phẩm của các vị này, lại đầy rẫy dẫn chứng của những tài liệu Đại Thừa 100% made in China (thí dụ như tài liệu Phật Học Khái Luận được in vào năm 1993).

Sở dĩ em phải dông dài như vậy là để khi trình bày về đề tài này, chúng ta có thể định vị rõ ràng vào một tài liệu nào đó (tạm gọi là chúng ta mặc định với nhau), nếu không sẽ rơi vào tình trạng "Ông nói Gà, bà nói Vịt", vì thiếu tính chất nhất quán.


.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

 1. Lộ trình Luồng Tâm Thức khi Nhập Định, còn gọi là Cittavithi

Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp, thì bình thường có 16 hay 17 Sát Na Tâm, trong đó có 7 Tốc Hành Tâm. Người tu Thiền dùng một Đối Tượng là khách quan hay chủ quan, thì sẽ có những diễn tiến như sau: 


* Chuẩn Bị > Cận Hành > Thuận Thứ  > Chuyển Tánh > ... Nhập Ðịnh   (gọi là An Chỉ Tâm). 
Em xin giải thích thêm những từ ngữ nói trên:

Tốc Hành Tâm: là những Tâm khởi lên từ số 8 đến 14.

     Chuẩn Bị (8): là tình trạng chuyển tiếp đến một loại Tâm mới. 
     Cận Hành (9): là ở gần loại Tâm mới. 
     Thuận Thứ (10): là Tâm này và Tâm trước hòa hợp với nhau. 
     Chuyển tánh (11): là chuyển qua một loại Tâm mới, cuối cùng là: 
An Chỉ Tâm (12-14): là Tâm đứng im.

.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

 Tâm đứng im có nghĩa là trong tâm tư chúng ta vắng lặng, muốn nghĩ gì cũng không nghĩ được. Những Phiền Não bình thường, những nhu cầu bình thường của con người như: Nhu cầu ăn uống, nhu cầu giới tính, giận ghét, yêu thương, nhớ nhung … đều không hiện hữu trong trạng thái An Chỉ Tâm. Trạng thái An Chỉ Tâm là một trạng thái mà ý thức bình thường của chúng ta không còn hiện hữu. Luận Lý Hình Thức là nền móng của suy tưởng, là chiếc gạch nối giữa Chủ Thể (con Người) và Đối Tượng (thế giới khách quan) không còn hiện hữu. Điều này nghe tưởng chừng như vô lý nhưng lại có thật. 

Chính hiện tượng này làm cho em hoặc quý độc giả hay biết là mình đã đi qua một chiều không gian khác, chuyển qua một Hệ Quy Chiếu khác, một khung tham khảo hoàn toàn khác biệt. Trong lúc Nhập Định, chúng ta hoàn toàn thấy mình sáng suốt, không có hiện tượng gì là mê muội (dạng như ngủ mê, sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê, rượu ...). Chúng ta thấy mình sáng suốt hơn bao giờ hết. 

Có một hệ quả làm cho cả em cũng như quý độc giả vô cùng bất ngờ, đó là có một loại khoái cảm, một loại hạnh phúc … dường như bất tận và đặc biệt nhất là nó tràn ngập thể chất cũng như tinh thần, không có phản ứng phụ. Theo các chuyên gia về Thần Kinh thì cho là trong óc chúng ta đã tiết ra hóa chất Dopamine, Noradrenaline … hoặc những hóa chất khác nữa chúng ta chưa biết. Vẫn theo các chuyên gia về Thần Kinh, thì họ cho là việc tiết những hóa chất này, được điều tiết ở một chừng mực nhất định nào đó, khi người tu Thiền Định Định Tâm. Người sử dụng thuốc phiện, chất say, não cũng tiết ra những hóa chất tương tự ở một mức độ rất cao, rồi bỗng nhiên chất này lại bị ngưng tiết. Chính vì lý do này, người sử dụng chất say có hiện tượng bị vật vã thể chất.

Kính thưa quý độc giả,

Ở trạng thái An Chỉ Tâm, ngoài những điều nói trên, thì nay chúng ta được chứng nghiệm một hiệu ứng mà làm cho chúng ta nhớ mãi. Cụ thể là dường như: 


Tôi vẫn có một cái Tôi, di trú từ nơi này qua nơi khác, xuất hiện ở dạng này hoặc dạng khác. 
Tôi vẫn biết Tôi Tôi, chứ không phải là người khác. Điều đặc biệt là: 
Tôi cảm thấy cấu tạo cái Tôi có khác đi, tài liệu chuyên ngành hay gọi đó là Khinh An, có nghĩa là nhẹ nhàng và an lạc. 

Điều đáng nói nhất làm cho chúng ta ít nhiều ngạc nhiên, là giác quan để tri giác thế giới khách quan cũng như thế giới chủ quan đã hoàn toàn thay đổi. Để có thể hiểu được, lý giải được chuyện này, chúng ta cần đến kiến thức về Vi Diệu Pháp. Chính Vi Diệu Pháp đã giúp chúng ta biết là trong trạng thái Nhập Định, cấu tạo Sắc đã ít nhiều thay đổi và Tâm thì quá thay đổi. Chúng ta đừng quên công thức hay định đề: "Tâm đứng đầu, Tâm tạo tác tất cả".

Nếu thực sự đạt được trạng thái An Chỉ Tâm, thì cấu tạo Tâm sẽ trở thành một dạng Thực Thể khác. Do đó chúng ta sẽ "Thấy Biết" (hiểu theo nghĩa Thấy Biết của Dục Giới) một cách khác. Ở cảnh Sắc Giới, chúng ta nhìn thấy những biểu tượng thì rời rạc, nhưng ý nghĩa của nó lại sâu sắc. Một hình ảnh có khi bao hàm hàng ngàn lời nói, thậm chí là mô tả vô lượng kiếp của một chúng sanh. Điều em nói có lẽ không quá đáng đâu. Em có thể đan cử những thí dụ khá phổ thông (mà có thể quý độc giả không ngờ) xảy ra trong đời sống dân gian trên khắp thế giới, bất cứ ở thời điểm nào, địa lý nào, để giải thích về chuyện biểu tượng này.

Quý độc giả có bao giờ tự hỏi là tại sao ở Đông Phương cũng như ở Tây Phương, người ta lại dùng biểu tượng là những con Giáp khi mô tả cuộc đời con người? Chúng ta chấp nhận nó tự nhiên, chẳng ai quan tâm thắc mắc. Người ta có thể cho là ai đó đã tình cờ đưa ra những con Giáp, nhưng nếu thế thì tại sao cả Đông Phương và Tây Phương lại cùng gặp nhau về ý tưởng đó? Nó có phải ngẫu nhiên, tình cờ không?

Theo quan điểm chủ quan của em, thì người đạt được trạng thái An Chỉ Tâm có phương tiện để tri giác thế giới khách quan, chủ quan khác với người bình thường. Tuy rằng người Nhập Định thấy những biểu tượng rời rạc, nhưng ý nghĩa của nó thì hàng trăm trang giấy không mô tả đủ. Ở trạng thái An Chỉ Tâm, người ta có một loại Luận Lý Hình Thức khác, hoàn toàn khác với loại
Luận Lý Hình Thức mà chúng ta đang mặc định sử dụng. Nếu quý độc giả có kiên nhẫn khi đọc tới đây, thì có thể hiểu rõ việc "Thấy Biết" mà người ta thường mô tả là qua một "cuốn video clip", thực sự là bệnh Hoang Tưởng.

Quay lại trạng thái mà quý độc giả có đề cập tới "Phút đầu gặp Em tinh tú quay cuồng" ... thì trạng thái này phải nói là mâu thuẫn một cách tuyệt đối với trạng thái An Chỉ Tâm. Em rất mong được nghe ý kiến của những vị đã từng Nhập Định.

- Độc giả Úc Đại Lợi: Tam Tiểu Thư vui lòng trình bày lại vấn đề:

2. Lộ trình luồng Tâm Thức (Javana) khi Quán đạo Quả, đạo Tâm. (Tứ Thánh).

- Tam Tiểu Thư:

Vẫn căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp thì diễn tiến về Luồng Tâm Thức sẽ xảy ra như sau: Từ Tâm số 1 đến Tâm số 7, là việc chú Tâm vào một Đối Tượng chủ quan hay khách quan. Nếu diễn tiến này xảy ra với chiều hướng tích cực, cụ thể là người đó thực sự chú Tâm vào vật Quán Tưởng, thực sự giữ được vật Quán Tưởng không mất trong tư tưởng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, thì Tốc Hành Tâm sẽ xuất hiện.

Lộ trình cũng giống như lộ trình Nhập Định nhưng chỉ khác về Đối Tượng để Quán Tưởng. 


Để đạt Đạo Quả, Đối Tượng Quán Tưởng là 10 Phiền Não (theo quy ước hàn lâm kinh điển của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy). Tuy nhiên, cũng có tài liệu thì lấy Đối Tượng là: Từ, Bi, Hỉ, Xả.

Rất mong quý độc giả chú ý về điểm khác biệt này: Sau 4 Sát Na Tâm của Tốc Hành Tâm, thay vì là An Chỉ Tâm, thì nay là Đạo Tâm (là quả vị), tiếp đến 2 sát na sau là Quả Tâm. Để dễ nhớ và đỡ lầm lẫn, quý vị cố nhớ từ ngữ: 


Magga: là Quả Vị (nói về vị trí mà mình đạt được (position). 
Phala: là Quả Tâm. (sự ý thức được việc này) 
Hai từ ngữ này của Việt Nam rất dễ gây lầm lẫn, rất mong quý độc giả lưu tâm.

Có 4 Quả vị (Magga) hay là 4 cấp bậc để đạt tới khi tu theo cách này là:

          Dự Lưu > Tư Đà Hàm
> A Na Hàm > A La Hán

Chúng ta phải để ý rằng mặc dù đạt được những Quả Vị này, nhưng cấu tạo Tâm vẫn thuộc về loại Tâm là Thiện Tâm. Do đó, đưa đến việc đầu thai ở một cảnh giới, cao thấp tùy theo, tạm gọi là đẳng cấp của mình đang có. Thí dụ A Na Hàm thì được đầu thai ở Cảnh Giới cao hơn Dự Lưu. Nói chung là vẫn còn Luân Hồi.

Đến đây có thể quý vị sẽ thắc mắc là tại sao khi đã đạt Quả Vị Thánh mà vẫn còn Luân Hồi?

Câu trả lời theo Vi Diệu Pháp như sau:

Do những người tu theo kỹ thuật này chấp vào việc là họ ý thức được công việc của mình làm, ý thức được cấu tạo Tâm của mình. Những Tâm này được gọi là Thiền Thiện Tâm. Từ đó dẫn tới việc sanh ra một hậu quả tốt, người ta gọi là Thiền Thiện Dị Thục Tâm và đưa tới đầu thai để hưởng cái quả này, chứ không đưa tới việc Giải Thoát như rất nhiều người lầm tưởng. Chúng ta phải chú ý tới khái niệm này để phân biệt với Luồng Tâm Thức tu Thiền Tưởng có khả năng đưa tới Niết Bàn.

- Độc giả Úc Đại Lợi:
Xin Tam Tiểu Thư vui lòng trình bày lại vấn đề:

3. Lộ trình luồng Tâm Thức (Javana) khi Tu Thiền Tưởng (chứng Niết Bàn).

- Tam Tiểu Thư:
Kính thưa quý độc giả,

Vẫn căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp thì diễn tiến của Luồng Tâm Thức cũng tương tự như trên. Có lẽ sự khác biệt nằm ở chỗ này:

Kể từ khi tu Thiền Định Hữu Sắc, Vô Sắc, một vị A La Hán (nói theo từ ngữ của VDP) phải có tính chất đặc biệt gọi là Tâm Duy Tác. Nói về ý nghĩa, thì từ ngữ Duy Tác là ngược lại với từ ngữ Dị Thục. 


* Dị Thục: là một loại Tâm, bất kể ở Cảnh Giới nào, bất kể là Thiện hay không Thiện, đều đưa tới quả báo là Luân Hồi Sanh Tử. Một Tâm có tính chất; 
* Duy Tác: là nó có tác dụng, nhưng nó không chứa đựng nguồn gốc là Nhân, bất kể Thiện hay không Thiện. 

Em xin đưa một thí dụ cụ thể để cho dễ hiểu. Ai trong đời cũng có lúc, giúp ai đó, mà không suy nghĩ gì cả. Thí dụ như chúng ta đang tập trung nói chuyện về một công việc gì với ai đó, thì có một người tàn tật, người già đến xin tiền. Chúng ta rút tiền ra giúp một cách phản xạ không suy nghĩ gì hết. Tâm này là Tâm Từ, không câu hữu với Tâm Si là mê muội, hiểu không đúng sự thật. Tâm này mang tính chất là một hành động nhưng không có Nhân, gọi là Tâm Duy Tác.

Nếu người tu Thiền Định sử dụng những kỹ thuật nói trên, nhưng những Thiền Tâm này được thao tác một cách cơ học bản chất là Duy Tác, thì cách tập luyện này có khả năng hướng tới Niết Bàn.

Em hy vọng quý độc giả Úc Đại Lợi, Hổ Nước tương ... chia sẻ ít nhiều quan điểm với em. Sở dĩ em phải nêu ra như vậy, vì những điều mà em dẫn chứng căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp, là những thông tin mang tính chất thiếu chính xác rất cao. Ít có trường phái nào mà lại có quá nhiều không gian, thời gian trống trải, để cho các bộ óc có trí tưởng tượng phong phú mặc tình thao túng. Những tài liệu gọi là Vi Diệu Pháp bằng tiếng Việt Nam nhiều vô số kể, từ ngữ sử dụng khác nhau và tệ hại hơn nữa, nội dung cũng khác nhau và thậm chí là mâu thuẫn với nhau. Do đó, không biết đâu là tài liệu thật hay là tài liệu ngụy tạo. Có nhiều chương trong một tài liệu Vi Diệu Pháp nào đó, có người đã bỏ ra nhiều thập kỷ để đọc, cũng chẳng hiểu nói gì, mặc dù là viết tiếng Việt Nam. Lỗi này là của dịch giả hay do người đọc thiếu trí tuệ nên không đủ sức để hiểu?

Lại một lần nữa, em xin đóng góp ý kiến với quý độc giả Hổ nước tương và quý độc giả Úc Đại Lợi. Em xin nhắc lại toàn bộ bản văn cuối cùng của quý độc giả:


- Hổ nước tương: @ Cuộc họp báo 18

“Nhân tiện xin Tam Tiểu Thư giải thích thêm … Làm thế nào để một hành giả nhận biết được qui trình mình đã Quán Tưởng thành công và đạt Đạo Quả? Đạo Tâm hoặc Niết Bàn?

Cám ơn Tam Tiểu Thư.”


- Tam Tiểu Thư
Kính thưa quý độc giả, để em thử cố gắng góp ý với phần đóng góp của quý độc giả đưa ra.

Hạnh phúc, an tịnh, sự khô cạn của các Phiền Não … là một số từ ngữ mà các tài liệu thường dùng để mô tả về trạng thái Niết Bàn. Theo em hiểu, Niết Bàn chỉ là một trạng thái tâm lý, trạng thái tinh thần tùy quan điểm của từng chủ thể bất kỳ. Với ai đó có thể là vườn Địa Đàng mà mình đã từng đánh mất. Với người khác thì đó là cuộc hôn phối vĩnh cửu với Đấng Vĩnh Hằng. Với nhà phát minh thì được nhìn thấy lý thuyết của mình trở thành hiện thực. Với một con người lãng mạn thì đó là sự thăng hoa của tình yêu … Em thiết nghĩ còn rất nhiều dạng khác mà chúng ta không thể kể hết.

Dù ở bất cứ trường phái Thiền Định nào, nếu những người thực hành thực sự có kết quả, đều có thể cảm nhận hiện tượng khách quan như sau: 


Tính chất hạnh phúc nhẹ nhàng, an lạc … Mức độ thì từ thô thiển như hạnh phúc thế gian, cho đến càng ngày càng trở nên tinh vi, tế nhị, đồng biến với các lớp Thiền Định. Một điều làm cho người tu Thiền Định bất ngờ, đó là kể cả ở những lớp Định nào đó, dù tinh vi tế nhị … rồi cũng làm cho ta sinh Tâm nhàm chán. Do nhu cầu của chúng ta càng ngày càng tinh vi, nên tiến trình gạn lọc Thân Tâm kéo dài dường như bất tận. Mặt khác, công cụ quan sát thế giới khách quan cũng như chủ quan, cũng trở nên tế nhị, tinh vi từ từ. Tri thức luận lành mạnh, chiếc gạch nối, chiếc cầu để ý thức được thế giới khách quan, thế giới chủ quan, làm cho chúng ta vô cùng kinh ngạc. Nó khiến chúng ta có thể hiểu được những điều, biết được những việc hoàn toàn nằm ngoài tầm hoạt động của con mắt và các giác quan bình thường khác. Nói một cách cụ thể, chúng ta đã có những giác quan, quan trọng nhất là một hệ thống Tri Thức Luận, một mô hình Luận Lý Hình Thức hoàn toàn mới. Nhờ những sự biến đổi này, mà bất cứ ai Thực Chứng Thiền Định, đều có cảm tưởng về một ấn tượng Niết Bàn nào đó.

Đời sống ở cõi Thiền Định thanh thoát nhẹ nhàng, Phiền Não dường như không còn. Tuy nhiên qua chiều dài của những buổi Nhập Định, đâu đó người ta vẫn thấy tính chất hạn chế. Ai cũng có tâm trạng là nếu các cõi Thiền mà đã như thế này, thì ắt hẳn phải có một cõi nào đó: Không sanh, không diệt, không sáng, không tối … Nói một cách khác, ở đó không có cái gì cả … Người ta mơ hồ nhận ra rằng, dường như có một trạng thái vĩnh hằng có thể nằm trong tầm tay của người tu Thiền Định.

Trong trao đổi lần tới, em hy vọng sẽ được trao đổi cùng quý độc giả về việc chúng ta có ý định xây dựng một giáo trình, để mọi người đều có khả năng sử dụng. Trước khi chấm dứt, em xin có vài lời để trao đổi sơ bộ về vấn đề này. Chắc quý độc giả cũng biết, ít nhất đến giờ này, chúng ta không hề thấy một tài liệu, phải bảo là nghiêm túc, đáng tin cậy … để hướng dẫn về việc tu Thiền Định. Khi nhìn vào các tài liệu của những người Tây phương, kể cả những khoa học gia tu Thiền Định và viết về vấn đề này, thì chúng ta có cảm tưởng dường như vấn đề mới được nhìn ở một phía.

Trân trọng kính chào tạm biệt quý độc giả!