Pages

Lá thư độc giả 8: Chưa chắc KHÔNG CÓ A DI ĐÀ



          nếu có Phật Thích Thông Lạc
               Phật Lê Doãn sơn thì cũng 
               Phật Di Đà thôi ...

          X i n  h ã y  c h ứ n g  m i n h  t u  T ị n h  Đ ộ  l à  b ị  *  d ẫ n  k ê n h  b ị  N h ậ p  . . .


CTR xin kính mời quý độc giả cùng theo dõi lá thư phản hồi từ bạn Hoa Đồng Nội:

.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
 

Hoa Đồng Nội xin kính chào các Cô, Bác, Anh, Chị cùng toàn thể Độc giả của trang blog CTR

Em rất vui lại được quay trở lại hội đàm, nói chuyện cùng Quý vị!

Như Ông Tổng Quản cùng Tam Tiểu Thư nói, đây là một sân chơi bình đẳng cho mọi người, nên chúng em cũng rất vui được bày tỏ những tâm tư, những thắc mắc cùng những suy nghĩ của mình!

Những điều Hoa Đồng Nội suy nghĩ, thắc mắc hay bày tỏ cũng là những điều muốn nói của rất nhiều người tu Tịnh Độ như em. Em chỉ là người đại diện cho một số đông nói lên những suy nghĩ của mình mà thôi. Và với tinh thần "Sự thực không che đậy" là tinh thần trung thực, thẳng thắn, em rất mong được sự chia sẻ những ý kiến khác nhau của các Quý Anh, Chị, Cô, Bác để chúng ta cùng trao đổi, bàn luận và xây dựng lên một Vi Diệu Pháp có nhiều nội dung phong phú với các góc nhìn có nhiều màu sắc khác nhau. Hoa Đồng Nội cũng hy vọng rằng HĐN sẽ có thêm nhiều kiến thức được học hỏi từ các Cô, Bác, Anh, Chị qua những cuộc trao đổi này!

Trong bài: Lá thư độc giả 7: Đường nào cũng đến La Mã? Hoa Đồng Nội đã được nghe những lời comments của một số anh, chị. Và hôm nay em lại được quay trở lại với các Nhà Phê bình để chúng ta cùng đàm luận.

Trước tiên, em xin cảm ơn anh
Thất Tình vì việc chia sẻ sự đồng tình và ủng hộ của anh!

Câu chuyện của anh làm cho em nghĩ rằng anh là một người rất giàu tình cảm. Nhưng không phải trong cuộc sống cái gì cũng được như ý của mình, có phải không anh? Nếu tất cả mọi sự yêu thích và nhu cầu của Con Người trong cuộc sống đều được thỏa mãn thì trong đạo Phật đã không nói đến Tứ Đế: Khổ đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế. Và nếu như cuộc sống này thỏa mãn mọi ước muốn của Con Người thì chúng ta cũng không cần phải tu với mong cầu được giải thoát làm gì. Có đúng không ạ? Em đã ước rằng: Giá mà em được biết đến Đạo Phật sớm hơn trong cuộc đời này!

Anh
Thất Tình thân mến!

Nếu như mọi người bên Tịnh Độ chúng em cũng niệm Phật bằng những tinh thần và trái tim giống như anh "niệm người yêu" thì em tin rằng sẽ có rất nhiều ngôi sao tỏa sáng trong cuộc đời này.

HĐN chúc anh luôn hạnh phúc và mau chóng đạt được cái đích cao cả cuối cùng của cuộc đời mình!

Chị MT, Hoa Ưu Đàm, Thuận Cali, Tây Độc, Nặc Danh, Hoa Hồng xứ khác, Cận Định, Dzợ Thằng Đậu … cùng Thu Hoa thân mến!

Em cũng đã đọc một số bài của CTR viết về Tịnh độ. Em cũng có biết rằng, ông Tổng Quản cùng Tam Tiểu Thư - cùng với những kiến thức sâu rộng qua việc nghiên cứu về Phật Giáo và những tài liệu lịch sử của Phật Giáo - đã chứng minh rằng: Phật A Di Đà xuất hiện từ thời kỳ của Sư Tuệ Viễn (người Trung Quốc). Mà thời kỳ "Sư Tuệ Viễn đang ngồi thiền định thì thấy Phật Di Đà thị hiện khắp mọi nơi" này xuất hiện sau khi Phật Sakya Muni đã nhập diệt được mấy trăm năm.

Mặc dù em cũng đã được đọc qua một số cuốn sách về Phật Giáo, nhưng trình độ và kiến thức của em về sử học Phật Giáo thì còn kém lắm! Em không biết những cuốn sách này đã mang tính lịch sử chân thật hay chưa? Vì thời kỳ của Phật Thích Ca và cả Sư Tuệ viễn đã trải qua cách đây mấy nghìn năm rồi. Mà thời kỳ đó họ viết chữ chủ yếu trên những chiếc lá. Và trải qua mấy nghìn năm lịch sử, có thể những Kinh sách và các thông tin đã bị thất thoát đi rất nhiều. Những kỹ thuật lưu giữ thông tin như bây giờ họ đã có chưa? Hay họ để lại thông tin cho đến ngày nay một phần cũng qua những câu chuyện được truyền khẩu từ đời này sang đời khác?

Nhưng cho dù Phật Di Đà không phải do Phật Thích Ca thuyết pháp, chỉ ra thì cũng chưa chắc đã là "Không có Di Đà!". Em xin kể cho Quý vị nghe một câu chuyện mà em rút ra từ chính những điều em trải nghiệm trong cuộc đời của mình:

Đi cùng tuổi ấu thơ của em là những câu chuyện Cổ tích, những câu Ca dao dân ca, những làn điệu quan họ mượt mà đằm thắm, và cả những lời hát ru của các Cụ già hàng xóm nằm trên những cánh võng đưa con cháu mình vào những giấc ngủ êm đềm. Cùng với những câu chuyện Cổ tích là cả những câu chuyện Ma, Quỷ của bọn trẻ con kể cho nhau nghe. Có lẽ những câu chuyện ấy cũng được nghe truyền khẩu từ lời của người lớn. Và đôi khi những câu chuyện Ma cũng làm bọn em sợ lắm! đến mức mà không đám đi chơi buổi tối một mình. Hoặc đi từ nhà ra vườn buổi tối cũng thấy sợ. Nhưng chỉ được năm, bảy ngày là những câu chuyện đó cũng nguôi ngoai đi và bọn em lại vẫn tiếp tục cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Trong xóm gia đình em ở, có rất nhiều thành phần xã hội: Cán bộ, giáo viên, kỹ sư, công nhân, tiểu thương và có cả rất nhiều hộ gia đình là nông dân sinh sống.

Ở gần xóm nhà em có một quả đồi nhỏ, bên dưới đồi là một cánh đồng. Ngày còn nhỏ, những buổi chiều hè, bọn trẻ chúng em hay rủ nhau đi ra cuối xóm lên đồi chơi. Có khi đi cùng các anh chị lớn hơn lên đó; Có khi mấy đứa tầm tầm tuổi tự rủ nhau đi chơi. Lên đồi bọn em ngồi hóng mát và xem các anh lớn tuổi thả diều. Trên đồi có rất nhiều những cây hoa dại, có cả loại hoa Ngũ sắc ( loại hoa nhỏ có 5 màu sắc ) mà bọn em hay gọi là "Hoa Cứt lợn", có cả các loại hoa Cúc dại màu tím và màu vàng khác nhau. Bọn em hay hái hoa Ngũ sắc sâu vào thành những vòng tròn nhỏ, đội lên đầu nhau và đeo vào cổ cho nhau. Bọn em chạy nhảy vui đùa trên đám cỏ xanh thẳm ở trên đồi, giữa những tiếng sáo diều vi vu, dìu dặt của khung cảnh đồng quê miền trung du Bắc Bộ.

Nhưng các anh, chị có biết quả đồi xinh đẹp ấy, bên cạnh bãi trống cỏ xanh nơi chúng em vui chơi là gì không? Một phần của quả đồi bên này là bãi tha ma, hay người ta còn gọi là cái nghĩa trang, nơi đó là nơi người ta chôn người chết. Chính những nơi ấy lại là nơi mà có nhiều những cây hoa Cúc nhất. Có những khi bọn em còn ra ngồi cả trên những ngôi mộ mà người ta đã xây bằng gạch xung quanh rồi.

Có một lần, một Bác hàng xóm rủ chúng em ra đồi chơi. Em không còn nhớ tối đó em phải làm gì ở nhà giúp mẹ. Em nhớ hồi đó em khoảng 9 hay 10 tuổi gì đó. Sau khi xong mọi việc ở nhà, em đi ra đồi tìm Bác hàng xóm cùng mấy đứa con của bác ấy và cả hai đứa em của em đi cùng Bác ra đồi. Nhưng khi em ra tới nơi là khoảng hơn 8 giờ tối rồi. Em tìm khắp cả chỗ nghĩa trang mà không thấy mọi người đâu. Hôm đấy trời cũng có trăng, em nhớ là khi ngước nhìn lên trời thì thấy Ông Trăng còn đang khuyết nửa vầng trăng. Và không gian cũng đủ sáng để em nhìn được mọi vật xung quanh, và Cũng lạ là một mình em đi giữa nghĩa trang tìm mọi người một mình mà em chẳng thấy sợ gì cả. Sau đó em trở về nhà. Và khuya hơn chút nữa thì mọi người về đến nhà, khi đó em mới được biết là mọi người sau khi lên đồi chơi một lát thì đổi kế hoạch, đi xem phim.

Sau này cùng với năm tháng qua đi, trong quá trình trưởng thành, đôi khi em vẫn gặp cảnh các cụ niệm Phật hay tụng kinh. Trong sách vở của nhà trường dạy thì những câu chuyện về Thế giới Tâm linh là những chuyện mê tín dị đoan, là những câu chuyện không có thực và là sự tưởng tượng của Con Người; Con Người sau khi chết đi thì là kết thúc, không còn chuyện Ma quỷ hay kiếp này, kiếp khác nào cả.

Ví dụ em đã học trong sách vở những câu như:

"Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ,
Mồm thì lẩm bẩm, tay sờ đĩa xôi".


Hay là câu:

"Số cô có mẹ có cha,
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai" …


Qua thực tế cuộc sống mà em đã trải qua, thì có những khi em hay băn khoăn tự hỏi: Tại sao các Cụ già lại hay nói chuyện Ma quỷ, hay đánh dấu cho các bé sơ sinh khi đi ra đường nhỉ? Mình cũng từng ở bãi tha ma giữa đêm khuya mà có thấy Ma, Quỷ gì đâu! Có khi em lại nghĩ: Các Cụ già là những người cổ hủ, lạc hậu, không được học hành với những sách vở hiện thời, và không được tiếp xúc với khoa học hiện đại ngày nay nên cứ mê tín dị đoan, cả tin lung tung.

Trong cuộc sống, em cũng thường thấy người lớn và các Cụ già hay nói: "Sức khỏe là vốn quý nhất của đời người", và thường được thấy người ta khi gặp nhau, chào hỏi thì hay hỏi thăm sức khỏe. Hay những dịp Tết đầu Xuân, em thấy mọi người gặp nhau đều chúc nhau sức khỏe đầu tiên, rồi mới đến chúc phúc con cháu và tiền tài, sự nghiệp.

Ngày còn trẻ em nghe các Cụ nói từ đau đầu, em thấy từ đó hoàn toàn xa lạ với cảm giác của em, vì em chưa có bị đau đầu bao giờ khi em còn dưới 20 tuổi. Và có một lần em bị ốm, bị ho nặng, người em mệt mỏi, suy nhược cơ thể và em hoàn toàn bị kiệt sức. Em nằm trên giường, mẹ phải chăm sóc cho em. Trời hè nóng bức mọi người đều phải cần quạt điện mà em lại sợ quạt vô cùng. Em phải nằm trên một chiếc giường riêng biệt, không hề có gió quạt. Những món ăn ngày thường em thích nhất thì lúc đó đối với em chẳng có nghĩa lý gì. Khi đấy em mới hiểu rằng sức khỏe là quan trọng nhất, đúng như lời các Cụ già từ xưa đến nay đã nói, họ đã đúc kết ra bao nhiêu kinh nghiệm của cuộc sống và truyền đạt lại cho con cháu của mình. Nếu như lúc khỏe thì em thích ăn thịt gà nhất, thì lúc ấy thịt gà đối với em cũng chỉ là sự mệt mỏi mà thôi. Em thích được đi chơi, được đi du lịch thì lúc ấy có tiền cũng chẳng thể đi chơi du lịch được. Đúng là sức khỏe là quan trọng nhất trong cuộc đời con người. Nếu không có sức khỏe thì cho dù có nhiều bao nhiêu tiền đi chăng nữa cũng chỉ là vô ích, ăn không ăn được, đi chơi cũng chẳng có sức mà đi chơi, lúc nào người cũng mệt mỏi, bải hoải, dã dời. Khi có sức khỏe thì ta có thể đi lao động để kiếm tiền được, còn có tiền mà không có sức khỏe thì đúng là chẳng để làm gì ... Khi này em cũng đã nhận ra rằng lời các Cụ nói hoàn toàn là đúng.

Còn nữa, những gì trước đây em nghĩ về các Cụ là những người lạc hậu, mê tín dị đoan hoàn toàn thay đổi sau những gì em đã chứng kiến mấy năm trước đây. Em thường chỉ được nghe những câu chuyện về Thế giới Linh hồn khác, mà chưa bao giờ tận mắt chứng kiến thì cuối cùng chính bản thân em cũng đã được chứng kiến. Và cuối cùng em đã đúc kết được ra rằng: Sống lâu thì sẽ có nhiều kinh nghiệm cuộc sống hơn. Và chính các Cụ già là những kinh nghiệm sống. Họ đã trải qua nhiều năm tháng của cuộc đời và họ là những Nhân chứng sống, là những Người được biết nhiều hơn những cái mà ta biết. Và những điều thấy, biết của họ được truyền lại cho con cháu và được truyền từ đời này qua đời khác.

Cũng như vậy. Khi em chưa gặp Linh hồn của thế giới khác, mà em chỉ đọc sách khoa học giải thích những điều huyền bí, và học những kiến thức ở trường thì em nghĩ là không có thế giới Linh hồn khác ngoài thế giới Con Người. Chỉ khi chính mình nhìn thấy thì mình mới hiểu ra rằng: Những gì mà mình cho là hoang tưởng trước kia đều là có thật. Khi gặp Ma thì mới biết là có Ma, có Linh hồn. Cũng giống như khi gặp Phật thì mới biết là có Phật mà thôi, Quý vị ạ!

Nếu trên đời này có lục đạo luân hồi, có Phật và con đường giải thoát, có A Na Hàm, A La Hán, có Thánh A La, có Chúa Giê Su … thì tại sao lại không có Phật Di Đà?! Hay nói một cách khác theo lời một anh bên Tịnh độ nói rằng ở trên đời có Phật Thích Thông Lạc, có Phật Lê Doãn Sơn thì cũng có Phật Di Đà thôi.


Nếu như trong Vi diệu Pháp nói rằng Phật A Di Đà không có thật, không hiện hữu, không tồn tại thì đấy cũng chỉ là từ góc nhìn của Vi Diệu Pháp. Vi Diệu Pháp dựa trên những tư liệu lịch sử mà suy đoán ra là không có Di Đà mà thôi. Còn việc có Phật Di Đà hay không? Điều này không hoàn toàn phụ thuộc vào Vi Diệu Pháp!

Dzợ Thằng Đậu thân mến!

Nếu như Đại học "Vi Diệu Pháp" nói rằng không có Di Đà, và những người niệm Phật chỉ là những người bị “Dẫn kênh” hay nói rõ hơn là "Bị Nhập" thì là đứng trên quan điểm của Vi Diệu Pháp. Vi Diệu Pháp chứng minh Phật Di Đà không phải do Thầy Sakya Muni nói ra, mà là câu chuyện Phật Di Đà xuất hiện vào thời kỳ của Sư Tuệ Viễn (Trung Quốc). Vâng, điều này hoàn toàn có thể là đúng! Nhưng việc Phật Di Đà có hiện hữu hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào việc Vi Diệu Pháp khẳng định là không! Đây chỉ là những suy đoán của Vi Diệu Pháp dựa trên những tài liệu lịch sử. Các Khoa học Gia cũng chứng minh rằng: Không có Thế giới Tâm linh siêu nhiên mà chỉ có Thế giới Vật chất tồn tại qua nghiên cứu của họ mà thôi.

Nếu như chúng ta đã học Đại học ngoài đời, (không phải đại học "Vi diệu Pháp") thì ngay cả trong các trường đại học cũng có những bộ môn lý luận về triết học khác nhau rồi. Một trường Đại học thì dạy môn Triết học Chủ nghĩa Duy vật sẽ khẳng định rẳng: "Vật chất quyết định Ý thức". Và những sinh viên học môn triết học này mà không học môn triết học theo Chủ nghĩa Duy tâm thì sẽ đinh ninh rằng: "Vật chất quyết định ý thức".

Ở một trường đại học khác, học viên lại chỉ được học môn Triết học theo Chủ nghĩa Duy tâm thì họ lại cho rằng "Ý Thức quyết định Vật chất".

Cũng vậy, học viên Đại học "Vi Diệu Pháp" với những bằng chứng lịch sử cụ thể thông qua các tài liệu lịch sử thì cho rằng không có Phật Di Đà.

Nhưng học sinh đã tốt nghiệp Đại học Tịnh Độ rồi mà đã thực chứng thấy Di Đà cùng những trạng thái và sự nhận biết nhất định rồi thì sẽ khẳng định là có Phật Di Đà.

Nếu trên đời mà có Ma, có Phật thì tại sao chỉ có người thường gặp Ma mà người tu lại không thể gặp Phật? Tóm lại gặp Ma mới biết có Ma, gặp Phật mới tin có Phật (theo cách nhìn của em).

Cũng giống như mỗi người có một góc nhìn khác nhau: Cùng một thời gian, bên này Trái đất mọi người nhìn thấy ánh mặt trời và khẳng định: Bây giờ là ban ngày; Còn ở góc độ khác, bên kia Bán cầu, mọi người nhìn thấy mặt trăng lại khẳng định: Bây giờ là ban đêm! Một người ở giữa hiểu được các quy luật khách quan của thiên nhiên vũ trụ thì nói rằng cả hai bên đều đúng.

Các anh, các chị thân mến ơi! Nếu Quý vị mà cho rằng những người tu bên Tịnh Độ hay những người đã thực chứng bên Tịnh độ mà bị "Dẫn kênh" hay là "Bị nhập" thì Quý vị có thể chứng minh điều đó không? Quý vị dùng cái gì để chứng minh? Nếu như Quý vị chỉ dựa vào những tài liệu lịch sử, hay những bài giảng dựa trên sự suy đoán của trường "Đại học Vi Diệu Pháp" ra mà thôi thì điều này chưa đủ. Hoa Đồng Nội sẽ chờ thêm những bằng chứng, những chứng cứ khác của Quý vị chứng minh rằng tu Tịnh độ là bị "Dẫn kênh". Xin Quý vị hãy đưa ra những ý kiến hay những bằng chứng xác thực nhất để chúng ta cùng đàm luận.

Rất mong được sự phản hồi của Quý vị và kính chúc các Cô, Bác, Anh, Chị tinh tấn an lạc!

Hẹn ngày tái ngộ!

Hoa Đồng Nội




7 comments:

Quá hay , đồng suy nghĩ và cảm xúc với tác giả ! có tu thử mới biết thật giả, và nhớ mang theo chiếc "áo giáp" giới luật nữa !

Chào bạn Hoa Đồng Nội
Cám ơn bạn đã nói lên tiếng nói của tui. Đề nghị nhóm CTR nên tu theo Tịnh Độ trước khi mở blog đả phá tịnh độ. Tịnh độ là pháp tu thù thắng, dễ thực hiện và hiệu quả cao nhất trong thời buổi mạt pháp này.

NTTĐ

Cảm ơn anh Nặc Danh và cả Niềm tin Tịnh Độ đã kịp thời hưởng ứng và khích lệ HĐN.

Chúng ta sẽ cùng cố gắng nhen!


Nhưng mà anh Nặc Danh ơi! Cái “ Áo giáp” của em nó rách quá! Em chưa có “ đủ tiền” để mua “ Áo giáp” mới. Làm sao bây giờ hả anh?!

Có cách nào giúp em với không Bà con ơi!

Trong 5 giới luật đứng đầu của Cư sĩ tại gia thì có đến mấy giới luật em chưa có làm được.

Giới luật đầu tiên là: Không sát sinh. Vậy mà đôi khi trong lúc tắm giặt hay nấu cơm em vẫn vô tình làm trôi đi những chú kiến bé nhỏ đáng thương.

Giới luật thứ 2 thì không cần phải nói đến làm gì! Vì tất cả những ai tu tập và tin vào thế giới tâm linh, tin theo luật Nhân Quả thì chẳng ai muốn chiếm đoạt tài sản của người khác một cách phi pháp làm gì. Đúng không, Bà con?

Còn Giới thứ 3 thì…Ôi, thiệt là đau đầu quá!... Quý vị biết hông? Cái hồn của em mỗi lần buồn là nó lại bỏ em lại một mình, nó đi.

Em bảo bao nhiêu lần mà nó chẳng chịu nghe à. Nó hư quá! Phen này về phải cầm roi đánh cho nó một trận nhừ đòn à nghe. Nó cãi lại với em là nó đã âm thầm chịu đựng trong tù túng, trong gông xiềng mấy năm rồi. Và bây giờ nó không muốn chịu đựng nữa. Nó cũng giống như bao con người khác cần sự đồng cảm, cần sự chia sẻ, yêu thương trong cuộc đời này.

Và nó đã vượt ra khỏi hàng rào, song sắt của nhà tù, nó bỏ mặc một mình em và ra đi…Nó ngắm trăng, ngắm sao, nó bay theo làn mây, ngọn gió; vượt qua bao con sông, bao ngọn núi, bao dòng suối, bao con đèo, và đến bên người nó thương.

Cho dù người nó thương ở cách xa nó muôn ngàn dặm, nhưng nó vẫn thấy gần gũi về mặt tinh thần. Đó là sự sẻ chia, sự đồng cảm, sự động viên khích lệ và nó sống có sức mạnh hơn nhờ sự yêu thương, bao bọc tinh thần cho nó.

Các anh, chị yêu mến ơi! – Hỡi những người đã có vợ, có chồng, đang sống cùng những người bạn đời của mình xin hãy biết gìn giữ, yêu thương, trân trọng những gì mình đang có. Xin hãy san sẻ những vui buồn hay khổ đau trong cuộc sống, và nói lên những điều mình thích hay không thích với bạn đời của mình và cùng nhau chia sẻ. Khi người bạn đời của mình đang bị xuống dốc về tinh thần, hãy biết yêu thương, và bao bọc cho nhau. Đừng xa lánh, lạnh lùng, thờ ơ hay bỏ mặc người ấy những lúc người ấy cần mình nhất! Kẻo lại có ngày có những câu chuyện Tâm hồn “vượt hàng rào, song sắt ” như em.

Lại nói về Giới luật thứ 4: Và…Cũng giống như bao con người khác của cuộc đời này, đôi khi làm vừa lòng con trẻ hay làm hài lòng người lớn, hoặc vì cuộc sống sinh tồn mà mình vẫn phải nói lời chưa chân thật.

A DI ĐÀ PHẬT! Xin Ngài hãy thấu hiểu lòng con, và tha thứ cho con! Xin hãy che chở cho con để con có thêm tinh thần tiến tu và đi theo Bờ Bến của Ngài!

*
***

Các Anh, Chị cùng Bà con cô bác ơi! Hoa Đồng Nội chỉ muốn nói chuyện để cùng nhau chia sẻ và vui vẻ một chút. Và chúng ta hãy làm sao để cuộc sống này có thêm ý nghĩa mà thôi nghen Quý vị.

Xin cảm ơn anh Nặc Danh vì từ “ áo giáp” của anh giống như một lời nhắc nhở để HĐN luôn nhớ và xem lại bản thân mình!

Từ “ áo giáp” Giới luật ở đây, không phải chỉ là 5 Giới luật cơ bản mà còn cả những Giới luật trong cách cư xử với người thân của mình nữa. HĐN cần phải nghĩ đến cha mẹ mình nhiều hơn và con cái của em cũng cần phải được chăm sóc vun bón tình cảm nhiều hơn. Có lẽ trong cuộc sống, HĐN chưa biết kiên nhẫn, lắng nghe, chia sẻ và đáp ứng những điều mà Tâm hồn non nớt của con cái mình mong mỏi.

Trong cuộc sống này, để trở thành một người hoàn hảo đôi khi cũng thật khó khăn, đúng không hả Bà con, Cô, Bác?

Chúc Bà con luôn vui, khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống! Và xin hãy nhớ gìn giữ và quý trọng những gì mình đang có.

Em yêu Bà con!

Hoa Đồng Nội

Chúng ta cùng quay lại với hiện tượng người tu thiền định nhìn thấy các linh ảnh của các vị giáo chủ … của các tôn giáo. Theo quan điểm của Vi Diệu Pháp, thì con người và các thực thể khác là một tổ hợp của Sắc và Tâm, hoặc là của Tâm mà không có Sắc, từ nhiều Tâm đến ít Tâm. Trong phần mở đầu, tài liệu này cho biết thực thể bất kỳ ở cảnh Dục Giới là một sự kết hợp khoảng 180 Tâm và 28 yếu tố Sắc. Có lẽ con số này, chỉ mang tính tượng trưng, biểu tượng, chứ không mang tính chất chính xác. Con số này có thể lớn hơn rất nhiều dựa vào nguyên tắc xác suất, khi chúng kết hợp với nhau. Nếu chúng ta thỏa thuận với nhau để công nhận tiên đề này, thì hệ quả có thể như sau:

Số tổ hợp Tâm và Sắc của một con người bất kỳ vốn có, có thể rất lớn. Xét về mặt cảnh giới, thì những con người này thuộc về cảnh thế gian Dục Giới. Do sử dụng kỹ thuật Thiền Định, kèm theo sự may mắn, nói theo kiểu thế gian, thì họ có khả năng đến những cảnh giới cao hơn; đó là:

- Định Thiên Dục Giới.

- Định Hữu Sắc, v.v…

Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp, vào thực tế của người tu Thiền Định, thì khi người tu Thiền Định ở vào cảnh giới này, khả năng thị giác vẫn còn, nên có thể nhìn thấy cái gì đó … Nói cụ thể hơn, là Tâm và Sắc còn là công cụ hữu ích của thị giác. Cần phải nói thêm rằng, một khi đã đi qua cảnh giới nói trên rồi, thì cơ quan thị giác sẽ không còn hiện hữu, và tất nhiên là việc nhìn thấy cái gì đó là hoàn toàn không thể thực hiện được.

Bây giờ dựa vào VDP, chúng ta lại xét về cấu tạo Tâm và Sắc của các vị Giáo chủ của các Tôn giáo. Theo truyền thuyết, cũng như người ta thường mặc định, cho là các vị này tồn tại ở Thiên đường, Niết bàn, cõi Cực lạc … Điều đáng chú ý là ở Thiên đường hay Niết bàn, thì các vị này sẽ không có một yếu tố Sắc nào cả, số lượng Tâm thì rất ít, mà số lượng Tâm này lại hoàn toàn không tương thích với người đang tu Thiền định, ở tất cả các cảnh giới.

Vậy thì căn cứ vào định luật Tương ưng, vào cấu tạo Tâm và Sắc, vào Cảnh giới, thì việc người tu Thiền Định nhìn thấy bằng cơ quan thị giác các vị Giáo chủ, Thiên thần của các Tôn giáo là điều không thể nào có được. Do những vị này không có Sắc, nên phương tiện thị giác là Sắc, của tất cả các cảnh giới có Sắc, không thể nào sử dụng được. Do đó, việc nhìn thấy các vị giáo chủ là vô lý, là hoang tưởng, là ảo giác. Có lẽ chính vì lý do này, mà tài liệu Thủ Lăng Nghiêm, do không thể giải thích được nên đã đưa ra một phát biểu nổi tiếng là: “Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma”.

- Tam Tiểu Thư: Ông nói có lý, nhưng nó chỉ đúng cho Định Dục Giới và Định Hữu Sắc thôi. Điều gì xảy ra khi người tu Thiền đạt được cảnh giới cao hơn như Vô Sắc chẳng hạn?
- Tổng quản: Kịch bản thứ 2, có thể có tiến trình như sau. Một người tu Thiền Định bất kỳ, đã đi qua được cảnh Thiên Dục Giới, cảnh Hữu Sắc, và nay đã đến được cảnh Vô Sắc. Ở trạng thái này thì việc nhìn thấy các vị Giáo Chủ nào đó … lại còn trở nên tồi tệ hơn. Cô suy nghĩ đi nhé, bản thân người tu Thiền Định, do nỗ lực đã đạt được cảnh Vô Sắc, do đó họ không có Sắc. Như mọi người đều biết, các giác quan bình thường, Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt … không còn có việc gì để dùng cả, nên nó không hiện hữu. Bản thân người tu Thiền Định do tiến hóa tâm linh đã bỏ đi tất cả các giác quan rồi. Nói theo kiểu dân gian là họ tri giác được hoặc biết được là do trực giác chứ không phải do nhìn thấy hình ảnh, Chính bản thân người tu thiền định không có Sắc, các vị Giáo Chủ cũng không có Sắc, thì làm sao nhìn thấy gì.

Do đó, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: ở một tôn giáo bất kỳ nào đó, dù trong bất cứ tình huống nào, thì việc nhìn thấy các vị Giáo Chủ, khi các vị Giáo Chủ đó thực sự đang tồn tại ở nơi không sanh không diệt, không thời gian, không không gian, thì việc nhìn thấy này là hoàn toàn vô lý.
( Trích XVKP5 : http://vidieuphapctr.blogspot.tw/2012/10/con-mat-thu-ba-xuyen-van-kiem-phap-5.html)
Khi có duyên thì đây là bí kíp,nếu không có duyên thì phải qua nhiều kiếp nữa mới hiểu được!(lập lại lời TTT)

(tt)
- Tam Tiểu Thư: Vậy nếu vị Giáo Chủ này giáng xuống cảnh giới thấp hơn để cứu độ chúng sanh thì sao? Mình có thể trông thấy không hả ông Tổng quản?
- Tổng Quản: À, kịch bản thứ 3 này có thể giả thuyết như sau: Các vị Giáo Chủ, vì một lý do nào đó, cứu độ, giúp đời … nên lùi lại nấc thang tiến hóa một cách có chủ ý. Nếu việc này xảy ra, thì Tâm và sắc của vị giáo chủ đó, phải tương thích với cảnh giới mà vị đó muốn đến và phải phù hợp với các thực thể ở cảnh giới đó. Giả sử kịch bản này là hoàn toàn có thật, thì các vị Giáo Chủ, nếu đến cảnh giới con người thì họ cũng chỉ là những con người bình thường, tính chất Phật, Chúa không còn nữa. Lý do là vì cấu tạo tâm sắc của họ giống như con người bình thường, Thực tế này cũng thấy ở những người tu Thiền Định. Thật vậy, lúc Nhập Định chúng ta là những con người khác hẳn, hiện hữu ở những nơi khác. Nhưng khi xuất định, người ta lại trở lại con người bình thường.

- Tam Tiểu Thư: Nghe ông nói tôi buồn 5 phút đó. Từ xưa tới giờ tôi ao ước được nhìn thấy Phật Bà Quan Âm thị hiện đó ông. Tôi có tấm hình Phật Bà Quan Âm nhìn đẹp lắm.
- Tổng Quản: À nghe cô nói thế tôi nhớ ra điều này: Những người nhìn thấy các vị Giáo Chủ thường kể lại là họ thấy Phật Bà Quan Âm, Đức mẹ Maria, ông Phật A Di Đà, ông Phật Chuẩn Đề … nói chung là những vị này có tên và có giới tính rõ ràng. Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp mà chúng ta đã đề cập ở phần trên, thì chỉ ở cảnh giới như: Thế gian dục giới, Thiên dục giới, mới có giới tính, có quan hệ nam nữ. Do đó, khi nhìn thấy các vị Giáo Chủ có giới tính rõ ràng, thì các vị này, chỉ ở Thiên Dục Giới mà thôi; chứ không phải ở Tây Phương Cực Lạc hay là Niết Bàn. Phải nói rằng, đây là một mâu thuẫn hiển nhiên đã tồn tại qua 20, 30, 40 thế kỷ mà chúng ta không thấy bất cứ một tài liệu nào đề cập tới cả. Nói một cách khác, khả năng tưởng tượng quá phong phú của con người đã lấn át sự thật.

Chào chị Tâm Như!

Em cảm ơn chị đã trả lời cho em!

Những điều chị làm với mong muốn là mang lại cho em kiến thức mà em còn khuyết rất nhiều. Và em cũng biết rằng còn rất nhiều kiến thức nữa trên cuộc đời này, đặc biệt những kiến thức về Phật Pháp em còn chưa được biết đến.

Những điều chị làm cũng là mong cho em đừng đi lạc hướng kẻo rồi lại phí cả một cuộc đời đi tìm chân lý mà không biết đi về đâu.

Em thật cảm động vì có những người như chị cất công đi tìm lại những phần kiến thức mình đã đọc để gửi lại cho em! Em cảm ơn chị nhiều lắm!

Em rất hy vọng có một ngày nào đó, em được gặp chị bằng xương, bằng thịt ngoài cuộc đời. Không những chỉ là chị mà em còn mong muốn được gặp nhiều Nhân vật khác nữa - những người đã comment và đóng góp cho em như Hổ Nước Tương, Minh Quang, Thuận Cali, MT, Mưa thu cùng bao nhiêu người khác nữa. Cho dù những người ấy là những người phê bình, phản biện lại em hay đồng cảm với em.

Em thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn khi có những lời bình của các anh chị. Em cảm ơn các anh chị nhiều lắm!

Chị ơi, qua lời tâm sự của em rồi. Bây giờ ta cùng quay lại đoạn trích của chị nhé!

Phần hội thoại giữa Ông Tổng Quản và Tam Tiểu Thư hay lắm. Đúng rằng Ông Tổng Quản là biểu tượng của sự Minh Triết, Trí Tuệ, quả là không sai!

Những điều Ông nói về Tâm, Sắc và cấu tạo Tâm sắc cùng các cảnh giới của một Người thực chứng bên Thiền định là cả một kho tàng kiến thức mà em cần đi tìm hiểu.

Nhưng theo cách em hiểu thì Ông Tổng Quản là người tu Thiền Định mà cách tu Thiền của Ông là đi vào cõi không nên mới có câu " Gặp Phật chém Phật, gặp Ma chém Ma "

Cách tu của bên Thiền định khác nên đoạn văn trên vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục được em về thế giới Tịnh Độ đâu, chị ạ.

Kiến thức của em còn quá ít ỏi, nhất là phần phân tích nói về cảnh giới dục giới, nên bây giờ em chưa thể trả lời cho chị được. Em sẽ tìm hiểu thêm và quay trở lại nói chuyện này cùng chị nhé!

Em yêu chị!

Chị ơi, chị cố gắng lên nhen! Em ủng hộ và cổ vũ cho chị trên con đường chị đã lựa chọn và đi!

Em yêu chị nhiều lắm!

Hoa Đồng Nội

Chào em HĐN!
Câu này: ""Có lẽ chính vì lý do này, mà tài liệu Thủ Lăng Nghiêm, do không thể giải thích được nên đã đưa ra một phát biểu nổi tiếng là: “Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma”"".không phải câu Ông Tổng Quản nói,em đọc kĩ xem thì sẽ rỏ.Hiểu theo vi diệu pháp thì câu này thuộc về tâm sân mà tâm sân thì làm sao leo đến sơ thiền? Thầy Tibu cũng từng đánh với Phật,với Rồng,..v.v..v..... tâm này cũng là tâm sân.
Thật ra chị cũng đọc đi đọc lại,nghe đi nghe lại rất nhiều lần mới hiểu các bài Ông Tổng Quản viết, nên chị cũng như em thôi!
Góp nhặt được một ít kiến thức từ các bài của nhóm CTR ,đôi khi đọc lại những câu hỏi ở phía trước thì chị cảm thấy, nhiều khi chị lại hỏi những câu thật ngớ ngẫn nữa là khác và tự bản thân thấy thật hổ thẹn! ,nhưng dù sao thì đó cũng là những giai đoạn của sự phát triển tâm linh trong mỗi con người nói chung và chị nói riêng.Và chị chỉ đóng góp đến đây thôi,viết ít mong em hiểu nhiều ,hy vọng tất cả hiểu ra được ý tốt của nhóm CTR,giúp nhìn nhận ra được vấn đề để tiến tu.Không phải tranh giành địa vị giáo chủ,đè bẹp danh dự người khác,khiêu chiến,....tất cả thuộc về bất thiện tâm,tệ hơn đó là tâm atula,đôi khi rèn luyện bát chánh đạo là một điều tất yếu rất cần thiết (đây là phần chị nói cho chị để nhắc nhở bản thân !)
Thân mến chào HĐN!Rất cảm ơn lời chúc của em ,chị cũng chúc em mạnh khoẻ và tinh tấn công phu,tắm mình trong chánh pháp!

Đăng nhận xét