Pages

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 19

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 19: Thiền Định Chủ Thuyết Duy Vật

Đoàn bảo tiêu dừng chân bên bờ suối. Tam Tiểu Thư và ông Tổng Quản ngồi nghỉ chân trên một phiến đá bằng phẳng dưới tàng cây to rậm lá. Dòng nước chảy xiết, hàng cây hai bên bờ suối xanh tươi trong nắng chiều.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản ơi, hôm nay tôi muốn hỏi ông chuyện này. Tôi thấy đời này đúng là bể khổ đó. Phật Pháp căn bản thì cũng nói đến Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế. Suy cho cùng thì khổ đau cũng là một loại Cảm Xúc mà. Còn nữa, Tham lam, Sân giận … thì cũng là Cảm Xúc thôi. Dường như Cảm Xúc là động cơ chính yếu khiến cho người ta tu tập. Ông thì Minh Triết hơn tôi nhiều lắm; nên ông giải thích cho tôi nghe quan điểm của ông về Cảm Xúc là như thế nào? Có vẻ lãnh vực Cảm Xúc này cũng khá quan trọng khi mình thực hành tu tập, đúng không ông?
- Ông Tổng Quản: Tam Tiểu Thư nói đúng rồi đó. Cảm Xúc có một ảnh hưởng quyết định, đôi khi mạnh hơn Lý trí, trong sinh hoạt thường nhật của con người.

Không có Cảm Xúc thì sẽ không có động cơ thúc đẩy hành động, không có Sáng tác, không có Thi ca, không có những Kiến trúc Nghệ thuật, không có Cảm tử quân … và còn nhiều thứ khác nữa. Con người sẽ không còn là con người ... Nói cách khác thì Cảm Xúc đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người.

Lá thư từ độc giả

Kính thưa quí độc giả, 
Tuần qua nhóm CTR nhận được lá thư chia sẻ từ bạn Diệu Minh. CTR tôn trọng ý kiến của bạn Diệu Minh và xin phép đăng tải nguyên văn lá thư này:

Kính gởi nhóm CTR cùng quí độc giả đang theo dõi loạt bài viết " Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp ".

Tôi là một độc giả theo dõi bài viết của nhóm ngay từ đầu. Khi đọc đến bài 18, lòng tôi có một cảm giác bàng hoàng, buồn vui lẫn lộn. Có một điều gì đó thôi thúc tôi thu hết can đảm để viết bài chia sẻ cùng quí vị.

Là một người rất kính ngưỡng Sakya Muni và Phật Giáo, tôi đã nghĩ đến chuyện tu tập năm 1993, lúc tôi 35 tuổi. Hiểu biết về Thiền Định và Phật Pháp gần như không có, nhưng lòng say mê tu tập quá lớn nên tôi đã gặp người Thầy đầu tiên dạy tôi về Thiền Nhân Điện. Cách tu tập là người Thầy này khai mở các Luân Xa và sau đó tôi tu tập bằng cách tập trung vào các Luân Xa này và làm cho nó chuyển động. Sau 3 tháng tu tập, tôi đạt được chút tiến bộ là cảm nhận được 7 Luân Xa quay khi Thiền.

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 18

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 18: Thiền Định có lẽ là hạ tầng cơ sở thực nghiệm
             của 6 Trường Phái Ấn Độ UPANISAD.

                  Truyền Thống Phật Giáo mà mất đi Thiền Định,
                  đồng nghĩa với việc mất đi Linh Hồn, mất đi Sức Sống.

Đoàn bảo tiêu Xuyên Vân Kiếm Pháp ra khỏi bìa rừng và tiến vào một thị trấn nhỏ. Không khí nhộn nhịp hẳn lên với dãy hàng quán buôn bán ven đường. Trái với thói quen thường ngày là hay cười nói, Tam Tiểu Thư đi một cách lầm lũi im lặng bên cạnh ông Tổng Quản.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản à! Tôi đang suy nghĩ đây ông. Như ông biết đấy, nếu tính theo cuộc sống ngoài đời thì tôi cũng hơi bị được nha ông. Văn võ song toàn, đâu có thua ai, có khi còn hơn người là đằng khác. Tuy nhiên khi lao vô Con Mắt Thứ Ba này, tôi thấy nhiều thứ khó nói quá!
- Ông Tổng Quản: Có gì thì cô cứ nói, có gì đâu mà nói không được? Cô yên tâm, tôi có cuốn Tạp Thư, đa năng, đa hiệu … khó cách mấy cũng có câu trả lời, thậm chí còn hơn cả Google nữa.

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 17

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 17: Giả thuyết về Đệ Tam Nhãn của Định Dục Giới

Trời đã tối, càng về khuya càng lạnh. Trăng lên quá đỉnh đầu. Ngàn sao lấp lánh. Dưới ánh nến lung linh trong góc một Trà Quán bên đường, Tam Tiểu Thư và Ông Tổng Quản đang say sưa “Đàm Đạo” ...

- Tam Tiểu Thư: Tôi từ nhỏ đã sống với ông. Ông nói gì tôi cũng tin và chẳng biết từ bao giờ chuyện tin ông đã thành thói quen của tôi rồi.

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 16

Có một không hai - có hai chết liền …

Tập 16: Kỹ Thuật mở Đệ Tam Nhãn
            
Cảnh Thiên Dục Giới


Ngày tháng dần trôi, con đường dường như dài bất tận đối với đoàn bảo tiêu Xuyên Vân Kiếm Pháp. Kể từ ngày bắt đâu tu tập Thiền Định với ông Tổng Quản, Tam Tiểu Thư thấy cuộc sống mình trở nên có ý nghĩa hơn, mặc dù cô vẫn ngày qua ngày "dọc đường gió bụi". Dù chưa hiểu hết những gì Tổng Quản và cuốn Tạp Thư chỉ dẫn, nhưng Tam Tiểu Thư bắt đầu yêu thích những câu chuyện không đoạn kết của Tổng Quản. Một già một trẻ, họ tiếp tục nói về những gì có một không hai này.

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 15

Có một không hai - có hai chết liền …

Tập 15: Những bài học quá khứ của Đệ Tam Nhãn

Trời chưa sáng hẳn. Những giọt sương lạnh sớm mai còn đọng trên cành lá. Trên bầu trời những vì sao đang mờ dần. Bình minh ló dạng. Đoàn bảo tiêu lại bắt đầu di chuyển.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng quản ơi, so sánh nhận xét của xã hội Phương Tây lúc bấy giờ và phần đàm luận của cuốn Tạp Thư về hiện tượng Blavatsky, thì tôi thấy có một sự khác biệt khá lớn lao. Tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể nhìn ra, là cuốn Tạp Thư của ông đúng là quá "pro" luôn đó. Nhưng càng suy nghĩ về vấn đề này, thì tôi lại càng thấy, dường như có một nghịch lý giữa lý thuyết và thực tế. Ông thử suy nghĩ từ từ mà coi, điều mà tôi nói với ông có đúng không? Những tài liệu về Huyền môn, đại loại như vậy, gọi là "Thư Phù Ếm Ðối" đề cập về Con Mắt Thứ 3 thì nhiều vô số kể. Những tài liệu này là sản phẩm hầu hết của người Á Châu. Ít nhất cho đến bây giờ, tôi chưa được đọc những tài liệu tương tự của người Âu Mỹ. Rất có thể họ cũng có một số tài liệu nào đó mà tôi chưa có cơ hội được biết đến. Thế nhưng trên thực tế thì những người có khả năng tiên tri, hay có Con Mắt Thứ Ba gì đó, thì toàn là người Âu Mỹ không à! ... Họ có Con Mắt Thứ Ba hay không, loại nào thì quả thật tôi không biết, nhưng ông coi cái danh sách những người nổi tiếng thế giới về lãnh vực này họ thuộc về quốc gia nào nhé:

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 14

Có một không hai - có hai chết liền

Tập 14: Helena Blavatsky Con Mắt Thứ Ba

Ðoàn bảo tiêu Xuyên Vân Kiếm Pháp đi xuyên qua một khu rừng và về đến quán trọ thì trăng đã bắt đầu lên. Ánh trăng tròn vằng vặc đang chiếu sáng núi rừng. Những cánh hoa dại bên đường rung rinh và tiếng lá khô xào xạc khi làn gió đêm thu tràn về. Vừa bước vào quán, Tam Tiểu Thư tìm một chỗ ngồi ở góc quán và gọi một bình trà nóng. Tổng quản ngồi xuống đối diện, mở chiếc túi vải đeo bên mình lấy ra Cuốn Tạp Thư cũ kỹ.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản à, hồi tôi đi học ở bên Pháp, trường tôi ở Quận 5, khu này nhiều trường học lắm ông ạ. Tôi nhớ có một tác giả người Pháp nói như sau: “Chúng ta đến một trái đất đã quá già, mọi điều người ta đều đã nói, mọi việc người ta đều đã làm”. Cái gì người ta cũng biết như vậy thì tôi tự hỏi là còn có gì mà mình có thể làm trong cuộc đời này không? Mình coi như bị thất nghiệp hả ông? Nếu thế thì hơi bị buồn đó.

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 13

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 13: Tam Tiểu Thư muốn biết về kinh nghiệm hữu dụng  
             và thực tế của Con Mắt Thứ 3

Ðoàn bảo tiêu Xuyên Vân Kiếm Pháp dừng chân bên bìa rừng. Họ ngồi dưới bóng mát của đám cây dọc theo đường mòn. Tam Tiểu Thư và Ông Tổng Quản, vừa ăn cơm vừa trò chuyện.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản ơi, tôi muốn hỏi ông câu này nhe. Phần thì do tò mò, nhưng cái chính là vì tôi đã nghe theo lời ông, tập luyện để mở Con Mắt Thứ Ba được một thời gian rồi; thế nhưng tôi vẫn lo lắng. Ông chỉ tôi như vậy, nhưng thực sự thì ông có biết hay có kinh nghiệm thực tế gì về Con Mắt Thứ Ba không? Lỡ ông xí gạt tôi, xúi tôi làm một việc mà chính ông cũng chẳng thực biết nó là gì. Tôi muốn chắc ăn. Vậy ông làm ơn kể xem là cuốn Tạp Thư có biết gì về chuyện này không ông? Nếu chính ông mà có kinh nghiệm thì còn tuyệt tuyệt tuyệt ... vời hơn nữa đó.

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 12

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 12: Những trở ngại khi Hành Thiền của Tam Tiểu Thư


Tam tiểu Thư vừa mở mắt thì thấy ánh bình minh đã phản chiếu trên nền trời xanh sau rặng núi xa xa. Cô ngồi dậy và chợt nhớ ra là đêm hôm qua, cô đã thực hành Thiền Định đến tận nửa đêm và sau đó cô đã đi vào giấc ngủ từ lúc nào không biết. Mới đó mà đã 1 tháng trôi qua kể từ ngày Tổng quản dạy cô kỹ thuật tu tập.

Đoàn bảo tiêu lại lên đường. Họ im lặng, di chuyển chầm chậm trên những con đường mòn luồn lách qua những khu rừng hoang vắng. Mây ngàn lờ lững trên triền núi, đèo dốc cheo leo uốn vòng theo các thác nước, gió núi lồng lộng từng cơn. Suối reo, chim hót, vượn từng đàn hú vang một góc rừng.