Pages

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 14

Có một không hai - có hai chết liền


Tập 14: Helena Blavatsky Con Mắt Thứ Ba

Ðoàn bảo tiêu Xuyên Vân Kiếm Pháp đi xuyên qua một khu rừng và về đến quán trọ thì trăng đã bắt đầu lên. Ánh trăng tròn vằng vặc đang chiếu sáng núi rừng. Những cánh hoa dại bên đường rung rinh và tiếng lá khô xào xạc khi làn gió đêm thu tràn về. Vừa bước vào quán, Tam Tiểu Thư tìm một chỗ ngồi ở góc quán và gọi một bình trà nóng. Tổng quản ngồi xuống đối diện, mở chiếc túi vải đeo bên mình lấy ra Cuốn Tạp Thư cũ kỹ.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản à, hồi tôi đi học ở bên Pháp, trường tôi ở Quận 5, khu này nhiều trường học lắm ông ạ. Tôi nhớ có một tác giả người Pháp nói như sau: “Chúng ta đến một trái đất đã quá già, mọi điều người ta đều đã nói, mọi việc người ta đều đã làm”. Cái gì người ta cũng biết như vậy thì tôi tự hỏi là còn có gì mà mình có thể làm trong cuộc đời này không? Mình coi như bị thất nghiệp hả ông? Nếu thế thì hơi bị buồn đó.

- Ông Tổng Quản: Khoan khoan, có chuyện đó thật à? Để tôi tra cuốn Tạp Thư chút xíu nha cô. Đây, Tạp Thư có ghi một câu ghi thế này, cô xem có phải không “Nous arrivons dans un monde trop vieux …”

- Tam Tiểu Thư: Chính xác ông Tổng quản ạ, cuốn Tạp Thư này “sang” thiệt đó, ai nói gì cũng hay cũng biết. Nhưng theo ý ông thì câu nói đó đúng không?
- Ông Tổng Quản: Điều mà nhà văn người Pháp đó nói, có lẽ chỉ mới đúng một phần nào mà thôi; it nhất là đối với vấn đề Con Mắt Thứ Ba. Mặc dù đây là một đề tài đã sanh ra cùng với lịch sử của nhân loại, nhưng đến thế kỷ 21 nó vẫn còn mới. Việc tiên tri vẫn còn là một bí mật, là đặc quyền của một số ít người nào đó, mà cả khoa học lẫn tôn giáo cũng không biết nên có ý kiến ra sao.

- Tam Tiểu Thư: Cho tôi phản đối ông câu này. Theo tôi những người mà đã thực sự có Đệ Tam Nhãn, thì họ phải biết nó là như thế nào chứ ông? Sao lại không có ý kiến chứ. Tôi mà có Đệ Tam Nhãn là tôi ý kiến với ông liền.
- Tổng Quản: Có Đệ Tam Nhãn là một chuyện, còn giải thích được nó hay không lại là một việc khác. Trên đời thiếu gì chuyện tương tự như vậy. Cô không thấy nhà thơ Xuân Diệu viết: “làm sao cắt nghĩa được tình yêu” trong khi ai cũng nói mình có tình yêu hết. Quay lại chuyện Con Mắt Thứ Ba, thì cô không nên lo là trái đất đã quá già, mọi việc đã làm, mọi điều đã nói.

- Tam tiểu Thư: À! Ông nói vậy có nghĩa là ông sẽ có nhiều điều “thay Tạp Thư muốn nói” về Con Mắt Thứ Ba phải không? OK ông, tôi sẽ chờ để nghe ông nói.
- Tổng Quản: Cô yên tâm. Do chuyến đi còn dài, nên trong những thời gian tới, cuốn Tạp Thư sẽ cho cô biết ít nhất bốn đề mục quan trọng sau đây:

1. Con Mắt Thứ Ba có thật hay không? Nếu không có thì chẳng có gì để mà nói. Nhưng nếu có, thì sẽ có một số vấn đề cần phải tìm hiểu.

2. Nguồn gốc của Con Mắt Thứ Ba: Đây chính là đặc sản của cuốn Tạp Thư vì nó là nơi duy nhất cho chúng ta biết cái gì đã cấu tạo ra Con Mắt Thứ Ba. Đó chính là Tâm và Sắc; ngoài ra còn phải kể đến Cảnh Giới nữa.

3. Có bao nhiêu loại Nhãn: Ðây cũng là đặc sản của cuốn Tạp Thư đó cô. Do Con Mắt Thứ 3 là sở hữu của một Thực thể bất kỳ ở một Cảnh Giới nào đó; thế nên Con Mắt Thứ Ba có nhiều vô số kể vì Thực thể và Cảnh giới có nhiều vô số kể.

4. Quy luật để mở Con Mắt Thứ Ba: Vẫn là đặc sản của cuốn Tạp Thư mà chúng ta không thể tìm thấy ở nơi khác. Thiền địnhcông cụ duy nhất để mở Con Mắt Thứ Ba. Thí dụ con người là một Thực thể ở Cảnh giới thế gian Dục giới, tùy theo định lực, đạt được Cảnh giới nào thì có loại Con Mắt Thứ Ba tương ứng. Cụ thể là, nếu đạt được cảnh Định Dục Giới, thì có Con Mắt Thứ Ba ở cảnh Định Dục Giới.

5. Con Mắt Thứ Ba là một việc, nhưng hiểu được các tín hiệu mà Con Mắt Thứ Ba thu nhận lại là một việc hoàn toàn khác. Cái gì quyết định vấn đề này? Chính là Quy Luật Tư Duy, là chiếc cầu kết nối giữa Đối tượng và Chủ thể. Người mở được Con Mắt Thứ Ba, phải có một Quy Luật Tư Duy phù hợp. Ðể minh hoạ vấn đề, cuốn Tạp Thư có giải thích như sau: Hình một con Chim chẳng hạn, nếu được nhìn ở cảnh thế gian Dục Giới, thì con Chim nghĩa là con Chim. Nhưng ở cảnh giới khác, thí dụ như Thiên Dục Giới, thì con Chim lại có ý nghĩa khác, có thể là sự tự do chẳng hạn … hay cái gì khác nữa. Nó lệ thuộc chủ yếu và quan trọng nhất là vào cấu tạo Tâm và Sắc của một Thực Thể.

Cuốn Tạp Thư có ghi lại lời nói của một tác giả người Nga, Leo Tolstoy, nói chung chung về vấn đề Huyền môn, Đệ Tam Nhãn như sau: “The books are well known. They contain a lot of good, but they are wrong only in that they talk about what human do not have to know”.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản ơi! Ông đang nói về vấn đề Thiền Định, là một công cụ ắt có và đủ để mở Con Mắt Thứ Ba. Nhưng sau khi nghe ông đề cập tới những vấn đề trên, tôi bỗng nhiên lại có thêm thắc mắc về Con Mắt Thứ Ba này. Mình tạm dừng nói về vấn đề Thiền Định chút xíu nhé.

Tôi còn nhớ trong lần nói chuyện trước, ông đã nói là người ta có thể nhìn thấy nhiều thứ lắm ngoài cái thấy của hai con mắt bình thường. Bằng cớ là cuốn Tạp Thư của ông có hẳn một bản liệt kê về những đối tượng, mà người ta có thể nhìn thấy, không phải do hai con mắt bình thường. Tôi cũng như độc giả, ai cũng nghĩ rằng Con Mắt Thứ Ba chỉ là Con Mắt Thứ Ba thôi. Không thể tưởng tượng được Con Mắt Thứ Ba lại có quá nhiều loại … Cái này là rắc rối ngoài mong đợi luôn đó.

- Ông Tổng Quản: Ðiều Cô âu lo là đúng đấy. Nhưng thực sự là cô nên quan tâm đến vấn đề này. Thật vậy, theo cuốn Tạp Thư, thì có vô số Con Mắt Thứ Ba, tùy theo mình định nghĩa Con Mắt Thứ Ba là gì?

Nếu chúng ta định nghĩa Con Mắt Thứ Ba là “cái gì đó làm cho con người có thể nhìn thấy, mà không cần hai con mắt trực tiếp tiếp cận đối tượng”, thì với định nghĩa này sẽ có rất nhiều thứ là Con Mắt Thứ 3. Thí dụ như: Camera để lùi xe, camera hồng ngoại, camera khuyếch đại quang tử, camera quan sát ở các siêu thị … kính hiển vi, viễn vọng kính … Một cô gái người Mỹ có con mắt ở phía sau ót. Một cô gái Việt Nam, bịt mắt hoàn toàn, có thể nhìn bằng trán và mũi, đọc báo, lái xe bình thường.

Nếu chúng ta định nghĩa Con Mắt Thứ Ba là “nhìn thấy, cảm nhận những cái mà hai con mắt bình thường, dù có những công cụ phụ trợ, cũng không nhìn thấy được; thì nó là chuyện khác. Thí dụ như chuyện nhìn thấy quá khứ tương lai.

- Tam Tiểu Thư: Khi nghe ông giải thích về vấn đề Con Mắt Thứ 3, tôi không ngờ nó lại phức tạp đến như vậy. Nó trừu tượng hơn tôi tưởng rất nhiều và nó có vẻ khó hơn rất nhiều. Trước khi nghe ông giải thích, thì tôi cứ nghĩ là Con Mắt Thứ Ba nó nằm giữa hai con mắt thường, ở ngay trên trán của mình và nó có khả năng thấy những gì mà người bình thường nhìn không thấy, vậy thôi à. Trường hợp cô gái Việt Nam vừa kể trên là thí dụ điển hình đó.
- Ông Tổng Quản: Ðây mới chỉ là phần sơ lược về Con Mắt Thứ Ba thôi. Nếu sau này đi vào chi tiết, cuốn Tạp Thư sẽ trình bày khá tỉ mỉ về các loại Con Mắt Thứ 3. Dù thấy có vẻ rắc rối, nhưng nó lại có một logic khá đơn giản, có lẽ ai cũng hiểu được.

- Tam Tiểu Thư: Ông nói sao? Ðây mới chỉ là phần sơ lược thôi sao? Bao nhiêu đó là tôi đã thấy rối tinh rối mù lên rồi! Ông lại còn nói có nhiều loại Con Mắt Thứ Ba nữa sao? Nói chuyện với ông thiệt là ác mộng!
- Ông Tổng Quản (cười hiền hòa): Nếu cô chịu khó điềm tĩnh học hỏi kỹ lưỡng, từ lý thuyết đến thực tế, thì chính cô sẽ phát hiện ra rằng mình có nhiều con mắt chứ không phải chỉ có hai con mắt như mình tưởng xưa nay. Cá nhân cô hay tôi, hay quý độc giả, là một tập hợp của Tâm và Sắc. Theo quan điểm của Vi Diệu Pháp, thì Tâm Sắc liên tục biến động. Thị giác lệ thuộccấu tạo Tâm Sắc. Do đó, cũng phải biến động theo. Lời giải thích này cũng khá đơn giản và dễ hiểu mà. Truyện Kiều từng nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cũng với hai con mắt bình thường vốn có của mình, Kiều khi ở Lầu Ngưng Bích thì nhìn thấy cái gì cũng buồn, nhưng cũng với hai con mắt đó, ở giai đoạn Kim Kiều tái hợp, thì cô Kiều lại thấy ngoại cảnh thay đổi, tương thích với cấu tạo Tâm và Sắc của mình. Tình hình này cũng xảy ra cho Cô và Tôi.

- Tam Tiểu Thư: Tôi nghe ông nói cũng có lý thật, và không đến nỗi quá khó. Khi tôi ngồi Thiền Định, tôi thấy không bao giờ giống nhau, lúc Nhập Định mau, lúc Nhập Định chậm, có lúc rất dễ, có lúc lại rất khó, có lúc Định kéo dài, có lúc không muốn nó cũng thối Định, rồi khi thấy biết cái gì đó cũng chẳng bao giờ giống nhau! Nay qua lời nói của ông tôi vỡ lẽ ra rồi! Dù là hai, ba, bốn … bao nhiêu con mắt đi nữa, thì cảnh do Tâm biến hiện, do Sắc biến hiện. Nói tóm lại, thị giác lệ thuộccấu tạo TâmSắc của bất cứ Thực Thể nào được gọi là chúng hữu tình.
- Ông Tổng Quản: Với đề tài Đệ Tam Nhãn, cuốn Tạp Thư còn có nhiều hạn mục rất thú vị mà chắc mọi người ai cũng muốn biết. Những thông tin này vượt ra khỏi những hiểu biết của các vị tiền bối như Blavatsky, Lobsang Rampa, Barbara Ann Brennan … Chúng ta cứ cho là họ có Đệ Tam Nhãn, nhưng việc có Đệ Tam Nhãn của họ cũng chẳng có gì giúp được cho chúng ta! Đó là do họ trình bày những vấn đề phải nói là độc thoại, nên chúng ta không có cơ sở gì để nhận biết được đúng hay sai … Bên cạnh đó, mỗi vị lại trình bày thế giới khách quan theo mô hình Đệ Tam Nhãn của mình.

Hy vọng cuốn Tạp Thư của thế kỷ 21 sẽ đóng góp những thông tin có lợi cho mọi người một cách thực tế về vấn đề Đệ Tam Nhãn. Chúng ta có thể nhắc lại những vấn đề cơ bản như sau:

* Nguồn gốc của Đệ Tam Nhãn: Do cấu tạo Tâm, Sắc Cảnh giới.
* Có nhiều loại Đệ Tam Nhãn: Do lệ thuộc vào Thực Thể bất kỳ.
* Quy luật để mở Đệ Tam Nhãn: Qua Kỹ Thuật Thiền Định.
* Cách để hiểu được những gì mình nhìn cảm nhận … bằng Đệ Tam Nhãn: Là thông qua Quy Luật Tư Duy phù hợp với Đối tượng, Chủ thể, Cảnh giới.

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản ơi, cái cuốn Tạp Thư tạp nhạp của ông hơi bị Trí Tuệ đó. Thông tin của cuốn Tạp Thư có vẻ “Hậu sanh khả úy” “Ðúng là con hơn cha là nhà có phúc”. Có lẽ đây là tài liệu đầu tiên trong lịch sử con người, không những nói về đề tài Đệ Tam Nhãn, mà còn bao gồm cả vấn đề làm sao mở được Đệ Tam Nhãn. Quan trọng hơn nữa là cung cấp cho chúng ta hiểu biết về Quy Luật Tư Duy, mà người bình dân gọi là Luận Lý Hình Thức, làm cho chúng ta có thể hiểu được các thông tin do Con Mắt Thứ Ba tiếp nhận. Tôi nghe đến đây thì tôi hết buồn ngủ rồi. Không biết tôi nên bái ông hay bái Cuốn Tạp Thư làm Thầy nhỉ? À quên còn có lễ vật ra mắt nữa chứ! Để sau chuyến đi này, tôi kiếm được chút tiền sẽ mua Ipad model 2013 tặng ông nhe.
- Ông Tổng Quản: Khoan khoan cô ơi, trong thời gian gần đây, bức tranh về vấn đề huyền bí, Đệ Tam Nhãn … không được rực rỡ huy hoàng cùng với lịch sử nhân loại như cô tưởng đâu. Chắc cô cũng như quý độc giả không ngờ rằng nhân loại không welcome vấn đề này một cách đơn giản đâu. Cô hãy mở laptop, gắn Decom 3G để thuận tiện truy cập rồi xem người ta bình luận gì về Blavatsky, Lobsang Rampa đi nhé.

- Tam Tiểu Thư: Theo tôi hiểu thì Đệ Tam Nhãn có gì là xấu đâu hả ông! Có vi phạm cái gì đâu? Có luật pháp nào cấm đâu? Tôi nghi là các Tôn Giáo họ không thích phải không?
- Ông Tổng Quản: Cô nghi oan cho các Tôn giáo rồi. Tác nhân là những người có học, có quyền lúc bấy giờ (The learned authorities of her day), những ông nhà báo ở Pháp, Anh, Ðức. Họ thường sử dụng một số từ ngữ nêu sau để nói về những người mà họ nghĩ là có Đệ Tam Nhãn:

* Charlatan: Lang băm.
* Evil: Quỷ quái.
* A spy for: Làm gián điệp cho …
* Racist: Phân biệt chủng tộc.
* Falsifier of letters: Phù thủy về từ ngữ (Phỏng dịch).
* Great fraud: Ðại bịp.
* Plagiarize : Ðạo văn.
* Con art: Phản nghệ thuật.
* False medium: Người Đồng giả hiệu.
* V.v...

- Tam Tiểu Thư: Ông có nói thì tôi và độc giả có lẽ mới biết là vấn đề Huyền môn và Đệ Tam Nhãn lại có một lịch sử tồi tệ đầy kịch tính đến vậy. Thế thì ai còn dám bước vào khảo cứu hả ông? Chẳng lẽ Đệ Tam Nhãn muôn đời là một ẩn số.
- Ông Tổng Quản: Nhận xét của Cô là đúng đó. Đúng như lời Leo Tolstoy người Nga từng nói, dù là Blavatsky, Lobsang Rampa hay cuốn Tạp Thư … đều mắc một sai lầm không thể tha thứ được “Cái sai lầm là nói lên những điều mà con người đáng lẽ không được biết”

- Tam Tiểu Thư: Cuốn Tạp Thư thì ok, tôi biết rồi. Còn những người ông hay nhắc tới thì họ là ai? Họ làm cái gì, mà các nhà báo, các học giả, ở nhiều nước trên thế giới bảo họ là Phù thủy ngôn ngữ, đại bịp, phản thẩm mỹ … sau đó hình như là họ được tuyên bố lại là bị xử bất công mà. Tôi nghe tên họ cũng có vẻ quen quen.
- Ông Tổng Quản: Có lẽ Cô cũng nên biết về họ. Bộ môn nào ra đời cũng phải có những con Chuột bạch. Đó là một tiến trình dường như tất yếu của lịch sử khoa học. Thật vậy, nhờ những tác phẩm và công việc của họ mà ngày hôm nay Cô mới có cơ hội được biết đến cuốn Tạp Thư.

Có ai đó đã đàm luận về trường hợp của Lobsang Rampa đại khái như sau “Các nhà Khoa học, ở bất cứ thời đại nào cũng chỉ muốn nghiên cứu đến những vấn đề thực tế, cái gì đó cho chắc ăn, cái gì đó thiết thực như công cụ sản xuất, vũ khí chiến tranh. Còn những vấn đề thuộc về cái gì đó có vẻ mơ hồ nguy hiểm như tâm linh thì họ đều tránh xa, vì chẳng có lợi gì cho họ cả. Do đó, một số vấn đề, chẳng biết sắp vào loại nào thì được hai kênh truyền hình Discovery và National Geographic đảm nhiệm”. Nhận xét này có lẽ không phải là sai. Gần đây trên kênh Discovery, có làm một chương trình về vấn đề tìm người mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Họ có quay được cảnh một cái trứng đứng yên ở trên một đầu đũa mà không rớt xuống. Hình ảnh được nhìn thấy rõ ràng. Không có lời bình luận nào kèm theo cả.

Ta cùng thử duyệt xét lại một số hiện tượng về vấn đề này, trong ba thế kỷ 19, 20, 21.

Era 19: 1. Helena Blavatsky 1831
Era 20: 2. Lobsang Rampa 1910
            3. Barbara Ann Brennan 1939
Era 21: 4. Cuốn Tạp Thư 2012

- Tam Tiểu Thư: Câu chuyện thế này có vẻ còn kéo dài lắm; hay là ông đừng nói chuyện này nữa. Mình quay lại chuyện Tu tập của tôi đi. Ông kiểm tra xem tôi Tu như vậy đúng cách chưa? Nếu ông mà có nội công thâm hậu, thì ông xem còn bao lâu nữa tôi sẽ mở Nhãn được? Chuyện này hấp dẫn hơn chuyện ông đang nói nhiều đó.
- Ông Tổng Quản: Như vậy cũng có thể được, nhưng có một vài trở ngại mà Tam Tiểu Thư nên suy nghĩ lại. Một khi cô không hiểu rõ vấn đề, thì chính bản thân cô sanh ra năm nghi mười ngờ. Bằng chứng là cô mới hỏi tôi là cô tập như thế là đúng hay còn cách nào hay hơn? Thiếu quyết tâm, thiếu tự tin, khi tập một cái gì đó về tinh thần thì khó có thể thành công cô ạ. Chính mình không tin ở mình, thì lấy gì mà thành công được chứ? Muốn mau hóa ra lại chậm. Dân gian thường nói “Non sông dễ đổi, bản tánh khó dời”. Chuyện này cho thấy việc tập luyện tánh tình là một điều rất khó. Đó là công việc đặc biệt hơn mọi cái khác. Chúng ta tập luyện một thứ nhằm mục đích thay hẳn đời người, thì chắc chắn phải làm rất cẩn thận, đúng không cô?

- Tam Tiểu Thư: Thôi được rồi, được rồi. Nói với ông đúng là không lại mà. Ông và cuốn Tạp Thư đúng là một cặp đôi hoàn hảo.
- Ông Tổng Quản: Vậy bây giờ chúng ta bắt đầu xem xét trong ba thế kỷ liên tiếp, nhân loại đã đón nhận vấn đề Huyền môn và Đệ Tam Nhãn thế nào nhé. Ðể bắt đầu chúng ta thử tìm hiểu trường hợp Helena Blavatsky.

Helena Blavatsky là một người Nga, bây giờ là lãnh thổ Ukraina. Bà tên thật là Helena Petrovna Blavatsky, sanh năm 1831, xuất thân từ một gia đình quý tộc và có một nền giáo dục vững chắc. Do cha của bà là một sĩ quan, nên gia đình di chuyển đến nhiều nơi. Bà lập gia đình năm 1849 nhưng chẳng bao lâu sau, bà tự từ bỏ người chồng và đi đây đi đó. Bà từng có thời gian lưu lại ở Tây Tạng rất lâu. Chính có lẽ tại đây bà đã viết tác phẩm nối tiếng The voice of the silence (Tiếng nói vô thinh). Bà được người ta mô tả là “Buddism Encyclopedia” (Bách khoa từ điển Phật giáo). Mốc thời gian quan trọng nhất là lúc bà gặp Ðại tá Henry Steel Olcott. Vào năm 1875, họ thành lập Hội Thông Thiên học (Theosophical Society). Thông Thiên học có một câu nói nổi tiếng là There is no religion higher than truth (Không có tôn giáo nào cao hơn chân lý).

Họ phát minh ra định luật “Law of correspondences” dạng mô hình vũ trụ song song hay đối xứng gì đó.
Họ thực hành khảo cứu, thiền định và phục sự (study, meditation, service)
Họ chủ trương: Seven Cosmic Planes, Seven Principles and Bodies, Seven stages of development (Racial theories).

- Tam Tiểu Thư: Những nhận xét của người đương thời là học giả và các nhà báo về bà Helena Blavatsky thì tôi có đọc trên trang web rồi, không cần phải nhắc lại nữa. Nhưng còn cuốn Tạp Thư thì đàm luận thế nào về trường hợp bà Blavatsky.

- Ông Tổng Quản: Nhận xét của cuốn Tạp Thư hoàn toàn khác hẳn với những gì nhận xét của những người đương thời với bà. Theo cuốn Tạp Thư, thì không phải bà có Đệ Tam Nhãn. Điều này cũng chẳng còn gì nghi ngờ nữa vì chính bà thú nhận là có rất nhiều vị Chân Sư nhập vào bà. Công việc này vô cùng đơn giản vì khả năng của bà là nhờ vào Đệ Tam Nhãn của các vị Chân Sư nhập vào bà. Thực tế mà nói, nguồn gốc của các vị Chân Sư không ai xác định được, nhưng căn cứ vào tiêu chí của Vi Diệu Pháp, thì với lối mô tả của ông Olcott, dường như các vị này thuộc cảnh Thiên Dục Giới. Nhãn của các vị ở Cảnh giới này cũng không hơn con người là bao nhiêu, do đó các nhận xét có lẽ rất hạn chế. Chúng ta lấy trường hợp điển hình là khi họ bàn về vấn đề nguồn gốc con người, thì cách trình bày có vẻ không phù hợp với thực tế. Do đó bị người ta nhận xét là Racist. 

Kinh nghiệm thực sự của Đệ Tam Nhãn cho biết là khi sử dụng một loại Đệ Tam Nhãn nào đóvượt quá tầm hoạt động, thì các hiểu biết trở nên lu mờ, và khả năngkhông chính xác. Có thể đây là trường hợp là Nhãn của các vị Chân Sư đã sử dụng vượt quá khả năng của mình.
- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản ơi, nói thiệt với ông là từ ngày nói chuyện với ông và Cuốn Tạp Thư, tôi có cảm giác như bị lạc vào thế giới vô hình vậy. Thôi tôi vào phòng tập Thiền chút xíu nhe ông. Hy vọng thời Thiền Định tối nay của tôi gặp may mắn. Lạy trời Con Mắt Thứ Ba của tôi hé mở để tôi tự biết đủ thứ mà không cần hỏi ông nữa … !!!

(còn tiếp) ...

Tác giả: CTR


Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!



0 comments:

Đăng nhận xét