Pages

Thiền định thực hành: bài 3


          
           m a n d a l a  T â y  T ạ n g 
                                                 đ ỉ n h  c a o  c ủ a  k ỹ  t h u ậ t  Đ ị n h  T â m

 

Kính thưa quý độc giả!

Căn cứ trên thực tế thì cách sử dụng các Tâm Sở như một Đối Tượng để Quán Tưởng, là một kỹ thuật mang đầy màu sắc Vi Diệu Pháp, của Phật Giáo Nguyên Thủy. Tuy nhiên, do Đối Tượng Quán Tưởng là tư tưởng, nên cách Quán Tưởng này rất trừu tượng và có thể rất khó cho hầu hết mọi người. Để có thể hấp thụ được tư tưởng của tài liệu Vi Diệu Pháp, chúng ta cần một thời gian rất lâu để có thể biến những cái gì mình đã đọc, thành ra kiến thức của chính bản thân mình. Vi Diệu Pháp giống như Lý Thuyết Tương Đối ở chỗ, kinh nghiệm cuộc sống đời thường không giúp gì được cho chúng ta trong việc hiểu được ý nghĩa của hai lý thuyết nói trên.

Nhập Định thành công luôn luôn là mong muốn của người tu Thiền Định. Với chút ít kinh nghiệm Nhập Định của bản thân, ngoài cách chọn các Tâm Sở như một Đối Tượng Quán Tưởng, CTR xin mạnh dạn đề xuất một Đối Tượng Quán Tưởng khác: đó là Đàn Pháp của Mật Giáo Tây Tạng.

Có thể nói đàn pháp là một phát kiến thông minh để triển khai phát biểu của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy:  


          "Chánh Định là tư cách Chú Tâm vào vật duy nhất"

Những gì CTR sắp trình bày sau đây chỉ nhằm mang đến cho quý độc giả một phương cách thực tế, hữu hiệu để tạo ra trạng thái định tâm. Định Tâm chính là chiếc chìa khóa vạn năng để mở tất cả các cánh cửa, và rồi quý vị sẽ có cơ hội nếm trải những gì tuyệt vời, không có ngôn từ nào diễn tả được, nằm đằng sau cánh cửa đó.

Cách tập luyện này gồm hai phần:

     Phần I: đề cập tới những thao tác kỹ thuật thuần túy, để quý vị thực hiện trên thực tế.
     Phần II: sẽ trình bày lý thuyết về vấn đề này để tránh ngộ nhận về vấn đề tư tưởng.

          k ỹ  t h u ậ t  . . .

Trước nhất, CTR xin trình bày cách Quán Tưởng Mandala Lục Độ Mẫu (trong sách vở hay gọi là Green Tara).

Chúng ta tiến hành những thao tác như sau:

- Tìm chỗ ngồi nào đó vào thời gian thuận tiện.
- Kiểm tra lại vị thế ngồi hoặc nằm.
- Sau đó nhắm mắt lại, tưởng tượng là mình nhìn ra thế giới bên ngoài thông qua luân xa Ajna (còn gọi là huyệt Ấn Đường). Chúng ta phải tưởng tượng một cách cụ thể là ở tại luân xa Ajna có một cái cửa sổ tròn nhỏ; chúng ta ở phía trong nhìn ra ngoài qua cửa sổ đó.

Xin nhấn mạnh cùng quý vị là cách tưởng tượng này rất quan trọng. Có thể rất nhiều quý vị đã từng tập luyện lâu năm, nhưng do sử dụng sai Luân Xa, không biết cách tưởng tượng, thì không thể Định Tâm được. Trên lý thuyết thì ai cũng biết câu nói: 


          "Chánh Định là tư cách Chú Tâm vào vật duy nhất" 

Nhưng việc Chú Tâm này thực hiện như thế nào? Chú Tâm bắt đầu từ đâu và vào điểm nào? Xin trả lời là nhìn ra, hình dung ra hình ảnh từ luân xa Ajna. Từ luân xa này chúng ta phải nhìn ra hình ảnh một cách rõ rệt. Quán Tưởng là chúng ta tưởng tượng ra hình ảnh đó, thí dụ như tưởng tượng nhìn thấy "bông sen" trong ánh sáng ban ngày.

Sau đây CTR lần lượt mô tả tiến trình để quán tưởng hay nhìn thấy Đàn Pháp Green Tara. Mong quý độc giả từ từ theo dõi từng phần như sau:

A. Mô tả về việc hiện thân của Green Tara (embody):

 
 




Trước nhất chúng ta tưởng tượng thấy một luồng ánh sáng trong không trung, từ trên trời đưa xuống. Ở đây xuất hiện một bông sen màu trắng, đồng thời xuất hiện một chân ngôn là chữ AH. Chữ AH này biến thành một vầng sáng như mặt trăng, bao phủ toàn thể bông sen. 
Tiếp theo là một chân ngôn chữ "Đam" màu xanh lá cây. Chữ "Đam" này biến thành một bông sen màu xanh lá cây. Lục Độ Mẫu xuất hiện từ bông sen màu xanh lá cây.



Người tu Quán Tưởng, nhìn thấy, tưởng tượng, những diễn tiến kể trên như một cuốn phim càng rõ nét càng tốt và các diễn tiến xảy ra liên tục. Việc Quán Tưởng này làm cho chúng ta chìm sâu trong kịch bản khá phức tạp.

Vừa nhìn thấy kịch bản này trong trí tưởng tượng, song song thì nghe thấy Chân Ngôn kể sau (mong quý độc giả ghi nhớ):

B. "Om svabhawa shuddha sarva dharma svabhawa shuddho ham"

C. Chân Ngôn căn bản của Lục Độ Mẫu, mong quý độc giả phải thuộc lòng:

    "Om Tare Tuttare Ture Svaha".

Quý vị cứ đọc theo cách phát âm của người Việt Nam cho nó đơn giản.

     Chân ngôn này có nghĩa gì?

Trên nguyên tắc, người ta cho Chân Ngôn là lời nói bí mật của chư Phật, không thể cắt nghĩa được. Tuy nhiên, như quý vị cũng biết, có một số Chân Ngôn quá phổ thông, thí dụ như: "Om Mani Padme Hum", người ta vẫn cho biết ý nghĩa từng chữ. Chân Ngôn vừa kể trên cũng rất phổ thông, do đó người ta cũng cắt nghĩa từng chữ, và ý nghĩa của nó như sau:

   * Om: Đó là âm thanh tượng trưng toàn thể vũ trụ, tượng trưng của hiện tại, quá khứ, vị lai.
 
   * Tare: Tượng trưng cho sự cứu rỗi, thoát khỏi khổ đau và nguy hiểm. Tara là Đấng cứu độ trong lụt lội, thú dữ, tai nạn giao thông.
   * Tuttare: Tượng trưng cho sự Giải Thoát trên con đường tiến hóa tâm linh, hướng dẫn con người giải thoát khỏi khổ đau.
   * Ture: Tượng trưng cao độ cho việc giải thoát tâm linh, đưa con người chúng ta thoát ra khỏi khái niệm chật hẹp về đời sống tâm linh. 
   * Svaha: Đó là lời cầu chúc.
 

D. Mô tả cơ bản về Lục Độ Mẫu Tara:
 

Thân thể có màu xanh lá cây, vì đó là vị Thần của rừng xanh (forest goddess). Có tài liệu ghi là trang phục quần áo màu xanh, làm bằng lá. Phát ra tiếng như chim hót, phát ra âm thanh như tiếng thác đổ, phát ra âm thanh thú dữ.

   * Trang sức: đầu đội mũ hoa, tóc búi cao, tai đeo khuyên vàng, cổ đeo vòng đá quý. 
   * Y phục: như vừa tả ở trên.
   * Tư thế Phật mẫu Tara: tay trái cầm bông hoa sen xanh, ở trên tầm ngực, tay phải cũng cầm một bông hoa sen xanh, uốn cong.
 


Qua 4 phần để Quán Tưởng, em thiết nghĩ cũng là một công việc khá nặng nề cho quý độc giả. Việc này có lẽ cũng đủ để làm cho một quý độc giả bình thường Định Tâm.

Cách tập này có thể làm cho quý độc giả định tâm được trong một thời gian tương đối dài.

Mandala (đàn pháp) chỉ là một công cụ để đưa quý độc giả đến định tâm. Trên nguyên tắc, chức năng của đàn pháp đến đây có thể coi như đã hoàn tất. Tuy nhiên, có thể do vô tình, hoặc cũng có thể do một số quý độc giả có trí tuệ hơn người, thì họ lại nâng đàn pháp lên một tầng cao mới, đó là quán.

Thật vậy, việc quán tưởng trong Mandala Tây Tạng, có thể dẫn tới hai con đường:

- Đưa đến những kiến thức xuất thế gian.

- Ngược lại nếu không biết sử dụng và có những tác ý mang nặng tính cách dục giới, thì nó sẽ đưa mình đến một ngã khác như trường hợp thực tế sau đây: Có một người tu theo Mật giáo Tây Tạng và hãnh diện kể rằng họ đã sử dụng chú Đại Tùy Cầu, chú vào một chai nước, sau đó dùng nước này để chữa bệnh cho chó và cả cho người nữa. Vẫn theo người này cho biết, chú Đại Tùy Cầu này (hình như có nguồn gốc từ thầy Minh Đức) rất linh nghiệm, chữa gì cũng khỏi.

Trên đây chỉ là một số tư tưởng căn bản của Mandala Tây Tạng. Những quan điểm dùng Mandala để chữa bệnh chó, bệnh người, để thư, phù, yếm, đối, tác pháp người mình không ưa là một quan điểm, quá mang tính thực dụng, hạ thấp giá trị của Mandala Tây Tạng.

Thực sự Mandala dùng để làm gì?

CTR xin được trích dẫn một số câu phát biểu của những người có thẩm quyền về công năng của Mandala Tây Tạng.

"Chỉ trong Mật Giáo Tây Tạng, đồ hình Mandala mới thật sự phát triển, trở thành một nghệ thuật độc đáo, nhằm phục vụ cho nhu cầu hỗ trợ Thiền Định".

"Một Mandala thường được tạo nên để hỗ trợ cho việc Thiền Định".

"Các Mandala có một chức năng tự tính (intrinsic) và phổ quát (universal) về cách thực hành Thiền Định. Đây là phương tiện Thiền Định rất uy lực, để vượt qua các nhận thức và tri kiến sai lạc. Chuyển hóa nhận thức hỗn độn thành Trí Tuệ và thế giới Giác Ngộ, Hỉ, Lạc."


.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
 

Qua những phát biểu trên, CTR mong quý độc giả xác định tư tưởng, đánh giá đúng mức công cụ Mandala Tây Tạng, trong việc giúp mình Quán Chiếu, tập trung tư tưởng, để đưa đến Định Tâm.

Hy vọng quý độc giả không ngộ nhận Mật giáo Tây Tạng và trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy.

Bài viết này chỉ nhắm mục đích duy nhất là giúp quý độc giả sử dụng Mandala Lục Độ Mẫu, như một công cụ để tập luyện Định Tâm. CTR không bàn tới những thông tin khác liên quan đến Mandala vì không muốn làm cho quý độc giả phân vân, bối rối, mất phương hướng … Đó là điều tối kỵ cho việc tập trung tư tưởng.

Rất mong nhận được sự phản hồi của quý độc giả trên thực tế.

Trong bài viết tiếp, CTR sẽ trình bày những phần tiếp theo của Mandala Lục Độ Mẫu, rất mong quý độc giả quan tâm theo dõi.

Kính chúc quý độc giả tu tập thành công!









6 comments:

Kính Tam Tiểu Thư,
Trước chúc mừng cô vừa mới Make-up về, có cái photo thật xinh.
Chính, nói về Mandala. Theo bài trước thì đối tượng quán là Vô nhân còn Lục Độ Mẫu thì là người nữ. Vậy có mâu thuẫn gì không.
Nếu tiểu sinh thay mandala này thành một biểu tượng khác dể hơn như là vẽ ra một hình Bát quái (như cái mạng nhện) thì được không ạ.
Ngoài ra, tiểu sinh thấy trên mạng có nơi họ thiền định dùng nhịp song âm (Binaural beats) để hạ sóng não về theta (4-7hz). Điều này có sai theo Vi diệu pháp không ạ?
Xin cảm ơn.

Tu Phong Sơn hỏi về phần quán "Vô Nhân" và "Lục Độ Mẫu" quá hay!

Xin cho em hỏi:

Tác giả viết rằng

“Song song với việc nhìn được thấy kịch bản này trong trí tưởng tượng, thì ta nghe thấy Chân Ngôn kể sau(mong quý độc giả ghi nhớ):

B. "Om svabhawa shuddha sarva dharma svabhawa shuddho ham"

C. Chân Ngôn căn bản của Lục Độ Mẫu, mong quý độc giả phải thuộc lòng
"Om Tare Tuttare Ture Svaha".

Quý vị cứ đọc theo cách phát âm của người Việt Nam cho nó đơn giản. “

Vậy cách phát âm theo âm của Việt nam thì đọc như thế nào?

Ví dụ: “Om” thì đọc là Om hay đọc là Ôm? “ Tare” thì đọc là gì? “Tuttare” thì đọc là gì? Và tương tự tất cả các từ mật chủ trên kia, xin Tác giả hãy phiên âm ra tiếng Việt.


Tu Phong Sơn thân mến!

Sau khi xem kỹ lại bài và cả phần câu hỏi của anh về phần “ Vô Nhân” và “Lục độ Mẫu”, thì em thấy Tác giả có nói đến đoạn sau đây:


“Bài viết này chỉ nhắm mục đích duy nhất là giúp quý độc giả sử dụng Mandala Lục Độ Mẫu, như một công cụ để tập luyện Định Tâm. CTR không bàn tới những thông tin khác liên quan đến Mandala vì không muốn làm cho quý độc giả phân vân, bối rối, mất phương hướng … Đó là điều tối kỵ cho việc tập trung tư tưởng.”

Em nghĩ có thể Tác giả muốn chúng ta quán Đàn Pháp Mandala Lục Độ Mẫu trước để đạt được sự định tâm. Sau này có thể nâng cao công phu của mình bằng cách quán các đối tượng “Vô Nhân” khác - không mang hình ảnh của con người cùng việc chọn Tâm Duy Tác để nâng cao cảnh giới của mình.

Tuy nhiên đây chỉ là suy nghĩ của em. Và cũng như anh, em rất cần câu trả lời về phần này của Tác giả.

Dear Ông Tổng Quản & Tam Tiểu thư,

I 'm still reading, studying these articles in my private and quiet time, of course also trying to absorb all the fascinating information here. All i can say is, am amazed and astounded ... this is like nothing i 've ever seen or heard before.

Have a good weekend and ... many, many Thanks !!! ...

Hi Mr. Tong Quan,

Fresh on tap! Fresh on tap! This is just so fresh!

In the bustling craziness of materialistic life nowadays, working hard all day long... Is bringing back mind and body together hard enough already?

As Bubble said, I've got the exactly same thoughts of these articles in this blog, I think it's amazing to have a Vietnamese author writing such articles. Now, it 'd be even greater if it's being introduced to the western countries in different languages.

I, personally, have no problems of understanding these articles, the only thing I wonder is - how long would it take to turn in to reality? Of course, spiritual stuff like this, one would take years, decades of practice, or even a life time. But no matter what it takes - I'll go for it.

Once again, these are just outstanding!

Warmest regards,

__ emptiness __

Xin thưa với 2 câu chân ngôn:
B. "Om svabhawa shuddha sarva dharma svabhawa shuddho ham"
C. "Om Tare Tuttare Ture Svaha".
Thì ta sẽ tập theo câu nào? Theo bài thì học trò hiểu là câu C sẽ được tự động vang lên trong tai khi quán đúng !?.
Đạo hữu nào có file audio của 2 câu trên không?

Đăng nhận xét