Lá thư độc giả 10: Tu tập với Mandala
Cùng quý độc giả yêu mến của trang blog,
CTR xin hân hạnh giới thiệu đến quý độc giả bài viết chia sẻ về cách thực hành quán tưởng Mandala của bạn Nameless. Thiền sư Sayadaw U Jotika có nói: "Có sự khác biệt lớn giữa bản đồ và con đường thực tế: Bản đồ chỉ là một phiên bản giản lược của thực tế mà thôi ... chúng ta phải tự mình bước đi để khám phá và hiểu được cái được vẽ trên bản đồ trông như thế nào trên thực tế".
Những thông tin CTR cung cấp chỉ là một góc của tấm bản đồ. Rất hy vọng quý độc giả gần xa, đang trên "cuộc hành trình đi tìm yếu tố Santi", dành chút thời gian chia sẻ kinh nghiệm quý báu của quý vị để giúp mọi người cùng tiến bộ trong thực hành tu tập.
Kính chúc quý vị an lạc và tinh tấn.
CTR
Sau đây là toàn văn bài viết của quý độc giả Nameless
* * * * * * * *****
Kính thưa quí vị CTR cùng toàn quí độc giả khắp nơi trên thế giới,
Qua những bài viết gần đây, đặc biệt loạt bài về "Mandala Tây Tạng" cùng những trao đổi với độc giả, nay lại thêm bài: "Ấn Chú & Công Năng", đã khơi cho tôi một kỷ niệm khó quên của gần một thập niên về trước trong một chuyến viếng thăm Đà Lạt, và thật ngẫu nhiên trong chuyến này tôi lại có duyên để gặp Vị, người đã viết những bài này. Đây là cuộc gặp gỡ đã gây ấn tượng mạnh mẽ và thú vị nhất trong cuộc đời tu tập và đã tạo ảnh hưởng thật lớn trong phần còn lại của đời tôi.
Đến này tôi vẫn nhớ rõ trong gần một ngày, Vị này đã truyền cho tôi thật nhiều thứ, nhưng bài Pháp chính của hôm ấy lại đúng là bài Pháp Quán Tưởng: "Mandala Tây Tạng". Sau đó trở về lại Saigon, tôi đã thực hành đúng chính xác như đã được hướng dẫn trong suốt gần nửa năm trời ròng rã và điều tiếc là khi vừa đạt được đến giai đoạn 3, thì vì hoàn cảnh nên phải ngưng tập cho đến nay. Xin phép được chia sẻ như sau:
.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
C á c h t ậ p M a n d a l a
Đây là cách quán đồng bộ (synchonization) giữa âm thanh & hình ảnh:
â m t h a n h ( a u d i o )
Trong lúc quán, liên tục tưởng tượng ra âm thanh Chân Ngôn:
"Om svabhawa shuddha sarva dharma svabhawa shuddho ham"
phát ra từ Ajna, vừa nghe vừa đếm 7 lần hoặc 21 lần (tùy ý), rồi cứ thế lập lại chu kỳ này.
Âm thanh này liên tục được tưởng tượng phát ra như nhạc nền cho toàn bộ kịch bản.
Đồng thời cũng quán 3 giai đoạn như sau:
Âm thanh này liên tục được tưởng tượng phát ra như nhạc nền cho toàn bộ kịch bản.
Đồng thời cũng quán 3 giai đoạn như sau:
h ì n h ả n h ( v i s u a l i z a t i o n )
g i a i đ o ạ n 1
a. Nguồn sáng:
Tưởng tượng ra từ không trung chiếu xuống một nguồn sáng
thẳng góc với
mặt đất (hao hao như nguồn sáng laser, được chiếu từ những
chiếc trực
thăng xuống dưới đất ta thường thấy trên tivi v.v...)
b. Bông Sen (trắng): Nguồn sáng này biến thành bông Sen trắng.
c. Chữ Ah (trắng): Sau đó lại tưởng tượng ra Chủng tử "Ah" (chữ Phạn),
màu trắng bao phủ bông sen trắng.
g i a i đ o ạ n 2
a. Chữ Đam: Tưởng tượng ra chữ "Đam" (tiếng Phạn), màu xanh lá cây.
b. Bông Sen: Tưởng tượng ra Bông Sen xanh lá cây.
g i a i đ o ạ n 3
Green Tara (Lục Độ Mẫu): Tưởng tượng ra Vị Chủ Chân Ngôn (xanh lá cây)
xuất hiện trên Bông Sen (xanh lá cây).
(Tới lúc nào đó thì Vị Chủ Chân Ngôn sẽ xuất hiện ...)
xuất hiện trên Bông Sen (xanh lá cây).
(Tới lúc nào đó thì Vị Chủ Chân Ngôn sẽ xuất hiện ...)
.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
Quan sát thật kỹ tượng, từ màu sắc đến hình thể 3D, tập nhớ từng họa tiết, nhắm mắt đễ vẽ thử lại trong trí tưởng tượng nhiều lần như vậy và tập bất cứ khi nào ta có dịp v.v... Tập nhìn và ghi nhớ tượng này thật kỹ, tỉ mỉ ở giai đoạn "Sơ Tướng" sẽ giúp ta hình dung dễ hơn khi qua giai đoạn "Thô Tướng" và lại còn dễ hơn nữa khi đến giai đoạn tiếp: "Quang tướng" v.v...
Q u á n L ụ c Đ ộ M ẫ u
Tưởng tượng ra hình "Tượng Lục Độ Mẫu" mà ta thường tập ghi nhớ hàng ngày, kể cả màu xanh của "Tượng".
Tưởng tượng ra "Tượng" này có một cái hồn, đây cũng là một hình thức ta tự truyền năng lực vào "tượng Lục Độ Mẫu" vậy. Lâu dần năng lượng này sẽ tạo thành một Sắc Pháp. (hãy nhớ là: "Tâm tạo tác tất cả" ở đây, chính Tâm ta là tác giả tạo nên Sắc Pháp này. Sắc Pháp này hoàn toàn khác với Sắc Pháp ở thế giới vật chất chúng ta đang sống). Chúng ta phải nắm vững điều này nếu không sẽ trở ngại cho toàn việc Quán Tưởng.
Đây chính là giai đoạn thật quan trọng. Tiến lên hoặc đi xuống cũng chính trong giai đoạn này đây. Vì ta chính là tác nhân của Sắc Pháp này, nên Sắc Pháp này cũng giống như hình gương của chính ta. Nói cho đơn giản, nếu ta nóng tính thì Sắc Pháp này cũng sẽ nóng nảy như ta vậy. Ngược lại, nếu ta có cuộc sống thật thanh cao, tốt lành thì theo luật Tương Ưng, sẽ chiêu cảm được những Thực Thể ở cảnh giới thanh cao tốt lành như vậy đến ngự trị và hỗ trợ ta trong việc tu tập. Rồi dần ngày, Sắc Pháp này càng trở nên sinh động và linh hoạt và bắt đầu trở thành như là chiếc cầu nối, cái trung gian để ta có thể tiến tu hiệu quả hơn và tiếp xúc với thế giới nhiều chiều, ngoài cái giới hạn của chúng ta.
Chúng ta phải luôn ý thức một điều cực kỳ quan trọng. Các Vị (Thực Thể) đến từ những Cảnh Giới khác này tuyệt không phải là Phật, Chúa gì cả. Vì rõ ràng "Lục Độ Mẫu" mang giới tính là Nữ nên không thể đến từ các Cảnh Giới từ Sơ Thiền Hữu Sắc trở lên, mà họ chỉ ở những Cảnh Thiên Dục Giới và vẫn tùy theo nhân phẩm, cách sống của ta để chiêu cảm các Thực Thể ở các Cảnh Thiên Dục Giới cao hoặc thấp v.v... và đương nhiên, đây cũng chính là sự khác biệt với những trường hợp "Dẫn Kênh" như quí vị CTR và các độc giả đã từng triển khai thật rõ ràng trong nhiều bài viết trước đây.
Xin nhấn mạnh, cho dù chúng ta đang hành một Pháp Quán Tưởng của người Tây Tạng nhưng thật sẽ rất hữu ích nếu như ta lại hiểu biết và biết ứng dụng những kỹ thuật của Vi Diệu Pháp vào khi tu tập Quán Tưởng, thì kết quả sẽ thật vô cùng khích lệ và sự Định Tâm cũng như sự tiến xa, nhanh trên con đường Giải Thoát thật không ngoài tầm tay.
.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
Trong khi tu tập Quán Tưởng toàn bộ kịch bản thì chúng ta vẫn phải hiểu rằng:
Tầm: Vẫn là Tâm Sở quan trọng nhất có công năng lấn tất cả các Tâm khác trên Đối Tượng.
Tứ: Liên lục giữ cho Đối Tượng Quán Tưởng rõ ràng không mờ nhạt.
Thắng Giải: Ta đã quyết định chọn pháp này, và hành Pháp này cho tới khi đạt được
kết quả như ý. Cũng như các Tâm khác "Thắng Giải" vẫn là một Tâm mà ta phải quan tâm
đúng mức ngay từ đầu, vì nếu nghi ngờ thì khó mà có được kết quả mong muốn.
Tinh Tấn: Khi hiểu được cặn kẽ từ "Lý Thuyết đến Thực Hành", thì ta chỉ
còn quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ để thực hành Pháp này.
.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
Và còn nhiều nữa, mời quí vị đọc lại những bài trước về "Thực Hành và Lý Thuyết Thiền Định" đã được quí blog đăng tải gần đây.
Xin kính chúc quí vị tu tập tinh tấn. Nguyện mong bài chia sẻ đơn giản này sẽ đóng góp một phần khiêm nhường trong quá trình tu tập của quí vị.
nameless
t/b: Tôi nghĩ rằng, phần Ấn Chú cũng sẽ hữu dụng nhưng tạm thời với 3 giai đoạn Quán Tưởng như trên cũng đã quá đủ để cho các giác quan chúng ta quá tải rồi. Và chỉ để đạt được tới đây thì chúng ta phải nghĩ đến nhiều tháng, năm v.v... tùy mức tinh tấn từng người.
Thiền định lý thuyết 3
6 B i ệ t C ả n h T â m S ở
Tầm / Tứ / Thắng Giải / Tinh Tấn / Hỉ / Dục
* 6 Biệt Cảnh Tâm Sở gồm: Tầm / Tứ / Thắng Giải / Tinh Tấn / Hỉ / Dục.
* 7 Biệt Hành Tâm Sở gồm: Xúc / Thọ / Tưởng / Tư / Nhất Tâm / Mạng Căn / Tác Ý.
* 5 Thiện Tâm Sắc Giới gồm: Tầm / Tứ / Nhất Tâm / Hỉ / Lạc.
Trong 8 Thiện Dị Thục Tâm cũng có Tâm: Hỉ / Lạc.
Tại sao một Tâm vừa thuộc chủng loại này vừa thuộc chủng loại khác? Tại sao một Tâm vừa là Tâm Vương, vừa là Tâm Sở? Việc này có thể làm cho quý độc giả cảm thấy khó khăn, lẫn lộn khi tìm hiểu Vi Diệu Pháp.
Câu trả lời là:
CTR có đề cập trong những bài viết trước là một Tâm thuộc Vi Diệu Pháp, được xem giống như một nguyên tố hóa học. Do vậy nó có rất nhiều tính chất khi xem xét Tâm ở rất nhiều góc cạnh khác nhau.
Nếu xét ở góc cạnh tầm cỡ to nhỏ, thì Tâm này có thể thuộc về một loại Tâm lớn, nhưng đồng thời cũng có thể là Tâm nhỏ. Cũng một Tâm này, có thể hiện hữu ở Cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc, nhưng cũng có thể hiện hữu ở Cảnh Thiền Vô Sắc, thí dụ Tâm Lạc. Cũng một Tâm này, vừa có thể là Thiện Tâm, Dị Thục Tâm, có nghĩa là Tâm này đưa chúng ta đến Luân Hồi Sanh Tử, nhưng Tâm này cũng có thể là Tâm Duy Tác, nếu biết cách sử dụng không có tác ý. Rất mong quý độc giả quan tâm tới giải thích nói trên.
Mặt khác, những yếu tố Tâm của Vi Diệu Pháp, không mang tính chất cứng nhắc, thiếu sự mềm dẻo. Một yếu tố Tâm của Vi Diệu Pháp, xét về tất cả các mặt, hết sức là mềm dẻo, đa dạng, phong phú. Mặt khác còn phải kể đến ý nghĩa mà tùy từng tác giả sử dụng, mỗi người sử dụng mang tính chất biểu tượng khác nhau. Chúng ta có thể so sánh với ngôn ngữ toán học, trường phái toán học, ký hiệu toán học. Mỗi khoa học gia lại sử dụng, khai thác ít nhiều theo luận lý của mình.
.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
ý n g h ĩ a 6 B i ệ t C ả n h T â m S ở
Tầm / Tứ / Thắng Giải / Tinh Tấn / Hỉ / Dục
Tầm: Đây là tâm sở quan trọng nhất của Sơ Thiền Hữu Sắc.
Tâm này có ý nghĩa đặc biệt là nó đàn áp các Tâm khác trên Đối Tượng.
Ở một vị thế khác nó còn có tên là Siêu Thế Đạo Tâm, Chánh Tư Duy.
Tứ: Tiếp tục đàn áp tâm trên đối tượng, như con ong bay xung quanh
một bông hoa. Tâm này trừ diệt tâm hoài nghi.
Thắng Giải: Là Tâm trên Đối Tượng, quyết định, lựa chọn như một quan tòa ra bản án.
Tinh Tấn: Cương quyết thực hiện, là trụ cột chống đỡ căn nhà.
Hỉ: Hoan hỉ, thích thú. Tâm Hỉ vừa ở trong khu vực của Thiện Tâm,
đồng thời cũng trong khu vực của Bất Thiện Tâm.
Đây là một kinh nghiệm mong quý độc giả ghi nhớ.
Dục: Ao ước, muốn làm. Tâm này hiện hữu ở 3 khu vực khác nhau
(Bất Thiện Tâm, Vô Nhân Tâm, Tịnh Quan Tâm). Xin giải thích như sau,
Tham Dục có thể là mong muốn những điều Bất Thiện, nhưng cũng có thể ham
muốn những điều không thiện, không ác, lại có thể ham muốn những điều chân chánh.
Rất mong quý độc giả làm quen với lối trình bày mang tính chất Vi Diệu Pháp này.
. . . . . . . . .
Cách ứng dụng để quan sát các Tâm (6 Biệt Cảnh Tâm Sở):
Sau khi làm những thủ tục, những tiến trình của từng cá nhân.
Chúng ta tìm một đối tượng đã chọn lựa từ trước để chú tâm.
Chúng ta nhắm mắt, ngồi bất động hoặc nằm, chúng ta tưởng tượng,
hình dung là mình nhìn từ luân xa Ajna ra phía đằng trước, cố gắng tìm thấy
hình ảnh đối tượng mình muốn quán tưởng, trong một thời gian mau nhất,
hình ảnh rõ nét nhất, và duy trì thời gian lâu nhất.
Công việc này là một tiến trình tâm lý, gọi là: Tầm, Tứ … Chúng ta liên tiếp
làm công việc này và cố nhớ trong công việc này có tất cả 35 Tâm Sở kèm theo.
Ngoài 7 Biến Hành Tâm Sở chúng ta đã học và ứng dụng,
thì nay chúng ta có thêm 6 Biệt Cảnh Tâm Sở.
. . . . . . . . .
Cách Quán Tưởng với 6 Tâm mới
Tầm: Tôi đang cố gắng để tìm ra Đối Tượng Quán Tưởng.
Tôi nghĩ đây là một Tâm quan trọng trong Thiền Định,
Tâm này đàn áp các Tâm khác, Tâm này gọi là Tầm.
Tứ: Tôi tiếp tục đưa Tâm liên tục lên Đối Tượng.
Tôi biết rằng đây là Tâm Tứ, tôi biết là tôi lựa chọn,
tôi đang quyết định chọn Đối Tượng nói trên …
Chúng ta tiếp tục làm với những Tâm khác.
. . . . . . . . .
Sự hữu ích của cách tập này
* Chúng ta hiểu rõ về tất cả các loại Tâm mà chúng ta đang sử dụng để tu Thiền Định,
* Chúng ta hiểu rõ công việc làm của mình chứ không phải là mù quáng.
* Nhờ việc quán sát các Tâm Sở, ta tự tin kỹ thuật Thiền Định mà mình đang thực hành.
.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
Như nhóm CTR đã nhiều lần trình bày, thao tác này vô hình chung làm người tu Thiền Định phải chú ý tới quá nhiều Đối Tượng. Nó làm cho các giác quan, các khả năng tinh thần bị quá tải. Chúng ta Chú Tâm vào công việc này mạnh mẽ và liên tục, không khác gì một kịch bản dạng Man đa la (Mandala) mà các tu sĩ Tây Tạng thường sử dụng. Theo chủ quan của CTR, nếu quý độc giả nào đó có hứng thú với kỹ thuật này, thì việc Định Tâm có thể nằm trong tầm tay.
Mặt khác, thao tác này còn làm cho quý độc giả dần dần sở đắc được những kiến thức VDP. Đồng thời, nó có thể giúp phát hiện thêm những hiểu biết mới về những tài liệu mang tính chất huyền thoại do chứa đựng đầy rẫy những bí ẩn, thách thức trí tuệ con người qua nhiều thế kỷ.
Ấn chú và công năng
I. MỞ ĐẦU
Công năng:
1. Thanh Tịnh
Chân ngôn:
OM RAM
Công năng:
2. Tịnh Tam Nghiệp
Chân ngôn
OM KAYA VAK CITTA VAJRA SARVATRA KOHAM
Công năng:
3. An Thiên Địa
Chân ngôn:
NAMA SAMANTA BUDHANAM OM SRTHVIYE SWAHA
II. CĂN BẢN
Công năng:
4. Phụng Thỉnh Tức
Bổn Tôn liền đến
Chân ngôn:
OM TARE TUTTARE SWAHA
III. CÚNG DƯỜNG
Công năng:
5. Hoa Đàn Ấn Chú
Chân ngôn:
OM TAYATHA AJASA BAJADAN ALEYA PALOKITE NHIEP BARAYA RAYANA DATRA SARDENA SWAHA
Công năng:
6. Hương Hoa Ấn Chú
Chân ngôn:
OM SARVA BATRA BOSAR BHAJAYA SWAHA
Công năng:
7. Hương Thủy Ấn Chú
Chân ngôn:
OM SARVA ODACAYA RATNASA SWAHA
Trò chuyện cùng độc giả
G i ớ i . . .
" T h i ê n Đ ư ờ n g r ộ n g m ở c h ẳ n g a i đ ế n .
Đ ị a N g ụ c v ô m ô n l ạ i t ì m v à o " .
Em xin kính chào toàn thể quý độc giả!
Tính đến nay, nhóm CTR đã viết khoảng hơn 100 bài. Rất may mắn là CTR đã được nhiều độc giả trong và ngoài nước ghé thăm. Quả thực là trong số những bài viết, CTR vẫn chưa có một chuyên đề nói về vấn đề giữ Giới trong Thiền Định, trong khi chính CTR thường sử dụng công thức bất tử:
* g i ớ i * đ ị n h * h u ệ *
Đó là một thiếu sót. Xin chân thành cảm ơn quý độc giả Tào lao xịt bụp đã đề cập vấn đề này.
Sau đây là toàn văn của quý độc giả.
Tào lao xịt bụp: @ Thiền Định thực hành: bài 1
Kính chào!
TLXB đã rõ các bước chuẩn bị cơ bản trước khi vào Thiền rồi. Việc "tình dục" cũng đã được nói rõ, nhưng còn cái việc "ăn uống" và "ăn nói" thì không thấy đề cập tới. Cái vụ này theo TLXB thì cũng cực kỳ quan trọng không kém chuyện "tình dục" đâu. Ở một bài viết nào đó của CTR, TLXB nhớ mang máng đại ý là: phải có một đời sống trong sạch như thế nào đó thì mới tương ứng với cảnh giới Thiền nào đó. Theo cái hiểu của TLXB thì muốn tiến tu thì phải giữ Giới, chứ không thể tuỳ tiện ăn uống (ý là ăn mặn), ăn nói xạo sự sao cũng được, không biết hiểu như thế có trật đường rầy không. Rất mong TTT bổ sung thêm vào giáo trình cái mục "ăn uống" và "ăn nói".
Tam Tiểu Thư: Kính thưa quý độc giả!
Trước khi giải thích về Giới, chúng ta hãy so sánh sự khác biệt giữa cảnh Dục Giới của con Người và cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc.
Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp:
S ắ c ( R u p a )
Sắc của Cảnh Dục Giới có khoảng trên dưới 30 yếu tố, còn Sắc của cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc thì dưới con số này. Sắc có nghĩa là vật chất. Vật chất ở thế giới con Người thì có khối lượng, trọng lượng, gồm 4 dạng: Đặc, lỏng, hơi, plasma. Vật chất ở cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc, mặc dù nhìn thấy nhưng lại không có những yếu tố này. Em xin kể ra một bản sơ lược sau đây để phân biệt, sự khác biệt về vật chất ở Cảnh Giới con Người và cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc.
1. Vật chất ở thế giới Hữu Sắc có dưới 30 yếu tố:
2. Có hình thể nhưng không có bức xạ điện từ.
3. Không có khối lượng.
4. Không có trọng lượng.
5. Ở ngoài 4 thể trạng là: đặc, lỏng, hơi, plasma.
6. Không có bức xạ nhiệt.
7. Không bị định luật tương tác hấp dẫn chi phối.
8. Không lệ thuộc ở không gian 3 chiều.
9. Mạng căn: Có nghĩa là việc nuôi dưỡng hình ảnh đó, không lệ thuộc ở thức ăn, môi trường sinh hoạt. Theo trường phái Mật Tông Tây Tạng, thì từ Sơ Thiền Hữu Sắc, đã không sử dụng thực phẩm như con người ở cảnh Dục Giới, khái niệm thực phẩm mất hoàn toàn khi ở cảnh Thiền Định cao hơn.
10. Bản Tánh Sắc: là tính chất nam, nữ, tính chất âm dương, ở đây không hiện hữu. Một thực tế mà chúng ta phải quan tâm tới, trong lúc Nhập Định của một người bình thường, thì hiện tượng này chúng ta có thể tự quan sát. Nhưng một khi bước ra khỏi cơn Định, thì chúng ta ít nhiều chúng ta chỉ là một con người bình thường. Không biết có phải tại lý do này không, mà trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy, đã mô tả về một trạng thái tương đối khi còn đang sống, khi còn thân xác vật lý, gọi là Hữu Dư. Khi bỏ xác vật lý là chết, thì trạng thái nói trên mới là tuyệt đối. Còn rất nhiều chi tiết khác ...
____ T â m
Chúng ta có thể hiểu là cấu tạo tinh thần, cấu tạo tâm lý. Ở Cảnh Giới này, Sơ Thiền Hữu Sắc, cả Tâm Vương lẫn Tâm Sở, có nghĩa là Tâm chánh và Tâm phụ, có chừng trên dưới 40 Tâm. Trong khi ở Cảnh Dục Giới của con người, có tới mấy trăm Tâm.
Những điều nổi bật mà chúng ta nên quan tâm về vấn đề cấu tạo Tâm. Vì có:
* Tâm Tầm là đi tìm đối nghịch của Tâm Sân tức cáu giận, vì có:
* Tâm đứng im là Nhất Tâm, do đó không thể có Tâm Si là mê muội, trạo cử, phóng tâm là nghĩ lung tung.
Kính thưa quý độc giả!
Nếu quý độc giả xem kỹ phần trình bày này, thì câu trả lời cho quý độc giả Tào Lao Xịt Bụp hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Nếu chúng ta định đến Cảnh Giới Sơ Thiền Hữu Sắc, thì chúng ta không thể thích đánh nhau, thích ăn con vật này, con vật kia, vì nó ngược lại với Tâm Tầm. Chúng ta không thể say xỉn, vì nó đồng hành với Tâm Si, Trạo Cử, ngược lại với Nhất Tâm. Nếu ta thích tìm thấy khoái lạc ở quan hệ nam nữ, thì nó ngược lại với Hỉ, Lạc, là hệ quả do Nhất Tâm sanh ra.
Em thiết nghĩ một khi hiểu rõ vấn đề, nếu có ý định Tu Quán để hiểu được sự thật của thế giới tự nhiên khách quan, nhất là mình tự chứng nghiệm, thì chúng ta dù muốn hay không muốn, cũng phải có một lối sống phù hợp với Cảnh Giới mà mình có ý định đi tới. Giới không phải là một sự bắt buộc. Đúng ra nó là quyền lợi của chính mình nếu chúng ta có ý định tiến lên trên nấc thang tiến hóa. Mỗi một Cảnh Giới có một lối sống, một phong tục, lề lối, truyền thống, thói quen của riêng mình. Chính những điều vừa nói trên là bản chất của Giới. Nói một cách khác, Giới thật sự chỉ là lề lối sinh hoạt ở một Cảnh Giới nào đó.
Tuy nhiên chúng ta nên cân nhắc lại. Mỗi một cá thể có một quan niệm hạnh phúc khác nhau. Biết đâu lại có ai đó cho là cuộc sống thế gian cũng có nhiều thứ để vui chơi, say xỉn, và người ta thích ở cảnh Dục Giới con người thì sao?! Chắc chúng ta còn nhớ có một câu nói:
"Thiên Đường rộng mở chẳng ai đến. Địa Ngục vô môn lại tìm vào".
Xin cảm ơn quý độc giả đã nhiệt tình đóng góp cho trang blog.
Thiền định thực hành: bài 4
c h u y ệ n g ì s ẽ x ả y r a . . .
s a u k h i đ ị n h t â m ?
Kính thưa quý độc giả, dù quý độc giả tu theo bất cứ trường phái nào và ít nhiều đã tập luyện kỹ thuật Định Tâm làm cho Tâm đứng im, đều biết là việc này rất khó đạt được.
Giả định rằng quý vị đã chủ động tạo được trạng thái Tâm đứng im, còn gọi là Định hay Chỉ, thì việc gì sẽ xảy ra?
Ngày hôm nay, với phương tiện truyền thông đại chúng, ai cũng biết hiện tượng Cận Tử (Near-Death Experience, NDE). Đây là một hiện tượng gây nhiều tranh cãi. Hầu hết các chuyên gia trong y giới thì cho hiện tượng này chỉ là hệ quả của việc não thiếu oxygen.
Thế nhưng có nhiều trường hợp không thể giải thích thỏa đáng bằng giả thuyết trên. Trong tài liệu được dịch tiếng việt là "Trở Về Từ Cõi Sáng", có một nữ bệnh nhân được mô tả là ở trạng thái Cận Tử, và cô thấy cái gì đó (tạm gọi là cái Hồn), đi ra khỏi cơ thể vật lý. Cái Hồn này thấy vị bác sĩ bỏ quên chiếc chìa khóa xe trên nóc tủ, thấy một người khác đang xem chương trình ti vi ở một phòng khác, trở về nhà thì thấy chồng, thấy con … Sau khi cô sống lại, kiểm chứng những việc nói trên, người ta xác định là có thật. Một trường hợp khác là một khoa học gia người Nga. Ông ở trạng thái chết khá lâu, sau khi tỉnh dậy ông kể lại trạng thái Cận Tử. Ông được đào tạo theo hệ thống Chủ Nghĩa Xã Hội Liên Xô, tất nhiên là chỉ tin Chủ Nghĩa Duy Vật. Sau khi sống lại, ông bỏ nghề làm khoa học và trở thành thầy tu. Tất cả những thông tin trên quý vị có thể xem trên internet.
Người tu Thiền Định khi mới Định Tâm, nhất là những lần đầu tiên, đa phần đều thấy hiện tượng giống như người Cận Tử. Họ thấy một đường hầm, nửa tối, nửa sáng, gặp các Vong Linh, có thể là thân nhân, có thể là người xa lạ, người đi tới, người đi lui, có khi họ giao tiếp với những Vong Linh này. Nhưng nói chung, các Vong Linh này cũng như bản thân họ đều mang tâm trạng phân vân không biết đi về đâu. Một số người khác còn tả là ở cuối đường hầm có ánh sáng rực rỡ, họ có tác ý là muốn đi về phía này.
Mô hình nêu trên có thể coi là một mô hình mẫu nhiều người đã gặp.
Tuy vậy nhưng không phải tất cả người Nhập Định đều có mô hình giống nhau.
Sau đây CTR xin đưa ra một mô hình khác do một người tu Thiền Định kể lại và không trùng lặp với mô hình kể trên. Người này cũng thực hành tu Thiền Định, tự tập chứ không có một kỹ thuật nào cả. Sự thật cũng chẳng có một kỹ thuật nào đáng gọi là kỹ thuật khi mà những tài liệu dạy tu Thiền Định chỉ vỏn vẹn trong vài trang giấy.
Người này sống ở một thành phố lớn. Có một ngày nọ bỗng nhiên thấy mình thoát ra khỏi thân xác vật lý. Khi nhìn trên mặt bàn ở trong phòng, vị này thấy có nhiều vật dụng, nhưng đặc biệt lại nhìn thấy nhiều góc cạnh một lúc. Lúc đó vị này tự nghĩ nếu nhìn được nhiều góc cạnh như vậy thì không gian không phải chỉ là ba chiều hoặc bốn chiều … Bao nhiêu chiều thì chẳng biết nữa! Bỗng nhiên vị này thấy mình đến một nơi, nhưng do thiếu kinh nghiệm, nên không hiểu rằng đó là núi Tu Di đã được người ta mô tả! Việc di chuyển đến địa điểm này, dường như bằng vận tốc của tư tưởng. Khi nhớ lại lời dạy ở trong trường học là, vận tốc ánh sáng là vận tốc tuyệt đối, thì rõ ràng trong trường hợp này cần phải nghĩ lại. Bản thân người này, dường như lưng chừng ở giữa một quả núi vĩ đại, mà cái thân của mình là cái gì thì lại không biết, chỉ biết một điều là mình vẫn còn hiện hữu, tồn tại. Trong lúc tạm gọi bay trong không khí, đến một mặt phẳng vô danh, vị này thấy những người cao lớn, mặc áo choàng màu xám. Hình như họ đang làm cái gì đó trên một cái bàn bằng đá thì phải. Trong lúc tò mò quan sát, thì một trong số những người ở xung quanh cái bàn giơ tay lên, và vị này cảm thấy mình bị đau lưng. Sau đó cái gì quay về cơ thể vật lý thì chẳng biết, và vị này bị đau lưng từ giai đoạn đó.
Những kinh nghiệm kể trên có thể đưa chúng ta đến một nhận xét, là cho dù có Định Tâm được nhưng nếu chúng ta không được học tập về vấn đề này từ trước, thì công việc trở nên rất khó khăn. Đợi đến khi có được kinh nghiệm bản thân, thì ít nhiều cũng đã phạm phải những sai lầm mà đáng lẽ không nên có.
Vấn đề này tùy theo trường phái quan niệm về cái Tôi và quan niệm về Thế Giới Khách Quan.
* * * * * * * * * * * *
CTR xin đan cử một trường phái từng nổi tiếng một thời gian trong thời cận đại, đó là trường phái Thông Thiên Học. Đặc điểm của trường phái này như mọi người đều biết, người đứng đầu, và những vị kế tiếp toàn là những trí thức thượng thặng. Họ là những bác sĩ, luật sư … Tất nhiên trường phái này cũng có một chủ thuyết.
Theo Thông Thiên học, con người được mô tả là sự kết hợp của 3 hạt nguyên tử cơ bản:
1. Hạt nguyên tử của Xác thân (corps physique).
2. Hạt nguyên tử Thể Vía (corps astral).
3. Hạt nguyên tử Thể Trí (corps mental).
Ba hạt nguyên tử nói trên, có thể so sánh như 3 thẻ nhớ, với số lượng vô hạn. Trường phái này gọi 3 hạt nguyên tử nói trên là Văn khố vô thủy, vô chung (archives Akasiques).
Vẫn theo trường phái này, thì có 7 Cảnh Giới lớn, mỗi Cảnh Giới lớn này lại chia ra 7 Cảnh Giới nhỏ:
1. Cõi Tối Thượng Niết Bàn (Plan Paramahanirvanique).
2. Cõi Thượng Niết Bàn (Plan paranirvanique).
3. Cõi Niết Bàn (Plan Nirvanique).
4. Cõi Bồ Đề (Plan Boudhique).
5. Cõi Thượng Thiên (Plan Mental Superieur).
Cảnh Thiên Đàng hay là Cực Lạc Quốc (Plan Mental Inferieur)
Cõi Hạ Thiên.
6. Cõi Trung Giới (Plan Astral).
7. Cảnh này ở trong lòng trái đất, nhiều Tôn Giáo gọi là Địa Ngục.
Cảnh Trung Giới cách trái đất 400.000 cây số, cảnh Thượng Giới cách trái đất là 385.000 cây số. Với những con số nói về khoảng cách với trái đất, thì chúng ta có cảm tưởng là sự hiểu biết về vũ trụ và vật chất của nhân loại vào lúc bấy giờ có lẽ khá khiêm tốn. Thật vậy, với hiểu biết ngày hôm nay, thì cả kể cả đơn vị đo bằng vận tốc ánh sáng, hình như cũng chưa đủ sức để mô tả những khoảng cách trong vũ trụ.
Vẫn theo trường phái này, thì nhân loại chia ra rất nhiều đẳng cấp. Nhiều người cho đây là một khái niệm, ít nhiều mang tính chất phân biệt chủng tộc.
* * * * * * * * * * * *
Mục đích mà CTR phải đan cử thử một trường phái nói trên, là muốn giúp quý độc giả nhận ra một điều sau đây: Khi chúng ta thực sự Định Tâm, chúng ta sẽ đứng trước những hiện tượng, những định luật của thế giới Khách Quan Tự Nhiên. Nếu một lý thuyết, một chủ thuyết của một trường phái nào đó, mà không phù hợp, không tương thích thì chúng ta tự biến mình thành những nạn nhân. Nói một cách khác, người thiệt hại chính là mình.
Sau đây, CTR xin trình bày quan điểm của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy về vấn đề này. Chủ thuyết nào đúng, chủ thuyết nào sai, thì thực tế mới là cái thước đo chính xác nhất. Nếu quý vị độc giả khi mang điều này ra ứng dụng trên thực tế, cụ thể là ứng dụng trong lúc Định Tâm, thì sẽ phân biệt được hàng giả hay hàng thiệt.
Việc đầu tiên là chúng ta xét về cấu tạo Tâm của bản thân mình và khả năng sử dụng những kỹ thuật để sửa sang cấu tạo Tâm của bản thân mình. Điều kế tiếp mà chúng ta phải quan tâm, đó là cấu tạo Sắc của bản thân mình, khả năng sử dụng kỹ thuật nào đó để sửa sang cấu tạo Sắc, nâng cấp cấu tạo Sắc theo ý mình mong muốn. Chúng ta còn cần đến những hiểu biết về Cảnh Giới, về những định luật Khách Quan của thế giới tự nhiên. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố không thể kể hết.
Có bao nhiêu mô hình tạo ra trạng thái Định Tâm?
Nhiều vô số kể. Định Tâm có thể do chủ động, có thể do thụ động.
Người ta Định Tâm thụ động, vì do một kích thích vào giác quan của chúng ta quá lớn, vượt quá sức chịu đựng của một giác quan. Thí dụ như một tiếng nổ quá lớn, một cảnh quá hãi hùng, làm cho chúng ta mất đi ý thức. Thôi miên tạo ra trạng thái mất đi ý thức, các loại chất say cũng có thể tạo ra trạng thái mất đi ý thức, Tâm đứng im một cách thụ động.
Chủ động Định Tâm được tạo ra bởi Thiền Định. Theo quan điểm của Vi Diệu Pháp, dạng Định Tâm này là hệ quả của chú Tâm "Tầm", liên tục "Tứ", đưa đến Tâm đứng im "Nhất Tâm".
Với kỹ thuật này, quý độc giả sẽ thấy, các yếu tố của cả cấu tạo tâm lẫn cấu tạo sắc, sẽ được giảm đi một cách đầy kịch tính.
c ấ u t ạ o T Â M . . .
* Tầm và Tứ là Tâm đi tìm và duy trì, làm triệt tiêu hai Bất Thiện Tâm là Sân Hận, Tham Dục. Chúng ta nhận thấy ngay là, hai Thiền Thiện Tâm thay thế vào chỗ của hai Bất Thiện Tâm thuộc Cảnh Dục Giới. Đây là một kỹ thuật thông minh. Khi:
* Nhất Tâm xuất hiện, triệt tiêu hai Bất Thiện Tâm là Hôn Trầm và Phóng Tâm (Hôn Trầm được coi như là hệ quả của Bất Thiện Tâm "Si", "Si" được coi như là một loại Tâm mê mờ, Trạo Cử …). Khi các Tâm:
* Hỉ, Lạc xuất hiện, thì Hoài Nghi không còn hiện hữu.
Chỉ mới ở phần này thôi, chúng ta đã thấy, kỹ thuật nói trên có thể mô tả như là một tên bắn hai chim, vừa có được những Thiện Tâm, lại làm mất đi những Bất Thiện Tâm. Bất Thiện Tâm là những Tâm xa vời mục đích Giải Thoát. Ai cũng biết Tâm Hoài Nghi là Phiền Não đứng hạng hai trong 10 Phiền Não lớn nhất của con người.
y ế u t ố S Ắ C . . .
Yếu tố Sắc cũng thay đổi một cách rõ rệt. Cảm giác khinh an, đó là một cảm giác rất dễ nhận biết trong khi Nhập Định. Cảm giác này nói lên tình trạng Sắc (vật chất) mất đi yếu tố khối lượng (mass) và trọng lượng. Nói một cách khác, lực tương tác hấp dẫn, ít nhiều đã bị triệt tiêu. Đoàn Thực là nhu cầu ăn, mạng căn là nuôi dưỡng thân thể, cũng đã thay đổi. Khái niệm về ăn uống mất dần từ Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền Hữu Sắc. Ở Cảnh Giới này có lẽ niềm vui là thực phẩm. Yếu tố Bản Tánh Sắc (là khái niệm về nam, nữ) bị mất đi khi người ta Nhập Định.
Nếu người tu Thiền Định có kỹ thuật tốt, có lý thuyết tốt ở bất cứ ở trường phái nào, thì có rất nhiều hy vọng đến được những Cảnh Giới mang nhiều yếu tố tích cực hơn Cảnh Giới của loài Người. Điều này rất mong quý độc giả quan tâm, suy nghĩ.
Theo quan điểm của trường phái Phật Giáo, thì còn phải tính đến yếu tố Nghiệp Lực. Và cái Tôi là chủ nhân ông của tài sản các loại Nghiệp Lực, được tạo ra kiếp này, kiếp trước và vô lượng kiếp trước nữa.
Còn rất nhiều yếu tố khác nữa mà CTR không thể kể hết trong phạm vi bài viết này. Hy vọng rằng phần trình bày ở trên, ít nhiều cũng nói lên được những yếu tố tích cực, chủ quan, đóng góp cho việc chúng ta sẽ đi về đâu trong lúc Định Tâm.
Tất nhiên ai cũng mong muốn đến một Cảnh Giới tốt hơn, nhưng chúng ta phải tự hiểu, ví von một cách bình dân là chúng ta có đủ tiền để mua một món đồ mà chúng ta mong muốn hay không. Ai cũng biết chúng ta không thể mua một món đồ đắt hơn số tiền mình có. Chúng ta không thể đến một cảnh giới cao hơn theo ý thích của mình, vì lực bất tòng tâm.
Để không bối rối khi cơ may Định Tâm đã đến, chúng ta phải có sự chuẩn bị đầy đủ về tâm tư, vốn liếng, kỹ thuật … để thực hiện mục đích mình mong muốn.
C ả n h G i ớ i . . .
Khái niệm Cảnh Giới là một khái niệm không có trong văn hóa của người Âu Mỹ. Tương tự như vậy, khái niệm về Tâm và Sắc, hoàn toàn nằm ngoài nền văn hóa của người Phương Tây. Do đó, chúng ta là những người hấp thụ nền văn hóa Âu Mỹ, khi tiếp cận vấn đề này, bắt buộc chúng ta phải xây dựng từ viên đá đầu tiên. Thế rồi qua chiều dài của những ngày công phu Thiền Định, chúng ta hình như phát hiện ra rằng, ngoài chân trời này lại còn có chân trời khác. Dù sao chúng ta cũng may mắn, vì tương lai vẫn chờ đón chúng ta.
Để có thể giải quyết vấn đề chúng ta sẽ đi đâu và làm gì trong lúc Định Tâm, CTR sẽ đề cập tới vấn đề Cảnh Giới trong bài viết tiếp theo.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp phản hồi từ quý độc giả.