Pages

Trò chuyện cùng độc giả Thất Tình



      "niệm người yêu"  q u a l ă n g k í n h  V i D i ệ u P h á p
                 T h ầ n  C h ú  " N h ấ t  T â m  B ấ t  L o ạ n "  g ặ p ... g á i  k h ô n g  l i n h


- Thất tình: @ Lá thư độc giả 7: Đường nào cũng đến La Mã?

Xin cảm ơn bạn HĐN đã nêu ra vấn đề Niệm Phật để đạt Nhất Tâm Bất Loạn. Bạn Hổ Nước Tương thì cho rằng không thể đạt nhất tâm bằng niệm Phật.

Thất tình tui xin trình bày ý kiến của mình như sau: hồi đó có lần Thất tình bị bệnh "tương tư". Tâm trí lúc nào cũng nhớ người đó, từ ánh mắt, giọng cười, mái tóc dài thướt tha...Vô giảng đường đại học cũng chẳng nghe thày dạy gì; về nhà thì như người mất hồn, chẳng quan tâm đến ai, chẳng muốn biết điều gì. Không ăn uống cũng chẳng thấy đói khát. Trong giấc mơ vẫn thấy bóng hình người đó rõ ràng như cô ta đang đứng trước mặt mình. Trong đầu TT có 1 mong muốn được gặp người yêu thôi.

Nếu so sánh chuyện này với Niệm Phật, thì rõ ràng Thất tình tui đã "niệm người yêu" đến chỗ nhất tâm rồi. Thế nên tui nghĩ ai mà niệm Phật được giống như tui niệm người yêu thì sẽ đạt Nhất tâm bất loạn thôi à, nên tui nhất trí cao với Hoa Đồng Nội. Chỉ có điều khác là "niệm người yêu" thì chẳng giúp mình Vãng sanh tịnh độ được.
Có ai kinh nghiệm chuyện này giống tui không?


- Tam Tiểu Thư:

Kính thưa quý độc giả Thất Tình.

Bất cứ ở thời điểm lịch sử nào, bất cứ ở địa điểm, địa lý nào, chúng ta hoàn toàn có khả năng tìm ra vô số
quý vị, có thể đóng góp kính nghiệm, cho câu hỏi của quý độc giả "Có ai kinh nghiệm chuyện này giống tui không?".

Nói tóm tắt, tình ái nam nữ là một vấn đề, một hiện tượng khách quan, tồn tại và phát triển song song với lịch sử của nhân loại. Khi con người đạt đến một trình độ kiến thức nhất định nào đó thì Phân Tâm Học đã ra đời; và tình ái nam nữ, tình dục là xương sống của bộ môn này. Bản năng tình dục đã được Phân Tâm Học ký hiệu bằng từ ngữ nổi danh Libido và được ứng dụng rộng rãi ở tất cả các lãnh vực. Trong chiến tranh, các tờ rơi kêu gọi binh sĩ trở về với hình ảnh người phụ nữ đợi chờ. Trong quảng cáo xe hơi, chúng ta khó có thể hình dung, một chiếc xe thiết kế mẫu (xe concept), lại vắng bóng những cô gái chân dài, đứng cạnh những người đàn ông tóc bạc thành công …

- Thất Tình: Tui nhớ đến người yêu của mình cả ngày, cả đêm thì đúng là "Nhất Tâm" rồi còn gì! Mà Nhất Tâm, thì theo một trường phái nào đó sẽ đưa đến hệ quả là "Bất Loạn". Đây đúng là: "Chú Tâm vào vật Duy Nhất" và ai cũng biết đó là một công thức Bất Tử của tất cả người tu Thiền Định.

Lý thuyết thì thế đó, nhưng tui không hiểu tại sao khi niệm Nhất Tâm về cô gái tui yêu, thì nó không
"bất loạn" mà lại đưa đến "đại loạn" và gây cho tui khốn khổ triền miên.

Công thức Thần Chú nổi tiếng: "Nhất Tâm Bất Loạn" khi gặpgái, thì hình như mất linh. Vì cứ căn cứ theo lý thuyết: Tầm, Tứ, Nhất Tâm thì hệ quả phải là Hỷ Lạc, đằng này những người thất tình thì Phiền Não … chồng chất Não
Phiền. Rõ ràng là có chỗ nào đó trục trặc. Tam Tiểu Thư có biết tại sao không?

- Tam Tiểu Thư:

Kính thưa quý độc giả Thất Tình,

"Thất tình" là một trạng thái tình cảm khá phổ thông trong nhân loại, đơn giản người ta có thể mô tả đó là con đường một chiều. Để mô tả trạng thái này, nhân loại đã sáng tác ra văn thơ, âm nhạc, kịch bản … Số lượng của những sáng tác này phải dùng hàng đoàn xe tải chở không hết. Thật vậy, bài hát của Thần Chết Gloomy Sunday là một biểu tượng điển hình. Việt Nam cũng có tác phẩm Nỗi Lòng: "Yêu ai yêu cả một đời … tình quá khắt khe đến trong lòng ta … đau tủi cả lòng … vì yêu ai mà lòng hằng nhớ". Những lời lẽ này cũng mô tả phần nào nỗi đau của kẻ thất tình. Thậm chí có tác giả còn viết:

"Khi yêu trời cũng nằm co …
 Em ơi hãy thí cho ta chút tình"
.


Để tiếp cận với vấn đề tình cảm (hay đúng hơn là tâm lý con người nói chung), khoa học có đầy rẫy những bộ môn như: Tâm lý học, Phân tâm học, Tâm thần học. Đối với các nhà sinh học, thì họ thiên về quan điểm duy vật: Yêu chỉ là hệ quả của tuyến nội tiết. Chỉ cần triệt tiêu tuyến nội tiết thế là hết yêu. Mà cũng đúng thật, con gà trống khi bị lấy mất đi tuyến nội tiết, thì sẽ mất khả năng của con gà trống.

Bây giờ quay về với tình huống của một con người bình thường. Chúng ta thử vận dụng Vi Diệu Pháp để mô tả trạng thái, khi một người chú ý tới một người khác giới tính.

Ở đây ta chỉ duyệt xét hai yếu tố: Cấu tạo Tâm /
Cấu tạo Sắc. Của một người nhớ người yêu.

Chúng ta quy ước với nhau: Một người tên A, giới tính có thể là nam hoặc nữ, đang hiện hữu ở Cảnh Dục Giới, cụ thể là Cảnh Con Người.

Em xin đưa một bản so sánh về việc cấu tạo Tâm, giữa một người nhớ người yêu (dùng Người Yêu như một Đối Tượng để chú Tâm) và một người Chú Tâm vào một Đối Tượng để tu Thiền Định. Mong quý vị chú ý đến phần đối chiếu nêu sau:

- Một người tu Thiền Định có cấu tạo Tâm là

  35 Tâm Sở + 7 Nhất Thế Biến Hành Tâm + 6 Biệt Cảnh Tâm + 22 Tịnh Quan Tâm.
- Một người nhớ người yêu có

  14 Bất Thiện Tâm Sở + 7 Nhất Thế Biến Hành Tâm + 6 Biệt Cảnh Tâm Sở. Trên đây em chỉ có thể nêu ra một số Tâm điển hình, mang tính chất tượng trưng.

Chúng ta bất đầu duyệt xét một số Tâm Sở của một người A nào đó, nhớ người yêu: 


      * Xúc: là tiếp cận với hình ảnh người yêu. 
      * Thọ: là cảm nhận tình cảm vui hoặc buồn.
      * Tưởng, tư: biết về người mình yêu và suy nghĩ về người mình yêu.
      * Tác ý: hướng tâm về người mình yêu.
      * Nhất Tâm: chỉ chú tâm vào người mình yêu mà thôi.
      * Mạng Căn: sử dụng năng lượng tinh thần của mình để nuôi dưỡng hình ảnh.
      * Tinh Tấn : chỉ chọn lựa đối tượng này duy nhất.
      * Hỷ: lấy làm thích thú khi quán tưởng đối tượng này.
      * Dục: khao khát ham muốn đối tượng này.
      * Tín: là tin tưởng vào người mình yêu.
      * Niệm: liên tục nghĩ tới người yêu.
      * Si: sửng sốt và mê mờ, làm cho chúng ta không hiểu rõ được sự thật.
      * Vô tâm: bất chấp tất cả vấn đề "Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua", 
                    (không thối lui kể cả trước lửa đỏ). 
      * Vô quý: luôn luôn cảm thấy tâm trạng bức rức đau khổ.
      * Trạo cử: tâm tư luôn luôn dao động.
      * Tham: ôm ấp, bấu víu vào hình ảnh.

Còn rất nhiều Tâm Sở khác …

Em thiết nghĩ đến đây, quý độc giả Thất Tình đã có cơ hội để đối chiếu, để nhận ra sự khác biệt, về cấu tạo Tâm của một người "nhớ người yêu" và một người "tu Thiền Định". Chúng ta thấy đầy rẫy những Tâm Sở mô tả tình trạng bất an, dao động, khổ đau không biết rõ sự thật.
 
      Trạo cử: thì làm sao có thể Nhất Tâm? 
      Vô quý: thì làm sao có thể hạnh phúc?
      Dục vọng: thì làm sao có thể giải thoát?

Em không cần phải quảng cáo, tiếp thị tài liệu Vi Diệu Pháp đâu. Ít nhất trong trường hợp này, quý độc giả Thất Tình đã thấy phần nào tính chất "vi diệu" của của tài liệu Vi Diệu Pháp.

- Thất tình:

Cảm ơn sự nhiệt tình và chịu khó của Tam Tiểu Thư đã đưa các dẫn chứng qua tài liệu Vi Diệu Pháp.

Chuyện chọn Đối Tượng để tu Thiền thì tui thấy người ta hay chọn những hình ảnh như bông hoa sen, mặt trăng, viên bi đỏ ... Riêng tui thì thấy hình ảnh cô gái, nhất là một cô gái đẹp cũng là một Thiện Pháp. Hơn nữa khi quán người đẹp thì dễ tập trung lắm nha cô. Chấm đỏ tôi quán hoài không ra, nhưng khuôn mặt người đẹp là tui quán ra cái một à. Vậy nếu tui không chọn khuôn mặt người yêu (để khỏi dính cảm xúc tương tư), mà chọn nữ tài tử Marilyn Monroe để quán, thì chuyện gì sẽ xảy ra? vẫn OK đúng không tam Tiểu Thư? 







- Tam Tiểu Thư:

Kính thưa quý độc giả Thất Tình.

Xét về mặt cấu tạo vật chất của một cô gái bất kì nào đó, thuật ngữ chuyên môn của tài liệu
Vi Diệu Pháp gọi là Sắc.

Em xin mô tả tính chất Sắc Pháp của một cô gái:

- Tính chất đại chủng: Một sinh vật nói chung, phải có 4 yếu tố cơ bản: Đất, nước, lửa, gió. Nếu không có các yếu tố này, thì một Sắc Pháp không thể hiện hữu được. Một cô gái dù xấu dù đẹp cũng không ngoại lệ.
 
      * Tịnh Sắc: Cô gái phải có những yếu tố: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. 
      * Hành Cảnh Sắc: Sắc, thanh, hương, vị, xúc. 
      * Bản Tánh Sắc: Nam tánh hay là Nữ tánh.
      * Mạng Căn: Là việc nuôi sống.

Cái gì đã sanh ra Sắc Pháp?
Theo quan điểm của
Vi Diệu Pháp thì Tâm có thể sanh ra Sắc Pháp.

Tính chất của Sắc Pháp:
 
      * Hữu duyên: Vật chất chỉ hiện hữu mang tính chất tương đối, tạm thời.
      * Hữu lậu: Là đối tượng của dục vọng, là nguồn gốc của Phiền Não. 
      * Hữu vi: Được cấu tạo do Nghiệp, Tâm, thời tiết, đồ ăn … 
      * Thuộc thế gian: Vì phụ thuộc vào Ngũ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức)

Kính thưa quý độc giả Thất Tình, lại một lần nữa chúng ta có thể so sánh về phương diện Sắc, giữa việc: "Chú Tâm vào vật duy nhất" của người tu Thiền Định và việc chú Tâm hay là "Niệm về một cô gái".

Người tu Thiền Định cũng lấy một hình ảnh nào đó để làm Đối Tượng Quán Tưởng. Đối tượng của người tu Thiền Định là Vô Nhân, có nghĩa là không tương ưng với tham, sân, si hoặc vô tham, vô sân, vô si. Trong khi một 


Người niệm người yêu của mình, thì các Sắc Pháp đó lại mang tính chất Nữ tánh hoặc Nam tánh. Đối Tượng mà người tu Thiền Định chú Tâm, thì không có nguồn gốc của Dục Vọng. Còn khi nhớ người yêu, thì đó là Đối Tượng có nguồn gốc Dục Vọng, là tiền đề tất yếu của vô số loại Phiền Não.

Còn rất nhiều chi tiết nữa ta không thể kể hết.

Em thiết nghĩ việc so sánh một người nhớ người yêu, lấy người yêu làm Đối Tượng của việc Niệm, Quán, Chú Tâm với các thao tác kỹ thuật với Đối Tượng cũng là Sắc của một người tu Thiền Định, làm cho người ta rất dễ ngộ nhận, vì thoạt nhìn rất giống như nhau. Nhưng khi phân tích đối chiếu, việc cấu tạo Tâm, cấu tạo Sắc của hai hiện tượng này, chúng ta thấy có sự khác biệt từ tiên đề. Do đó, người tu Thiền Định thì có một tiến trình do chính mình chủ động, chú Tâm vào một Đối Tượng: 


     Tầm > Tứ > Nhất Tâm > Hỷ > Lạc

Còn trường hợp một người nhớ người yêu, sự khác biệt có thể nhận thấy ngay từ ở phần đầu. Thậm chí là làm cho đối tượng bị tương tư, bị thất tình, bị nhớ, có nghĩa là ở trạng thái thụ động. Nôm na mà nói, nếu không muốn nhớ, không muốn chú Tâm cũng không được. Đó là trạng thái chú Tâm thụ động. Việc chú tâm liên tục sẽ tạo ra một trạng thái rất mỏi mệt về tinh thần do các Tâm Sở là Niệm: Nhớ liên tục, Tinh Tấn: Bị quyết định một cách thụ động, Dục: là ham muốn, dù mình có cố gắng từ chối, Nhất tâm: là chú Tâm một cách thụ động, chỉ chú Tâm đến người yêu.

Em chủ quan nghĩ là ở trạng thái này, thì chắc chắn không thể có Nhất Tâm Bất Loạn. Tài liệu Vi Diệu Pháp, ít nhất cũng tỏ ra "vi diệu" hơn các tài liệu tâm lý của thế kỷ 21 ở trong trường hợp này.

Em xin trân trọng kính chào toàn thể quý vị, em hy vọng được quý vị đóng góp ý kiến.