Pages

Vị thế công phu và Luân xa Ajna


          Vị thế công phu tốt nhất
                                                     v à  l u â n  x a  A j n a


- 2 Ì ẠCH: @
Thiền Định thực hành: bài 1
 

Xin kính chào quý bác trong nhóm CTR, Tam tiểu thư!

2 ì ạch thật không biết nói gì, chỉ biết là vô cùng phấn khởi. Từ nay quyết theo giáo trình này mà tập luyện cho tới khi nào "ngủm củ tỏi" thì thôi. Việc thành - bại để....kiếp sau tính tiếp, kiếp này 2 ì ạch tui tự biết mình "Phước mỏng, Nghiệp dày" nên chỉ biết cố gắng hết sức tập trung tập luyện thôi, không dám mơ gì cả.
@ "Tào lao xịp bụp": cảm ơn bạn đã quan tâm đến một kẻ ì ạch như 2 tui nhé.
 

Một lần nữa tui xin kính chào và gửi lời cảm ơn chân thành đến ông Tổng quản, CTR và Tam tiểu thư!
- 2 Ì ẠCH:
@ Thiền Định thực hành: bài 1

Xin phép được góp ý!

2 ì ạch tui đã đọc kỹ phần I này. Xin phép được góp ý như sau: huyệt Ấn đường, chính xác là chỗ nào, rất mong Tam tiểu thư cho thêm cái hình để tụi tui xác định cho nó chính xác. Vì tui thấy có tài liệu nói là điểm giao nhau ở giữa 2 chân mày; có tài liệu lại nói trung tâm Ajna là giữa trán.
Kính!

 
- Hoa Đồng Nội:
@ Thiền Định thực hành: bài 1
 

Bài viết đã mô tả một cách rất chi tiết, tỉ mỉ các công đoạn của một quá trình thực hành thiền định. Các câu hỏi được đặt ra sẵn và trả lời tường tận. Đây giống như một giáo trình của một Giáo sư giảng dạy đã hiểu được hết tâm lý và thắc mắc của học viên.

Người viết đã truyền đạt lại kiến thức cho Độc giả theo một phương pháp sư phạm hoàn chỉnh nhất - Đó là làm cho người đọc dễ hiểu, dễ nhớ và áp dụng vào thực hành.

Tuy nhiên, Tác giả đã sử dụng mấy từ Nước ngoài mà chưa được dịch ra sát ý với tiếng Việt. (Không phải 100% Độc giả đều sử dụng được Ngoại ngữ đâu ạ.)

Ví dụ như từ: Seat belt. Đây là từ tiếng Anh, mà nghĩa của nó là “cái dây an toàn”. Nhưng Tác giả lại chỉ nói là “giống như seat belt, giống như trong xe hơi.”.Theo ý em hiểu thì ý Tác giả là: Giống như cái dây an toàn ở chiếc ghế của xe hơi. (Cũng may mấy từ đó không quan trọng vì nó không ở trong phần kỹ thuật Thiền Định).

Ngoài việc chỉ dạy về kỹ thuật, Tác giả cũng quan tâm, trình bày tường tận những vấn đề của cuộc sống như sức khỏe và bản năng tình dục - cũng là nhu cầu tự nhiên của đời sống Con Người.

Và những điều trên đã giải quyết được những băn khoăn, e ngại và thắc mắc của rất nhiều người, nhất là những Cư sĩ tại gia. Họ sẽ không còn phải e ngại hoặc dồn nén cuộc sống sinh lý - mà đời sống sinh lý là điều cần thiết cho những người Bạn đời sống bên cạnh họ. Và đó cũng là cách giữ gìn Tổ ấm cho gia đình (những tế bào của Xã hội). Những “Tế bào Xã hội” này khỏe mạnh thì sẽ có một xã hội khỏe mạnh, văn minh và từ đó có thể tập trung vào xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Con Người.

Và hơn nữa điều này cũng giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc khuyến khích người Bạn đời và những người thân của mình cùng tham gia tu tập.

Xin cảm ơn tác giả!

Chúng em rất mong mỏi được đón nhận những phần tiếp theo của giáo trình này ra đời.
Một lần nữa xin cảm ơn Tác giả và chân thành cảm ơn CTR!


- Hoa Đồng Nội: @ Thiền Định thực hành: bài 1

 
Xin cho em hỏi:

1. Về phần tư thế Thiền định: Tác giả nói rằng chọn tư thế nào mà cảm thấy thư giãn và thoải mái nhất. Vậy nếu như những người hay bị đau lưng do thoái hóa cột sống và không thể ngồi lâu thì có thể chọn tư thế nằm khi Thiền định được không ạ?

2. Sau khi điều thân, tư thế ngồi thiền là "tay phải đặt lên tay trái". Điều này có ý nghĩa hay tác dụng gì không? Tay trái có thể đặt lên tay phải được không? Việc hai tay đặt lên nhau này là tạo tư thế tập trung tốt hơn hay có tác dụng thu hút năng lượng của Vũ trụ?
Hay có ý nghĩa nào khác không?

3. Nếu không ngồi được mà nằm Thiền thì hai tay không thể đặt lên nhau giống như tư thế ngồi. Vậy có thể thả lỏng hai tay, đặt lên bụng một cách thoải mái nhất được không?

4. Sẽ có rất nhiều Độc giả cũng có chung ý kiến giống như Độc giả 2 ì ạch, vì họ sẽ không hiểu trung tâm Ajina (hay còn gọi là huyệt Ấn đường) ở đâu. Vì vậy ngoài phần lý thuyết, xin CTR cho thêm những hình vẽ minh họa cụ thể để cho Người thực hành dễ hiểu và làm theo.

@ 2 ì ạch: Anh 2 ì ạch thân mến!

Theo em hiểu thì Ajina là cái huyệt ở trên trán, ở giữa phần hai chân lông mày giao nhau, nhưng cách chân lông mày lên phía trên trán khoảng 1cm. Nhưng điều này còn tùy vào cấu tạo cơ thể và phần trán cao thấp khác nhau của từng người. Em nghĩ tốt nhất là anh chờ nghe câu trả lời của Tam Tiểu Thư hoặc chờ xem phần minh họa dẫn dắt của CTR.

Xin chúc anh 2 ì ạch cùng Bà con tinh tấn và an lạc.


- Tam Tiểu Thư:
Em xin kính chào quý độc giả!

Xin cám ơn hai quý vị độc giả đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho bài Thiền Định số 1. Phần đóng góp ý kiến của quý độc giả có thể chia làm hai phần: 


Phần 1: Vị thế để công phu.
Phần 2: Quán Tưởng Luân Xa nào và vị trí Luân Xa đó.

          v ị  t h ế  c ô n g  p h u
 

Trên nguyên tắc, trường phái yoga cho là có trên 80 vị thế để công phu, và có 6 vị thế để công phu thực tế. Đó là theo lý thuyết, nhưng thực tế thì ra sao?

Chúng ta đan cử một số nhân vật có thể chỉ là huyền thoại nhưng mang tính chất điển hình. Đầu tiên là Ngài Sakya Muni. Theo huyền sử kể lại là Ngài đã ngồi dưới cây Bồ Đề 49 ngày, thực tế có ăn uống, vệ sinh hay không, thì không ai rõ! Gần đây, chương trình tivi có phát hình về một vị ở bên Ấn Độ cũng ngồi dưới gốc cây để tu, hay làm gì đó không rõ. Theo nhận xét của các bác sĩ y khoa, thì mới có vài ngày, một số bộ phận bên ngoài của cơ thể vật lý đã xảy ra hiện tượng hoại tử. Sau đó vị này tự đi nơi khác hay ai mang đi nơi khác thì không rõ. Theo những huyền thoại khác thì Milarepa và Lopsang Rampa đều chọn vị thế nằm khi nhập định lâu dài. Xem ra việc ngồi ở vị thế kiết già lâu dài có lẽ không có thật. Những tấm hình, những cuốn phim ghi lại hình của những tu sĩ đã bỏ xác trong các hang động là nơi tu tập của họ, đều đổ sụp xuống khi họ bỏ xác lại thế gian. Có hai vị tu sĩ ở tại Miền Bắc Việt Nam, khi bỏ xác có đổ sụp hay không, thì không rõ. Chỉ biết các chuyên gia Liên Xô khi đến khảo cứu, thì thấy xác của họ có lẽ đã được sắp xếp lại ở vị thế tu Thiền Định.


Kính thưa quý vị độc giả!


Trong nhiều bài viết trước, CTR có đề cập đến việc đi bộ, mà những tài liệu Phật giáo gọi là "kinh hành". Thực tế, những vị này đi khất thực (đi xin ăn), và đó là một hình thức đi bộ để tập thể dục. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh, quý độc giả có thể hỏi những vị bác sĩ, người có thẩm quyền về vấn đề sức khỏe của con người, thì chắc chắn họ cũng đồng ý thể dục là liều thuốc vạn năng. Do đó, siêng năng tập thể dục trước khi ngồi Thiền Định để giúp cho máu huyết lưu thông, là biện pháp tích cực nhất.

Hai vị thế thường được những người có tính cách chuyên nghiệp sử dụng là:

- Vị thế ngồi.
- Vị thế nằm của người chết (Position de la mort).

Một người dù có khỏe mạnh cách mấy, cũng không thể ngồi được lâu được trên thực tế, vì thần kinh và mạch máu bị ép (compression) làm cho chân tay đau đớn. Mặt khác, khi một số bộ phận trong cơ thể bị ép, có thể làm các vi mạch máu bị vỡ gây ra những vết tím bầm trên da.

Ngược lại trong vị thế nằm, cơ thể dàn trải trên diện tích lớn, nên đứng về mặt vật lý nó sẽ tỷ lệ nghịch với việc nén ép. Do đó, vị thế nằm ít làm tổn hại đến cơ thể vật lý hơn so với vị thế ngồi. Nói một cách khác, vị thế nằm của người chết, là hai tay buông xuôi cùng thân thể, là vị thế hợp lý nhất. Cố gắng làm sao cho cơ thể càng ít bị nén, ép càng tốt. Việc nằm trên một tấm nệm mềm có thể giúp tăng thời gian công phu. Những người từng lái xe hơi trên đường bùn lầy, trên cát, cũng sử dụng kỹ thuật tương tự là xả bớt áp suất của bánh xe, để tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp lực và làm cho bánh xe ít lún xuống. Đây chỉ là những ứng dụng kiến thức vật lý đã từng học trong nhà trường.

Tuy vậy vị thế nằm có một khuyết điểm là quá êm ái dễ chịu nên làm cho chúng ta buồn ngủ hay bị mê đi. Tuy nhiên, nếu chịu khó tập luyện lâu ngày thì cũng quen thôi.

Tóm lại, vị thế nằm của người chết, là vị thế lý tưởng nhất trên thực tế. Giai đoạn "điều thân" (Asana) khi bắt đầu công phu, sự thật chỉ nhằm mục đích làm thế nào để cái thân xác vật lý của chúng ta không phải là một chướng ngại, không phải là một gánh nặng, không phải là một rào cản cho việc nhập định của chúng ta.

Nếu hiểu như vậy thì chúng ta yên tâm công phu, không quá âu lo, thắc mắc vị thế nào là thích hợp hay không thích hợp. Hầu hết mọi người đều mang tâm lý là khi nằm công phu thì có vẻ không trang nghiêm, nhìn nó quá sức là phàm phu tục tử. Ngồi kiết già, bán già, mới có vẻ trang trọng, đúng quy cách … Sự thật, chẳng thiếu gì những người có thể ngồi kiểu cọ, đẹp mắt, thậm chí kì lạ là đằng khác, nhất là những vị tập Hatha Yoga … nhưng nếu so với những người uốn dẻo kiểu Trung Quốc, thì thực sự chưa thấm vào đâu … Chúng ta có thấy những người uốn dẻo nhập định bao giờ đâu?

Đừng quá câu nệ vị thế công phu. Vị thế nào cũng OK vì nó chỉ là công cụ chứ không phải là mục đích. Vấn đề quan trọng là nó có trợ giúp chúng ta một cách có hiệu quả trong việc nhập định hay không.

Một câu nói hết sức phổ thông "Mèo trắng, mèo đen đều tốt cả, miễn là bắt được Chuột". Mục đích chúng ta là nhập định thành công. Vị thế nào chẳng có gì là quan trọng. Vị thế nằm của người chết hay làm cho chúng ta buồn ngủ, điều này chứng tỏ vị thế này là thư giãn nhất, là buông thả nhất … Hai yếu tố này được kinh Raja Yoga phát biểu thành chân ngôn.

          h u â n  x a  /  h u y ệ t  ( c h a k r a )

Luân xa hay huyệt được sử dụng ít nhất trong ba bộ môn ở Á Châu:

- Võ thuật / Y khoa / Châm cứu

Quan điểm của cộng đồng thế giới về Huyệt hay luân xa:

Vào năm 2003, cơ quan dược phẩm và y tế thuộc tổ chức y tế thế giới công bố một báo cáo về tính hiệu quả của châm cứu trên một số bệnh: nhiễm khuẩn kiết lị cấp tính, phản ứng phụ về xạ trị và hóa trị, dị ứng, tăng huyết áp, đau đầu, sữa chữa vị thế sai của thai nhi, nôn và mửa, các dạng đau … Nhưng báo cáo này, không được tài liệu "Lừa gạt hay chữa trị" (Cheat or treat) công nhận. Theo tài liệu này thì các thử nghiệm có chất lượng kém, những cuộc thử nghiệm có gốc từ Trung Quốc, là không đáng tin cậy, vì những thử nghiệm này đều báo cáo với kết quả tích cực. 


Năm 1997, Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ cho là "Nếu xét ở góc cạnh liệu pháp thay thế, thì châm cứu có rất ít chứng cứ để xác nhận sự an toàn hoặc hiệu quả …"
Vào năm 2010, Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học, Văn Hóa Liên Hiệp Quốc, quyết định đưa Châm cứu của Trung Quốc vào di sản văn hóa phi vật thể.

Kính thưa quí cử tọa,

Vấn đề huyệt đạo và luân xa chưa được nhân loại xác định một cách rõ ràng, nhất là đối với người Tây Phương.

Thực tế thì từ thời Upanishad người ta đã biết một số huyệt cũng tương ứng với các luân xa. Có trên 300 huyệt nằm rải rác trên các kinh lạc … Thực tế có một số huyệt, khi châm cứu rất là hiệu quả gần như trên bất cứ ai. Nhưng nó không có giá trị tuyệt đối! Người ta giải thích như sau: "Cơ sở của chủ thuyết này dựa vào lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành" … Do đó, muốn châm cho một đối tượng nào đó, thì họa chăng hôm nay có một trợ thủ đắc lực là máy tính computer, có thể là một trợ thủ đắc lực, để quyết định châm cho ai đó vào huyệt nào, vào giờ nào … Chúng ta có thể kể một số huyệt khá nổi tiếng:

- Hợp cốc / Ủy trung / Túc tam lý / Tam âm giao

Để cho dễ nhớ, người ta có làm bài thơ:

"Diện khẩu hợp cốc thâu
 Lưng bối ủy trung cầu ..."


Luân xa Sahasrara tương ứng với huyệt Bách hội. Huyệt này còn gọi là: Nê hoàng cung, thiên môn, thiên sơn, quỷ môn … Làm sao để tìm được huyệt hay luân xa này trên đỉnh đầu? Chúng ta cho hai ngón tay cái vào lỗ tai, sau đó đưa ngón giữa đụng trên đỉnh đầu, đó là huyệt Bách hội. Luân xa này được xem là nhạc trưởng của các luân xa; cụ thể là 6 luân xa còn lại. Khi kích thích luân xa này, thì ảnh hưởng đến tuyến yên (Pituitary gland) và ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương vùng hạ đồi (hypothalamus). Vùng não này được cho là có một vai trò quan trọng trong cơ sở vật lý của nhận thức.

Luân xa Sahasrara được biểu tượng bằng bông sen ngàn cánh, màu tím hoặc trắng bạc. Theo tài liệu của Patanjali, thuộc trường phái Raja Yoga, nếu thực hiện "Samyama" có nghĩa là: chú tâm, theo dõi, nhập định vào đối tượng là luân xa Sahasrara, thì người ta có thể giao tiếp với những thực thể khác với con người, cụ thể là thần linh (theo đúng ngôn từ của tài liệu Raja Yoga).

Trên quan điểm võ thuật, huyệt Bách hội được coi như là tử huyệt. Với bộ môn châm cứu thì người ta cho là, nếu kích thích bằng cách xoa nhẹ trên luân xa này hoặc huyệt này, thì làm cho đầu óc tỉnh táo.

Vị trí huyệt ấn đường hay luân xa Ajna (còn gọi là luân xa của con mắt thứ 3) nằm ở giữa hai chân mày và trên cao một chút. Quý độc giả có thể hoàn toàn tự kiểm tra bằng cách sau đây:

Khi ngồi hoặc nằm công phu tu thiền định, mắt nhắm lại, tập trung tư tưởng để chú tâm vào vật duy nhất. Chúng ta tưởng tượng rằng chúng ta nhìn thấy hình ảnh, vật mà mình muốn quán tưởng từ vị trí của huyệt Ấn đường hoặc luân xa Ajna mà ra. Nói rõ hơn, chúng ta tưởng tượng là mình nhìn ra hình ảnh của đối tượng muốn quán tưởng xuất phát từ luân xa Ajna.

Bất cứ ai nếu chịu khó tập luyện, đều có cảm giác nặng, tê tê, châm châm tại luân xa này. Những cảm giác này cho chúng ta biết vị trí chính xác ở đâu, không cần phải hỏi ai cả. Càng thực hành nhiều, thì chúng ta càng rõ vị trí.

Chính vì lý do đó mà tài liệu của trường phái Phật giáo, cũng như tài liệu Patanjali, bảo chúng ta chú tâm tới vật ở đằng trước mặt, thông qua luân xa này. Nói cho dễ hiểu, luân xa này được coi như một cái cửa sổ. Sử dụng luân xa này để Định Tâm, để hình dung Đối Tượng Quán Tưởng (công án) là một điều cần thiết, nếu không muốn nói là bắt buộc. Nếu không sử dụng luân xa này, thì có thể sanh ra hậu quả là bị ma nhập ở luân xa phía sau. Điều này khá bất ngờ với một số người. Trên thực tế, luân xa ở phía sau ót là cửa ngõ cho các vong linh nhập vào chúng ta nếu chúng ta phân vân, không có thái độ dứt khoát. Thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về vấn đề luân xa, thì hệ quả rất dễ bị ma nhập.

Luân xa Ajna được coi là có ảnh hưởng tới tuyến tùng (Pineal gland). Luân xa này là biểu tượng của nhận thức và ánh sáng. Tuyến tùng rất nhạy cảm với ánh sáng và là nơi sản sinh ra nội tiết tố melatonin. Ngoài ra tuyến này còn sản xuất ra một lượng nhỏ hóa chất tạo cảm giác lâng lâng.

Một điều mà ít ai có thể ngờ rằng đây chính là cửa ngõ làm cho người tu thiền định mở con mắt thứ 3 sau này.

Nói tóm lại, việc sử dụng luân xa Ajna hoặc huyệt Ấn đường, là việc không thể thiếu được của người tu thiền định. Người ta không định tâm được, là vì không biết cách tập trung tư tưởng vào luân xa này. Nói một cách khác, đây là luân xa này quan trọng nhất đối với người tu thiền định.

Kính chúc quý độc giả thành công trong việc tu thiền định.

Tam Tiểu Thư




1 comments:

Xin cảm ơn Tam Tiểu Thư đã quan tâm trả lời những câu hỏi của Độc giả chúng em một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất!

Như vậy nếu Quý vị nào, nhất là những người lớn tuổi nếu không ngồi lâu được thì có thể nằm Thiền một cách thư giãn, thoải mái nhất. Xin Quý vị hãy bảo trọng sức khỏe thân thể của mình!

Anh 2 ì ạch à. Chúc anh tinh tấn và chóng đạt được những thành quả tốt đẹp qua những câu trả lời và trình bày tường tận về huyệt Ấn Đường hay còn gọi là Luân xa Ajna của Tam Tiểu Thư nhé!

Kính chúc Bà con những ngày mới vui vẻ, hạnh phúc và an lạc!

Em yêu Bà con!

Hoa Đồng Nội

Đăng nhận xét