Pages

Trao đổi cùng quý độc giả về Mandala



Địa Điểm: Tại một tiệm cà phê tại thành phố Sài Gòn.

- Tam Tiểu Thư:

Em xin kính chào toàn thể quý độc giả hiện đang có mặt nơi đây, em cũng xin gởi lời kính chào đến tất cả
quý vị khán giả ở nhiều nước trên khắp thế giới, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Đài Loan, Việt Nam … Xin thay mặt cho tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp, cám ơn quý độc giả đã quan tâm ghé qua thăm trang blog của CTR. Tuy được rất ít quý vị phản hồi, nhưng cũng có rất nhiều quý độc giả đóng góp một cách nhiệt tình trung thực, trong tinh thần xây dựng để trang blog hiệu quả hơn, dễ hiểu hơn; cụ thể là: 

   * Cần phải trình bày bài viết dễ hiểu hơn nữa, tránh sử dụng những từ ngữ chuyên ngành, nếu sử dụng từ ngữ chuyên ngành, thì phải giải thích cặn kẽ, rõ ràng. Tránh sử dụng từ ngữ bằng tiếng nước ngoài, nếu có sử dụng thì phải dịch ra tiếng Việt Nam, kèm theo giải thích để cho dễ hiểu.
 

   * Nhưng cũng có nhiều quý độc giả ở nước ngoài, lại có yêu cầu là những từ ngữ chuyên ngành cần phải viết bằng tiếng nước ngoài, để cho những người không rành tiếng Việt Nam lắm, có thể hiểu được. Sử dụng những ngôn ngữ phổ thông như: Anh, Pháp, Đức …

Qua hai bài trình bày về hai trường phái hoàn toàn khác biệt nhau, để đưa đến định tâm, thì những phản hồi ít nhiều cũng làm cho em khá bất ngờ. Đối với đại đa số quý độc giả cả hai trường phái này dường như là xa lạ, và nhiều người khác thì chưa từng biết đến bao giờ.

Chẳng riêng gì tu tập Thiền Định, mà tất cả những loại tập luyện nào liên quan đến tinh thần, thì đều cần đến tập trung tư tưởng. Điển hình như những trường phái võ thuật, ngoài việc tập luyện quyền cước, giao đấu, đối kháng, công phá … song song đó đều phải tập luyện tĩnh tọa, ngồi yên lặng tập trung tư tưởng … Bình dân mà nói, nếu quyền cước là động, thì ngồi tĩnh tọa là tĩnh … Người tập Thôi Miên cũng không loại trừ việc tập trung tư tưởng.

Trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy và trường phái Mật Tông Tây Tạng, tuy khác nhau sâu sắc từ hình thức đến nội dung, nhưng có một thứ lại hoàn toàn giống nhau, đó là việc triển khai công thức bất tử: 


          "Chánh Định là tư cách Chú Tâm vào vật duy nhất"

CTR trình bày hai trường phái nói trên chỉ với mục đích duy nhất là cung ứng những sản phẩm vừa với ý thích của nhiều quý độc giả khác nhau.

Những độc giả xa lạ với hai trường phái này có thể là những vị đã bỏ rất nhiều thời gian vào một việc tập luyện một dạng Thiền Định nào đó. Và những dạng Thiền Định này có lẽ có khoảng cách với những trường phái tập luyện tập trung tư tưởng một cách chính quy.

Kính thưa quý độc giả,

Bộ môn dạy Thiền Định, tập trung tư tưởng như quý độc giả vừa biết, theo chiều dài của lịch sử thì là tài sản chung của nhân loại. Nó hoàn toàn không phải là đặc sản riêng tư gì của trường phái Phật Giáo.

Sau đây em xin nêu ra ý kiến của một số quý vị độc giả:

- NQD:
@ Thiền định thực hành: bài 2
 
Cảm ơn nhóm CTR nhiều lắm, rất háo hức chờ đợi những bài viết tiếp theo của nhóm, chúc mọi người trong blog mạnh khỏe và tu tập tinh tấn.

- Tam Tiểu Thư:

Em xin trân trọng cám ơn quý độc NQD đã động viên tinh thần em. Tuy nhiên, khi quan sát số độc giả ghé qua trang blog của CTR gần đây, thì em nhận thấy số lượng quý độc giả có phần giảm sút rõ rệt. Theo suy nghĩ chủ quan của em, thì có lẽ những bài viết của CTR về vấn đề Thiền Định, đã không đáp ứng được yêu cầu của quý độc giả. Tôn chỉ của CTR là "Viết những điều quý độc giả cần, chứ không phải viết những điều mình muốn viết". CTR sẽ cố gắng để hoàn thiện hơn trong tương lai.

- Tam Nhu: @ Thiền định thực hành: bài 2

Xin chào tất cả!
Xin cho hỏi với tư thế nằm mà tay cầm chày và bắt ấn khi công phu, đến sáng tay vẫn còn cầm chày và bắt ấn, vậy tư thế này có thể áp dụng khi công phu không? Xin TTT chỉ bảo thêm và cho ý kiến, cám ơn TTT nhiều!
p/s: khi đến sáng tay cầm chày phải nói là cứng đơ, đôi khi bị tê.


- Tam Nhu:
@ Thiền định thực hành: bài 2

Bổ sung
ý em muốn hỏi có cách nào để mình phân biệt là đang nằm thiền hay đang ngủ?


- Tam Tiểu Thư:

Thưa chị Tâm Như!

Chắc chị còn nhớ trong một bài viết về thực hành, em có đề cập tới vị thế Thiền Định. Mục đích chánh của chúng ta là tu Thiền Định, và bước đầu quan trọng nhất là làm sao Định Tâm thành công. Gần đây CTR đã giới thiệu hai phương cách, một là của Phật Giáo Nguyên Thủy, phương cách khác là của Mật Tông Tây Tạng. Xin thưa lại cùng chị, vị thế nào mà đưa lại thư giãn, buông thả, dễ chịu nhất, là vị thế tốt nhất cho mình tu Thiền Định. Và ngược lại, vị thế nào, mà tạo cho cơ thể không được thoải mái, không buông thả, mà còn cứng đơ, đôi khi bị tê … thì có lẽ không phải là một vị thế tốt.

Việc phân biệt giữa ngủ mê và Thiền, kể ra cũng khá dễ dàng. Khi Nhập Định thực sự, thì tâm trí hoàn toàn sáng suốt, tinh thần vật chất nhẹ nhàng, hạnh phúc, mọi việc đều ở trong tầm ý thức, các Phiền Não tạm thời không còn hiện hữu. Ngủ mê thì hoàn toàn ngược lại, trong lúc mê mình mất hoàn toàn ý thức, thậm chí lúc tỉnh dậy cảm thấy mệt mỏi.

Em hy vọng được gặp lại chị trong những bài viết khác.

Say đây em xin giới thiệu quý độc giả Tu Phong Son:

- Tu Phong Son: @ Thiền định thực hành: bài 3

Kính Tam Tiểu Thư,


Trước chúc mừng cô vừa mới Make up về, có cái photo thật xinh.
Chính, nói về Mandala. Theo bài trước thì đối tượng quán là Vô nhân còn Lục Độ Mẫu thì là người nữ. Vậy có mâu thuẫn gì không.
Nếu tiểu sinh thay mandala này thành một biểu tượng khác dể hơn như là vẽ ra một hình Bát quái (như cái mạng Nhện) thì được không ạ.
Ngoài ra, tiểu sinh thấy trên mạng có nơi họ thiền định dùng nhịp song âm (Binaural beats) để hạ sóng não về theta (4-7hz). Điều này có sai theo Vi diệu pháp không ạ?


- Tam Tiểu Thư:

Kính chào quý độc giả Tu Phong Son!

Em xin chân thành cảm ơn những lời khen ngợi của quý độc giả. Là phụ nữ thì ai cũng muốn make up để mình trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn. Thật ra thì chẳng kể là phụ nữ hay nam giới, ai cũng muốn đẹp trai, đẹp gái. Thời buổi @ này thì ngoại hình có vai trò rất lớn trong giao tiếp và kinh doanh. Riêng với Tam Tiểu Thư thì do bị "nhiễm" tư tưởng Phật Giáo hơi nhiều, nên biết Sắc Tướng là thể hiện của Nghiệp. Tâm tạo ra Nghiệp, và Nghiệp tạo ra Sắc Tướng. Do đó, khi Sắc Tướng thay đổi (kể cả là nhờ make up thành công), em hy vọng nghiệp lực tiêu cực cũng giảm đi phần nào, và nhờ vậy có nhiều cơ hội để đảm đương công việc đã được phân công, là phục vụ quý độc giả.

Đúng như những gì quý độc giả nhận xét, hai trường phái này xét ở bất cứ góc cạnh nào cũng hoàn toàn mâu thuẫn. Và cũng đúng như quý độc giả quý độc Hoa Đồng Nội có đưa ra nhận xét, kỹ thuật của Mandala Lục Độ Mẫu chỉ nhằm một mục đích duy nhất là tạo ra trạng thái Định Tâm, cho quý độc giả nào hữu duyên với công cụ tu Thiền Định này.

Những điều quý độc giả thắc mắc là hoàn toàn chính xác. Sở dĩ CTR chưa trình bày về vấn đề này vì có rất nhiều lý do. Trước nhất, bài viết về Mandala Lục Độ Mẫu vẫn chưa hoàn tất, quý độc giả cũng chưa tập luyện với thời gian đủ dài. Nếu bây giờ đưa ra quá nhiều thông tin thì tất nhiên phải có những thông tin tích cực lẫn những thông tin tiêu cực, về cả mặt hữu vi lẫn vô vi.

Em lấy một thí dụ về việc tập luyện Mandala Lục Độ Mẫu.





- Khía cạnh tích cực là nếu tập thành công thì Tâm sẽ đứng im, mà thời gian Định Tâm kéo dài rất lâu. Đây là việc mà CTR mong muốn mang lại cho quý độc giả.

Trên thực tế thì từ xưa đến nay, nhân loại sử dụng trăm phương nghìn kế, nhưng dường như khó có cách nào để đưa đến việc Định Tâm cho người tập luyện. Ít nhất ở lãnh vực này, Mandala do những người Tây Tạng chế tác, thực sự là một phát minh quan trọng, một dấu mốc đáng ghi nhớ. Chính Mandala đã nâng công thức "Chánh định là tư cách chú tâm vào vật duy nhất" lên một tầm cao mới (vấn đề là sáng tác ra những mô hình khác, em sẽ đề cập đến sau).

Quả đúng như vậy, với kỹ thuật này đã có học giả nhận xét rằng những tu sĩ Tây Tạng mặc dù không phải là người có tư chất thông minh, nhưng họ đã tập rất thành công!

Chúng ta có thể tự hỏi là đàn pháp Tây Tạng có cái gì là cao siêu, huyền bí chăng? Theo thiển ý của em thì Mandala có nhiều vấn đề mà chúng ta cần quan tâm tới:


*** 1 Mandala triển khai thành công công thức bất tử: 
          "Chánh Định là tư cách Chú Tâm vào vật duy nhất" 

*** 2 Mandala gồm có tiến trình của nhiều màn kịch trong một vở kịch. Điều này đã tạo ra một áp lực rất lớn lao cho bất cứ ai, chứ không riêng các tu sĩ Tây Tạng.  

*** 3 Mandala là Đối Tượng dùng để Quán Tưởng trong khi Thiền Định (Theo những tài liệu chính quy). Nó không phải như một số người tập Mật Tông Tây Tạng ở Việt Nam đã hiểu lầm, là triển khai Mandala này bằng Ấn Chú, thiết lập Đàn Pháp Hữu Vi. Thêm vào đó họ còn truyền bá loại Chân Ngôn này, Ấn Chú kia, Mandala nọ … có công năng là chữa bệnh, trừ tà, tác pháp, thay đổi khí hậu các trận bão … Điều này em đã được mục kích tận mắt trên thực tế!

Em xin nhắc lại, Mandala Tây Tạng chỉ là một công cụ để tu Thiền Định.

- Khía cạnh tiêu cực: Hiện tượng mà em sắp trình bày sau đây có thể sẽ làm cho nhiều quý độc giả lúng túng. Thật ra thì nó sẽ là quá sớm khi trình bày điều này ở đây; nhưng do quý độc giả Tu Phong Son đặt ra, em buộc lòng phải nói ra. Mong rằng những điều trình bày này không làm cho quý độc giả đang tập luyện mang tâm trạng bối rối …

Đúng như quý độc giả Tu Phong Sơn nhận xét. Khi Cảnh Giới nào đó mà có tính chất Bản Tánh Sắc (từ ngữ này mô tả là có nam, có nữ), thì theo quan điểm của trường phái Phật Giáo, nó nằm trong cảnh Dục Giới. Kể cả cảnh Thiên Dục Giới là do Định mà có, nhưng cũng thuộc về Dục Giới. Do trình độ này (level) rất gần với Cảnh Giới Người, cấu tạo Tâm cũng tương tự nên làm cho người ta rất dễ Nhập Định. Ngoài vấn đề các thao tác kỹ thuật phức tạp, làm quá tải các giác quan của con người, thì đây có thể là một lý do nữa giúp người ta rất dễ Định Tâm khi quán tưởng Mandala. Một khi Định Tâm được, thì có một hệ quả trên thực tế là trong lúc tu Thiền Định, người tu loại Thiền Định này hay gặp các Vong Linh đến nhờ vả việc này, việc kia. Lý do như phần trên vừa nói, vì chúng ta rất gần gũi với những Cảnh Giới này, cấu tạo tâm tương tự nên các Vong Linh dễ giao tiếp với chúng ta.

Hiệu ứng này thật ra có hai mặt, chứ không thể nói là hoàn toàn tiêu cực. Dưới nhãn quan quá khích của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy, họ cho rằng đó là sự thoái hóa. Thế nhưng quý vị thử suy nghĩ xem, lần đầu tiên trong đời, chúng ta giao tiếp được với những Thực Thể không phải là người (mà những việc đó có thể kiếm chứng thực tế về mức độ trung thực), thì cũng tạo cho chúng ta Tâm lý, là cuộc sống này không phải chỉ có mình chúng ta, mà còn có những Thực Thể khác. Không những thế đây lại chính là kinh nghiệm bản thân của mình. Có thể nhờ kinh nghiệm này, mà những người dù có tâm lý duy vật nhất, cũng phải suy nghĩ lại. Kinh nghiệm này giúp chúng ta trở nên quyết tâm hơn trên con đường tu Thiền Định. Nếu suy nghĩ theo chiều hướng đó, thì chưa chắc các Mandala chỉ mang lại những hiệu ứng tiêu cực.

Còn một vấn đề khác xa hơn nữa mà có thể rất nhiều quý độc giả chưa thể thông cảm được, do quý vị chưa có một kinh nghiệm bản thân về nó. Người tập luyện một Đàn Pháp nào đó, tất nhiên có một vị gọi là chủ Chân Ngôn, có thể mang những tên tuổi mà nhiều quý vị biết đến, nhưng đồng thời quý vị cũng biết đó chỉ là những nhân vật hư cấu, cụ thể là không có thật!. 


* * * * * * * * * * * *

Theo cách tập này, người tu Thiền Định cố gắng: 

   * Quan sát cho kỹ, cố nhớ từng chi tiết, với tất cả khả năng nhớ của mình, về một Vị nào đó. Tốt hơn nữa là chúng ta có một cái tượng không gian ba chiều (chính vì lý do này, những người tu Mật giáo Tây Tạng có rất nhiều tượng cất trong tủ khi không dùng đến)
   * Nhắm mắt lại khi ngồi công phu, chúng ta phải,
   * Hình dung ra hình ảnh đó (tạo ra một hình ảnh bằng tưởng tượng) … 
   * Việc này làm liên tục và cao độ (trong thời gian rất dài nhiều tháng, nhiều năm) … Thế rồi hình ảnh đó đến một ngày sẽ trở thành một Thực Thể giống như một cơ thể sống.

Có nhiều trường hợp có thể xảy ra. Một Thực Thể ở cõi nào đó mà không có cấu tạo Sắc, thì nay sử dụng cấu tạo Sắc này làm thân thể của mình. Đây là điều rắc rối nhất, khi hình ảnh này trở nên một Thực Thể sống động. Thực Thể này do chính chúng ta tạo ra, hay nói đúng hơn là do Tâm chúng ta tạo ra. Do đó, Thực Thể này ra sao là phụ thuộc ở cấu tạo Tâm của mình.

Công việc này có thể xảy ra cho bất cứ ai. Nó có thể do tình cờ hoặc do tập luyện chính quy các Mandala đạt được. Nói một cách cụ thể, nếu chúng ta là người nóng nảy thì Thực Thể đó sẽ nóng nảy … Nếu việc này có xảy ra thì đừng
trách ai, mà hãy trách chính mình. 

* * * * * * * * * * * *

Kính thưa quý độc giả Tu Phong Son,

Mandala có khắp trên thế giới, hiện diện ở rất nhiều tôn giáo khác nhau: Lão Tử, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo … Quý độc giả Tu Phong Son có thể tự làm ra một cái Mandala theo ý của mình. Mandala thường có hai ý nghĩa cơ bản: Vòng tròn và sự hoàn tất (circle, complet). Nó thường mang ý nghĩa là tiểu vũ trụ và đại vũ trụ (con người và vũ trụ), vũ trụ vĩ mô và vũ trụ vi mô.

Việc sử dụng tần số nào đó để hạ sóng não, thì rất phù hợp trên nguyên tắc lý thuyết vật lý. Nhưng trên nguyên tắc Thiền Định, thì người tu Thiền Định tránh sử dụng những biện pháp phụ trợ: Chất say, Thôi Miên … Họ thường tìm cách chủ động để làm chủ được tinh thần và vật chất. Tuy nhiên em thiết nghĩ, món ăn thì tùy khẩu vị.

Em xin cám ơn quý độc giả Tu Phong Son, em hy vọng sẽ được gặp quý độc giả trong những bài viết tới.

Em xin cám ơn quý độc giả Hoa Đồng Nội đã đóng góp rất nhiều bài viết có giá trị, điển hình như những bài viết nói về tác phẩm Vi Diệu Pháp. Để có được những bài viết này, quý độc giả đã phải mất nhiều giờ, nhiều ngày và có lẽ nhiều đêm để suy nghĩ.

Những bài viết gần đây của CTR ít nhiều đã sửa sang lại theo tinh thần đóng góp của quý độc giả Hoa Đồng Nội. CTR cố gắng viết bình dân hơn và tránh tối đa sử dụng những từ ngữ chuyên môn, tiếng nước ngoài. Cũng mong quý độc giả Hoa Đồng Nội thông cảm vì trang blog không phải chỉ dành cho người sống ở Việt Nam, mà còn có nhiều quý độc giả nước ngoài; thế nên việc chú thích bằng tiếng nước ngoài để tiện việc tham khảo cũng là điều hợp lý.

Cuối cùng xin đặc biệt cảm ơn những tình cảm Hoa Đồng Nội đã dành cho CTR. Những tình cảm này là động lực, là sự khích lệ về tinh thần quý báu giúp CTR có thêm năng lượng để hoàn thành những hoài bảo của mình.

Kính chúc quý độc giả tu Thiền Định tinh tấn.

Tam Tiểu Thư.



4 comments:

Xin cảm ơn tác giả đã chia sẻ về Mandala cho Độc giả chúng em!

Tu Phong Sơn thân mến!

Như vậy là những thắc mắc của TPS và em cũng đã được trả lời. Anh có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình đối tượng để quán tưởng. Nhưng với em thì mỗi một phương pháp cùng những đề mục khác nhau đều có những cái hay của nó.

Em được biết rằng: Sau nhiều đêm trăn trở suy nghĩ về việc làm cách nào; dùng phương pháp nào trước tiên và tốt nhất cho độc giả - nhằm mục đích cho Độc giả dễ thực hành và dễ đạt được sự định tâm nhất. Cuối cùng Tác giả đã quyết định chọn đối tượng quán tưởng là Đàn pháp Mandala Tây tạng.

Song song với việc đưa Đàn pháp này đến với Độc giả, Tác giả đã mất một thời gian khá dài trước đó, và cho đến nay cũng vẫn đang thực hành, quán tưởng lại Madala để rút ra những phần thực chứng thực nghiệm, để trao đổi lại với bà con.

Tác giả mong muốn việc đưa ra phương pháp quán tưởng Mandala này sẽ mang lại hiệu quả cho Bà con, để Bà con dễ thực hành trước tiên. Rồi sau đó, cùng với sự phát triển của Tâm linh, chúng ta dần dần có thể tự triển khai thực hành quán tưởng các đề mục khác theo ý của mình nhằm đạt được sự định tâm cao hơn, sâu hơn và đưa Tâm của mình hướng đến những cảnh giới tâm linh cao hơn nữa.

Hoa Đồng Nội cũng xin cảm ơn Tác giả vì đã ủng hộ và khuyến khích Hoa Đồng Nội, mặc dù biết rằng những phần kiến thức về thuật ngữ Vi Diệu Pháp mà HĐN đã trình bày ra cho Bà con còn quá sơ sài. Nó chỉ mang tính khái niệm khái quát chứ chưa có sự đi sâu vào việc phân tích và trình bày đầy đủ!

Thưa Bà con, Cô, Bác và các Anh, Chị!

Trong cuốn sách: “Đức Phật và Phật Pháp” của Đại đức Narada mà Hoa Đồng Nội đã giới thiệu với Bà con - chỉ có nói đến các cảnh giới chứ không có phần phân tích Tâm của các cảnh giới: Dục giới; Sắc giới; Vô sắc giới; và Siêu thế giới.

HĐN đã cho rằng nếu hiểu được các cảnh giới đó thì sẽ hiểu được về phần Tâm của các cảnh giới đó. Vì HĐN còn quá non kém về lĩnh vực này, nên đã phát biểu một cách chủ quan, sai lệch như vậy.

Thực chất sau khi tìm tòi, nghiên cứu tư liệu trong những ngày qua, HĐN đã phát hiện ra rằng các loại Tâm nói trên vô cùng phức tạp. Cần phải nghiên cứu thống kê, trình bày và phân tích một cách đầy đủ mới có thể đáp ứng được cho Bà con những phần kiến thức về Tâm và cấu tạo Tâm này.

Em sẽ cần thêm một thời gian nữa để sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, thống kê, chọn lọc kiến thức và biên tập lại theo cách của HĐN nhằm mục đích trình bày một cách dễ hiểu và có hiệu quả nhất ( trong khả năng có thể của HĐN) để cho Bà con cùng tham khảo.

Vì em cũng còn quá non kém trong lĩnh vực này và lo ngại rằng, trong một thời gian ngắn cũng không thể thống kê, phân tích được hết một cách chính xác và đầy đủ, vì kiến thức là mênh mông, vô tận. Nhưng HĐN rất nóng lòng muốn đáp ứng những nhu cầu cần tìm hiểu kiến thức của Bà con, nên HĐN sẽ trình bày ra trong thời gian tới – sau khi đã chọn lọc phân tích, và biên tập lại những phần kiến thức này. HĐN cũng hy vọng rằng những điều em e ngại sẽ không phải là sự thật.

Cuối cùng, em xin kính chúc Bà con mạnh khỏe, tinh tấn và an lạc!

Hẹn gặp lại Bà con!

Em yêu Bà con!

Hoa Đồng Nội

Em cám ơn chị Tam Tiểu Thư!

Đăng nhận xét