Pages

Thiền Định lý thuyết 1


          T ầ m  q u a n  t r ọ n g  c ủ a  v i ệ c  
          chọn đối tượng quán tưởng
                                                             . . .  đ ề  m ụ c  t h i ề n  đ ị n h  . . .

 

Trong phần lý thuyết, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề mà có thế rất nhiều quý độc giả vô cùng thắc mắc, trước khi thực hành Thiền Định dựa trên cơ sở, Thiền Định của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy. Để tránh hiểu lầm, xin cho phép Tam Tiểu Thư được nhắc lại là em chỉ người phát ngôn của CTR, chỉ làm công việc, thuyết minh, minh họa, giải thích, cung cấp thông tin … của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy cho quý độc giả. Bản thân CTR không có một trường phái nào riêng của mình cả.

Có rất nhiều vấn đề, quý độc giả có thể nêu ra, trước khi thực hành Thiền Định:

Bản chất của Tu là cái gì? Tu phải chăng là tu sửa? Mà tại sao lại cần phải tu sửa? Tu có phải là Đọc Kinh, Trì Chú, Trầm Tư Mặc Tưởng, Thiền Định? Có cần phải lập bàn thờ và có các loại tượng Phật không?

Tu sẽ đưa chúng ta đi về đâu? Để có thể sát nhập với Đấng cao cả, hay để rong chơi ngày tháng với Đakini; là thành quả của Định Dục Giới? Tu có thật sự là một công cụ để đưa tới Giải Thoát không?

Có rất nhiều Đề Mục Quán Tưởng, vậy việc chọn Đề Mục thì căn cứ vào đâu? có cần nhờ đến ông Thầy để quán về căn cơ (thí dụ Nghiệp Sát nhiều hay ít) hoặc yếu tố: Đất / Nước / Gió / Lửa để có Đề Mục thích hợp cho dễ tu dễ chứng không?

Ngoài ra còn rất nhiều câu hỏi khác, mà quý độc giả sẽ đưa ra. Nhiều người cho rằng cuộc đời này cho dù có nỗi khổ, nhưng cũng có nhiều niềm vui hạnh phúc; thế nên cũng tốt lắm rồi. Tu thì chẳng biết có đi được tới đâu không, mà trước mắt phải tuân thủ biết bao nhiêu giới luật phiền phức? Những câu hỏi như thế này dường như vô cùng nhiều.

Trong phạm vi bài này, chúng tôi đặt thứ tự ưu tiên theo nhu cầu thực tế trước mắt, nên sẽ chia sẻ cùng quý hành giả về Đối Tượng Quán Tưởng.

Có thể nhiều độc giả không ngờ là: Đối Tượng Quán Tưởng là một công cụ, là một nấc thang ít nhiều quyết định, đưa người tu Thiền Định đến Cảnh Giới mà mình mong muốn. Thiếu hiểu biết về Đối Tượng Quán Tưởng là một trong những nguyên nhân đưa chúng ta đến nơi mà mình không mong muốn.

Những đối tượng được liệt kê trong những tài liệu của trường phái Phật Giáo nhiều vô số kể. Mặt khác, nhiều quý vị đã từng mang ra sử dụng ròng rã cả đời của mình. Tính chất, hiệu quả thì chúng ta không cần phải bàn đến.

Ở đây CTR lại có một cách sắp xếp các Đối Tượng để Quán Tưởng dựa vào những tiêu chí khác. Nói cụ thể là CTR dựa vào tiêu chí kỹ thuật của tài liệu Vi Diệu Pháp và dựa vào tiêu chí hiệu quả của thực nghiệm. Chúng tôi xin nêu ra 3 loại Đối Tượng. Mong quý độc giả lưu ý để phân biệt là những Đối Tượng này dùng để Tu Định, Tu Chỉ, chứ không phải là Tu Quán.

Điều đó có nghĩa là, những Đối Tượng này giúp người tu Thiền Định, đạt được Định Tâm, An Chỉ Tâm …

Ba loại Đối Tượng mà chúng ta vừa đề cập ở trên đó là: Mặt Trăng, một Bông Hoa đơn giản nào đó, một Viên Bi có màu sắc.

Sau đây là phần lý thuyết để giải thích về loại Đối Tượng này:

Căn cứ vào tiêu chuẩn Sắc Pháp, thì những Đối Tượng nói trên có tính chất:
1. Vô Nhân: vì nó không tương ưng, không câu hữu với các Bất Thiện Tâm: Tham, sân, si hoặc vô tham, vô sân, vô si.
2. Hữu duyên
: vì sự hiện hữu chỉ mang tính chất tạm thời.
3. Hữu Lậu
: vì nó là Đối Tượng của Cảnh Dục Giới, nó là nguồn gốc của Phiền Não.
4. Hữu Vi
: vì nó lệ thuộc ở Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Và còn nhiều yếu tố khác nữa …

Một yếu tố mà chúng ta đặc biệt phải quan tâm là yếu tố Vô Nhân và Bản Tánh Sắc. Loại Đối Tượng này không có những yếu tố nói trên, do đó nằm ngoài cảnh Định Dục Giới. Nói một cách khác, Quán Tưởng loại Đối Tượng này có nhiều cơ may, đưa người tu Thiền Định đến cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc.

          N h ữ n g  đối tượng Quán Tưởng 

                    c ó  t h ể  đ ư a  h à n h  g i ả  đ ế n  c ả n h  Đ ị n h  D ụ c  G i ớ i

Có lẽ ai cũng biết, trường hợp Thánh Nữ Theresa Avila của trường phái Công Giáo. Vị Thánh Nữ này chiêm nghiệm tượng Chúa và ít nhiều đã đưa năng lượng của con người vào bức tượng. Trường phái Mật Tông không kể là của Tây Tạng hay Trung Quốc, họ hay đưa năng lượng sinh học của bản thân mình vào bức tượng. Thậm chí người ta còn làm thao tác Tôn Giáo, gọi là Mở Nhãn cho một pho tượng. Ngoài ra còn vô số trường phái khác trên khắp thế giới, vô tình hay hữu ý, người ta gọi Phật A Di Đà là ÔNG Phật, Phật Quán Âm Tự Tại là Phật BÀ, Đức Mẹ Maria, Mẹ Kara … Nói một cách khác, các Đối Tượng dùng để chiêm nghiệm, để tập trung tư tưởng, để cầu xin, để Quán Tưởng, đều có giới tính rõ ràng, có nghĩa là Nam hay Nữ. Nói theo quan điểm của Sắc Pháp thì các Đối Tượng này là Hữu Nhân. Đặc biệt các tu sĩ Tây Tạng hay sử dụng Nữ Thần gọi chung là Đakini để Quán Tưởng.

Đứng về mặt Phân Tâm Học thì điều này cũng chẳng có gì là lạ. Đời sống trong tử cung, trong bụng mẹ là nơi an toàn nhất. Một nơi mà chỉ có nhận và không phải cho. Việc sanh ra đời, đi ra khỏi tử cung của người mẹ, đó là thách thức kinh hoàng nhất của đời người, vì thế giới khách quan đầy rẫy những thách thức nguy hiểm, thù địch. Khi ra khỏi nơi trú ẩn an toàn nhất này, con người mang nỗi hoài hương triền miên, nhớ về một Thiên Đường đã đánh mất là bụng mẹ. Cũng theo Phân Tâm Học, thì các biểu tượng tôn giáo là hệ quả của việc tranh chấp nội tâm. Chính các biểu tượng tôn giáo là một hình thức giải thoát các ẩn ức.

Căn cứ vào Vi Diệu Pháp, cũng như Phân Tâm Học, khi chúng ta Quán Tưởng những vị nói trên, đặc biệt là các nữ thần như Đakini chẳng hạn, thì chắc chắn nó sẽ đưa chúng ta đến cảnh định Dục Giới. Lý do vì công cụ Quán Tưởng này có cấu tạo Sắc, cấu tạo Tâm, rất gần gũi với đời sống của con người.

Việc sử dụng các Mạn đà la (Mandala), đưa lại hiệu quả Định Tâm rất cao. Nó là sản phẩm tưởng tượng của con người nên có khắp nơi trên thế giới, chứ không phải là đặc sản của Tây Tạng. Lý do các Mạn đà la tạo ra được hiệu quả Định Tâm rất cao vì kịch bản của nó vô cùng phức tạp, đòi hỏi người tập luyện phải chú tâm mạnh mẽ và liên tục. Do đó, theo nhận định của tác giả Alexandra David Neel, thì những tu sĩ Tây Tạng, không có tư chất thông minh, nhưng nhờ sử dụng công cụ Mạn đà la - một công cụ vô tình đáp ứng được những thao tác cơ bản cần thiết của các tiến trình Tâm, đưa đến việc Định Tâm. Tóm lại, chúng ta có thể giải thích cụ thể như thế này: Những người tu cho dù không thông minh, nhưng nếu sử dụng một công cụ Quán Tưởng tốt, thì việc Định Tâm là hệ quả tất yếu của nhân quả. Đó là một hệ quả cơ học.

Việc sử dụng tượng Phật A Di Đà, Phật Quan Âm rất phổ biến ở các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản ... Cách tập luyện với các Đối Tượng này, sẽ dẫn người tu đến cảnh Định Dục Giới.

Theo truyền thuyết thì tiền thân của vị Phật Di Đà là một ông vua nào đó, có đến 1000 đứa con. 4 trong 1000 đứa con, hiện tại là Bồ Tát hoặc Phật, được thờ phổ biến ở các chùa Việt Nam. Cấu tạo Tâm và Sắc của ÔNG Phật nói trên tương ứng với cảnh Định Dục Giới. Nó chắc chắn không thể tương ứng với cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc, vì ai cũng biết ở Sơ Thiền Hữu Sắc không có Nam, không có Nữ … Chính vì việc ngộ nhận này hay vì không hiểu rõ, nên sanh ra những cuộc tranh luận bất tận, không bao giờ kết thúc.

Tóm lại, trong phần lý thuyết của bài viết này, CTR cố gắng làm sáng tỏ về việc chọn Đối Tượng để tu Thiền Định. Việc chọn lựa là tùy theo ý thích của quý độc giả. Trên thực thế không phải tất cả mọi người đều thích tu Giải Thoát. Có vị cũng thích tu Thiền Định để có sức khỏe tốt như trên ti vi thường hướng dẫn. Những vị khác thì do chán nản cuộc sống thế gian. Một số người tu Thiền Định khác thì muốn tu Giải Thoát, nhưng thấy con đường Giải Thoát còn xa diệu vợi. Lực bất tòng tâm, do đó họ bằng lòng với thành quả tu Thiền Định của mình là vui chơi, tiêu dao ngày tháng bên cạnh 
Đakini (Dakini) tâm đầu ý hợp của mình. Nhưng lại cũng có quý vị cho là cuộc sống mang tính chất Vô Thường, bản chất là Phiền Não, nên kiên định đi tìm Giải Thoát, đi tìm yếu tố Santi.

CTR chỉ muốn nói đôi lời tâm sự chứ hoàn toàn không có ý làm nản lòng quý vị. Có thể một ngày nào đó, trên bước đường thiên lý đi tìm yếu tố Santi, quý vị nhận ra mình quá mỏi mệt và sẽ ứng xử như nhiều vị Lạt Ma Tây Tạng đã từng làm, đó là quên đi cuộc sống tu hành đạo hạnh, an hưởng cuộc sống bên cạnh Đakini (Dakini).

CTR có bị hoang tưởng khi viết ra điều này không?

Tương lai và thực tế sẽ là câu trả lời thiết thực nhất. Biết đâu đến lúc nào đó khi đụng chuyện, quý độc giả sẽ chợt nhớ ra rằng Tam Tiểu Thư đã từng nhắc quý vị điều này. Thôi thì "Đoạn trường ai có qua cầu mới hay".

CTR chỉ làm công việc trình bày thực đơn, tùy quý vị lựa chọn. Nói cho cùng thì Niết Bàn chỉ là một trạng thái tinh thần, một trạng thái tâm lý chủ quan của từng cá nhân. Vườn Địa Đàng của người này chưa chắc đã là Địa Đàng của người khác.

Mong nhận được ý kiến đóng góp của quý độc giả.




1 comments:

Các bạn muốn giỏi về SEO thì bên xem bài viết Tỷ lệ nhấp chuôt CTR là gì?

Đăng nhận xét