Pages

Thiền Định thực hành: bài 2


               phương pháp hành thiền 
                                                             P h â n  t í c h  q u a  V i  D i ệ u  P h á p  . . .

    B à i   1   ( t ó m  l ư ợ c ) 
    . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

    1. Địa điểm: Chúng ta cố gắng tìm một địa điểm riêng tư, giường ngủ của mình là nơi thực tế, lý tưởng để tu Thiền Định. 

    2. Thời gian: lệ thuộc vào tâm sinh lý của từng cá nhân, có người thích dậy sớm, có người thích ngủ trễ, chọn thời gian nào phù hợp nhất đối với mình. Cố gắng tạo ra thói quen là có thể thiền định bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Thật vậy, nếu làm được điều này thì chúng ta sẽ rất tự tin; vì khi chết đâu thể chọn địa điểm và thời gian.
 

    3. Vị thế: Chọn một vị thế nào thấy phù hợp với chính mình, cảm thấy thoải mái. Cái gì là thước đo về sự thư giãn, thoải mái? Câu trả lời là trong vị thế đó, chúng ta có thể ngủ được, đó là vị thế tốt.

    4. Chọn đối tượng: Tự chọn lựa Đối Tượng để Quán Tưởng, thí dụ như: Ngôi sao 6 cánh, là hai tam giác chồng vào nhau.

    5. Tự sáng tác: Chúng ta có thể tự sáng tác ra những đối tượng để quán tưởng, không cần phải nhờ vả ai cả. Đối tượng nào cũng chỉ có thể dùng trong một thời gian nào đó mà thôi. Khi sử dụng nhiều lần, đối tượng đó trở nên nhàm chán, không còn hiệu nghiệm để làm cho tâm chúng ta đứng im. Liên tục tự tìm các đối tượng để thay đổi.
 

    6. Cố gắng nhớ: Nhớ lại câu nói về vấn đề chú tâm: 

    .·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

    * Chú Tâm vào một vật duy nhất, đến nỗi không còn biết gì ngoài vật chú tâm đang chú tâm.
    * Chú Tâm đến mức độ, mình thấy như Mình với Đối Tượng là một.

    .·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

    Hai phát biểu nói trên, được rút ra từ trường phái Mật Tông Tây Tạng.

Có thể có nhiều quý độc giả, không có thì giờ để tìm hiểu về trường phái Mật Tông Tậy Tạng, nên khi nghe tới chữ Mật tông, quý vị liên tưởng đó là một trường phái tu luyện phép tắc Thần Thông. Thật ra trường phái này đặc biệt chú trọng đến việc Tập Trung Tư Tưởng. Dường như Mật Giáo Tây Tạng coi vấn đề Tập Trung Tư Tưởng mạnh mẽ là nền móng, là xương sống, là chiếc chìa khóa vạn năng để mở tất cả các cánh cửa Huyền Môn. Vì vậy họ vô cùng chú Tâm đến kỹ thuật Tập Trung Tư Tưởng. Nói tóm lại, hình như đối với Mật giáo Tây Tạng, các công cụ Chân Ngôn, Đàn Pháp đều nhắm mục đích là làm cho người tu có thể đạt mức độ Định Tâm cao nhất.
 

c á c  g i a i  đ o ạ n  t ậ p  t r u n g  t ư  t ư ở n g

Theo tài liệu Vi Diệu Pháp, thì việc tập trung tư tưởng của chúng ta đi qua 3 giai đoạn:


Sơ Tướng (Parikamma Nimitta): là quan sát một Đối Tượng bằng mắt thường.
Thô Tướng (Uggaha Nimitta): là nhắm mắt nhưng vẫn hình dung được Đối Tượng.
 Quang Tướng (Patibhara Nimitta): khi Đối tượng chuyển qua một trạng thái là ánh sáng. 
 
t i ế n  t r ì n h  c á c  T h i ề n  C h i
 
 


Tầm: cố gắng tìm đối tượng. Cụ thể là khi ngồi công phu, chúng ta cố gắng nhớ ra 
hình ảnh mặt trăng, rõ nét nhất có thể.

Tứ: cố gắng giữ cho hình ảnh mặt trăng không bị mất đi. Nếu làm được hai thao tác 

nói trên về tâm lý, thì hệ quả tất yếu là sanh ra Thiền Chi Nhất Tâm.

Nhất Tâm: là tâm đứng im. Việc này có thể xảy ra trong thời gian rất ngắn, 

hoặc có thể dài, tùy theo cấu tạo Tâm, cấu tạo Sắc của từng cá nhân. 

.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

Mong quý độc giả để ý điều này: Nhất Tâm là Tâm đứng im, chứ không có nghĩa là chúng ta đã đến được cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc. Tâm đứng im, chỉ có nghĩa là chúng ta mất đi ý thức bình thường tạm thời trong giây lát. Việc chúng ta Tương Ưng với một Cảnh Giới nào đó, lại là vấn đề khác. Rất nhiều người hiểu lầm rằng khi thấy Tâm đứng im, mất đi ý thức bình thường tạm thời, gặp một vài Thực Thể ở Cảnh Giới nào đó, lại cho là mình đã Nhập Niết Bàn gặp Phật, Chúa, Thánh Thần. Thật vậy, ở trạng thái này, rất nhiều người có thể gặp các thân nhân đã quá cố. Việc này rất dễ giải thích, vì cấu tạo Tâm của chúng ta, và cấu tạo Tâm của các Vong linh, có nhiều điểm tương thích lẫn nhau. 

.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

Hỷ: Mừng rỡ vì đạt được trạng thái là Nhất Tâm. Trạng thái Tâm này
không hiện hữu trong cuộc sống đời thường. Vì tính chất đặc biệt của
Thiền Chi Nhất Tâm nên làm cho chúng ta vui mừng.

Lạc: Hạnh phúc này có thể so sánh, như một người sử dụng chất say,

nhưng có điều khác biết là hạnh phúc này không có
phản ứng phụ như người sử dụng chất say.

 .·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.




Trong phần: "Thiền Định thực hành: bài 1" CTR có đề xuất một số Đối Tượng để Quán Tưởng vì những Đối Tượng này đạt yêu cầu về cấu tạo Sắc Pháp của Vi Diệu Pháp. Rất có thể những Đối Tượng này hơi lạ đối với quý độc giả. Vì Đối Tượng lạ nên có thể tạo được mức độ chú Tâm khá cao, hy vọng có nhiều khả năng đưa tới Định Tâm.

Việc dẫn dụ Tâm bằng những câu nói, bằng những tư tưởng mà CTR đề xuất, thì nhìn vẻ bề ngoài rất đơn giản. Thế nhưng rất có thể quý độc giả không ngờ, là căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp, thì việc dẫn dụ Tâm này đã vận động làm cho 30 đến 40 Tâm Sở hoạt động một cách có hệ thống, để tạo ra trạng thái chú Tâm.

CTR xin phép giải thích để quý vị nào chưa biết về Vi Diệu Pháp có thể có được cái nhìn cơ bản. Theo tài liệu Vi Diệu Pháp, thì kích cỡ của tâm (kiểu như size quần áo) được chia làm hai loại. Loại lớn gọi là Tâm Vương, loại nhỏ gọi là Tâm Sở. Có thể dùng thí dụ sau đây để minh họa khái niệm về Tâm Vương và Tâm Sở: Một phòng học thì có nhiều bàn, ghế ... Tâm Vương là cái phòng học, còn tâm sở là bàn ghế, bảng, bục ... Quí độc giả rất cần phải nắm được khái niệm này, đồng thời cũng phải thuộc được ý nghĩa của từng từ ngữ được người ta sử dụng trong những tài liệu Vi Diệu pháp. Để nhớ được điều này, chúng ta không có cách nào khác là học ý nghĩa của từ ngữ y như học ngoại ngữ. Ban đầu chúng ta từ từ làm quen với các từ ngữ, chứ chưa thể nắm được vấn đề tư tưởng của tài liệu.

Nói về tài liệu Vi Diệu Pháp thì ở Việt Nam có rất nhiều từ mấy thập kỷ nay, nhưng đa phần chỉ là sao kinh, chép sách. Ai cũng nói đó là tài liệu rất hay, rất cao siêu; nhưng vấn đề là làm sao để có sử dụng tài liệu Vi Diệu Pháp này? Nói một cách khác là làm sao biến những trang sách lý thuyết, thành những công cụ cụ thể để trợ giúp người tu Thiền Định? Làm thế nào để Vi Diệu Pháp có thể trở thành kim chỉ nam, thành ngôi sao Bắc Đẩu, thành tấm bản đồ, để cho người tu Thiền Định có thể tiến bước với niềm tin? Thiếu ánh sao Vi Diệu Pháp dẫn đường việc tu Thiền Định sẽ trở thành một cuộc phiêu lưu đầy may rủi!
 

     Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta đạt được Định Tâm ?

Đặt giả thuyết là có một số quý độc giả khi triển khai trên thực tế kỹ thuật nói trên, đã tạo được ít nhiều trạng thái Định Tâm hay Tâm đứng im, có thể những điều sau đây sẽ xảy ra:
 

Nhờ kỹ thuật Định Tâm này làm cho tâm yên ổn, tạm quên đi những âu lo khắc khoải của cuộc sống, ngủ mê đi, không biết gì trong một thời gian có thể dài, có thể ngắn. Ứng dụng kỹ thuật Định Tâm này, nhưng chưa được tinh xảo, thì thay vì Định Tâm lại trở nên mê muội, trạo cử.
 

Khi Tâm đứng im ít nhiều, người tu Thiền Định thấy vô số các điểm sáng, gọi là hà sa, hoặc thấy một điểm sáng ở trước trán tương đối lớn, gọi là mô ni châu. 

Có khi lại thấy mình nghiêng bên này, nghiêng bên kia, có lúc lại muốn quay về phía nào đó, không thấy thân vật chất mình đâu.
 

Có thể thấy những thân nhân đã quá cố, thấy người lạ, thấy người quen, thấy như mình đi trong một đường hầm có ánh sáng ở phía trước.
 

Đạt được Định Tâm, nhưng chẳng biết đi đường nào, không biết mình phải làm gì, nên làm cái gì, không nên làm cái gì, vì mình chẳng có kinh nghiệm gì cả … Do đó, mang tâm trạng phân vân.

Tóm lại: Có hai khả năng có thể xảy ra cho một người tu Thiền Định thiếu kinh nghiệm: 


Lùi lại trên con đường tiến hóa: Họ hay gặp các người đã quá cố, có thể người thân, người lạ. Do Tâm Bất Định và không hiểu rõ gì cả nên hay tới những cảnh mà người ta gọi là Địa Ngục. Đây là những cảnh xấu hơn Cảnh Giới của loài Người. Họ không phân biệt Trời, Đất rõ ràng, thời gian thường là lúc chiều và tối. Các Thực Thể ở trong các căn nhà tập thể, tối tăm, nghèo nàn. Đường đi ở trong khu vực này thường loanh quanh không biết đi đâu, tìm mãi đường ra không biết làm sao ra. Nếu may mắn ra được, thì lại gặp cảnh làng quê thưa thớt, đường lối không rõ ràng chẳng biết đi về đâu … Nói tóm lại, Cảnh Giới có tất cả những đặc trưng của cảnh khổ.
 

Nếu may mắn, người tu Thiền Định, có một cấu Tạo Tâm tương đối cao hơn loài người bình thường, thì thường gặp cảnh Địa Thiên. Cảnh Giới này khá giống với cảnh sách vở có kể đến, là ở dưới chân núi Tu Di (núi Tu Di chỉ là một từ ngữ để minh họa về Cảnh Giới, chứ không phải như một quả núi như chúng ta thường nghĩ). Cảnh Giới này rừng núi rậm rạp kiểu như rừng nhiệt đới, nhưng không có mưa nhiệt đới, có Nam, có Nữ …

Những mô tả trên đây chỉ là một số khả năng chung chung thường xảy ra cho một người mới tu Thiền Định. Chúng ta cũng biết: "Tâm đứng đầu, Tâm tạo tác tất cả", do đó Cảnh Giới mà một người tu Thiền Định sẽ gặp, không thể nào kể hết. Nó lệ thuộc ở cấu tạo Tâm của từng cá thể. Thật vậy, chúng ta không bao giờ tìm thấy hai cá thể, lại kể lại kinh nghiệm Thiền Định giống y như nhau. Vì cấu tạo Tâm không ai giống ai cả, nên làm sao có Cảnh Giới giống nhau được.

Tại sao khi công phu Thiền Định, chúng ta giải quyết được Bất Thiện Tâm?

Nếu chúng ta triển khai một cách bài bản thì tiến trình của các Tâm có diễn tiến nêu sau:

      Tầm > Tứ > Nhất Tâm > Hỷ > Lạc.

Sự xuất hiện của các Tâm này là khắc tinh của các loại Tâm kể sau:

      Sân hận / tham dục Hôn trầm Phóng tâm / hoài nghi.

Việc giải thích điều này cũng khá dễ hiểu. Trong lúc chúng ta Chú Tâm đi tìm Đối Tượng nào đó gọi là Tầm, thì Tâm Sân Hận không thể hiện hữu cùng một lúc. Trong lúc chúng ta cố gắng, nỗ lực duy trì Đối Tượng để đừng mất, thì Tâm Tham Dục bắt buộc phải triệt tiêu. Đến lúc Nhất Tâm là Tâm đứng im, thì tất nhiên chúng ta không thể phóng Tâm là nghĩ lung tung, chúng ta không thể mê muội trong lúc Nhất Tâm. Nói tóm lại, một loạt các tâm của sơ thiền hữu sắc, là liều thuốc để trị các Bất Thiện Tâm kể trên. Do đó, khi hiểu được việc này, thì quí độc giả phát hiện ra những Tâm nói trên, ngoài công năng đưa đến Nhập Định, lại còn một khả năng khác là triệt tiêu các Bất Thiện Tâm. Chỉ với việc tìm hiểu một số Tâm nho nhỏ này thôi, chắc quí độc giả cũng thấy tính chất độc đáo, vi diệu của tài liệu Vi Diệu Pháp, mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ tài liệu nào khác.

Điều này khiến chúng ta kinh ngạc tự hỏi, dù tài liệu này đã được trước tác cùng lúc hay là sau khi những bộ kinh ra đời, thì cũng đã cách đây nhiều chục thế kỷ. Tại sao trong lịch sử loài người vào thời xa xưa này, lại có người tiến hóa quá xa đối với nhân loại. Thậm chí thế kỷ 21, xe tự hành đã lên được sao hỏa  sao này cách mặt đất đến 12 phút ánh sáng), mà chúng ta lại không có một tài liệu nào tìm hiểu được cấu tạo tâm của con người, như Vi Diệu Pháp đã từng ghi lại.
 

     Kính thưa quý độc giả,

Đây là phần thực hành, nhưng do là thực hành về một phần vô hình, vô ảnh, nên chúng ta bắt buộc phải diễn tả bằng lời nói. Thực hành Thiền Định chính là những thao tác sắp xếp, chọn lựa … các loại Tâm đã cấu tạo nên mình.

Nếu muốn có một cơ sở vững chắc để tu Thiền Định, thì chúng ta buộc lòng phải khảo sát các loại Tâm Vương và các loại Tâm Sở của
Sơ Thiền Hữu Sắc. Muốn tiến lên các lớp Thiền Định, thì chúng ta phải biết cách sắp xếp chọn lựa các Tâm phù hợp.

Mặt khác, còn phải hiểu các yếu tố cấu tạo nên Sắc, bởi lẽ cấu tạo của Sắc rất khác nhau ở các Cảnh Giới. Khi hiểu rõ vấn đề này, chúng ta mới không rơi vào tình trạng, lúc thì gặp Phật, lúc thì gặp Ma … Lúng túng quá không biết giải quyết làm sao, đành đưa ra câu nói: "Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma". Trên nguyên tắc Vi Diệu Pháp mà nói, ý nghĩ giết Phật, giết Ma, là những Tâm được gọi là Bất Thiện Tâm. Nó rất bất lợi cho người tu Thiền Định xét ở bất cứ góc cạnh nào. Nó tạo ra Nhân nên gọi là Hữu Nhân, không những vậy còn là một Tâm Bất Thiện. Tâm này là một Tâm Dị Thục, có nghĩa là đưa tới Luân Hồi Sanh Tử.

Một vấn đề mà thường ai cũng e ngại, đó là vấn đề giữ giới. Giới sự thật chỉ là lề lối sinh hoạt, lối sống, phong tục, tập quán của những Thực Thể ở những Cảnh Giới khác, mà chúng ta cho là cao hơn Cảnh Giới loài Người. Chúng ta có thể đưa ra một hình ảnh khá dễ hiểu để minh họa như sau: Nếu ai đó định đi nước Pháp, Mỹ … thì chúng ta phải học nói tiếng Pháp hoặc Mỹ. Nếu thích quan hệ Nam Nữ một cách thái quá, thích ăn thịt động vật … thì lối sinh hoạt này không phù hợp với cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc. Ở Cảnh Giới Sơ Thiền Hữu Sắc, có cấu tạo Tâm là Tầm, do đó không thể có Sân Hận hiện hữu. Tương tự như vậy, vì Nhất Tâm và có Hỷ, Lạc, nên không thể quan hệ Nam Nữ để tìm kiếm Hỷ, Lạc.

Vấn đề giữ Giới không phải là một việc bắt buộc, mà đúng hơn, đó là quyền lợi của người tu trên nấc thang tiến hóa.

Những kiến thức trên đây có vẻ như thiên về lý thuyết, nhưng trong lúc thiền định mà thiếu những hiểu biết này, sẽ đưa chúng ta đến vô số những lầm lẫn, tai hại cho chính bản thân mình.

Trong bài viết kế tiếp: "Thiền Định lý thuyết 2" CTR sẽ trình bày một đề tài khá phức tạp (hy vọng quý độc giả sẽ không nản lòng), là mô tả ý nghĩa của 30 đến 40 Tâm Sở của các lớp Thiền Định nói chung và Sơ Thiền nói riêng.
 

.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

     Bài viết này có hai cái lợi:
1. Làm cho quý độc giả có một khái niệm tương đối vững chắc về cấu tạo Tâm của các lớp Thiền Định nói chung.

2. Trong khi Thiền Định, quý độc giả có một cái Tôi phải quán sát. Lấy thí dụ quán sát 6 Biệt Cảnh Tâm Sở là: Tầm / Tứ / Thắng Giải / Tinh Tấn / Hỉ / Dục

Trong lúc Nhập Định, chúng ta cố nhớ những Tâm kể trên, rồi quý độc giả còn phải tự giải thích ý nghĩa: Tầm là gì? > Tứ là gì? > Thắng Giải là gì? 

Mình tự kiểm tra xem mình có những Tâm này hay không. Chỉ với việc Chú Tâm tới một số Tâm nào thôi theo cách suy nghĩ như trên cũng sẽ làm cho ý thức chúng ta quá tải. Độc giả bỗng nhiên thấy tác dụng phụ của việc này, là đưa đến Định Tâm. 

Trong lúc Định Tâm, quý độc giả lại tiếp tục cố nhớ đến 7 Biến Hành Tâm Sở và ý nghĩa của nó … Việc này sẽ làm cho quý độc giả Định Tâm một cách cơ học. Vô tình chúng ta đã sử dụng một loại Đàn Pháp, tạo ra trạng thái Định Tâm một cách tuyệt vời. Có thế quý độc giả sẽ Định Tâm một cách dữ dội, cao điểm; mà từ trước đến giờ quý độc giả chưa từng nếm trải.

.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

CTR đoan chắc với quý độc giả rằng nếu quý độc giả áp dụng thao tác này một cách máy móc và triệt để, thì chúng ta cũng tạo ra trạng thái Định Tâm, không khác gì những tu sĩ Tây Tạng, đã sử dụng các Đàn Pháp nổi tiếng xưa nay.

Cuối cùng, Tam Tiểu Thư xin được thay mặt cho CTR blog chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý độc giả. CTR không có một trường phái tu Thiền Định nào riêng của mình cả. Tất cả những gì được trình bày trong những bài: "lý thuyết & thực hành Thiền Định" đều là của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy. 


Công việc của CTR chỉ là sưu tầm, hệ thống hóa, sắp xếp … những thông tin mà có lẽ là của trường phái Phật giáo nguyên thủy. Những tài liệu của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy và trường phái Raja Yoga có rất nhiều phiên bản khác nhau. Do đó, việc đối chiếu tài liệu, phân tích, tổng hợp … rồi mang ra ứng dụng trên thực tế, là cả một quãng đường khá dài. Quan điểm của CTR là không bảo vệ hay bài bác trường phái nào cả, mà chỉ cố gắng làm sao, tìm ra những thông tin, rút kinh nghiệm từ thực tế, để trình bày cùng quý độc giả, khách quan nhất có thể được. Hy vọng những thông tin đó, giúp ích được cho quý độc giả trên con đường tu Thiền Định.



3 comments:

Cảm ơn nhóm CTR nhiều lắm, rất háo hức chờ đợi những bài viết tiếp theo của nhóm, chúc mọi người trong blog mạnh khỏe và tu tập tinh tấn. :)

Xin chào tất cả!
Xin cho hỏi với tư thế nằm mà tay cầm chày và bắt ấn khi công phu,đến sáng tay vẫn còn cầm chày và bắt ấn,vậy tư thế này có thể áp dụng khi công phu không?Xin TTT chỉ bảo thêm và cho ý kiến , cám ơn TTT nhiều!
p/s: khi đến sáng tay cầm chày phải nói là cứng đơ,đôi khi bị tê.

Bổ sung
ý em muốn hỏi có cách nào để mình phân biệt là đang nằm thiền hay đang ngủ?

Đăng nhận xét