Pages

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 40

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 40: Trận Chiến Cuối Cùng Armageddon
             giữa Con Người Thần Chết (phần 5)

             Kỹ Thuật Xuất Hồn 
             chỉ mới đủ lén lút dấu mình (stealth),
             chưa phải vô hình (invisible) trước Thần Chết


- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản à! Nếu mình tập Xuất Hồn thành công là coi như mình tự tại, không còn bị Tử Thần khống chế nữa phải không ông? Nếu đúng vậy thì mình bỏ công tập luyện Xuất Hồn kể ra cũng xứng đáng ông nhỉ?
- Ông Tổng Quản: Chưa đâu cô ơi!
Xuất Hồn chỉ là biện pháp tình thế, tạm thời, đối phó, che mắt Thần Chết trong lúc mình đang sống cũng như lúc chết. Nói cách khác, chúng ta chưa lọt ra khỏi sổ đoạn trường của Thần Chết đâu.

- Tam Tiểu Thư: Ông có bằng cớ gì mà nói thế? Bài trước khi ông nói phần “khai đề khúc” của Kỹ Thuật Xuất Hồn, tôi biết chuyện này khó nhưng vẫn còn hy vọng. Bây giờ ông lại nói đây mới chỉ là biện pháp tình thế để đối phó thôi, tôi nghĩ sao mà rắc rối quá. Ôi! Thật tội nghiệp cho cái thân Tam Tiểu Thư của tôi!
- Ông Tổng Quản: Chắc cô còn nhớ lúc Kiều ra đi, dặn dò em gái Thúy Vân:

Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
,
Nợ tình chưa trả cho ai
,
Mối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
.


Hồn ở đây được hiểu như là cái Tôi, là chủ nhân của lời thề, của mối tình. Nát thân bồ liễu có lẽ là thân xác vật lý. Nợ tình có thể mô tả như "năng lượng nghiệp lực".Từ đây suy ra chủ nhân của "nợ tình" và "mối tình", di trú từ đời sống này qua đời sống khác. Mặt khác, "nợ tình" và "mối tình" còn nói lên tính chất cấu tạo Tâm của một Thực Thể bất kỳ, cụ thể là của một con người. Những câu thơ nêu trên dường như đã mô tả cấu tạo của một Thực Thể, một con người nào đó bao gồm nhiều thành phần:

* Cái tôi: Hồn.
 
* Cái Tâm: Mối tình. 
* Cái Sắc: Nát thân bồ liễu. 
* Năng Lượng Nghiệp Lực: Nợ tình.

- Tam Tiểu Thư: Từ xưa đến giờ, thật tình tôi chỉ biết có mỗi Ngài Sakya Muni là nhập được Niết bàn thôi. Hay là ông xem trong tạp thư đi, may ra mình hiểu được làm cách nào mà Sakya Muni nhập được Niết Bàn thì hay biết mấy!
- Ông Tổng Quản: Theo như Huyền Sử thì dường như Ngài Sakya Muni, ngay từ lúc ban đầu cũng khá vất vả để học tu Thiền Định. Sau đó Ngài phải tập luyện liên tục gần như suốt cả đời mình. Vào phút lâm chung trước khi bỏ xác, Ngài cũng phải sử dụng Kỹ Thuật Thiền Định, sử dụng một Kỹ Thuật đặc biệt để nhập Niết Bàn. Để thoát ra khỏi vương quốc của Thần Chết, rõ ràng là một bài toán, mà dường như nhân loại không ai giải được.

Nếu tôi không lầm, theo quan điểm của truyền thống Phật Giáo, thì tất cả các Thực Thể, ở tất cả các cõi, các từng trời, cho dù là cõi Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng, Vô Sắc, cũng nằm trong sổ của Thần Chết. Xem ra Thần Chết còn lớn hơn cả Thượng Đế! Vẫn căn cứ vào tài liệu của Phật Giáo, thì lúc Sakya Muni tại thế, không ai thoát được danh sách Tử Thần, duy nhất có lẽ chỉ có ngài Sakya Muni, phát minh ra Lý Thuyết và Kỹ Thuật chấm dứt Luân Hồi Sanh Tử.

- Tam Tiểu Thư: Như vậy thì rõ ràng việc xuất hồn đâu có nghĩa là giải thoát đâu. Trong 4 yếu tố cấu thành nên con người, thì mình mới chỉ thoát được cái thân vật chất thôi mà. Xuất được cái Tôi ra khỏi cơ thể vật lý, đã là một công việc vô cùng khó khăn, nhưng đây mới chỉ là bước đầu tiên trên quãng đường còn quá xa, nếu coi Giải Thoát là mục đích để hướng tới.
- Ông Tổng Quản: Cô nói đúng. Bước tiếp theo còn khó khăn hơn nữa mà chúng ta phải giải quyết, chính là vấn đề những cái Tâm. Nó xây dựng lên chính chúng ta.

- Tam Tiểu Thư: Có lẽ không còn cách nào khác là Tôi phải đồng ý với Ông! Tôi nhớ có đọc một tài liệu, hình như là Pháp Cú thì phải, ở phần đầu họ nêu ra những định đề về vần đề cái Tâm, có một câu rất ấn tượng cho tôi "Tâm đứng đầu, tâm tạo tác tất cả". Vật lý thì cho biết "Trường sanh ra Chất", "Năng lượng sanh ra Khối lượng". Tôi hiểu một cách nôm na thì hình như "tinh thần sanh ra vật chất". Nói với riêng ông những hiểu biết của tôi vậy thôi. Tôi e ngại rằng nếu có ai khác biết, họ sẽ cho tôi là khoa học giả tạo.
- Ông Tổng Quản: Cám ơn cô đã đóng góp nhiều thông tin tích cực, giúp cho đề tài thêm phong phú, đa dạng.

Tâm mà chúng ta đề cập ở đây, thì có lẽ không giống bất cứ cái gì người ta thường nghĩ, đối với khoa học cũng như Tôn Giáo. Vấn đề Tâm nhìn ở góc cạnh đề tài chúng ta đang tiếp cận, thì khoa học hiện đại không có bất cứ một lý thuyết nào có thể hỗ trợ cho vấn đề này. Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài cách dựa vào lý thuyết của những bộ Luận có lẽ đã vài ngàn năm tuổi; của tài liệu Patanjali. Ngoài ra còn phải kể thêm đến kinh nghiệm thực tiễn nữa.

- Tam Tiểu Thư: Gần đây tôi thấy ông hay nhắc đến các bộ Luận. Tinh thần của bộ Luận nói về Tâm như thế nào ông? Thật tình khi bàn về Tâm, tôi thấy người ta mô tả tính chất của nó tính chất chung chung, mơ hồ, kiểu văn chương, triết học, huyền bí. Một thí dụ điển hình về Tâm rất nổi tiếng là giai thoại "Niêm hoa thị chúng", cử tọa người hiểu thế này, kẻ hiểu thế khác. Vị này bảo Tâm phải năng lau chùi thì mới trong sáng, còn vị khác lại bảo Tâm trong sáng không cần lau chùi! Không biết quý độc giả của CTR blog thì hiểu thế nào?
- Ông Tổng Quản: Nói về cách mô tả, cách chia chẻ, sắp xếp, hệ thống hóa về Tâm thì các bộ Luận chính là bậc Thầy trong lãnh vực này.

Tâm ở đây nặng về tính chất vật lý và ứng dụng. Các Tâm được coi tương đương như các nguyên tố hóa học, đã xây dựng lên Thế Giới Vật Chất. Thật sự, Tâm ở đây được mang ra để đếm về số lượng, có những Tâm được coi là homogene, heterogene. Cụ thể là Thiện Tâm không có các Bất Thiện Tâm thì có tính chất homogene.

- Tam Tiểu Thư: Ông làm tôi thực sự ngạc nhiên. Cách trình bày về những cái Tâm của ông, dựa trên cơ sở những bộ Luận Phật giáo đúng là mang nặng màu sắc Duy Vật. Ông bàn về Tâm mà chẳng Duy Tâm tí nào. Tâm dưới góc nhìn này cũng chẳng thấy dấu vết của tính chất lãng mạn gì cả. Ông làm gì cũng khác người. Nhìn nhận tâm như ông nói thì có lẽ là tôi mới nghe lần đầu tiên trong đời.
- Ông Tổng Quản: Tam tiểu thư à! Trên thực tế, lúc Thiền Định cũng như Xuất Hồn và kể cả các thao tác khác nữa … thì cái Tôi là chính mình. Trong bất cứ tiến trình nào, thì mình cũng phải giải quyết những cái Tâm. Đó là một cuộc "tranh chấp của nội Tâm, của tình cảm. Tranh chấp giữa lý trí và tình cảm, giữa Thiện Tâm và Bất Thiện Tâm …". Chúng ta có tâm trạng như một người giám đốc, phải giám sát, tìm hiểu để giải quyết vấn đề nhân sự phức tạp và tế nhị khi điều hành công việc.

Bây giờ chúng ta thử quan sát mô hình tiêu biểu của người Nhập Định. Khi bắt đầu Nhập Định, phải cảnh giác với các Bất Thiện Tâm thuộc dòng họ Tham, Sân, Si; trong đó phải đặc biệt chú ý tới Si Tâm là Tâm muội lược. Chúng ta cần tích cực triển khai Thiền Thiện Tâm: Tầm, Tứ v.v... Thế nhưng về góc độ thực hành Thiền Định thì ai cũng biết là khi triển khai những thao tác nói trên, các Bất Thiện Tâm thường quá mạnh, lấn át các Thiện Tâm. Khi chúng ta nhận biết được các đối thủ của mình là Bất Thiện Tâm, cũng chưa chắc làm gì được nó!

Rất nhiều các vị đã tu Thiền Định rất nhiều năm tháng cũng đã không ngờ trên đời lại có những tài liệu gọi là Luận, gọi là Patanjali.

- Tam Tiểu Thư: Tôi cứ tưởng xuất được cái Hồn, cái Tôi là yên ổn rồi. Chúng ta có thể rửa tay gác kiếm ăn mừng chiến thắng theo kiểu con nhà võ. Thật không ngờ con người lại còn một thành phần cấu tạo Tâm, mà phần cấu tạo này có vẻ quá khó khăn. Tôi nghe nói theo tài liệu Vi Diệu Pháp thì có đến mấy trăm cái Tâm, với đủ thứ chủng loại. Nếu phối hợp theo xác xuất, thì đưa đến một con số tổ hợp vô hạn. Những cuộc nói chuyện giữa ông và tôi về vấn đề này chắc không bao giờ chấm dứt.
- Ông Tổng Quản: Đúng thế Tam Tiểu Thư, văn chương của Pháp có câu thơ mà ai cũng biết, tôi xin phỏng dịch:

“Trái tim có những lý lẽ, mà lý lẽ không biết tới”

Trái tim (Le coeur) ở đây chúng ta hiểu là tình cảm, nó không chịu tuân theo quy luật logic nào cả. Chính vì lý do này mà người Raja Yoga phải chia ra làm 3 giai đoạn để khắc phục tình trạng nói trên:

* Điều tức.
* Điều thân.
* Điều tâm.

- Tam Tiểu Thư: Tôi hỏi nhỏ ông câu này nhé: phải làm sao để bảo được các Tâm của mình, làm chủ được nó, nó phải nằm dưới sự kiểm soát của tôi, không cho nó nổi loạn?
- Ông Tổng Quản: Tôn Tử vẫn đúng kể cả trong trường hợp cai trị cái Tâm "Biết mình, và biết những cái Tâm”. Mình phải học, hiểu biết về những cái Tâm, đó là cách duy nhất.

Những tài liệu luận của trường phái Phật Giáo chính là kho báu vô giá, là bí kíp có một không hai, đang chờ đợi chúng ta khám phá.


Còn tiếp ...

Tác giả: CTR


Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!




6 comments:

Ông Tổng Quản nói đúng!

tới đây thì em sa vào lưới tình. một đoạn ân tình kiếp trước không thể trả được...

con mắt thứ 3 cho em gặp lại người đó...từ dạo xảy ra biến cố: em bị giết chết theo cha mẹ thì....

các kiếp tiếp theo, em luôn luôn mồ côi...không nơi nương tựa...chỉ có một người thân duy nhất, thương em...hi sinh cả cuộc đời không kiếp nào chịu lấy chồng, ở vậy nuôi em khôn lớn, dựng vợ gã chồng cho em...đó là người chị yêu quý của em.

hết kiếp này tới kiếp khác chị em cứ mãi mãi bên nhau...là người thân duy nhất em còn lại trên cõi đời này.


vì đâu có sự gắn bó này?lại là một clip xa xưa, khi em; chị (lúc đó em và cô ấy chưa biết nhau) và một người con gái nữa cùng đi chung trên một chuyến đò...sóng to đò chìm; "anh hùng cứu mỹ nhân"; em cứu cô gái đầu tiên giờ là vợ hiền của em...rồi bơi ra cứu tiếp cô gái còn lại...lúc đưa cô gái lên mạn thuyền, em vừa ngước mặt, rướn người ra khỏi mặt nước để lấy hơi, thì một con sóng ập tới, nước tràn đầy miệng...em bị đuối nước..trước khi chết còn kịp nhìn thấy giọt nước mắt trên mặt người con gái em vừa cứu,chị đưa tay ra cố kéo lấy em nhưng em cứ từ từ chìm dần xuống và em chết với hình ảnh cuối cùng là của chị... sau này kiếp nào cũng là chị em ruột thịt với nhau...

kiếp này cũng vậy; cô ấy là em gái cô cậu với em...lúc cô ra đời, em được 10 tuổi; em chứng kiến tiếng khóc chào đời đầu tiên của cô ấy mà bần thần dáo dát hết tâm can mà không hiểu vì sao...

anh em thân thiết từ nhỏ tới lớn; trưởng thành em và cô ấy tự biết giới hạn của lễ giáo nên giử gìn khoảng cách với nhau...cô ấy giới thiệu người bạn thân của mình cho em..và cũng là người vợ hiện nay của em(cũng chính là người con gái đầu tiên em cứu)...kiếp nào chị và cô ấy cũng là bạn thân. do đó kiếp này tuy cả hai nhỏ hơn em 10 tuổi nhưng cả hai vẫn đối xử với em như em trai. cuộc đời đúng là lắm cái chuyện lạ kỳ...hix...

kiếp này, cô ấy cũng không chịu lấy chồng, dù nhan sắc rất đẹp và được nhiều người theo đuổi. lúc các chàng trai đặt vấn đề xin cưới, cô ấy nói rõ, nếu gặp ai giống như anh...thì mới lấy; em sửng sờ khi nghe tin này, thế là...một sợi dây oan nghiệt cột chặt hai anh em...cô cậu.

cô ấy nghĩ tới em, em biết. cô ấy nghe bản nhạc gì, em biết, em ê a hát theo dù mỗi người một nơi và em cũng thích nghe bản nhạc đó...dù cách xa nhau cả trăm cây số, em cũng cảm nhận được ý nghĩ của cô ấy...nữa đêm cô ấy mất ngủ, nhắc tên em, em giật mình thức giấc thẩn thờ, thao thức cùng cô ấy...cô ấy đau bệnh ,em biết!...cái biết này nó theo em hàng ngày hàng giờ....


thế là em và cô ấy quyết định từ giờ đến cuối đời vĩnh viễn không gặp nhau nữa...một quyết định đau đớn.

em cố bám đề mục để tu...để tìm cách quên cô ấy nhưng...như đá đè cỏ...lại như kiếp xa xưa, em và cô ấy mỗi người tu một chùa nhưng luôn nghỉ tới nhau...


* Cái tôi: Hồn.
* Cái Tâm: Mối tình.
* Cái Sắc: Nát thân bồ liễu.
* Năng Lượng Nghiệp Lực: Nợ tình.

câu chuyện xuất hồn của anh đã trở thành câu chuyện nợ tình...hihihi anh chuyển game không được êm tai lắm nhưng dù sao cũng cảm ơn anh...

oán hận dễ xả bỏ nhưng nợ tình làm sao em trả được...em không nhẫn tâm xóa món ân tình này trong Tâm...vì cô ấy là người chị ruột duy nhất trên đời này thương em; không làm hại em!

em

Câu chuyện bạn nặc danh kể trên hay và cảm động quá, đúng là nợ tình thì khó trả thật, muốn cắt đứt nhưng khó quá, một cảm giác đau trong lòng, đau lắm !

vâng cảm ơn bạn.
chuyện HHDL nó buồn vậy đó bạn.

chào bạn.

Tất cả triết gia đều đặt tinh yếu của tâm thức ở tư tưởng và ý thức; người là một con vật tri giác animal rationale. “Lầm lỗi căn để, phổ quát và xưa cũ này, lầm lỗi to tát đầu tiên này… trước hết phải được gạt ra. Ý thức chỉ là bề mặt của tâm thức ta, về tâm thức này, cũng như về quả đất, ta không biết bên trong mà chỉ biết cái vỏ”.
Có lẽ chúng ta nhớ những chiến thắng của mình lâu biết bao, và chóng quên làm sao những thất bại; ký ức là kẻ tôi đòi của ý chí . Khi tính toán ta thường lầm lẫn có lợi cho mình hơn là hại; và ta làm thế và tuyệt nhiên không có một ý định bất lương nào cả. “Trái lại, sự hiểu biết của con người ngu si nhất trở nên bén nhạy khi những sự việc đang thảo luận có liên quan mật thiết với những ước vọng của y”; nói chung, trí năng được phát triển nhờ hiểm nguy, hoặc do sự thiếu thốn, như nơi người tội lỗi. Nhưng nó dường như luôn luôn phụ thuộc dục vọng và làm khí cụ cho dục vọng

“Bề ngoài, con người tuồng như có cái gì ở trước thúc đẩy họ đi tới, song kỳ thực họ bị thúc tới từ đàng sau”, họ tưởng họ được thúc đẩy tiến tới do những gì họ thấy nhưng thực ra họ bị thúc dục bởi những gì họ cảm thấy -bởi những bản năng mà về sự vận hành của chúng, họ không hoàn toàn ý thức được. Trí năng chỉ là một bộ trưởng ngoại giao; “Thiên nhiên đã sản xuất nó ra và phụng sự cho ý chí cá nhân. Bởi thế nó chỉ dành để biết sự vật trong giới hạn sự vật ấy cung cấp nguyên động lực cho ý chí chứ không phải dành để thăm dò căn nguyên sự vật hay lãnh hội bản thể đích thực của sự vật. “Ý chí là yếu tố duy nhất trường tồn bất biến trong tâm thức; chính ý chí, qua sự liên tục của mục đích, đã đem lại nhất tính cho ý thức và liên kết những ý nghĩ và tư tưởng của ý thức đi theo chúng như một hoà điệu liên tục”. Chính ý chí lãnh đạo tư tưởng.

Cá tính nằm trong ý chí, không phải trong trí năng; cá tính cũng là sự liên tục của mục đích và thái độ: và những yết tố này chính là ý chí. Ngôn ngữ thông thường đã đúng khi nó thích nói “Tâm” hơn là “Trí” ; nó biết (bởi vì đã không lý luận) rằng một “thiện chí” là sâu sắc và đáng tin cậy hơn một tâm thức sáng suốt; và khi ngôn ngữ thông thường gọi một người là “tinh ranh”, “khôn ngoan”, “láu cá”, điều ấy ít nhiều đã ngụ sự nghi ngờ và ít ưa thích. “Những tính xuất sắc của tri thức làm cho người ta khâm phục, nhưng chẳng bao giờ làm người ta thương yêu”; và mọi tôn giáo đều hứa hẹn một phần thưởng … cho những ưu điểm của ý chí hay trái tim, nhưng không phần thưởng nào dành cho những ưu điểm của cái đầu hay tri thức”.


Thế thì ý chí cũng là tinh thể của con người. Bây giờ, đọc giả nghĩ sao nếu ý chí cũng là tinh thể của sự sống trong mọi hình thức của nó, và ngay cả của vật chất “vô tri” ? Nếu ý chí chính là “vật tự thân” mà chúng ta tìm kiếm bấy lâu nay, mà ta đã từ lâu tuyệt vọng trong sự truy tầm, nếu ý chí chính là thực tại nội tâm tối hậu và tinh thể bí yếu của mọi sự ?
Vậy chúng ta hãy thử giải thích ngoại giới theo tiêu chuẩn của ý chí. Và hãy đi ngay vào căn để; chỗ mà những người khác bảo ý chí là một hình thức của sức mạnh, chúng ta hãy nói rằng sức mạnh chính là một hình thức của ý chí. Trả lời cho câu hỏi thường hằng: nhân quả là gì ? Ta sẽ bảo: ý chí. Cũng như ý chí là nguyên nhân phổ quát trong chính chúng ta, trong sự vật nó cũng vậy, và nếu chúng ta không hiểu được nguyên nhân là ý chí như thế thì nhân quả vẫn chỉ là một phù chú thần bí, hoàn toàn vô nghĩa. Nếu không có bí yếu này, chúng ta chỉ đi đến những đặc tính tối nghĩa như “năng lực” hay “dẫn lực” (Gravity) hay “ái lực” (affinity); chúng ta không biết những sức mạnh này là gì, nhưng chúng ta biết -ít nhất là rõ hơn một chút- ý chí là gì; thế thì hãy nói rằng sự ghê tởm và vẻ quyến rũ, sự phối hợp và phân chiết từ lực, dẫn lực, sự kết tinh (crystalization) chính là ý chí, Goethe đã diễn tả ý tưởng này trong nhan đề một cuốn tiểu thuyết khi ông gọi sự thu hút không thể cưỡng lại của những tình nhân là die Wahlverwandtschaft – sự “thân mật tuyển chọn” [die Wahlverwandtschaft (congeniality -engl.) = "Sự tâm đầu ý hợp; sự tương đắc"; một nghĩa khác trong hoá-học: elective affinity (engl.) . Cái mãnh lực thu hút người đang yêu, và mãnh lực thu hút hành tinh chỉ là một.
Trong đời sống thảo mộc cũng thế. Càng đi xuống những hình thức thấp kém của sự sống bao nhiêu, chúng ta càng nhận thấy vai trò của trí năng nhỏ lại bấy nhiêu; nhưng với ý chí thì không thế.


“Cái năng lực trong ta theo đuổi mục đích của nó nhờ tri thức, nhưng ở đây thì chỉ có tiến lên một cách mù quáng câm điếc với cách thế một chiều bất biến, song trong cả hai trường hợp – nó cũng có tên là ý chí … Vô thức là điều kiện nguyên thuỷ tự nhiên của mọi sự vật, và bởi thế cũng là nền tảng từ đấy, trong những loài chúng sinh đặc biệt, ý thức đã sinh thành như sự triển khai tột độ của loài ấy; và đến lúc ấy vô thức cũng luôn luôn tiếp tục chiếm ưu thế. Do đó phần lớn mọi cuộc tồn sinh đều không có ý thức; tuy nhiên chúng hành động theo những định luật của bản tính chúng, nghĩa là của ý chí chúng. Thảo mộc chỉ có một tương tự rất yếu với ý thức loài động vật thấp nhất chỉ có bóng dáng sơ khai của ý thức. Nhưng ngay cả sau khi ý thức đã lên cao qua quá trình từ động vật cho đến con người với lý trí của nó, vô ý thức của thảo mộc (khởi điểm của ý thức) vẫn còn là căn bản, và ta có thể truy tầm căn bản ấy trong nhu cầu ngủ. Aristote có lý: có một năng lực nội tại un đúc hình thể trong cây cối và hành tinh, trong động vật và người “Bản năng của động vật nói chung cho chúng ta tỷ dụ tốt nhất về cái gì gọi là cùng đích ở trong thiên nhiên. Vì, cũng như bản năng là một hành động tợ như hành động được dẫn dắt bởi quan niệm về một cứu cánh, tuy nhiên lại hoàn toàn không có một cứu cánh nào; cũng thế, mọi sự tạo tác trong thiên nhiên cũng tợ như sự tạo tác được hướng dẫn bởi quan niệm về mục đích, tuy nhiên lại hoàn toàn không mục đích”. Sự khéo léo một cách máy móc nhưng tuyệt diệu nơi động vật chứng tỏ ý chí có trước trí năng ra sao. Một con voi đã được đưa đi khắp Âu châu , và đã qua hàng trăm chiếc cầu, sẽ không chịu bước lên một chiếc cầu ọp ẹp, mặc dù nó đã thấy người và ngựa đi qua. Một con chó nhỏ sợ nhảy từ bàn xuống; nó thấy trước kết quả cuộc té ngã không phải nhờ lý luận (và nó không có một kinh nghiệm nào về một vụ té như vậy) mà nhờ bản năng. Những con đười ươi sưởi ấm bên một lò sưởi chúng gặp thấy, nhưng không nuôi ngọn lửa; như vậy rõ ràng những hành vi kia là do bản năng, chứ không phải kết quả của lý luận; chúng là biểu hiện không phải của trí năng mà của ý dục .
Ý dục ấy, dĩ nhiên, là dục vọng muốn sống, một ý chí muốn được sống tới mức tối đa. Sự sống quý giá biết bao đối với tất cả mọi loài ! – Và nó chờ đợi cơ hội một cách kiên nhẫn biết bao! “Trong hàng năm, lưu điện (galvanism) ngủ mê trong đồng đỏ và thiếc, và những kim khí này nằm yên bên cạnh bạc, cả ba thứ sẽ được đốt cháy thành ngọn vừa khi chúng được mang lại nhau dưới những điều kiện cần thiết. Ngay trong lãnh vực của loài hữu cơ, chúng ta cũng thấy một hạt giống khô duy trì sức sống ngủ yên qua 3000 năm và, cuối cùng khi những hoàn cảnh thuận tiện xảy đến, nó sẽ lớn lên thành cây nhỏ”, những con cóc sống được tìm thấy trong đá vôi đưa đến kết luận rằng cả đến sự sống động vật cũng có thể ngưng lại qua hàng ngàn năm. Ý chí ấy là một ý chí muốn sống; và kẻ thù bất diệt của nó là sự chết.
Nhưng có lẽ nó có thể đánh bại ngay cả thần chết ?
__________________

Đăng nhận xét