Pages

Cuộc họp báo (1): Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp



Kính thưa quý độc giả của CTR blog

Ngày nay chuyện họp báo đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Chúng ta thường xuyên nghe đề cập đến từ ngữ này khi đọc báo, xem TV, nghe radio, truy cập web. Đây là một hoạt động khá phổ biến của giới doanh nghiệp và những người nổi tiếng, đạo diễn, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, cầu thủ bóng đá … 

Có một chi tiết mà CTR không ngờ là từ hồi xửa hồi xưa (600 năm trước công nguyên) đã có một vụ họp báo khá qui mô của Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp được ghi lại trong Cuốn Tạp Thư. Điều đáng chú ý nhất là họ tổ chức họp báo rất thường xuyên để làm quen, mở rộng quan hệ, chia sẻ những gì liên quan đến Thiền Định và Tâm Linh con người. 

Sau đây CTR xin kính mời quý độc giả theo dõi chi tiết buổi họp báo này. Những quí vị nào muốn tham gia họp báo online xin viết thư cho chúng tôi theo địa chỉ: vidieuphapctr@gmail.com hoặc quý vị có thể post comment trực tiếp trên blog.
Xin cảm ơn và kính chúc quý vị sức khỏe và tinh tấn trong tu tập.

CTR

 .·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.

Cuộc HỌP BÁO
(1): Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp 


- Ðịa điểm: Ðộng Ðình Hồ, một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc. Diện tích lệ thuộc vào từng mùa, bình thường có diện tích khoảng gần 3.000 cây số vuông, nhưng đến mùa mưa lũ tăng lên 20.000 cây số vuông. Ðây cũng là hồ điều hòa của sông Dương tử hay còn gọi là Trường Giang. Ðộng Ðình Hồ là một trong 4 hồ nước ngọt lớn nhất của Trung Quốc. Vẻ đẹp của địa danh này thường được nhắc đến trong văn thơ đời nhà Tống. Ở Giữa hồ có một hòn đảo với 72 ngọn núi. Có lẽ vì cảnh trí hoang sơ, cô tịch của nơi này nên ngày xưa thường được các đạo sĩ chọn làm nơi ẩn tu.

Có người cho là dân tộc Việt có nguồn gốc từ hồ Ðộng Ðình này. Tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp chọn địa điểm này để họp báo … để đề phòng khủng bố!




- Thời điểm: Bối cảnh cuộc họp báo xảy ra khoảng 600 trăm năm sau Công Nguyên, sau khi Ðạo Xướt và Thiện Ðạo (có lẽ là truyền nhân kế thừa chính thống) của Tuệ Viễn (hay Huệ Viễn) đã truyền bá Tịnh Độ vào VN. Chúng ta còn phải kể thêm một tông phái nữa của Trung Quốc là Thiền Tông. Khi nói tới tông phái này, thì phải nói ngay tới đại biểu là Huệ Năng, tác giả và kiến trúc sư của Thiền Đốn Ngộ. Cụ thể là "Tự Tâm thị Phật". Chẳng bao lâu tông phái này đã chia ra 3 hệ phái khác nhau, sau đó lại chia nhỏ ra nữa: Cơ Phong, Bổng Hát, Ngữ Lục, Khán Thoại Đầu … Thiền Trung Quốc khi du nhập vào Nhật lại chia ra ít nhất 24 trường phái: Trà Thiền, Trà Đạo v.v... Khi du nhập vào Việt Nam cũng sanh ra vô số trường phái không kể hết: Trúc Lâm, Lâm Tế … tất cả cũng là Trường phái Thiền Tông thuần túy của Trung Quốc; không liên quan gì đến Phật Giáo Ấn Độ.

Theo tác giả Nguyễn Tuệ Chân, Phật Giáo Trung Quốc về mặt hình thái, phương pháp và hệ thống lý luận đều khác với Phật Giáo Ấn Độ. Vẫn theo tác giả này, lý do tạo ra khác biệt là vì ý thức tâm lý dân tộc, phương thức tư tưởng và tập quán của người TQ. Hiện còn rất nhiều trường phái của TQ đã phát triển ở VN.

- Mục đích: Là nơi làm quen, tạo mối quan hệ, trao đổi, đàm luận.

- Thành phần tham dự: Xin được trân trọng giới thiệu các thành phần tham dự là đại diện của:
 
     * Giới "Giang Hồ Thiền Định" đầy hiểm ác.
     * Tuần báo: "Thời Trang 2013" của cảnh Hữu Sắc.
     * Nhật báo: "Tiếng Nói Vô Thinh" của cảnh Vô Sắc.
     * Trường phái "Quỳ Hoa Bảo Điển" với lối tu tập nổi tiếng "Vung tay tự thiến xưng hùng thiên hạ”.
      * Trường phái "Vô Chiêu" là đại diện đất nước Tịnh Thổ của Huệ Viễn, (sử dụng hộ chiếu của nước thứ hai). Và còn rất nhiều khách quí khác.

- Nội qui: Quý vị đang là người tu tập, trước khi chứng Phật, Tiên Thánh thì hãy là công dân tốt. Chúng tôi yêu cầu tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của VN và luật pháp quốc tế. Vì phép lịch sự xin quí vị điều chỉnh cell phone ở chế độ rung.

CUỘC HỌP BÁO BẮT ÐẦU




Trong trang phục vét đen, sơ mi đỏ của nhà thiết kế Pháp siêu nổi tiếng Yves Saint Laurent, mái tóc đen bóng bới cao gọn gàng trên đỉnh đầu rất thời trang. Tam Tiều Thư với vóc dáng nhanh nhẹn và khỏe mạnh, thái độ nghiêm trang nhưng cực kỳ vui vẻ, là phát ngôn viên chính thức của tiêu cục XVKP. Khi cô xuất hiện trước mặt cử toạ, tiếng vỗ tay vang rần.


- Tam Tiểu Thư (tươi cười): Gút mo ning ê vê ri bo đi, bông rua, gút tần tác … đăng cờ xe, xin chào tất cả quý vị, xin cám ơn quý vị!

Tu đai, ai út lai tu in tru du sơ … permettez-moi …, xin phép quí vị, em xin tự giới thiệu, em là Tam Tiểu Thư, người phát ngôn chính thức của tiêu cục XVKP (tiếng vỗ tay một lần nữa lại vang lên).

- Tâm Như: Tam Tiểu Thư, chị là Tâm Như đây! Em nhớ ra chị chưa?

- Tam Tiểu Thư: Hai! Chị Tâm Như, I'm very glad to see you. Sorry, I can't speak Chinese.

- Một cử tọa đứng lên: Thưa Tam Tiểu Thư, xin cho tôi bắt đầu. Tôi có một câu hỏi mà có lẽ nhiều người cũng thắc mắc như tôi: 


     * CTR là ai? 
     * Ông Tổng Quản là ai? 
     * Cuốn Tạp Thư là của tác giả nào?

- Tam Tiểu Thư: Em xin thưa cùng quí vị! Tất cả những nhân vật nói trên đều là sản phẩm tưởng tượng, hư cấu. Giấc mơ muôn đời của người thực hành Thiền Định là mong mỏi có ấn chứng, có thành quả thực tế. Trong khi chờ đợi ấn chứng thì giấc mơ chỉ là giấc mơ thôi. Chúng ta hãy xem những bài viết này thay thế cho lòng mong muốn giấc mơ trở thành sự thật.

Còn về "Cuốn Tạp Thư" là như thế này: Có lần CTR đi chợ trời "Second hand market"
tình cờ thấy một cuốn sách cũ kỹ bán giảm giá "on sale" 80% off (đã chợ cũ rồi mà còn bán giảm giá nữa ...), bìa rách te tua, bên trong thì trang còn trang mất. Tò mò đọc vài trang thấy có vẻ hay hay nên mua về đọc để giải sầu. Tiếc là cái trang mà để tên tác giả thì lại không còn nữa (chắc bị xé đem gói xôi!).

- Hoang Vu: Gần đây tôi tập Thiền theo phương pháp của CTR, tôi đã bắt đầu biết những trạng thái hụt hẫng như khi đi máy bay, bay vào khoảng không khí loãng (vùng có áp xuất khí quyển thấp) là thế nào?

- Nặc danh: Mình cũng là một độc giả theo dõi những bài viết của CTR … Cám ơn chân thành đến Ông Tổng Quản đã dầy công nghiên cứu.


- Tam Tiểu Thư: (Ánh mắt long lanh, nụ cười nhẹ nhàng, dịu dàng nói): Em xin cám ơn quý vị đã động viên blog CTR. Những lời lẽ khiêm tốn, tình cảm chân thành làm cho em rất xúc động!

Trước nhất em xin đính chính, hiệu chỉnh lại cho đúng với sự thật. Quí vị hãy tin đây là lời nói chân thành từ trái tim, không phải sáo ngữ, khiêm tốn giả tạo. CTR không hề có một phương pháp tu Thiền Định nào của riêng mình cả. Thật sự CTR chỉ làm công việc như một chiếc cầu nối, là dùng văn chương chữ nghĩa để minh họa phương pháp tu Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy và phối hợp ít nhiều với những lý thuyết của những bộ Luận thuộc trường phái Nguyên Thủy.

Thật ra Thiền Tông thực sự là của Trung quốc, tác giả là ngài Huệ Năng với pháp môn Đốn Ngộ và tài liệu là "Đàn Kinh". Với tư tưởng chủ yếu là "Tự Tâm là Phật" đã làm lu mờ cách tu tập Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy là một lối tu đòi hỏi rất nhiều yếu tố đối với người tu Thiền Định. Nó xuất phát từ thực tiễn, và được phát biểu thành công thức bất tử là: "Giới, Ðịnh, Huệ". Công thức này như trên đã nói không phải xuất phát từ đàm luận mà từ kinh nghiệm Thiền Định. Theo quan điểm của trường phái này, căn cứ trên thực tế thì: 


"Chánh Định không thể thành tựu nếu còn duy trì một cuộc sống: 
Giết chóc, Trộm cắp, Dâm đãng, Nói dối … "

Người ta không thể tin là người vẫn còn giữ những thói quen nói trên, có thể đắc Thiền Định ở cấp độ thấp nhất là Sơ Thiền Hữu Sắc. Ai cũng biết ở cảnh giới này, không hấp thụ dưỡng chất, không có nam nữ để quan hệ … cho nên các bộ phận để làm công việc này theo thuyết tiến hóa đã tự đào thải. Vì thế, tự cho là mình mở được "Con Mắt Thứ Ba" dù chỉ ở cấp độ Thiền thấp nhất … là nằm mơ giữa ban ngày. "Con Mắt Thứ Ba" dạng này, thậm chí xuất hiện thấp hơn cả Cảnh Giới Con Người.

- Kính thưa Hoang Vu, Nặc Danh, trạng thái hụt hẫng và còn nhiều trạng thái khác, đó là cảm giác đầu tiên khi hành Thiền. Con Mắt Thứ Ba, kỹ thuật Xuất Hồn, kỹ thuật Thiền Định hy vọng có dịp trình bày cùng quý độc giả.

Một lần nữa mong
quý độc giả biết cho các nhân vật trong blog CTR chỉ là sản phẩm của tưởng tượng không có thật. Tam Tiểu Thư xin cám ơn chị Tâm Như, Hoang Vu, Nặc Danh đã đặt câu hỏi.

- Tâm Như: Ủa! Sao mình không thấy đại diện cho trường phái của ngài Huệ Viễn thuộc nước Tịnh Thổ nhỉ?
- Tam Tiểu Thư: Em xin lỗi trước khi đưa ra ý kiến này, nếu có gì sai, mong chị Tâm Như và quí vị chỉ giáo. Theo em biết, quí vị muốn lên nước Tịnh Thổ thì cách tu chủ yếu dùng Niệm tên Phật làm động lực bên trong, dùng nguyện lực Adida Phật làm động lực trợ duyên bên ngoài. Trong ngoài tương ứng, nhân duyên hòa hợp, Vãng Sanh vào thế giới Cực Lạc. Cũng cần nhắc lại, lúc đầu Tuệ Viễn chủ trương Thiền Tịnh song tu, nhưng cuối cùng Thiền Định đã bị rơi vào quên lãng.

Theo thiển ý của em, cư dân Vãng Sanh về Tịnh Thổ không phải sử dụng thực lực tu hành để có được tấm hộ chiếu hợp pháp nhập cảnh vào nước Tịnh Thổ. Với cách tu vừa trình bày ở trên, thì dường như người ta đã sử dụng hộ chiếu của một nước thứ hai, thứ ba là niệm Phật và chép kinh.

Ðây chỉ là quan điểm riêng của em chắc chắn rất nhiều thiếu sót, mong quí vị hào phóng rộng lượng chỉ bảo, em rất biết ơn! Thank you! Danke sehr!

- Nặc Danh: Hình mới (của blog) đẹp lắm, nhưng nhìn giống như bảng quảng cáo Milo quá, không có mùi Thiền vị chút nào!

- Tam tiểu Thư: Xin chân thành cám ơn quí Nặc Danh đã bỏ thời gian ghé qua trang blog, còn chân tình đóng góp ý kiến xây dựng. Những tấm hình được post lên trang blog, CTR cân nhắc rất kỹ chứ không phải là tình cờ. Tấm hình người phụ nữ khỏa thân thật sự là biểu tượng của DAKINI hay YIDAM. Nó là một nhân vật có lẽ có thật của những người thực chứng Thiền Định sẽ gặp gỡ trên bước đường thiên lý của trường phái Thiền Định. Người tu Thiền Định, thực sự Chứng Định, theo như ngôn từ của Nặc Danh, mà chưa biết mùi vị của Dakini, thì phải tự hỏi lòng mình, thực sự đã đi được quãng đường bao xa trên con đường thiên lý của pháp môn Thiền Định. 


Nhiều trường phái Thiền Định có đề cập tới nhân vật này với những tên khác nhau. Ở đây em xin phép trình bày cách mô tả nhân vật nói trên của người Tây Tạng.  

Dakini là: "Thiên nữ, Nổi giận, Vũ công, Lõa thể". 

Mô tả này là ngớ ngẩn và vô nghĩa với người ở ngoài cảnh giới Thiền Định, nhưng với người tu Thiền Định thì Dakini là nguồn cảm hứng, người bảo vệ Chánh Pháp, người che chở và còn hơn thế nữa. Em chỉ còn biết mô tả bằng câu thơ sau đây:  

"Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay"

Chẳng phải ở Tây Tạng, mà bất cứ ở đâu trên thế giới, cũng có người bằng lòng ở lại với Dakini để hưởng thành quả của Thiền Định. Chắc quí Nặc Danh cũng biết, ở cảnh thế gian con người cũng có những bậc quân vương từ bỏ ngai vàng đi theo lối nghĩ của trái tim.

- Rất mong được quí Nặc Danh chỉ bảo thêm, em vô cùng biết ơn!

(Còn tiếp ...)


Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 41

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 41: Sự thật không che đậy (phần 1)

             Xuất Hồn một công cụ cần thiết &  
             chính đáng của con người ai cũng phải Chết


- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản à! Suốt cả đời chúng ta thường chuẩn bị kỹ lưỡng cho rất nhiều việc, thí dụ như sinh nhật, đám cưới, tân gia, tốt nghiệp ... Thế nhưng có một việc vô cùng quan trọng của đời người thì chẳng ai lo chuẩn bị, thậm chí chẳng ai nghĩ tới. Đó là chuẩn bị cho Cái Chết. Điều này thật kỳ lạ vì người ta thấy cái chết mỗi ngày, nhưng lại nghĩ nó chỉ xảy ra cho người khác mà không bao giờ xảy ra cho chính mình.

- Ông Tổng Quản: Thần chết đối với tất cả các Thực Thể là đồng nghĩa với cõi tuyệt vọng vĩnh hằng. Thần Chết là biểu tượng của chủ thuyết Nhất Nguyên: Khổ đau - tuyệt vọng; còn các Thực Thể lại là biểu tượng của chủ thuyết Nhị Nguyên: Khổ đau - hạnh phúc và hy vọng.

Mặt tích cực của khoa học hiện đại thì không còn lời nào để ca ngợi vì ai cũng biết. Nhưng mặt tiêu cực thì phải nói rằng khoa học hiện đại là một loại tai họa đối với toàn thể nhân loại, một tội đồ của lịch sử tiến hóa. Người ta hoàn toàn mù tịt về hiểm họa có thật của Thần Chết. Khoa học hiện nay không biết gì về những cảnh giới: Hữu sắc, Vô tưởng, Vô sắc … ngoài những dự đoán bằng lý thuyết kiểu: Rối lượng tử - Vũ trụ song song - Vũ trụ toàn ảnh …
 
- Tam Tiểu Thư: Khi nói chuyện với ông, tôi thấy suy nghĩ của ông rất lạ. Ông rất hay nghĩ về thân phận nhiều đau khổ của con người. Dường như ông biết rằng ngoài cõi người, còn nhiều cõi khác có hạnh phúc cao hơn. Tam Tiểu Thư này thì nghĩ rằng dạng loài người là cư dân duy nhất trong vũ trụ, còn môi trường thế giới tự nhiên khách quan được cấu tạo bởi những yếu tố hóa học quá quen thuộc, có thể có thêm những nguyên tố hóa học chưa biết tới; trong đó nguyên tố hào phóng nhất là hydrogen. Thế nhưng tôi vẫn đồng ý với ông điều này: Từ ngàn xưa đến giờ, trước cái chết của 6, 7 chục tỷ người trên trái đất, thì con người chỉ có một phản ứng tiêu cực duy nhất là than khóc tiếc thương. Có đôi lúc tôi cũng ngạc nhiên tự hỏi tại sao con người lại không cố gắng tìm ra phương án tích cực để đối phó với Thần Chết. Ông tra cứu trong Tạp Thư xem có ai tìm được phương án nào không?

- Ông Tổng Quản: Theo huyền sử, có lẽ duy nhất chỉ có ngài Sakya Muni là không có thái độ tiêu cực đối với Thần Chết. Ngài đã triển khai một kỹ thuật mang tính chất chủ động và tích cực đối với Thần Chết. Chính thái độ này có lẽ là nguồn cảm hứng vô tận (muse), là tiền đề cho giải pháp tích cực đối phó với Thần Chết.

Nói tóm lại, cái Chết là sự đau đớn tột cùng của một Thực Thể chẳng phân biệt cảnh giới nào. Cho dù quan niệm khổ đau và hạnh phúc ra sao đi nữa, thì tử thần vẫn là kẻ thù truyền kiếp - với ý nghĩa chính xác nhất - của con người và các Thực Thể.
 
- Tam Tiểu Thư: Cá nhân tôi thì tôi cảm thấy mình không sợ chết lắm do đã quen sống đời sống trên lằn tên mũi đạn. Cái mà tôi sợ nhất là sự chia lìa tình cảm với những gì mình yêu thương.
- Ông Tổng Quản: Trong cuộc sống tình cảm của bất kỳ một con người nào, thì thiên đường cũng là sự lên ngôi của một cuộc tình tích cực, và địa ngục là sự lãng mạn của cuộc tình quá không may, tín hiệu cuối cùng là tử biệt:

 Dưới bia mộ đá thiên thần khóc cho tình yêu chúng ta

 “I ve hungered for your touch along lonely time
 “I find you asleep in the deep of my heart

Trong não nề của tuyệt vọng, con người hy vọng vào lòng độ lượng và hào phóng của Thần Linh.

God speed your love to me

- Tam Tiểu Thư: Ông đã từng nói nhiều lần về xuất hồn. Rõ ràng xuất hồn là một công cụ cần thiết và chính đáng của con người vì ai cũng phải chết. Thế nhưng sau đó ông lại nói rằng: Kỹ thuật Xuất Hồn thật sự có thể là một công cụ hữu hiệu tạm thời giúp con người lánh mặt Thần Chết trong một thời gian nhất định nào đó mà thôi. Tại sao lại như vậy?
- Ông Tổng Quản: Xuất hồn là một thao tác mang nặng tính chất kỹ thuật để tách cái tôi một cách chủ động ra khỏi cơ thể vật lý. Việc này có thể triển khai trong lúc Thiền Định, khi cơ thể vật lý vì lý do nào đó không còn sử dụng được nữa (hư hỏng do tai nạn, hư hỏng do độc tố xâm nhập với hàm lượng quá cao, vượt qua ngưỡng chịu đưng của cơ thể ...)

Mặc dù cùng là chủng loại con người; nhưng ai cũng biết đời sống của người này và người khác lại vô cùng khác nhau. Chính điều này phản ảnh cho chúng ta biết là cấu tạo: Tâm, Sắc, Nghiệp lực … mang tính chất cá biệt; không ai giống ai. Khi xuất hồn thành công, thì người ta sẽ đi đâu về đâu? Câu trả lời là tùy theo cấu tạo của từng cá nhân. Trong trạng thái Xuất Hồn, do tác động của Định Luật Tương Ưng thì cá nhân đó sẽ tự động đi tới cảnh giới tương thích.

- Tam Tiểu Thư: Bây giờ thí dụ tôi Xuất Hồn thành công và đến được những cảnh giới cao hơn thì Thần Chết có biết không ông? Nói cách khác là ở cảnh giới khác thì người ta có chết hay không?
 - Ông Tổng Quản: Dù ở bất cứ cảnh giới nào: Hữu sắc, Vô tưởng, Vô sắc … hễ có sanh thì có diệt. Đó là tiến trình không thể đảo ngược và là một sự thật vĩnh cửu. Tuổi đời ở những cảnh giới khác nhau thì có thể dài ngắn khác nhau, nhưng rồi cũng đến lúc hết vòng đời. Cái chết rồi sẽ đến. Chu trình này cứ tiếp diễn như thế. Khái niệm Luân Hồi Sanh Tử đã được biết đến từ lâu tại Ấn Độ.
 
- Tam Tiểu Thư: Thôi tôi hiểu ra tại sao ông nói xuất hồn chỉ là biện pháp kỹ thuật tình thế, tạm thời lánh mặt thần chết. Nhưng tôi vẫn còn một thắc mắc: Xuất Hồn có đồng nghĩa với Giải Thoát không?
- Ông Tổng Quản: Câu trả lời là: 

"Xuất Hồn không liên quan gì đến Giải Thoát cả. 
đừng ngộ nhận Xuất Hồnđồng nghĩa với Giải Thoát nhé."

Từ ngữ Giải Thoát theo truyền thống Phật Giáo mang tính chất đặc thù. Đây là cuộc đấu tranh biện chứng nội tâm vô cùng gay gắt, để cuối cùng vỡ lẽ được sự thật về tính chất vô thường, vô ngã của vạn vật. Từ đây, ngọn lửa tham ái đã tự tàn lụi, phiền não hoàn toàn chấm dứt.

Vẫn theo quan điểm của trường phái Phật Giáo với quan điểm nêu trên, nếu ai đó chỉ cần quán triệt, giải quyết tư tưởng, không cần sự trợ giúp của kỹ thuật Thiền Định, vẫn có thể đến bờ giải thoát là Niết Bàn. Ai cũng biết: Gươm trí tuệ đoạn dứt vô minh.

Ngược lại, vẫn theo quan điểm của Phật Giáo: Thiền Định ở bất cứ cấp độ nào, chẳng phân biệt cảnh giới cao thấp, đều tạo ra nhân là Thiền Thiện Tâm. Nếu đã tạo Nhân thì tất nhiên phải Luân Hồi để hưởng quả là Thiền Thiện Tâm. Nói tóm lại, tu Thiền Định sẽ đưa tới Luân Hồi Sanh Tử một cách chắc chắn, không lầm vào đâu được.

Đọc tới đây nhiều vị sẽ kinh ngạc. Tu Thiền Định đã là một việc làm quá khó, mà lại vẫn đưa tới Luân Hồi Sanh Tử, thì không biết nói làm sao nữa! Dù quý vị có đồng ý hay không, chúng ta vẫn không thể phủ nhận tính chất logic và nhất quán của lý thuyết Phật Giáo.

Một lần nữa rất mong chúng ta không ngộ nhận việc Xuất Hồn và Giải Thoát. Rõ ràng đây là hai việc hoàn toàn khác nhau, là hệ quả Xuất Hồn là một thao tác kỹ thuật, còn Giải Thoát là một trạng thái tư tưởng, của việc đấu tranh nội tâm. Xuất Hồn chỉ có thể là trợ thủ của Giải Thoát và không thể ngược lại. 

Nếu giả thuyết là tiểu sử của ngài Sakya Muni có thật, thì có lẽ Ngài là người đầu tiên trong nhân loại, đã sử dụng Thiền Định như một công cụ để Xuất Hồn và bỏ Xác lại thế gian.

- Tam Tiểu Thư: Đề tài Xuất Hồn hiện nay được quan tâm nhiều lắm ông ơi. Chỉ cần gõ trên bàn phím từ ngữ Xuất Hồn, có tới trên 8 triệu kết quả chỉ trong vài giây. Tìm kiếm bằng các ngôn ngữ khác cũng cho ra kết quả tương tự.

Để học bộ môn xuất hồn này là chuyện “nhỏ như con thỏ!”. Có rất nhiều tài liệu dưới dạng đã in ra sẵn hoặc dạng video clip. Ở Việt Nam có những lớp dạy tư nhân. Những tài liệu nói chung này đều đưa ra những chuẩn mực tập luyện vô cùng dễ dàng. Những thao tác tinh thần và vật chất dường như như nằm trong tầm tay của tất cả mọi người. Thời gian tập luyện được tính bằng phút. Người ta cho biết chỉ cần thư giãn thoải mái … kiểu ngồi bán già hoặc kiết già, tay bắt ấn Kiết tường. Thông thái như ông mà đi học những lớp này không chừng Xuất Hồn được ngay từ bài dẫn nhập đó.

- Ông Tổng Quản: Theo những tài liệu luận, tài liệu Patanjaly, thì Xuất Hồn được sắp vào dạng Thần Lực, Thần Thông chính qui đó nghe cô. Theo thông tin của những tài liệu nói trên, việc Xuất Hồn chỉ xuất hiện ở trang thái Tứ Thiền Hữu Sắc, qua tiến trình thao tác kỹ thuật goi là Samyama gồm 3 giai đoạn kể sau:

* Dharana / * Dhiana / * Samadhi

Thật vậy, thực tế cho biết hiện tượng Xuất Hồn chỉ có thể xuất hiện khi các Tốc Hành Tâm (Javana) đang được thực hiện.

- Tam Tiểu Thư: Tôi bắt đầu lùng bùng lỗ tai nha ông. Bao nhiêu tài liệu tôi đọc họ đều nói tập Xuất Hồn rất dễ dàng và đơn giản. Ông thì nói hoàn toàn khác. Có mấy ai tu mà đạt được Tứ Thiền Hữu Sắc chứ? Tam Tiểu Thư còn chưa tới nổi Sơ Thiền chứ nói gì Tứ Thiền. Vậy thì Xuất Hồn nào là thật và Xuất Hồn nào là ảo? Tôi nghi là có người Xuất Hồn trong tưởng tượng thôi à. Tôi thì bận rộn lắm nhưng sẽ ráng để ra chút thời gian tập theo cách dễ trước xem có Xuất Hồn ra được không nha ông. Tôi mà thành công với cách tập đơn giản dễ dàng này là coi như lý thuyết của ông phá sản đó. Phương châm sống của tôi là: Nhanh - Gọn - Hiệu quả.

- Ông Tổng Quản: Để đạt hiệu quả tích cực trong việc Xuất Hồn, Thiền Định là một công cụ ắt có và đủ. Dù có thể chúng ta đang theo đuổi các trường phái Thiền Định khác nhau, hoặc giả chúng ta đang có cơ hội thuận lợi để tiếp cận bộ môn Thiền Định, thì việc tìm hiểu thật sự về nền tảng kỹ thuật của bộ môn Thiền Định cũng rất cần thiết. Như đã trình bày ở phần trên, xét về mặt lý thuyết cũng như thực hành, Xuất Hồn không thể vắng bóng Thiền Định. Điều này cũng giống như muốn học làm bác sĩ y khoa, mà lại không học những bộ môn cơ bản: Giải phẩu cơ thể học (anatomie), Sinh lý học (physiologie) ... đó là điều không thể tưởng tượng được!

Ở đây chúng tôi xin đề xuất chọn bộ môn Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy và coi như một mẫu mực mặc định qui ước. Sở dĩ chúng ta chọn mẫu này vì đây là một mô hình phổ cập, dễ hiểu nhất. Hầu hết ai cũng am tường thấu triệt.

Chọn Thiền Định làm công cụ cũng chẳng có gì lạ vì nó mang tính chất qui ước và truyền thống. Nhưng chúng ta chỉ chọn lớp Định Tứ Thiền Hữu Sắc mà thôi. Lý do tại sao không chọn Tam Thiền hoặc Không Vô Biên Xứ? Tại sao không chọn kỹ thuật khác mà lại chọn kỹ thuật Samyama? Xin thưa cùng quí vị, đây là câu trả lời:

A. Về mặt lý thuyết:
Ít nhất trong các bộ Luận về đề tài thông tuệ (còn gọi là Thần Lực, Thần Thông) người ta thống nhất với nhau một định đề sau đây: “Thần Thông là hệ quả của Tứ Thiền Hữu Sắc”. Xuất hồn cũng là một dạng Thần Thông. Mặt khác, kỹ thuật Samyama đều được các trường phái chính qui sử dụng, chỉ khác nhau từ ngữ kỹ thuật: Chú tâm, tập trung và liên tục mạnh mẽ, cuối cùng là đạt được kết quả tích cực hoặc vỡ lẽ Sự Thật và đạt được Chân Lý.

B. Về mặt lý luận:
Ở trình độ Tam Thiền Hữu Sắc thì đồng ý là có Sắc, nhưng định lực theo thuật ngữ chuyên môn gọi là muội lược; có nghĩa là yếu đuối. Năng Lượng của Định Lực chưa đủ sức mạnh để thắng được lực tương tác giữa cái Tôi và thân Xác vật lý.

Xin nhắc lại như phần trên đã trình bày, các yếu tố cấu tạo nên con người có tính chất cố hữu lệ thuộc, trộn lẫn, hòa quyện vào nhau, nên việc tách ra một cách chủ động bằng kỹ thuật Thiền Định là một việc làm phản tự nhiên. Nó đòi hỏi một lực phải đủ mạnh để thắng được lực tương tác vốn có của các thành phần cấu tạo nên con người. Hầu hết các trường phái Luận đều đồng ý với nhau rằng chỉ có ở trạng thái Tứ Thiền Hữu Sắc, thì mới đủ sức mạnh để tách cái Tôi ra khỏi thân Xác vật lý.

Xét về mặt lý thuyết, việc này rất hợp logic vì Tứ Thiền Hữu Sắc là đỉnh điểm của thế giới Hữu Sắc. Do đó năng lượng của lớp Thiền Định này hàm chứa sức mạnh cao nhất của thế giới Hữu Sắc. Khả năng của lớp Thiền Định này có vừa đủ năng lượng (chứ không phải là dư ra), để tách cái Tôi ra khỏi thân Xác vật lý.

Không Vô Biên Xứ là lớp Thiền cao hơn Tứ Thiền Hữu Sắc, nhưng lớp Thiền này lại không phù hợp với việc Xuất Hồn. Thực sự là xuất cái Tôi thì cho dù lớp Thiền Định nào không quan trọng, nhưng ở đây chúng ta cần hiểu là do cái Hồn ít nhiều có cấu tạo Sắc, nên xuất cái Tôi và cái Hồn ở trạng thái Thiền Vô Sắc là không phù hợp; vì trong Thiền Vô Sắc thì gần như không còn Sắc nữa. Xuất cái Tôi thì không có vấn đề gì, nhưng do nó vướng víu cái Hồn nên quả thực không ổn!

C. Về mặt thực hành:
Thực tế và hiệu quả là thước đo cho một lý thuyết bất kỳ. Lý thuyết chỉ được coi là đúng khi kết quả tích cực được chứng minh bằng thực tế. Ý đồ thực hiện Xuất Hồn trước hay sau Tứ Thiền Hữu Sắc là một sai lầm đưa đến phản tác dụng.

- Tam Tiểu Thư: Phản tác dụng thế nào ông?
- Ông Tổng Quản: Chúng ta thử mô tả tâm trạng của một người Xuất Hồn. Người đó có thể là bạn hay tôi: Sau những năm tháng tập luyện, thậm chí là thập kỷ, chúng ta có được một nền móng lý thuyết Thiền Định vững chắc, một kỹ thuật xuất hồn đáng tin cậy và một định lực ổn định. Vào một ngày nào đó chúng ta thực hiện việc đi ra khỏi thân xác vật lý. Trong một số lần, việc này được tiến hành đầu xuôi đuôi lọt.

Vào một lần Thiền Định nào đó, do mang tâm trạng tích cực chủ quan và trở nên nôn nóng trong việc Xuất Hồn. Chúng ta không ngờ rằng vì Năng Lượng của Định Lực chưa đạt được đến một giới hạn cần thiết, cho nên việc Xuất Hồn trở nên bấp bênh và làm tâm lý của chúng ta không ổn định. Tâm nghi ngờ đã làm phương hại tới định lực. Tâm lý trở nên lúng túng, chập chờn không rõ ràng. Hệ quả là có thể đưa đến Xuất Định do việc chấp hành các thao tác kỹ thuật không nghiêm túc.

Chúng tôi thiết nghĩ khi quí độc giả đã kiên nhẫn đọc đến những dòng chữ này, thì chắc chắn quí vị phải ít nhiều là người có đam mê và quan tâm một cách nghiêm chỉnh và sâu sắc đến đề tài Xuất Hồn. Đó là chưa kể quý vị còn là người có kiến thức, kinh nghiệm uyên bác về vấn đề Thiền Định.

Cho dù quí vị đang thực hành bất cứ trường phái Thiền Định nào đi nữa, thì để ứng dụng Thiền Định vào việc Xuất Hồn, chúng ta có thể tách Thiền Định ra làm hai mặt khác nhau. Thiền Định có thể tách làm hai phần là Kỹ thuật và Lý thuyết mục đích, nhưng đối với bộ môn Xuất Hồn, thì chỉ cần đến các thao tác kỹ thuật, bất chấp về lý thuyết và mục đích. Vấn đề này chúng ta sẽ quay lại khi đề cập tới bài:  

Mẫu một mô hình xuất hồn tích cực: 
Tách cái Tôi một cách hoàn toàn ý thức  
ra khỏi thân Xác vật lý bằng  
kỹ thuật Thiền Định phổ thông”

Còn tiếp ...

Tác giả: CTR

Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!


OPEN UP

Kính thưa quí đc giả của CTR blog và bạn HHDL,

CTR xin chân thành cảm ơn quý vị đã dành chút thời gian quý báu của mình để đóng góp ý kiến cho CTR blog. Để đáp lại tấm chân tình của quý vị, Tam Tiểu Thư có gởi đến blog một video clip quảng cáo nescafé. Tam Tiểu Thư có nhã ý mời quý vị cùng thưởng thức bản nhạc rất hay này; và cô cũng nói muốn tặng riêng bản nhạc này cho huynh HHDL. 

Kính chúc quý vị an vui và tinh tấn trong tu tập.

CTR


Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 40

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 40: Trận Chiến Cuối Cùng Armageddon
             giữa Con Người Thần Chết (phần 5)

             Kỹ Thuật Xuất Hồn 
             chỉ mới đủ lén lút dấu mình (stealth),
             chưa phải vô hình (invisible) trước Thần Chết


- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản à! Nếu mình tập Xuất Hồn thành công là coi như mình tự tại, không còn bị Tử Thần khống chế nữa phải không ông? Nếu đúng vậy thì mình bỏ công tập luyện Xuất Hồn kể ra cũng xứng đáng ông nhỉ?
- Ông Tổng Quản: Chưa đâu cô ơi!
Xuất Hồn chỉ là biện pháp tình thế, tạm thời, đối phó, che mắt Thần Chết trong lúc mình đang sống cũng như lúc chết. Nói cách khác, chúng ta chưa lọt ra khỏi sổ đoạn trường của Thần Chết đâu.

- Tam Tiểu Thư: Ông có bằng cớ gì mà nói thế? Bài trước khi ông nói phần “khai đề khúc” của Kỹ Thuật Xuất Hồn, tôi biết chuyện này khó nhưng vẫn còn hy vọng. Bây giờ ông lại nói đây mới chỉ là biện pháp tình thế để đối phó thôi, tôi nghĩ sao mà rắc rối quá. Ôi! Thật tội nghiệp cho cái thân Tam Tiểu Thư của tôi!
- Ông Tổng Quản: Chắc cô còn nhớ lúc Kiều ra đi, dặn dò em gái Thúy Vân:

Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
,
Nợ tình chưa trả cho ai
,
Mối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
.


Hồn ở đây được hiểu như là cái Tôi, là chủ nhân của lời thề, của mối tình. Nát thân bồ liễu có lẽ là thân xác vật lý. Nợ tình có thể mô tả như "năng lượng nghiệp lực".Từ đây suy ra chủ nhân của "nợ tình" và "mối tình", di trú từ đời sống này qua đời sống khác. Mặt khác, "nợ tình" và "mối tình" còn nói lên tính chất cấu tạo Tâm của một Thực Thể bất kỳ, cụ thể là của một con người. Những câu thơ nêu trên dường như đã mô tả cấu tạo của một Thực Thể, một con người nào đó bao gồm nhiều thành phần:

* Cái tôi: Hồn.
 
* Cái Tâm: Mối tình. 
* Cái Sắc: Nát thân bồ liễu. 
* Năng Lượng Nghiệp Lực: Nợ tình.

- Tam Tiểu Thư: Từ xưa đến giờ, thật tình tôi chỉ biết có mỗi Ngài Sakya Muni là nhập được Niết bàn thôi. Hay là ông xem trong tạp thư đi, may ra mình hiểu được làm cách nào mà Sakya Muni nhập được Niết Bàn thì hay biết mấy!
- Ông Tổng Quản: Theo như Huyền Sử thì dường như Ngài Sakya Muni, ngay từ lúc ban đầu cũng khá vất vả để học tu Thiền Định. Sau đó Ngài phải tập luyện liên tục gần như suốt cả đời mình. Vào phút lâm chung trước khi bỏ xác, Ngài cũng phải sử dụng Kỹ Thuật Thiền Định, sử dụng một Kỹ Thuật đặc biệt để nhập Niết Bàn. Để thoát ra khỏi vương quốc của Thần Chết, rõ ràng là một bài toán, mà dường như nhân loại không ai giải được.

Nếu tôi không lầm, theo quan điểm của truyền thống Phật Giáo, thì tất cả các Thực Thể, ở tất cả các cõi, các từng trời, cho dù là cõi Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng, Vô Sắc, cũng nằm trong sổ của Thần Chết. Xem ra Thần Chết còn lớn hơn cả Thượng Đế! Vẫn căn cứ vào tài liệu của Phật Giáo, thì lúc Sakya Muni tại thế, không ai thoát được danh sách Tử Thần, duy nhất có lẽ chỉ có ngài Sakya Muni, phát minh ra Lý Thuyết và Kỹ Thuật chấm dứt Luân Hồi Sanh Tử.

- Tam Tiểu Thư: Như vậy thì rõ ràng việc xuất hồn đâu có nghĩa là giải thoát đâu. Trong 4 yếu tố cấu thành nên con người, thì mình mới chỉ thoát được cái thân vật chất thôi mà. Xuất được cái Tôi ra khỏi cơ thể vật lý, đã là một công việc vô cùng khó khăn, nhưng đây mới chỉ là bước đầu tiên trên quãng đường còn quá xa, nếu coi Giải Thoát là mục đích để hướng tới.
- Ông Tổng Quản: Cô nói đúng. Bước tiếp theo còn khó khăn hơn nữa mà chúng ta phải giải quyết, chính là vấn đề những cái Tâm. Nó xây dựng lên chính chúng ta.

- Tam Tiểu Thư: Có lẽ không còn cách nào khác là Tôi phải đồng ý với Ông! Tôi nhớ có đọc một tài liệu, hình như là Pháp Cú thì phải, ở phần đầu họ nêu ra những định đề về vần đề cái Tâm, có một câu rất ấn tượng cho tôi "Tâm đứng đầu, tâm tạo tác tất cả". Vật lý thì cho biết "Trường sanh ra Chất", "Năng lượng sanh ra Khối lượng". Tôi hiểu một cách nôm na thì hình như "tinh thần sanh ra vật chất". Nói với riêng ông những hiểu biết của tôi vậy thôi. Tôi e ngại rằng nếu có ai khác biết, họ sẽ cho tôi là khoa học giả tạo.
- Ông Tổng Quản: Cám ơn cô đã đóng góp nhiều thông tin tích cực, giúp cho đề tài thêm phong phú, đa dạng.

Tâm mà chúng ta đề cập ở đây, thì có lẽ không giống bất cứ cái gì người ta thường nghĩ, đối với khoa học cũng như Tôn Giáo. Vấn đề Tâm nhìn ở góc cạnh đề tài chúng ta đang tiếp cận, thì khoa học hiện đại không có bất cứ một lý thuyết nào có thể hỗ trợ cho vấn đề này. Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài cách dựa vào lý thuyết của những bộ Luận có lẽ đã vài ngàn năm tuổi; của tài liệu Patanjali. Ngoài ra còn phải kể thêm đến kinh nghiệm thực tiễn nữa.

- Tam Tiểu Thư: Gần đây tôi thấy ông hay nhắc đến các bộ Luận. Tinh thần của bộ Luận nói về Tâm như thế nào ông? Thật tình khi bàn về Tâm, tôi thấy người ta mô tả tính chất của nó tính chất chung chung, mơ hồ, kiểu văn chương, triết học, huyền bí. Một thí dụ điển hình về Tâm rất nổi tiếng là giai thoại "Niêm hoa thị chúng", cử tọa người hiểu thế này, kẻ hiểu thế khác. Vị này bảo Tâm phải năng lau chùi thì mới trong sáng, còn vị khác lại bảo Tâm trong sáng không cần lau chùi! Không biết quý độc giả của CTR blog thì hiểu thế nào?
- Ông Tổng Quản: Nói về cách mô tả, cách chia chẻ, sắp xếp, hệ thống hóa về Tâm thì các bộ Luận chính là bậc Thầy trong lãnh vực này.

Tâm ở đây nặng về tính chất vật lý và ứng dụng. Các Tâm được coi tương đương như các nguyên tố hóa học, đã xây dựng lên Thế Giới Vật Chất. Thật sự, Tâm ở đây được mang ra để đếm về số lượng, có những Tâm được coi là homogene, heterogene. Cụ thể là Thiện Tâm không có các Bất Thiện Tâm thì có tính chất homogene.

- Tam Tiểu Thư: Ông làm tôi thực sự ngạc nhiên. Cách trình bày về những cái Tâm của ông, dựa trên cơ sở những bộ Luận Phật giáo đúng là mang nặng màu sắc Duy Vật. Ông bàn về Tâm mà chẳng Duy Tâm tí nào. Tâm dưới góc nhìn này cũng chẳng thấy dấu vết của tính chất lãng mạn gì cả. Ông làm gì cũng khác người. Nhìn nhận tâm như ông nói thì có lẽ là tôi mới nghe lần đầu tiên trong đời.
- Ông Tổng Quản: Tam tiểu thư à! Trên thực tế, lúc Thiền Định cũng như Xuất Hồn và kể cả các thao tác khác nữa … thì cái Tôi là chính mình. Trong bất cứ tiến trình nào, thì mình cũng phải giải quyết những cái Tâm. Đó là một cuộc "tranh chấp của nội Tâm, của tình cảm. Tranh chấp giữa lý trí và tình cảm, giữa Thiện Tâm và Bất Thiện Tâm …". Chúng ta có tâm trạng như một người giám đốc, phải giám sát, tìm hiểu để giải quyết vấn đề nhân sự phức tạp và tế nhị khi điều hành công việc.

Bây giờ chúng ta thử quan sát mô hình tiêu biểu của người Nhập Định. Khi bắt đầu Nhập Định, phải cảnh giác với các Bất Thiện Tâm thuộc dòng họ Tham, Sân, Si; trong đó phải đặc biệt chú ý tới Si Tâm là Tâm muội lược. Chúng ta cần tích cực triển khai Thiền Thiện Tâm: Tầm, Tứ v.v... Thế nhưng về góc độ thực hành Thiền Định thì ai cũng biết là khi triển khai những thao tác nói trên, các Bất Thiện Tâm thường quá mạnh, lấn át các Thiện Tâm. Khi chúng ta nhận biết được các đối thủ của mình là Bất Thiện Tâm, cũng chưa chắc làm gì được nó!

Rất nhiều các vị đã tu Thiền Định rất nhiều năm tháng cũng đã không ngờ trên đời lại có những tài liệu gọi là Luận, gọi là Patanjali.

- Tam Tiểu Thư: Tôi cứ tưởng xuất được cái Hồn, cái Tôi là yên ổn rồi. Chúng ta có thể rửa tay gác kiếm ăn mừng chiến thắng theo kiểu con nhà võ. Thật không ngờ con người lại còn một thành phần cấu tạo Tâm, mà phần cấu tạo này có vẻ quá khó khăn. Tôi nghe nói theo tài liệu Vi Diệu Pháp thì có đến mấy trăm cái Tâm, với đủ thứ chủng loại. Nếu phối hợp theo xác xuất, thì đưa đến một con số tổ hợp vô hạn. Những cuộc nói chuyện giữa ông và tôi về vấn đề này chắc không bao giờ chấm dứt.
- Ông Tổng Quản: Đúng thế Tam Tiểu Thư, văn chương của Pháp có câu thơ mà ai cũng biết, tôi xin phỏng dịch:

“Trái tim có những lý lẽ, mà lý lẽ không biết tới”

Trái tim (Le coeur) ở đây chúng ta hiểu là tình cảm, nó không chịu tuân theo quy luật logic nào cả. Chính vì lý do này mà người Raja Yoga phải chia ra làm 3 giai đoạn để khắc phục tình trạng nói trên:

* Điều tức.
* Điều thân.
* Điều tâm.

- Tam Tiểu Thư: Tôi hỏi nhỏ ông câu này nhé: phải làm sao để bảo được các Tâm của mình, làm chủ được nó, nó phải nằm dưới sự kiểm soát của tôi, không cho nó nổi loạn?
- Ông Tổng Quản: Tôn Tử vẫn đúng kể cả trong trường hợp cai trị cái Tâm "Biết mình, và biết những cái Tâm”. Mình phải học, hiểu biết về những cái Tâm, đó là cách duy nhất.

Những tài liệu luận của trường phái Phật Giáo chính là kho báu vô giá, là bí kíp có một không hai, đang chờ đợi chúng ta khám phá.


Còn tiếp ...

Tác giả: CTR


Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!




Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 39

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 39: Trận Chiến Cuối Cùng Armageddon
             giữa Con Người Thần Chết (phần 5)

             Kỹ Thuật Xuất Hồn của con người là  
             trụ cột chđộng tạo ra cái Chết An Lạc

 

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản ơi! Ông đã nói tôi nghe rất nhiều về chuyện Xuất Hồn. Tôi muốn ông xác định lần nữa: Xuất Hồn thực sự là xuất cái gì? Xuất cái Tôi hay xuất cái Hồn? Ông rắc rối thiệt đó!
- Ông Tổng Quản: Ok. Cô chú ý những gì tôi sắp nói sau đây nhé vì nó là những vấn đề cực kỳ nhạy cảm và là cơ sở không thể thiếu được của việc
Xuất Hồn.

Phải nói ngay với cô, sự thật là xuất cái Tôi chứ không phải xuất cái Hồn. Cái "Tôi" là một sự thật hiển nhiên. Khi đề cập đến cái "Tôi" là hàm ý phân biệt với người khác. Chúng ta nói: "cái Hồn của Tôi" chứ không thể nói: "Tôi của cái Hồn". Nói theo một trường phái Phật Giáo, Tôi là sở hửu chủ, đồng thời chính là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, … là Luồng Tâm Thức không bao giờ ngưng nghỉ …

Có một tác giả viết về vấn đề "Astral travel" xin phỏng dịch là Xuất Hồn như sau: "Think of you’re the astral body gradually, easily separating from the physical body", "your astral body will be able to look at your physical (body)". Chúng ta chỉ đọc hai câu này thôi, trong nhiều chương của một tác giả nói về vấn đề
Xuất Hồn, thì chúng ta có nhận xét là, con người có hai cái Tôi. Một cái Tôi thuộc về thân xác vật lý (your think of) (your astral) và cái Hồn lại cũng có một cái Tôi. Do đó, cái Hồn mới có thể nhìn biết thân xác vật lý (to be able look at).

Theo tâm lý học cổ điển, một người mà có hai cái Tôi thì được gọi là nhị trùng bản ngã, thực tế có thể là bị điên; vì thông thường nếu hai cái Tôi cùng tồn tại trong một cơ thể, thì nó thường không thể nào hòa hợp hay thỏa thuận được với nhau.

- Tam Tiểu Thư: Thôi đi ông Tổng Quản ơi, ông phải nhớ tôi là chuyên gia lướt “web” chứ! Tài liệu mà ông đang đề cập tới đó rất là nổi tiếng. Nói không quá lời, đó là tài liệu có tính cách tiêu biểu của thế kỷ 20 chứ đâu phải tầm thường. Có nhiều người từng đọc, từng tin và từng tập. Chẳng lẽ tài liệu này nói sai? Chẳng lẽ chúng ta vừa là chứng nhân, vừa là nạn nhân của tài liệu nói trên sao? Nghe mà đau khổ thiệt đó. Vậy người viết kinh nghiệm Xuất Hồn trong đó là xuất cái gì? Đúng là:

Ma đưa lối, Quỷ đưa đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi
.

Ông nói thế tôi tạm chấp nhận, nhưng tôi muốn chỉ ra chỗ “phi lý” của ông. Theo tôi biết thì người ta làm gì có “Ngã”. Ông tu thiền mà, chẳng lẽ ông không biết từ “Vô Ngã”? Đã vô ngã mà còn xuất cái “Tôi”! Đúng là điên đầu quá!

- Ông Tổng Quản: "Khổ, Vô Thường, Vô Ngã" được gọi là Tam pháp ấn của Phật giáo. Thế nhưng có lẽ người ta không nên coi Thuyết Nhân Thể - Pudgala (thuyết hữu ngã) là ngoại đạo, là tà giáo, dị giáo. Trong cuộc sống, cái Tôi là một thực tại hiển nhiên, một thực tại tối hậu thật sự hiện hữu, không cần phải chứng minh. Người Pháp cũng có những phát biểu tương tự "Tôi tư duy vậy thì Tôi hiện hữu", “con người là một cây sậy biết tư duy”. Pudgala là sỡ hữu chủ của rất nhiều thứ, di trú từ đời sống này qua đời sống khác theo nhân quả. Trong các tài liệu của Phật Giáo, có rất nhiều từ ngữ để mô tả cái Tôi, phù hợp với tinh thần của từng tác phẩm, thí dụ: Chân Tâm, Phật Tánh, Luồng Tâm Thức …

Nếu chúng ta đặt giả thuyết ngược lại là con người không có cái Tôi thì chúng ta … không thể Xuất cái Tôi, vì có cái Tôi đâu mà Xuất. Như vậy cái “Tôi” là cần thiết cho việc Xuất Hồn.

- Tam Tiểu Thư: Giải thích của ông cũng không phi lý chút nào. Theo huyền sử thì Ngài Sakya Muni đã nhập định, bỏ cái xác vật chất lại thế gian và nhập vào Niết Bàn. Tất nhiên ai cũng phải tự hỏi, cái gì nhập vào Niết Bàn? Tự Tánh, Chân Như, Phật Tánh … ? Sự thật hiển nhiên không cần phải chứng minh là phải có một cái Tôi của Sakya Muni nhập vào Niết Bàn. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi: "Ai nhập Niết Bàn?" .

Nếu ngày hôm nay chúng ta tái phát hiện ra kỹ thuật mà ngài Sakya Muni đã từng sử dụng trong quá khứ, thì chúng ta cũng có khả năng làm những gì mà ngài Sakya Muni từng làm. Bộ môn nào cũng khó khăn, gian lao, vất vả cho người khai sơn phá thạch, nhưng một khi nó đã được công nghiệp hóa, mang tính chất phổ cập thì trở nên dễ dàng.

- Ông Tổng Quản: Qua kinh nghiệm của chính bản thân mình, tôi biết là chúng ta có thể tồn tại ngoài thân xác vật lý. Chúng ta có ít nhiều kinh nghiệm về cái chết chủ động của mình khi chưa hết vòng đời. Có lẽ đây là những kinh nghiệm bản thân có một không hai … !

- Tam Tiểu Thư: Nghe ông nói, tôi thấy tương lai về cái chết có vẻ lạc quan. Trong thời buổi @ hiện nay, những ai quan tâm tới vấn đề này sẽ có cơ hội đọc rất nhiều tài liệu. Thế giới phẳng nên thông tin vừa nhanh chóng vừa đa dạng. Tôi đánh chữ “xuất hồn” vào google, kết quả có 32.640.000 trong vòng 0.26 giây! người Tây Phương cũng tham dự rất tích cực trong lãnh vực này. Biết bao nhiêu quý độc giả đã bỏ ra nhiều chục năm để tập luyện; và rất nhiều người kết quả có lẽ chỉ là con số không! Người ta thất bại trong luyện tập mà cũng chẳng hiểu lý do tại sao. Dưới con mắt của các khoa học gia thì việc xuất hồn không những được coi là không thuyết phục không ấn tượng, mà thậm chí là bị coi là mất trí, là hoang tưởng …

Vậy mà hôm nay, chúng ta lại đưa ra một sản phẩm "Made in Viet Nam", vô danh tiểu tốt, nhiều tình cảm tiêu cực với người tiêu dùng. Tôi e là chỉ mới đọc lời mở đầu thôi, là người ta đã không muốn đọc tiếp rồi, nói gì tới việc mang ra ứng dụng trên thực tế. Ông coi chừng bài viết của chúng ta làm cho blog của CTR khánh tận, phá sản đó nha ông!

- Ông Tổng Quản: Những phát minh khoa học vĩ đại, đổi đời, thường bắt đầu những gì nhỏ bé khiêm tốn. Radium được phát minh bởi hai vợ chồng Curie (Pierre và Marie) trong một căn phòng nhỏ hẹp thiếu tiện nghi.

Lý thuyết du hành vũ trụ được viết bởi một giáo viên tỉnh lẻ. Thuốc giảm đau là một phát minh của một nha sĩ vô danh. Phát hiện ra vi trùng không phải là một Bác Sĩ. Phát minh ra máy bay không phải là kỹ sư hàng không. Vào thời gian đó người ta đã không tin là vật gì đó nặng hơn không khí mà có thể bay được. Sau này người ta không tin là có nhiên liệu gì đủ sức để làm cho hỏa tiễn đạt được vận tốc 11 km/s để có thể bay ra ngoài vũ trụ. Nhưng rồi những cái gì không thể đã trở thành có thể.

Lịch sử khoa học cho người ta thấy rằng: "phát minh thường là của người ngoại đạo". Sáng kiến chỉ có thể phát triển khi thoát khỏi vỏ bọc thành kiến, quan điểm kinh điển. Ở bất cứ thời đại nào và bất cứ ở đâu, những vị có chức có quyền ở trong một tổ chức nào đó thường kinh sợ những phát minh đột biến tư tưởng, vì e ngại sẽ tổn hại tới vị trí và quyền lợi của bản thân mình.

Con đường truyền thống, con đường kinh viện là con đường an toàn nhất. Còn phát minh, sáng kiến … chỉ là thủ phạm mang lại tai họa cho chủ nhân của nó.

Ngày nào mà con người chưa bắt được một con Ma, thì những bài viết về dạng đề tài "Xuất Hồn" là những cuộc phiêu lưu mạo hiểm đầy bất trắc. Hy vọng là Ghost Lab trong kênh truyền hình Discovery sớm thực hiện được việc bắt
Ma đem về chăm sóc tại một địa điểm nào đó rồi thẩm vấn xem Ma sống như thế nào.

- Tam Tiểu Thư (cười lớn): Tôi nghĩ ông đã đi quá xa rồi, ông nên quay về về vấn đề Xuất Hồn đi ông.
- Ông Tổng Quản: Như tất cả mọi ngành nghề chuyên môn, chuyên sâu … chẳng hạn như phi công lái máy bay, muốn bay một chiếc Tiềm Kích đời mới của không lực Hoa Kỳ, cũng phải có học vị … và phải học tập nhiều năm.

Quay lại chuyện xuất hồn, mặc dù chúng ta đã trao đổi rất nhiều lần về vấn đề này, nó vẫn còn rất nhiều tồn tại, mà những vị tự cho mình là Phật Tử không thể chấp nhận được. Vấn đề cái Tôi là một đề tài điển hình. Vô Thường, Vô Ngã, Khổ Não được đại đa số cho là Chân Lý bất tử và tuyệt đối, không còn gì để bàn cãi.

Có lẽ nhiều quý vị không ngờ rằng Phật Giáo Nguyên Thủy lại còn một Trường Phái tồn tại song song đó là trường phái Nhân Thể Luận. Trường phái này công nhận con người có một cái Tôi thường hằng. Theo trường phái này thì có rất nhiều lý do khá đơn giản để thấy sự hiện hữu của một cái Tôi:

- Ai tu Thiền, ai đắc Thiền, ai đạt Niết Bàn?
- Ai tạo Nghiệp, ai là người thọ nhận hệ quả của Nghiệp Lực?
- Ai là sở hữu chủ của Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức?

Cái Tôi vừa là sở hữu chủ, đồng thời cũng là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Có thể một số quý độc giả cho là cách trình bày này vi phạm nguyên tắc đồng nhất trong logic học (Trong quá trình lập luận mọi tư tưởng lập luận phải đồng nhất với chính nó). Câu trả lời là chính xác là: "đúng". Nhưng chúng ta nghĩ gì về trường hợp ánh sáng: Ánh sáng vừa là hạt vừa là sóng.

Để trả lời cho những câu hỏi “Ai” ở trên thì chính cái Tôi là đáp án.

Chính cái chìa khóa của việc gọi là Xuất Hồn nằm ở chổ này. Và cũng chính vì lý do này mà chúng ta phải đề cập nhiều lần về đề tài cái Tôi.

Thật vậy, nếu chúng ta khăng khăng chủ trương thuyết Vô Ngã thì việc Xuất Hồn thực tế không thể thực hiện được. Không có cái Tôi thì làm sao có thể Xuất cái Tôi? Thêm vào đó còn có những khó khăn bất cập. Nếu chúng ta chỉ có thân xác vật lý kèm với một số loại thân xác khác có những cái tên khác thì chúng ta vẫn thiếu một sở hữu chủ.

Nếu quý độc giả nắm được tinh thần những bộ Luận của trường phái Phật Giáo, thì không khó lắm để giải thích về vấn đề Hồn. Các lý thuyết khoa học hiện đại trong lãnh vực này, dường như không có khả năng để giúp chúng ta, do đó chúng ta không đề cập tới.

- Tam Tiểu Thư: Vậy theo ông thì cái gì đã tạo ra con người?
- Ông Tổng Quản: Thực tế có 4 yếu tố là:

1. Cái Tôi.
2. Các Tâm.
3. Các Sắc.
4. Cùng Năng lượng của Nghiệp Lực đã tạo ra một con người, đa dạng, uyển chuyển, luôn luôn thay đổi. Chính vì lý do "vạn vật biến chuyển không ngừng" nên khi nằm mơ, hoặc khi nhập định, chúng ta không bao giờ đến một nơi hai lần, gặp ai đó hai lần. Trường phái Phật Giáo có một phát biểu được coi như một định đề; đó là: "Tâm đứng đầu, Tâm tạo tác tất cả". Tâm chúng ta thì lại luôn luôn thay đổi, nên từ đó suy ra, chúng ta có vô số các loại Hồn tùy vào trạng thái cấu tạo Tâm của chúng ta.

- Tam Tiểu Thư: Nếu giải quyết được tư tưởng của hai vấn đề: Cái Tôi / Cái Hồn thì sẽ tập luyện xuất hồn như thế nào?
- Ông Tổng Quản: Tôi sẽ trình bày cho cô và quý độc giả những thao tác, những kỹ thuật của việc Xuất Hồn.

A. Bước chuẩn bị sơ bộ:
- Tìm một nơi, một địa điểm, có tính cách riêng tư, yên lặng.
- Cố sắp xếp thời gian thật sự không vướng bận.
- Thường xuyên tập luyện thể lực để có sức khỏe tốt.
- Một đời sống tinh thần tự nhiên, không gượng ép, không giả tạo, tránh đạo đức giả, tránh tạo vẻ thần bí thiêng liêng.
- Chọn một vị thế công phu không cầu kỳ, một vị thế phù hợp sức khỏe và tuổi tác của mình.
- Phải thư giãn thoải mái … nhiều người cho rằng vị thế nằm của người chết là tốt nhất, không làm trở ngại thần kinh và tuần Hồn .

B. Người ta khó có thể tin một người không có khả năng Nhập Định lại có thể Xuất Hồn được. Những từ ngữ mà người Tây Phương sử dụng lẫn lộn: Trạng thái Thôi Miên, Thiền Định, thư giãn … nó chỉ chính xác trong lãnh vực khoa học hiện đại. Nhưng trong lãnh vực Xuất Hồn, thì những từ ngữ nói trên bộc lộ, phản ảnh tính chất ngây thơ về lãnh vực này. Khả năng Thiền Định, Định Lực là một công cụ không thể thiếu được. Quý vị nào có ý định tập luyện bộ môn này phải vô cùng quan tâm, làm sao tạo cho mình có một tài khoản Định lực đáng tin cậy (nói theo từ ngữ máy tính). Thật vậy, thiếu Định lực phải bảo là một tai họa. Xuất Định, thối Định, không làm chủ được Định lực thì không thể tập được cái gì, trong đó tất nhiên có thao tác Xuất Hồn. Tài liệu của trường phái Phật Giáo cũng cho là "Thần Thông là hệ quả tất yếu của Tứ Thiền Hữu Sắc".

C. Trong lúc đang sinh hoạt bình thường, chúng ta phải tự khuyến dụ mình như sau: Tôi sẽ Nhập Định để Xuất Hồn (trong trường phái Thôi Miên, người ta gọi là khuyến dụ bằng lời nói Suggestion Verbale). Căn cứ vào kỹ thuật Tác Pháp của trường phái Mật Giáo và kỹ thuật Khuyến dụ bằng lời nói của trường phái Thôi Miên, thì việc tự khuyến dụ mình đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động tinh thần của mình.

Chúng ta bây giờ bước vào Nhập Định, cố gắng làm sao đạt được trạng thái định cao nhất, mạnh nhất, lâu dài nhất. Ở trong trạng thái này, Tôi sẽ ra một cái lệnh, ngắn gọn, dể hiểu, cương quyết và dứt khoát: "Tôi sẽ ra khỏi thân xác vật lý".

Tại sao chúng ta phải sử dụng công cụ Thiền Định? Căn cứ vào các tài liệu, và chính kinh nghiệm của người tu Thiền, thì khi Nhập Định, mức Định càng cao thì tâm lý chúng ta càng uyển chuyển, mềm dẻo, nhu nhuyễn, dễ bảo … Bất cứ ai có kinh nghiệm về Thiền Định đều thấy được điều này một cách rõ ràng. Chính ở trạng thái này Tôi mới có khả năng, có hy vọng, tách ra khỏi thân xác vật lý một cách chủ động.

Kỹ Thuật:

Đầu tiên chúng ta làm một thao tác đơn giản nhất là Tôi thấy Tôi ngồi ở một cái ghế nào đó, đối diện với thân xác vật lý đang ngồi Thiền Định.

- Tam Tiểu Thư: Điều này nói thì dễ, nhưng tôi nghĩ thực hiện sẽ vô cùng khó khăn. Ông đã từng giải thích rằng chúng ta được cấu tạo bởi 4 yếu tố. Những yếu tố này lại có tính chất cố hữu, lệ thuộc vào nhau và rất khó tách rời. Nay chúng ta muốn chủ động tách cái Tôi ra khỏi thân xác vật lý thì không phải chuyện dễ.

Mặt khác, ông cũng biết rằng chúng ta lại có một khuynh hướng bẩm sinh mang tính chất bản năng: Đó là sinh hoạt trong không gian 3, 4 chiều. Do đó, chúng ta phân biệt: Trước, sau, trên, dưới, trái, phải … Điều này là do thân xác mình có một bộ phận định hướng không gian nằm ở tai trong; từ ngữ y học gọi là tiền đình. Tiền đình có ba ống bán khuyên để nhận và truyền các thông số về toạ độ của đầu con người trong ba chiều không gian. Do đó cái Tôi xuất ra khỏi thân xác vật lý, rất khó để quay lại nhìn về phía thân xác vật lý, vì lý do ngược chiều trước sau giữa cái Tôi và thân xác vật lý.

Tôi cũng muốn hỏi ông là làm cách nào để xác định là cái Tôi đã ra ngoài thân xác vật lý rồi và đoan chắc điều này là có thật, chứ không phải chỉ là tưởng tượng?

- Ông Tổng Quản: Để chắc chắn điều đó thì ...
* Tôi phải liên tục duy trì Định Lực mạnh nhất có thể,
* Tôi tự thấy mình là ngồi ở một cái ghế nào đó trước mặt thân xác vật lý,
* Tôi tự bảo mình là nhìn về phía những đồ vật cùng với thân xác vật lý.

Việc này phải kiên trì, và phải dùng hết nghị lực. Có thể đến lúc nào đó, chúng ta thấy mình hoàn toàn đang hiện hữu ngồi ở cái ghế trước mặt thân xác vật lý, đồng thời dường như có khả năng nhìn về thân xác vật lý. Diễn tiến này đòi hỏi một nỗ lực tinh thần cao độ, một chất lượng của Thiền Định ở mức tốt nhất.

- Tam Tiểu Thư: Khi nhìn về phía đồ vật cùng với thân xác vật lý, thì ông sẽ thấy nó như thế nào? Nó có giống như lúc trước khi xuất cái Tôi ra không?
- Ông Tổng Quản: À! Chúng ta chỉ thấy thân xác vật lý thoáng qua thôi, không bao giờ nhìn thấy lâu. Sau đó thế giới khách quan ở phía thân xác vật lý sẽ hiện hữu tương xứng với cấu tạo cái Tôi của chúng ta. Cụ thể là, không phải chúng ta nhìn thấy căn phòng vật chất như nhiều người mô tả, mà thực sự chúng ta nhìn thấy thế giới tự nhiên khách quan tùy thuộc vào cấu tạo Tâm cái Tôi của mình.

- Tam Tiểu Thư: Ông cho tôi hỏi là tại sao khi mới xuất hồn ra thì mình lại thoáng thấy thân xác vật lý rồi sau đó không thấy nữa? Ông từng nói mình có thể xuất hồn khi nằm mơ phải không ông? Tôi từng nằm mơ và đúng như ông nói, tôi chẳng bao giờ thấy thân xác vật lý của tôi đang nằm ngủ cả. Tại sao vậy ông?
- Ông Tổng Quản: Vì cấu tạo Sắc của cái Tôi xuất ra này không giống với Sắc của thân xác vật lý. Cô biết là Sắc của thân xác vật lý gồm 28 yếu tố. Trong giai đoạn chuyển tiếp, Sắc của cái Tôi xuất ra chỉ hơi khác thân xác vật lý (thí dụ là 27 hoặc 27.5 yếu tố) nên cô có thể trông thấy thân xác này nhưng chỉ thoáng qua. Khi đã xuất ra lâu, thì cái Sắc của cái Tôi xuất ra sẽ khác đi nhiều. Do đó chúng ta sẽ thấy thế giới khách quan tương xứng với cấu tạo của cái Tôi này. Dĩ nhiên cái Thấy về thế giới của người xuất hồn này nó sẽ khác cái thấy về thế giới khách quan vật chất mà chúng ta đang sinh hoạt.

- Tam Tiểu Thư: Thôi tôi hiểu rồi. Cái Tôi xuất ra chắc chắn không thể thấy nhà cửa, bàn ghế, cây cối ... như người ta từng mô tả. Và rõ ràng là không có thể vào siêu thị chọn đồ để ngày mai quay lại mua!
- Ông Tổng Quản: Những gì mà chúng ta mô tả ở trên, chỉ là một trường hợp có tính chất tích cực nhất. Thực tế việc Xuất cái Tôi này nó lệ thuộc ở quá nhiều yếu tố nên người ta phải tập luyện nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm … Thậm chí có thể là không bao giờ thành công cả. Có thể có hai lý do cơ bản nhất và phổ biến nhất để lý giải việc thất bại:

* Thiếu kiến thức về lý thuyết và kỹ thuật, cái này có thể học được.
* Thiếu bản lĩnh về Thiền Định: Thật sự đây là một vấn đề rất khó giải quyết. Chúng ta phải nói thật, nói trung thực là không phải ai cũng có thể tập Thiền Định được.


Còn tiếp ...

Tác giả: CTR


Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!