Pages

Cuộc họp báo (4): Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp


- Một cử tọa từ hàng ghế thứ hai giơ tay phát biểu: Tôi là đại diện Trường phái Vô Chiêu cũng từ đất nước Tịnh Thổ. Tam Tiểu Thư cũng như quý vị ở đây đừng coi thường "Vô chiêu" nhé. Vô Chiêu kiểu Lệnh Hồ Xung thắng Hữu chiêu vẻ vang đó à nha.

Tôi cũng như mọi người ở VN, một năm nếu có cơ hội cũng đến chùa vài lần. Chùa có nghĩa là của Phật giáo, mà của Phật giáo thì đương nhiên là của Phật tổ Sakya Muni bên Ấn Ðộ. Người VN đến chùa trở thành thói quen. Cây đa, ngôi chùa, đình, làng, bụi tre, khóm trúc … là những hình ảnh người ta thường nghĩ tới khi đề cập đến làng mạc ở VN. Hôm nay đến đây, nghe quý vị trao đổi về nguồn gốc của các trường phái Phật giáo tại VN, tôi mới vỡ lẽ ra rằng hầu hết các chùa chiền là thuộc Phật giáo Trung Quốc 100%.

Hình ảnh rõ nhất khiến tôi tin Tam Tiểu Thư nói đúng đó là trước đây tôi đã nhìn thấy nhiều bức tượng của vị Phật Di Lặc. Rõ ràng là pho tượng này không mang nghệ thuật Ấn Ðộ; mà nó là tác phẩm hoàn toàn của Trung Quốc. Biết được điều này khiến tôi đau lòng lắm vì tôi vốn kính ngưỡng đạo Phật của Ngài Sakya Muni. Cho dù vậy tôi vẫn cảm ơn Tam Tiểu Thư vì tôi hiểu cô không có ý định bài xích hay ca ngợi một trường phái nào cả, mà chỉ muốn sự thật được phô bày rõ ràng, tránh sự ngộ nhận cho mình, cho người, hôm nay và thế hệ mai sau. Xin cám ơn toàn thể quý vị.


- Đại diện Tuần báo thời trang 2013 của cảnh Hữu Sắc: Xin Tam Tiểu Thư cho ý kiến về tu Thiền Định đi. Ai ngồi Thiền cũng ngồi tư thế bán già hay kiết già rồi nhắm mắt lại dụng công. Người thì tập trung vào hơi thở, người thì ngồi Thiền nhưng niệm Phật, người thì kết hợp niệm Phật quán chấm đỏ, người thì tập trung vô giọt nước, đốm lửa … Có người chẳng tập trung vô đâu hết mà chỉ nhìn ngắm tư tưởng tự sanh tự diệt biết vọng không theo … Phái thì chia ra Tiểu Thừa, Đại Thừa … Nhiều thứ như thế thì Thiền nào là của Ngài Sakya Muni còn Thiền nào không phải? Tôi thì thấy Thiền nào cũng là Thiền, đường nào cũng về La Mã. Đúng vậy không Tam Tiểu Thư?

- Tam Tiểu Thư: Xin cảm ơn quý cử tọa đã đặt câu hỏi. Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu một trường phái nữa cũng tại VN, em xin tiếp tục đóng góp ý kiến thế này: Thiền Tông Trung Quốc thì nhiều vô số, nào là Ngũ Gia, Nam Nhạc, Lâm Tế, Tào Ðộng, Vân Môn, Hoàng Long, Dương Kỳ v.v… Ngài Huệ Năng có lẽ là nhân vật nổi trội nhất, được coi như chính thống của Thiền Tông Trung Quốc. Chủ trương sau đây rất nổi tiếng, hầu như ai cũng biết:

- Giáo ngoại biệt truyền: Truyền giáo pháp ngoài kinh điển.
- Bất lập văn tự: Không lập văn tự.
- Trực chỉ chân Tâm: Chỉ thẳng Tâm người.
- Kiến Tánh thành Phật: Thấy Chân Tánh thành Phật.

Tư tưởng trung tâm của Thiền Tông là “Pháp Bảo Ðàn Kinh”.

Tiền niệm mê tức phàm phu,
前 念 迷 即 凡 夫,

Hậu niệm ngộ tức Phật.
後 念 悟 即 佛.

Tiền niệm trước cảnh tức Phiền Não,
前 念 著 境 即 煩 惱,

Hậu niệm ly cảnh tức Bồ Đề.
後 念 離 境 即 菩 提.

Bất tu tức phàm, nhất niệm tu hành, pháp thân đẳng Phật, còn rất nhiều những tư tưởng khác nổi tiếng, nhưng chúng tôi thiết nghĩ ai cũng biết cả nên không nhắc lại làm gì.

Về mặt thực tế, sau trường phái Tịnh Ðộ thì Thiền Tông Trung Quốc rất phổ biến tại VN và có rất nhiều cơ ngơi hoành tráng. Không những ngoại quốc mà cả VN, người ta thường ngộ nhận đây là Thiền Tông của ngài Sakya Muni. Bởi vì ai cũng nghĩ, cơ ngơi nguy nga rộng lớn như thế này, thì tất nhiên phải là của Phật Giáo chính thống. Ai có ngờ đâu rằng đây là Thiền Tông của Trung Quốc thuần túy. Khó hơn nữa là không biết đó là thuộc trường phái Thiền Tông nào, trong hàng trăm hệ phái của Thiền Tông Trung Quốc. Do đó, nếu một người bình thường ít nhiều có đọc những tài liệu tạm gọi là chính qui của Phật Giáo Nguyên Thủy; thí dụ như Trung Bộ Kinh v.v… khi được các chuyên gia hướng dẫn cách tu Thiền Định, (thật ra là Thiền Định của Trung Quốc), sẽ cảm thấy có cái gì đó không ổn, ít nhiều không giống như những gì đã mô tả trong những tài liệu chính qui của Phật Giáo Nguyên Thủy. Trong lòng người học Thiền bán tín bán nghi, nhưng e ngại không dám hỏi, vì cho rằng có lẽ mình lầm lẫn, còn người ta là chuyên gia thì không thể nào lầm lẫn được. Sự thật, đây chính là sự lầm lẫn chết người. Quý vị cũng như Tam Tiểu Thư có lẽ không ai muốn bị người khác dạy cho mình điều lầm lẫn như vậy cả!

Bất cứ ai có sự tìm hiểu đối chiếu, đều thấy sự khác biệt quá lớn lao giữa Thiền Nguyên Thủy và Thiền Tông của Trung Quốc. Mặt khác, Thiền Tông của Trung Quốc còn được mang danh hiệu là Ðại Thừa. Tên gọi này cũng mang đặc tính ngôn ngữ của Trung Quốc. Sự tỏa sáng của danh xưng làm lu mờ trường phái Thiền Định cùa chính người sáng lập ra nó là Ngài Sakya Muni. Còn rất nhiều trường phái chúng ta không thể nào kể hết ra đây được.

Thưa quý cử tọa Oshin và đại diện Tuần báo thời trang: Phần trình bày sơ lược trên cũng phần nào mô tả thực trạng về Phật giáo Trung Quốc đã xâm nhập và phát tán tại VN như thế nào. Nếu quý cử tọa thấy tạm đủ, em xin đóng góp qua câu thứ hai là: 


Vấn đề Tu chứng đắc

- Cử tọa Oshin: Xin cám ơn Tam Tiểu Thư đã chân thành đóng góp. Cứ cho Thiền Tông ở VN là trường phái Trung Quốc cũng có sao đâu; miễn em tu theo vẫn có khả năng chứng đắc thì everything is OK. Đường nào cũng dẫn về La Mã mà. Nói thế thôi nhưng trên thực tế em thấy có con đường dẫn tuốt về sa mạc Sahara!

- Tam Tiểu Thư: Em xin đóng góp về từ ngữ chứng đắc. Việc tu theo các trường phái của Trung Quốc mà chứng đắc, không thấy tài liệu nào ghi lai cụ thể.

- Đại diện giang hồ thiền định hiểm ác: Tam Tiểu Thư vui lòng cẩn thận lời ăn tiếng nói nhé. Tui nói cho quý vị nghe nha, Thy của tui là cao tăng chứng đắc ngay tại thế, có thần thông quảng đại, có lòng từ bi rộng lớn. Trình độ ngang Bồ Tát chứ chẳng chơi. Xin lỗi nhe, Tam Tiểu Thư là người có mắt mà không tròng. Núi Thái Sơn trước mặt mà không biết!

- Tam Tiểu Thư (mỉm cười): Xin cảm ơn Giang hồ Thiền định. Bây giờ Tam Tiểu Thư sẽ nói về trường hợp cụ thể như Tổ sư Tuệ Viễn. Khi sức khỏe kém, đệ tử có mời Ngài dùng nước cháo, dùng mật. Ngài chết như một người bình thường! Hoàn toàn không hề sử dụng một kỹ thuật Thiền Định bất kỳ nào đó, để bỏ lại xác phàm, còn Ngài sẽ nhập Niết Bàn như ngài Sakya Muni đã thực hiện trước Ngài khoảng 1.000 năm. Sakya Muni đã từng thị hiện định lực siêu đẳng, "có một không hai" trong suốt lịch sử của tất cả các Thực Thể, ở tất cả các Cõi, các Tầng Trời. Ðây là một thành tích vô tiền khoáng hậu. Kể cả các Chư Thiên, Chư Tiên ở các Cõi, đến khi hết phước báu, cũng phải chết như một người bình thường.

Bây giờ em xin phép trình bày thiển ý của em về vấn đề chứng đắc có lẽ theo Phật Giáo Nguyên Thủy.

Lý thuyết cũng như thực hành, việc tu Thiền Định không phải có thành quả trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi nhiều tháng, nhiều năm, nhiều thập kỷ, thậm chí là nhiều kiếp người … Quý cử tọa đang có mặt tại đây, chắc chắn nhiều quý vị đã hành Thiền cả đời, có thể thấy lời nói của em không phải là tưởng tượng. Đó là thông tin từ cuốn Tạp thư.

Tiến trình chứng đắc như thế này: Khi sống bình thường, người tu Thiền Định là con người bình thường. Ðến khi Nhập Định họ tìm cách tiến lên từng lớp Định, càng ngày càng cao hơn. Trong quá trình này, họ cải tiến cấu tạo Tâm, Sắc, Nghiệp lực v.v... Cụ thể thì một người bình thường có nhiều trăm Tâm, trong đó có nhiều Tâm tiêu cực, là rào cản của con đường tiến hóa. Sắc là vật chất có hàng chục yếu tố, có yếu tố tiêu cực là rào cản của sự tiến hóa. Nghiệp lực cũng vậy có những nghiệp lực tiêu cực và tích cực. Khi Nhập Định, những yếu tố kể trên giảm rõ rệt về số lượng và chất lượng tiêu cực. Có nghĩa là những yếu tố tiêu cực Tâm, Sắc, Nghiệp lực giảm đi, yếu tố tích cực lại tăng lên. Lấy thí dụ về Tâm, người Nhập Định chỉ có Thiền Thiện Tâm mà thôi. Người tu Thiền Định thực sự, cái Tôi của họ biết rất rõ điều này, không cần phải hỏi Thy Bà nào cả (vì chính Thy cũng chẳng biết). Thực tế nếu đắc Tứ Thiền Hữu Sắc, hệ quả của nó là họ thường biết quá khứ vị lai. Chúng ta phải phân biệt loại Thấy Biết này của người tu Thiền Định với các loại ảo giác mà thường được gọi là Ngũ m Ma, xảy ra do Tâm móng cầu, do không giữ Giới, do Cống cao Ngã mạn. Hiện tượng này khá phổ thông, như chị Tâm Như có từng đề cập đến. Nhãn của người tu Thiền Định là hệ quả tất yếu của Tứ Thiền Hữu Sắc. Nó là hệ quả của tiến trình công thức bất tử: "Giới, Ðịnh, Huệ".

Phải có đời sống đạo đức tốt, có kỷ luật bản thân, có lòng từ bi không sát hại chúng sanh, mới sanh ra được Định Chân Chánh. Có Định Chân Chánh mới sanh ra được Trí Tu Chân Chánh. Nói cách khác, nếu không giữ Giới, không có cách nào tạo được sự Thấy Biết Chân Chánh. Em muốn góp ý với chị Tâm Như là nếu không giữ Giới, không những không tạo được sự Thấy Biết Chân Chánh mà còn làm cho Ngũ m Ma trong, ngoài phát triển.

Có thể nói
"Giới, Ðịnh, Huệ" là công thức bất tử. Kinh Patanjali cũng bảo: "Kỷ luật bản thân, kiểm soát tinh thần, tham Thiền nhập Định". Đúng là "Các tư tưởng lớn gặp nhau" phải không quý vị?

Còn tiếp ...



0 comments:

Đăng nhận xét