Pages

Cuộc họp báo (13) Tiêu Cục Xuyên Vân Kiếm Pháp

BỐI CẢNH
Buổi họp báo của tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp hôm nay được tổ chức tại Sài Gòn. Lý do chúng tôi chọn họp báo ở đây là: 

* Ðể quý cử tọa tham dự có thể đi lại dễ dàng bằng những phương tiện phù hợp với khả năng của mình. 
* Dường như những phần tử quá khích hiện nay tạm thời không dùng vũ lực hoặc đe dọa sẽ dùng vũ lực với chúng ta. 
* Sau cùng là chúng tôi muốn cử tọa bốn phương có dịp biết đến Sài Gòn như là Hòn ngọc Viễn Ðông mà người ta thường ca tụng.

- Tam Tiểu Thư (vẫn với thái độ vui vẻ, thân hữu, nghiêm trang, đôn hậu và hiền lành): Em xin kính chào toàn thể quý cử tọa. Em có nhận được phiếu đăng ký câu hỏi của cử tọa AX. Xin vui lòng cho biết cử tọa AX đang ngồi đâu ạ? À có đây rồi, em xin mời quý cử tọa AX khai trương với câu hỏi đầu tiên của mình.

- AX đứng lên phát biểu: @ Cuộc họp báo 12

"* Về phương pháp: CTR dùng hình tượng QTABT làm đề mục tu tập, còn HSTD dùng "chấm đỏ" làm đề mục để liên lạc với ADIDA Phật có gì khác nhau? Kết quả của phương pháp mà CTR tập sẽ đạt được là gì? Là ra linh ảnh, hay đạt được một trạng thái nhất tâm nào đó?

* CTR chủ trương trung thành với Phật giáo nguyên thủy (PGNT) tại sao không dùng các đề mục của PGNT (các đề mục đó được đề cập ở cuốn Thanh tịnh đạo thì phải) mà lại dùng hình ảnh QTABT mà CTR cho là không có thực?

* CTR có phủ nhận phương pháp của HSTD không?
* Nếu phủ nhận thì phương pháp ATTNĐTM với các đề mục thiền định của Thiền nguyên thủy (như lửa, nước...) theo chủ trương của HSTD cũng là sai?* Nếu công nhận thì có công nhận thành tựu của những người đạt kết quả của bên HSTD không? hay chỉ phủ nhận thành tựu của riêng nhân vật HHDL?* Ông Tibu bên HSTD công nhận thành tựu của "Tiền Bối" Tổng Quản. Còn Tiền Bối Tổng Quản có chấp nhận thành tựu của Ngài Tibu?

(vì thấy có nhiều tranh luận giữa CTR với HSTD nên mới hỏi vậy)
AX. (AX đã hỏi mấy câu ở topic KHUI HỤI)"


- Bé Ba giơ tay phát biểu: Dạ con xin chen ngang một chút. Để mọi người hiểu rõ Pháp Tu mà cử tọa AX mới đề cập về Niệm Phật Quán Chấm Đỏ, thì cho con được xin phép giải thích về Pháp Tu như sau: Người nhận Đề Mục phải Niệm Phật và Quán chấm đỏ cho đến khi nào ra được Chấm Đỏ và từ đó lại đổi sang Linh Ảnh Phật Adida và cứ tiếp tục Quán đến khi nào ra được Linh Ảnh Adida, hình nổi 3D rõ ràng, rồi dùng Ấn thử Linh Ảnh và đây mới bắt đầu cuộc tiếp xúc với Linh Ảnh mà họ tin tuyệt đối là Phật Adida và tu học theo sự chỉ dạy của Linh Ảnh này ...

Từ đây nếu có bất kỳ thắc mắc gì họ đều vào hỏi Linh Ảnh và đương nhiên sẽ được Linh Ảnh trả lời rõ ràng, kể chuyện và cho xem thấy câu chuyện y như xem một video clip vậy, hình ảnh 3D, mầu sắc, âm thanh nổi. (Con cố gắng tường thuật rõ ràng nhưng cũng thật ngắn gọn, nếu chỗ nào không đúng, chưa đúng thì xin các Cô Chú bổ túc nhé!).

- Tam Tiểu Thư: Cám ơn lời giải thích của Bé Ba. Em xin mời một quý cử tọa đã có nhiều đóng góp ý kiến cho họp báo. Xin quý vị chào đón quý cử tọa Tây Ðộc (cả phòng họp vỗ tay vang rần). Trước khi quý cử tọa Tây Ðộc phát biểu, em xin phép nhắc là đây không phải buổi Luận Kiếm Hoa Sơn … em xin đề nghị quý cử tọa nhẹ tay cho.

- Tây Ðộc: Kính chào toàn thể quý cử tọa, kính chào
quý cử tọa AX. Căn cứ vào phần đóng góp của quý cử tọa đã nêu ở trên. Tôi xin đóng góp câu trả lời này làm hai phần:

* Phần thứ nhất: Có lẽ liên quan tới các thao tác kỹ thuật Nhập Định.
* Phần thứ hai: Phải nói thực sự là liên quan tới vấn đề đẳng cấp hay giai cấp trong nội bộ các trường phái. Vấn đề này có một lịch sử hết sức dài dòng phức tạp. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tóm lược vấn đề này trong một bài viết với tựa đề: "Những bước thăng trầm của các tôn giáo trong lịch sử nhân loại và thân phận con người". Mong quý vị đón đọc ủng hộ.

Kính thưa quý cử tọa AX, cùng toàn thể
quý cử tọa.

Vấn đề quý cử tọa nêu ra là một vấn đề khá phức tạp, cho nên phải trình bày khá dài dòng, nếu không, e rằng dễ đưa đến sự ngộ nhận.

Ðể đi vào vấn đề một cách trực diện, thì trong phần comments tôi cũng đã có trình bày rồi, nhưng dường như chưa làm thỏa mãn
quý cử tọa. Thưa quý cử tọa, việc dễ nhìn nhất, dễ hiểu nhất đó là Pháp Tu Niệm Phật Quán Chấm Đỏ coi việc Quán Chấm Đỏ để liên lạc với Ngài A Di Ðà ở đây là một mục đích (Target) cần đạt tới. Và khi Quán ra được Linh Ảnh A Di Đà thì coi như việc tu Thiền Định đã thành công ở một chừng mực nào đó.

Trong khi đó nhóm CTR thì sử dụng đối tượng là QATT như một phương tiện, một công cụ (như bất cứ một công cụ bất kỳ nào khác) được xem như lý tưởng về đạo đức, dễ thương, dễ mến. Xin nhắc lại một lần nữa, đây chỉ là một công cụ, một phương tiện chứ không phải là một mục đích như chuyện
quý cử tọa Quán Chấm Đỏ và vị Phật A Di Ðà. Nhờ sử dụng công cụ này như là một phương tiện "một vật duy nhất", có nhiều khả năng sẽ làm cho Luồng Tâm Thức đứng lại và có nhiều khả năng Tốc Hành Tâm (Javana) sẽ xuất hiện. Nhờ kỹ thuật và tiến trình này thì số Tâm, Sắc, Nghiệp Lực … sẽ nghiêng về những dấu hiệu tích cực. Cụ thể là, từ mấy trăm Tâm (trong đó số lượng Bất Thiện Tâm nhiều không kể xiết, với những Tâm câu hữu, Tâm Sở …) nay giảm xuống vài chục Tâm, hầu hết là Tịnh Quan Tâm, Thiền Thiện Tâm … Số Sắc cũng giảm rõ rệt, từ 28 Sắc có khả năng giảm bớt một vài yếu tố Sắc, thí dụ: Bản Thể Sắc …

Quãng đường của người tu Thiền Định đạt được những yếu tố nói trên, là một tiến trình quá nhỏ trên bước đường tiến hóa. Mặt khác, trạng thái này vô cùng bất ổn, bấp bênh. Chẳng có gì bảo đảm là trong buổi Thiền Định tới, người tu lại đạt được những kết quả tương tự.

Ở tình trạng này, nếu quan tâm tới việc Thấy Biết (mà từ ngữ dân gian gọi là mở Huệ) để Thấy Biết cái gì đó; thì điều mong muốn của người tu Thiền Định đang ở trạng thái này, được mô tả ngắn gọn bằng những từ ngữ sau đây: Đó là "Trò chơi giải khát bằng rượu độc".

Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa hai cách tập luyện mà quý cử tọa nêu ra là hoàn toàn khác biệt không có một điểm nào tương thích cả.

Kính thưa quý cử tọa AX,

Để dễ hiểu, chúng tôi xin đưa ra một tình huống vô cùng đơn giản mà ai cũng dễ dàng hiểu: khi sử dụng phương tiện chuyên chở, tất nhiên các phương tiện này được gắn các loại động cơ kinh điển:

* Máy hơi nước >
Máy nổ > Máy Diesel > Máy điện ...

Quý cử tọa cũng như tất cả mọi người đều đã từng sử dụng những loại động cô nói trên cho phương tiện chuyên chở của mình là chiếc xe, chiếc tàu ... nhưng tất cả chúng ta chẳng bao giờ quan tâm là những động cơ đó do ai phát minh.

Cũng vậy, khi sử dụng kỹ thuật Thiền Định nào đó, không nhất thiết là phải nói về nguồn gốc và bản quyền thí dụ như của Phật Giáo Nguyên Thủy chẳng hạn. Trên thực tế, công thức "Chú Tâm vào vật duy nhất" chúng ta có thể tìm thấy ở các tài liệu của những người Tây phương thuộc trường phái thôi miên, trong tài liệu của trường phái Raja Yoga, của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy … Có thể còn của những trường phái khác nữa mà chúng ta chưa biết đến.

Tây Ðộc xin thay mặt cho Tam Tiểu Thư, chân thành cám ơn quý cử tọa AX đã nhiệt tình đóng góp nhiều lần, với tinh thần xây dựng cao, với lý tưởng đi tìm sự thật.

Rất mong trong tương lai được quý cử tọa AX quan tâm đóng góp thêm nữa. Trân trọng kính chào!

Trước khi hết lời, Tây Ðộc xin hứa trong một dịp khác, sẽ đóng góp ý kiến của mình ở những phần tiếp theo của câu hỏi mà quý cử tọa AX đã đặt ra

- Tam Tiểu Thư: Bây giờ em xin mời một
quý cử tọa khác. Em xin chào quý cử tọa Minh quang, dường như em đã được gặp quý cử tọa rồi, nhưng trí nhớ của em kém quá, mong quý cử tọa thứ lỗi. Em xin nhắc lại toàn bộ vấn đề mà quý cử tọa đưa ra. Sau đó em xin phép quý cử tọa cho em được đóng góp ý kiến.

- Minhquang (16:23 Ngày 27 tháng 7 năm 2013 @ Cuộc họp báo 12

"Chào Tam Tiểu Thư,
Khi xem cuộc họp báo lần 9, TTT có nêu ra … tính hữu dụng của cách tập luyện Tịnh Ðộ Tông:

Nếu chúng ta:
1. Niệm hồng danh Phật Ai Di Ðà bằng Tâm.
2. Tập trung tư tưởng để nghe những âm thanh này
3. Trong Tâm quán tưởng vị Phật A Di Ðà ở đằng trước mặt.
thì chúng ta đã triển khai đúng mức công thức bất tử:

"Tư cách chú Tâm vào một vật duy nhất ở đằng trước mặt". Đây là công thức định nghĩa Chánh Định …

Cách tập luyện này rất hay, nhưng TTT có thể cho biết thêm khi đã đạt được công thức Chánh định như trên thì mình phải làm gì tiếp theo để quán xét một việc gì đó hay một người nào đó (việc này có lợi cho tu tập của nhiều người). Câu trả lời sẽ giải đáp một số thắc mắc hiện nay đang trao đổi.

Rất cám ơn TTT

minhquang"

- Tam Tiểu Thư: Kính thưa quý cử tọa Minh Quang,

Ít nhất đến giờ phút này, theo ý kiến chủ quan của em, thì từ cổ chí kim, từ Ðông sang Tây, người ta định nghĩa Chánh Định là "Tư cách chú Tâm vào một vật duy nhất ở đằng trước mặt". Có lẽ đó là một định luật của thế giới tự nhiên. Muốn làm cho luồng tư tưởng, Luồng Tâm Thức đứng dừng lại, thì có lẽ không có cách nào khác. Do đó, ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời đại nào, người ta cũng đều có một nhận xét tương tự.

Kính thưa quý cử tọa Minh Quang,

Ðặt giả thuyết là
quý cử tọa hoặc ai đó, đã đạt được trạng thái vô cùng quý hiếm là Tốc Hành Tâm xuất hiện. Cho dù tu theo bất cứ trường phái nào thì đây cũng là một bước tiến nhỏ cho cuộc đời tu Thiền Định, nhưng là một bước tiến lớn cho sự tiến hóa.

Quý cử tọa đã nghĩ: Có thể bước tiếp theo sẽ là quán xét một việc gì đó hay một người nào đó, nhưng theo thiển ý của em, đây là một công việc làm quá sớm, có lẽ không phù hợp.

Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp thì nếu đạt được trạng thái này (phải nói là trạng thái cực kỳ quý hiếm), mà ít ai đạt được, thì có lẽ việc nên làm là nâng niu bảo trì và tìm cách phát triển. Công việc sẽ diễn tiến như sau:

Người tu Thiền Định cố gắng làm sao duy trì trạng thái này càng lâu càng tốt, làm sao tăng cường được cường độ của Định Lực, làm sao tăng cường được cao độ của Định Lực. Đó là công việc cần thiết của người tu Thiền Định. Muốn thực hiện công việc này, thì từ lý thuyết đến thực hành là chúng ta triển khai hai Thiền Chi là: Tầm Tứ.

Điều này có nghĩa là chúng ta cố đi tìm Đối Tượng và cố duy trì Đối Tượng đó không để bị mất đi. Trên thực tế, đối với người thiếu kinh nghiệm tu Thiền Định thì việc Đối Tượng Quán Tưởng mất đi, không tìm được, không duy trì được là một điều tất nhiên. Nếu thực hiện thành công được công việc này, thì hệ quả sẽ là Tâm có nhiều khả năng đứng im lâu hơn, Thiền Chi Tầm từ từ không cần thiết lắm. Lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế thì trong Tâm chúng ta như có hàng trăm con sói cấu xé đánh nhau chứ không đơn giản. Rất mong quý độc giả đọc lại bài kể câu chuyện 2 con Sói của quý cử tọa Tư Thóc.

Người tu Thiền Định muốn đi con đường tiến hóa, thì phải cố làm sao giảm thiểu các Tâm, các Sắc, Nghiệp Lực … Rất nhiều người tu Thiền Định không ngờ rằng: Kể cả Thiện Tâm, Thiện Nghiệp, nếu xét về con đường tiến hóa thì cũng là một trở ngại vì nó mở cửa cho con đường Sanh Tử Luân Hồi … Trong cuộc họp báo hạn hẹp hôm nay, chúng ta chỉ có thể nêu ra những nét chính. Người tu Thiền Định khi đạt được trạng thái mà quý cử tọa gọi là "đạt được công thức Chánh Định" thì còn có quá nhiều công việc để làm, còn có vô số buổi tu Thiền Định đang chờ đợi mình ở đằng trước.

Nếu ai đó quan niệm rằng vào lúc này nên "quán xét một việc gì đó hay người nào đó" thì không khác gì chúng ta đưa một vũ khí sát thương, một con dao bào có tẩm mật cho một em bé sơ sinh … Hậu quả ra sao chắc quý cử tọa đều có thể đoán trước. Chúng ta có thể mô tả đó là trò chơi của một em bé "Liếm mật trên lưỡi dao bào". Trò chơi của một người trưởng thành là "Giải khát bằng rượu độc".

Kính thưa quý cử tọa Minh Quang,

Chúng ta còn có quá nhiều lớp Thiền Định, còn quá nhiều Cảnh Giới, còn quá nhiều các Tâm, các Sắc, các Nghiệp Lực … cần phải trải qua. Món nợ Phiền Não là món nợ dai dẳng của tất cả các Thực Thể. Ai chẳng mong có ngày các Phiền Não sẽ khô cạn. Đó là một tương lai hứa hẹn đang chờ bạn, chờ tôi ở phía trước. Xin chân thành cám ơn quý cử tọa Minh Quang.

Phần trình bày trên đây cũng xin gởi tới quý cử tọa Tâm Như.

- Tam Tiểu Thư (với ánh mắt linh động và hiền lành, với giọng nói dịu dàng và mời mọc): Em xin mời quý cử tọa 2 ì ạch.

- 2 ì ạch nói: @ Cuộc họp báo 12


"(Cái đoạn này rồi mới tới cái đoạn ghi (tt) nghen cô 3T, tui soạn bên Word rồi copy qua ... thiếu cái đoạn này, muốn sửa lại nhưng không biết phải làm sao, đúng là dốt thiệt, mong cô thông cảm). 


Nhưng, lại nhưng nữa, tui đã nhờ các Nhí bên hstđ đưa “cửu huyền thất tổ” hai bên nội ngoại của phía tui, phía vợ tui, phía anh rể, chị dâu … tùm lum phía, đặt biệt là ông già của tui nữa, về Tịnh độ và được thông báo là đã Thượng Phẩm Thượng Sanh hết rồi. Đó, cái hụt hẫng và đang lo lắng của tui chính là cái ni đây đấy cô 3T (chớ còn cái vụ tu thì nếu tu sai cách thì tu lại chớ ăn nhậu gì, còn tu dài dài nhiều kiếp nữa, không việc gì phải lo xa). Cô 3T cũng có cha, có mẹ chắc cô hiểu được nỗi lòng của tui; cái cõi Tịnh độ không có, ông Phật Adiđà cũng không tuốt, thế mà 2 năm qua tui không còn hương khói cúng kính cho ông bà và ba tui nữa, thiệt có còn cái bất hiếu nào hơn cái bất hiếu này không hả trời? Thế bây giờ ông bà và ba tui đang ở đâu hả trời? Hai năm qua các vị ấy ra làm sao?"

- Tam Tiểu Thư: Trước nhất em xin kính chào quý cử tọa 2 ì ạch.

Qua ba phần đóng góp đầy nhiệt tình, sử dụng ngôn từ của máy tính ngày hôm nay một cách thành thạo làm cho em rất ái mộ. Dường như
quý cử tọa có hảo ý tin cậy tiêu cục Xuyên Vân Kiếm Pháp, điều này làm cho em rất âu lo, không biết mình có khả năng đóng góp ý kiến làm vui lòng quý cử tọa hay không. Phần đóng góp của em chắc chắn có nhiều thiếu sót, rất mong được quý cử tọa 2 ì ạch chỉ bảo những lầm lẫn, em vô cùng biết ơn.

Qua những phần comments của các
quý cử tọa, thì ở phần thứ 3 mà quý cử tọa 2 ì ạch nêu ra, dường như là "sự hụt hẫng, lo lắng" có lẽ của nhiều quý cử tọa.

Em thiết nghĩ muốn giải quyết một vấn đề gì đó, thì phải giải quyết từ tiên đề. Bộ môn nào cũng vậy, nếu không thì sanh ra trường hợp "Ông nói gà, bà nói vịt", bởi vì chúng ta thiếu việc thống nhất với nhau từ từ ngữ, khái niệm đến lý thuyết, chủ thuyết.

Có lẽ chúng ta nên trung thực với chính mình. Không thể kéo dài mãi sự ngộ nhận, sự hiểu biết lầm lẫn, tồn tại qua chiều dài 15, 16 thế kỷ. Sự thật có lẽ còn dài hơn thế nữa. Ðã đến lúc chúng ta phải nói lời chia tay với những hiểu biết sai lầm, làm tổn hại cho chính mình, tổn hại cho xã hội mà không đưa đến một kết quả nào cả.

Có một thực tế không thể phủ nhận là những cơ sở tôn giáo to lớn đã tạo nhiều gánh nặng cho con người và cho xã hội. Đó là chưa kể là đi kèm theo đó còn có những người sinh hoạt, sinh sống … mà không sản xuất gì, không tạo ra của cải vật chất, của cải tinh thần cho xã hội. Ngày hôm nay có quá nhiều thông tin cụ thể mà ai cũng có thể truy cập, trên những trang web phổ thông. Thật vậy, theo các chuyên gia thì dường như trong số các tài liệu gọi là Ðại Thừa, thì có đến 450, 550 là tài liệu ngụy tạo.

Rất mong
quý cử tọa 2 ì ạch quan tâm vấn đề nêu trên.

Nếu căn cứ vào tài liệu của Phật Giáo Nguyên Thủy thì việc này có thể giải thích như sau: căn cứ vào Tâm, Sắc, Nghiệp Lực, căn cứ vào những quy luật khách quan tự nhiên (theo Phật Giáo Nguyên Thủy thì mặc định đó là những quy luật khách quan tự nhiên). Ðể làm sáng tỏ vấn đề em xin minh họa về quy luật khách quan tự nhiên để chúng ta cùng thống nhất.

Quy luật khách quan tự nhiên là những quy luật của thế giới tự nhiên chi phối tất cả, không chừa bất cứ ai.

Thí dụ: Định Luật Tương Tác Hấp Dẫn là một Định Luật đã được phát hiện cách đây mấy trăm năm. Dù bất cứ ở thời điểm nào, ở đâu, quy luật này vẫn có những hệ quả như nhau. Dù muốn hay không chúng ta phải chấp nhận là nhiệt lượng truyền từ vật nóng qua vật lạnh, hai thỏi nam châm khác dấu nhau thì hút nhau. Vận tốc ánh sáng là không đổi …

Nếu căn cứ vào phần giải thích ở trên, thì theo quan điểm Phật Giáo, một thực thể nào đó cụ thể như con người khi chết đi sẽ ra sao, lệ thuộc vào yếu tố sau đây:

1. Cấu tạo Tâm, cấu tạo Sắc, tình trạng Nghiệp Lực …
2. Bị định luật Tương Ưng chi phối dù muốn hay không.
3. Bị định luật Nhân Quả chi phối dù muốn hay không.
4. Bị Nghiệp Lực chi phối dù muốn hay không.
5. Còn có thể nhiều yếu tố khác mà chúng ta chưa hiểu rõ hoàn toàn.

Họ đi về đâu? ở đâu? tình trạng ra sao? ... Tất cả những câu hỏi đó sẽ bị những yếu tố nêu trên quyết định.

Em xin nhắc lại, Phật Giáo có đề cập tới một số định luật mà họ cho là những quy luật khách quan của thế giới tự nhiên. Điều đó đồng nghĩa là chúng ta không thể tác động, hay thêm bớt. Chỉ trực tiếp cá nhân nào đó nếu họ muốn có sự thay đổi, thì chính bản thân họ phải phấn đấu. Do đó, Phật Giáo Nguyên Thủy đã có một phát biểu: "Thần Thông không liên quan đến nhân quả".

Ðể minh họa tình trạng này giúp cho mọi người hiểu rõ thêm những quy luật khách quan của thế giới tự nhiên như: Nhân Quả, Tương Ưng … người ta hay kể hai câu chuyện sau đây. Em chắc chắn ai quan tâm tới Phật Giáo đều biết rất rõ câu chuyện này, nhưng em vẫn nhắc lại để mong mọi người có dịp suy nghĩ là chúng ta có thể làm gì cho thân nhân chúng ta khi thân nhân chúng ta đã qua đời.

Ðúng như quý cử tọa 2 ì ạch nói, ai chẳng thương tiếc khi thân nhân thân thương của mình qua đời. Ai cũng mong muốn làm một cái gì đó để cải thiện đời sống của thân nhân mình ở bên kia thế giới. Người ta chẳng tiếc công, tiếc của cho những việc làm mà họ tin là có lợi cho thân nhân đã quá cố.

Chắc chắn mọi người đều biết về một bằng chứng cụ thể để đời, đó là lăng mộ của một vị Hoàng Hậu đã chết. Vị vua quá thương tiếc vợ mình đã làm nên một kỳ tích mà ngày nay người ta đã gọi đó là đệ nhất trong 7 kỳ quan thế giới: Ngôi đền Taj Mahal ở Ấn Độ.


Taj Mahal

Theo truyền thuyết (tất nhiên không thể là lịch sử được), câu chuyện sau đây mang tính chất điển hình, mà có lẽ nặng về giáo dục:

Mẹ ruột của ngài Sakya Muni khi bỏ xác thì ở cõi trời Ðao Lợi. Theo tinh thần Phật Giáo thì đây là một cõi trời Dục Giới rất thấp, rất gần với Cảnh Thế Gian của con người. Rất có thể Ngài Sakya Muni, nói theo kiểu thế gian ngày hôm nay là quen biết lớn, muốn giúp mẹ lên một Cảnh Giới cao hơn (người con nào có một lương tâm lành mạnh lại chẳng muốn mẹ mình như vậy chứ!) thì cũng chẳng làm gì được. Tại sao? Dù Thần Thông quảng đại, phép tắc nhiệm màu … nhưng Ngài Sakya Muni không thể chống lại được những định luật khách quan của thế giới tự nhiên. Thật vậy, giả thuyết là Ngài có dùng Thần Thông để đưa mẹ mình lên một cảnh giới cao hơn, nhưng do cấu tạo Tâm, Sắc, Nghiệp Lực của mẹ Ngài không tương thích, không phù hợp, thì cũng tự động rớt xuống cảnh giới thấp hơn. Ngài Sakya Muni hiểu rõ những Quy Luật Khách Quan hơn ai hết, thế nên Ngài không cúng kiến, không nhờ vả ai, mà tìm cách dạy cho mẹ ruột mình tài liệu Vi Diệu Pháp. Khi mẹ ruột của Sakya Muni hiểu được Vi Diệu Pháp, do sự hiểu biết về Vi Diệu Pháp, Tâm, Sắc, Nghiệp Lực … tự thay đổi. Vì sự thay đổi này có tính cách tích cực và chủ động, bà tự động một cách cơ học tiến lên những cảnh giới tương thích.

Một trường hợp khác cũng được coi là huyền sử là Ngài Mục Kiều Liên. Theo em nghĩ huyền thoại này cũng nặng tính cách giáo dục, minh họa tính cách tích cực của trường phái Phật Giáo. Dường như một nghịch lý, Ngài được mô tả như đệ nhất Thần Thông, nhưng mẹ ruột của mình vẫn ở Địa Ngục. Ðiều này nhắc nhở mọi người nên hiểu, không ai có thể giúp chúng ta, dù ở bất cứ ở Cảnh Giới nào, dù là Cảnh Người, Cảnh Thiên … Không có Kinh kệ nào, không có Ấn Chú nào, không có đồ vật cúng dường nào, không có một ai, (kể cả Mục Kiều Liên, Phật Sakya Muni) có thể giúp cho chúng ta, ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ cái gì … Em thiết nghĩ nếu ai tự cho mình là trường phái Phật Giáo thì nên cân nhắc lại việc cho rằng mình có thể giúp người bằng sự trao đổi nào đó, mà có thể xóa sạch Nhân Quả, Nghiệp Lực … bất chấp Định Luật Tương Ưng, Định Luật Nhân Quả.

Do đó, trường phái nào mà bất chấp tất cả những yếu tố nói trên, thì liệu chúng ta có thể coi là thuộc trường phái Phật Giáo của ngài Sakya Muni hay không? Thực tế, phải gọi đó là một trường phái nào khác, chẳng liên quan gì tới trường phái của Ngài Sakya Muni. Nếu muốn thì cũng có thể gọi đó là trường phái Nhái trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy.

Em hy vọng câu trả lời của em cũng đã đóng góp được một phần nào những gì quý cử tọa quan tâm.

Em xin trân trọng kính chào
quý cử tọa 2 ì ạch, em xin trân trọng cảm ơn quý cử tọa đã quan tâm theo dõi.

Trong khi đang trao đổi với các
quý cử tọa, chiếc máy fax ở góc phòng phát ra tín hiệu nhận fax. Tam Tiểu Thư cầm trên tay tài liệu mới nhận và thông báo cùng quý cử tọa đó là ý kiến đóng góp của một quý cử tọa có quý danh là Hoa Sen Trăm Ðóa. Cô chăm chú đọc, sau đó thông báo rằng:

Dường như
quý cử tọa hoasentramdoa đã trả lời thay cho em nhiều vấn đề, mà nhiều quý cử toạ khác đang thắc mắc. Em xin phép được đưa lên nguyên văn ý kiến của chính quý cử tọa hoasentramdoa:

hoasentramdoa: @ Cuộc họp báo 12

" Một cách chủ quan, con nhận thấy rằng, người ta cũng cho quán đề mục (phương tiện) giống như của đề mục bên Phật giáo nguyên thủy nhưng mục đích (cứu cánh) thì hoàn toàn khác biệt.

Theo thiển ý con thì Đề mục, ở một mức độ thấp chỉ có nghĩa là một phương tiện cột Tâm mà thôi. Xét trên khía cạnh này thì hầu như giống nhau, nhưng khi vượt qua ngưỡng này thì nó đưa đến những vấn đề cực kỳ vi tế và quan trọng cho một hành giả với Tâm tìm cầu Giải Thoát? Tới mức độ cao này thì khi hành giả chọn đề mục là một hình ảnh của một vị Giáo Chủ cùng Chân Ngôn của vị ấy thì sẽ tạo được sự dung thông giữa cái Tâm của Hành Giả và vị Giáo Chủ này.

Bên thì tuyệt chỉ xem đề mục như là phương tiện Nhập Định mà thôi. Sau Nhập Định rồi thì tùy cảnh giới với số Tâm Sắc cấu tạo đặc biệt mà họ đổi Đề mục cho thích với luật Tương Ưng? Cùng để kích Tâm lý hành giả để tiến vào những tầng Thiền hoặc những Cảnh giới cao hơn. Với mục đích sử dụng đề mục này thì cho dù là có quán ra Linh Ảnh thì Linh Ảnh cũng chỉ là một trạng thái của hành giả đạt được khi hành đúng kỹ thuật Nhập Định mà thôi. Họ tuyệt không dùng Linh Ảnh này để học hỏi hay tin đây là Phật, Chúa, Thánh Thần gì cả ... và họ cũng chẳng mong cầu chuyện này vì họ hiểu rõ như ban ngày rằng các vị Phật, Chúa, v.v... đang ở "Santi" (nơi không có Sắc nào cả) thì sao lại có chuyện các Ngài lui lại những tầng trời thấp vậy để thể hiện qua linh ảnh và làm những công việc mà xem ra không mấy là đấng Sáng Tạo chút nào cả (chẳng hạn như: Bói tiền kiếp cho Hành Giả hoặc những người khác v.v...)

Bên kia thì người quán ra đề mục như Chấm đỏ chẳng hạn, (mà chấm đỏ lại được xem như là Đảnh của Ngài Adida) rồi từ chấm đỏ họ lại Quán lan rộng ra mái tóc, vầng trán, mắt, mũi, miệng, khuôn mặt, đầu, thân và rồi thành một vị Phật Adida 3D với mầu sắc lộng lẫy vàng chóe, chói sáng gấp 10 ngàn lần ánh mặt trời chẳng hạn, và rồi họ cũng lại dùng Ấn Chú các cái để thử linh ảnh nổi này, rồi thế là họ chắc hẩm rằng mình đã gặp Phật Adida thực sự. Thế là từ đây họ sẽ răm rắp mà vâng lời của Linh Ảnh Phật Adida này mà tu tập và hành sử như sự giáo huấn của Linh Ảnh trong việc tu tập lẫn sinh hoạt cuộc sống v.v... "


Đoạn trên đây là Breaking News em mới nhận được của CNN, em post lên để quý cử tọa rộng đường công luận.

Và đây là một thắc mắc khác cũng từ quý cử tọa hoasentramdoa: @ Cuộc họp báo 12

" Thưa cô Tam Tiểu Thư,


Lại có một việc dù chưa thấy ai đề cập nhưng con rất là thắc mắc. Trong quá trình làm quen với Phật Giáo đến nay con chưa từng nghe qua những vị đắc Thánh Quả mà lại có chữ VẠN xuất hiện ngay trước ngực? Rồi Chữ Vạn này sẽ lớn và sáng vàng chóe lên theo trình độ vị này Ngộ Đạo, chữ Vạn này có thể to đến mười mấy cm? Một điều thần bí nữa là những vị Bồ Tát lại có khả năng giúp cho những người khác có chữ Vạn hoặc lắm khi họ cho rằng vì có những nhân duyên nhiều kiếp với nhau mà họ có thể giúp cho người kia có chữ Vạn, sửa mầu chữ Vạn v.v... Lại nữa, khi Ngộ Đạo thì có triệu chứng lây lan giữa những người trực hệ như: Vợ Chồng, Cha Mẹ, anh chị em ruột, người yêu v.v... Nghe thấy mà ham, nói thật cô đừng cười nhé, lúc đầu làm con cũng muốn kiếm một đức ông bồ nào bên ấy Tu giỏi có khả năng "Chóng Mặt" khi quán Vô Thường, để hướng sái quả vị Thánh này cô ạ.

Tất cả chỉ là những suy nghĩ thật hạn hẹp của con. Mong cô chỉ dạy thêm nhé!

Kính!"


- Cử tọa Tuần báo thời trang của cõi Hữu Sắc: Thông tin mới này hơi bị hay nha Tam Tiểu Thư. Tui chợt nghĩ như vầy: Tui thấy mấy tiệm bán đồ trang sức có bán chữ Vạn này bằng vàng thiệt đàng hoàng, đeo cũng đẹp lắm. Nếu nó vừa thời trang mà vừa trí tuệ thế thì để tui viết bài lăng xê cái mốt này được không, vì đó là nghề của tui mà. Tui cũng ngưỡng mộ cô xinh đẹp và trí tuệ. Khi nào lãnh tiền nhuận bút sẽ mua tặng cô một chữ "Vạn" vàng thiệt, cô đồng ý không?

- Tam Tiểu Thư (mỉm cười): Thưa quý cử tọa Hoa Sen Trăm Ðóa, nếu tiền đề của bất cứ vấn đề gì là không có thật, người đời thường gọi là "Hàng Nhái", thì hệ quả không nói ai cũng biết cũng là
"Hàng Nhái". Em xin nhắc lại cùng quý cử tọa, dường như Phật Giáo có một Định Luật, mà em nhớ không lầm: "Cây chanh thì sanh ra quả chanh, con Mèo thì đẻ ra con Mèo" … Không thể nào một bài toán có thể đáp số đúng, đúng với thực tế, khi dữ kiện lại là những tham số không đúng. Do đó, việc quý cử tọa đưa ra có một số hay chữ vạn gì đó thì có lẽ quý cử tọa không cần phải quan tâm lắm. Em xin nhắc lại với quý cử tọa về việc chữ viết ở tại Ấn Ðộ. Lịch sử cho biết, từ ngày Phật tại thế cho đến khi nhập Niết Bàn, trong nhiều trăm năm Ấn độ không có chữ viết. Người ta cho rằng chữ viết đã du nhập Ấn Ðộ vì lý do mua bán, có lẽ để thuận tiện cho việc làm chứng từ sổ sách. Những chữ tượng hình mà quý độc giả nhắc tới đó có lẽ xuất hiện nhiều trăm năm sau này, và có thể là sản phẩm tưởng tượng thiên tài của các giáo sĩ địa phương nào đó. Vì thật sự ngày hôm nay, ngoài những kinh điển truyền thống, người ta không thể xác định được quá nhiều tài liệu ngụy tạo mà sau này chúng ta có dịp sẽ đề cập tới. Nhiều người không thể ngờ được rằng, những tài liệu căn bản của trường phái Thiền Định, của rất nhiều trường phái Thiền Định, lại có những tác giả không biết rõ là ai.

Để em chia sẻ cùng quý cử tọa một bộ kinh nổi tiếng là bộ Kinh Kim Cang (Vajrasamadhi). Chắc quý vị không bao giờ ngờ được là tác giả của bộ kinh đó là từ xứ sở của các thương hiệu nổi tiếng Hyundai Kia, Samsung, LG … dân gian thường gọi là xứ sở Kim Chi, trước tác. Từ đó suy ra, Chầy Kim Cang rất nổi tiếng cũng là made in Korea. Trước khi dứt lời, em xin có một câu nói:

"Không có gì có thể cao hơn sự thật"


Trân trọng kính chào tất cả quý cử tọa đã đến họp báo và tham gia ý kiến quý báu của mình với Tiêu Cục XVKP.





7 comments:

Xin chào 2 ì ạch và thuancali,

Tui muốn chia sẻ câu chuyện này với 2 ông. Câu chuyện có tên là VÔ THINH

Trong buổi họp một ông thầy lỡ đánh rắm thối cả phòng nhưng may là không nghe tiếng. Thế là cả phòng nín khe, mọi người dáo dác nhìn nhau dò hỏi. Người ta chỉ có thể đoán chừng theo phương hướng về nơi xuất phát mùi hương , nhưng không rõ thủ phạm là ai.
Sau buổi họp mọi người ra về. Ông thầy dẫn thằng trò đi theo cùng về. Trên đường trò hỏi thầy: Thầy ơi ! Sao con nghe được tiếng rắm đó từ thầy mà mọi người không nghe được vậy? Mà nghe vang rền lun đó thầy ! Con thật lo mọi người nghe đó thầy! Lạ thầy hơ ?
Thầy ôn tồn : Là vì do phước báu đó con, phần ai nấy hưởng. Do con phước báu đời trước tích tụ, tâm con không thiên vị nên chỉ mình con mới có thể nghe được đó con. Cũng vì vậy mà mọi người thấy thối, do tâm còn hung hăng. Chỉ riêng con thấy thơm, đây là "Văn kỳ thinh, bất kiến kỳ hình" đó con! Nói đúng hơn là "Tiếng địt vô thinh" (tiếng bắc gọi là rắm đó).

Tới đây giảm tốc độ đọc nghen bà con!
Chuyện là vầy: Khi ông thầy làm chuyện ô uế kia là ổng đã bay vào vô ngã, mà vô ngã (không phải vô minh nghe) nghĩa là tàng hình. Tâm người trò không thiên vị nên tương ưng với vô ngã vì vậy chỉ có người trò nghe được tiếng vọng từ đáy vực này .

Lại nữa:
Do ăn ngon nói thật, tâm không uốn éo nên con người thầy rất nhạy bén. Con thấy đó sự thành thật phải thể hiện qua những bối cảnh, dù khó khăn cách mấy mình vẫn thể hiện được ngay cả những nơi đông người. Cho nên hễ mắc là con cứ địt thoải mái mà đừng uốn éo con hơ ! Qua những bài tập khó khăn tâm con sẽ vô quái ngại bay vô bay ra vô ngã, vô minh, niết bàn, chân như , như đi chợ đó con.
Nghe xong người trò lên tiếng: À, mà con dặn thầy là đừng kể tèm hem chuyện này ra nghe thầy .
Đố 2 ông chuyện gì xẩy ra sau đó?

Chờ thời hạn 1 tuần thôi nhe !

Tây Độc

Ối! Ối! Ối giời ơi! Sao con lại được lên cả trang nhất của CNN thế này? Cô làm con choáng cả lên Cô Tam Tiểu Thư ạ! Cám ơn Cô đã giải thích và trả lời cho những thắc mắc của con, thế là phải bỏ đi cái hy vọng hưởng sái chữ "Vạn" này phải không cô, con cũng cám ơn mọi người đã hỏi hay quá để con được học thêm nhiều thông tin mới mẻ.

Con lại có vấn đề khác muốn trình bày với Cô đây:

Linh Ảnh và sự điều khiển ...

Mấy hôm nay con cứ suy ngẫm về việc dùng Thần Thông hoặc những Linh Ảnh Bồ Tát hay Phật để tấn kích người khác thì có ý nghĩa gì? Chúng ta đang sống trong một thế giới @ thời điểm mà quyền cá nhân của con người được tôn trọng tối đa. Đối với luật đời thì việc xâm phạm đời tư của 1 cá nhân đã là một tội phạm, vì thế mới có "Luật riêng tư", vậy mặt tâm linh thì ra sao hả cô? Con nghĩ rằng với Phật thì miễn bàn rồi? Vì Phật thì chẳng bao giờ lại có chuyện như vậy?

Còn với ý tưởng của nhóm Ngụy Tạo Kinh Điển Đại Thừa thì họ cũng lăng xê hình ảnh Bồ Tát như hình tượng của Từ Bi tâm mà? Thế thì sao lại có việc dùng ngay Linh Ảnh Bồ Tát mà đi tấn kích người khác rồi mới đây ngay Ngài T... gì đó (chú AX: Nặc danh đề cập) cũng lại tỏ rõ thái độ và hành động này (dù có khôn ngoan hơn) qua câu: " dạy cho Tâm Thức của Tu sĩ này ... ", con thật rất thắc mắc là họ lấy cái gì dạy? Thế lực của Thần Quyền? Thế lực tâm linh đen?

Thật khó mà tưởng được, chuyện mình tạo ra những sản phẩm tưởng tượng và đi rao bán hàng Nhái làm hại không biết bao nhiêu chúng sinh bị u mê suốt 15, 16 thế kỷ qua, giờ bị người chỉ rõ ra hành động này ... Nếu thực tế mình là hàng Thật thì đương nhiên mình chỉ cần thanh thiên bạch nhật, công khai mà chứng minh mình là hàng Thật? Còn nếu phải "dở quẻ" tức là phải dùng thủ đoạn thì: "Chánh Tà, Nhái Thật" gì đã rõ rồi? Và phải chăng đây là lúc mà dân gian bình dân có câu: " Cháy nhà ra mặt Chuột "? Phải thử mới biết vàng thau?

Con nghĩ rằng những vị được gọi là "Thánh, Ngài" mà với cái Tâm mang đầy đặc tính của Dục Giới như vậy thì không thể nào sở hữu được những Con Mắt Thứ 3 của những Cảnh Giới cao từ Sơ Thiền Hữu Sắc lên cả?

Đây có phải là một thỏa hiệp giữa hành giả và linh ảnh? Hay thực sự mặt tâm linh của hành giả đã bị Linh Ảnh khống chế trọn vẹn? Con thực không tin có vụ Linh Ảnh lại cho mượn cái Thấy miễn phí bao giờ cả? Và đương nhiên cái giá phải trả thì sẽ được tính trên bàn tính của Nhân Quả phải không Cô? Con lại chờ Cô chỉ dạy tiếp ạ!

@ Tây Độc:

Ông ơi! Ông ơi! Con lạy ông trăm lạy ngàn lạy ông ơi! Suốt đêm qua con Thiền không được Ông ạ. Cứ nhớ cái chuyện ông kể là con cười lăn cười lóc, cười như con Cóc Ông ạ. KhàKàKà ... Lại cười nữa, chịu không Lỗi ông ạ.

Chuyện xảy ra là thế đấy? KhàKàKà ...

@ Tây Độc
Ngoaì đố 2 ông kia ra tui tham gia được ko ông?
hôm qua tui đang làm cho khách ,muốn đánh rắm mà có dám đâu ,nén lại đến đau bụng đành xin phép 5 phút đi đánh rắm chứ ko dám đánh rắm bậy bạ nơi công cộng hihiih
khách sáo gúm chưa!
(đúng ra ông nên post bài này vào mục bay ra bay vào của HSTD luôn cho công bằng hihihi)

@ MT

hahaha ... Thế mà bạn MT không bay vào "Vô Ngã" hay "Vô Minh" gì đó để "tự sướng" một phát rồi nếu khách "Nghe" thì bảo khách là:

" Nhờ ông/bà có Phước lắm mới nghe được đấy!"
Còn nếu khách đã "Nghe" mà còn khen "Thơm" thì cứ việc trả lời:

" vì ông/bà Phước Báu nhiều đời tích tụ nên vừa "Nghe" được tiếng ròn rã ấy lại còn "Hửi" được hương thơm nồng nữa ... Chúc mừng ông/bà ".

@ HOLO
" oh! Thì giờ vào mới học được Chiêu này đấy chứ, lúc ấy thì có nghĩ ra được gì đâu? Giá mà trước đó có đọc bài của bác Tây Độc thì MT đã áp dụng chiêu này rồi! Thôi để dành lần sau vậy ...
(đánh rắm mà cũng có giá thế nhỉ! hiihih)

Hôm nay Tư Thóc vào đọc lại bài này thấy hay quá, giờ mới hiểu ra thêm một số vấn đề, vào chia sẻ với các bạn đây:

" DẪN NHẬP KHÁI NIỆM SƠ ĐẲNG về THẦN THÔNG " http://vidieuphapctr.blogspot.com.au/2012/09/than-thong.html

Mời các bạn đọc kỹ đoạn thì sẽ hiểu ra nhiều việc nè:

"Tại sao bị Nhập?

Vấn đề này đã được đề cập đến rất nhiều trong những bài viết trước. Chúng ta có thể đưa ra một mô hình phản biện khá đơn giản: Có một Chư vị bất kỳ nào đó thích tìm cách Nhập vào thân xác của một người, mà người đó giữ 4 giới cơ bản: Sát, Đạo, Dâm, Vọng không? Tại sao các Chư vị lại không thích Nhập vào? Mong quý độc giả tự tìm câu trả lời. Chúng ta có thể phát biểu gần như là một công thức sau đây: Hiện tượng bị Nhập xảy ra khi Dục Vọng của người tu Thiền Định hay Pháp Môn nào đó tương thích với Dục Vọng của một Thực Thể muốn Nhập. Một cách bình dân mà nói thì đó là “Ngưu tầm Ngưu, Mã tầm Mã”.

Tu bất cứ trường phái nào mà giữ Giới, giảm thiểu Dục Vọng, thì chẳng có Thực Thể nào muốn Nhập cả. Thật thế, Nhập mà chẳng thỏa mãn được Dục Vọng nào cả; chẳng hạn như thỏa mãn cái Tôi, được người khác xưng tụng bằng Cô, Cậu …, biết chữa bệnh mà chẳng học trường Y khoa nào cả, chỉ bảo Tu Hành, nhưng không chỉ bảo giữ Giới … như thế thì Nhập có được ích lợi gì? Nói tóm lại, việc bị Nhập là “Dục Vọng lại gặp Dục Vọng - đó là sự đồng thuận của đôi bên”, chủ nhà mà không muốn, không mời thì không ai có thể vô nhà mình được. Hơn thế nữa, có người còn cảm thấy thích thú vì có người Nhập vào mình.

Ai nhập vào con người?

Số lượng Thực Thể có khả năng Nhập vào con người không thể kể hết. Thí dụ như Thần Quyền, Phật Quyền, cầu mong có sức mạnh khác thường để đánh thắng người khác. Rất có thể các Vong Linh là các Súc Sanh, do định luật Tương Ưng đã nhập vào mình. Có người thích chữa bệnh như Barbara Ann Brennan và bị các Thực thể là các Thầy Chữa Nhập vào. Chính bà đã xác định điều này. Có người thích viết sách về những chuyện huyền bí như Blavasky thì có các vị Chân Sư Nhập vào.

Có 1 cách chủ quan để phân biệt nếu quý độc giả đã đọc bài nói về SẮC. Chỉ cần căn cứ vào số lượng Sắc, thì chúng ta có thể phân biệt được một cách chính xác các Cảnh Giới, không lầm lộn Cảnh Giới này với Cảnh Giới khác. Nếu người học Thần Quyền cho rằng Phật Nhập vào mình, thì có lẽ quá ngây ngô và ngớ ngẩn! "

và đọc kỹ thêm đoạn này nữa nè:

" Chúng ta đã định nghĩa “Thần Thông là cử động của Tâm và Sắc …”. Cử động, đi, đứng … cũng phải tập từ từ, từ bò đến đi chập chững rồi mới chạy nhảy … thì ở Cảnh Giới khác cũng vậy. Ở cảnh Dục Giới thế gian có em bé nào - dù là Thần đồng - 12, 13 tuổi mà lái được máy bay Tiềm kích, Trực thăng … bao giờ đâu! Đào tạo phi công tiềm kích, trực thăng … không phải chuyện đơn giản. "

Đăng nhận xét