Pages

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 41

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 41: Sự thật không che đậy (phần 1)

             Xuất Hồn một công cụ cần thiết &  
             chính đáng của con người ai cũng phải Chết


- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản à! Suốt cả đời chúng ta thường chuẩn bị kỹ lưỡng cho rất nhiều việc, thí dụ như sinh nhật, đám cưới, tân gia, tốt nghiệp ... Thế nhưng có một việc vô cùng quan trọng của đời người thì chẳng ai lo chuẩn bị, thậm chí chẳng ai nghĩ tới. Đó là chuẩn bị cho Cái Chết. Điều này thật kỳ lạ vì người ta thấy cái chết mỗi ngày, nhưng lại nghĩ nó chỉ xảy ra cho người khác mà không bao giờ xảy ra cho chính mình.

- Ông Tổng Quản: Thần chết đối với tất cả các Thực Thể là đồng nghĩa với cõi tuyệt vọng vĩnh hằng. Thần Chết là biểu tượng của chủ thuyết Nhất Nguyên: Khổ đau - tuyệt vọng; còn các Thực Thể lại là biểu tượng của chủ thuyết Nhị Nguyên: Khổ đau - hạnh phúc và hy vọng.

Mặt tích cực của khoa học hiện đại thì không còn lời nào để ca ngợi vì ai cũng biết. Nhưng mặt tiêu cực thì phải nói rằng khoa học hiện đại là một loại tai họa đối với toàn thể nhân loại, một tội đồ của lịch sử tiến hóa. Người ta hoàn toàn mù tịt về hiểm họa có thật của Thần Chết. Khoa học hiện nay không biết gì về những cảnh giới: Hữu sắc, Vô tưởng, Vô sắc … ngoài những dự đoán bằng lý thuyết kiểu: Rối lượng tử - Vũ trụ song song - Vũ trụ toàn ảnh …
 
- Tam Tiểu Thư: Khi nói chuyện với ông, tôi thấy suy nghĩ của ông rất lạ. Ông rất hay nghĩ về thân phận nhiều đau khổ của con người. Dường như ông biết rằng ngoài cõi người, còn nhiều cõi khác có hạnh phúc cao hơn. Tam Tiểu Thư này thì nghĩ rằng dạng loài người là cư dân duy nhất trong vũ trụ, còn môi trường thế giới tự nhiên khách quan được cấu tạo bởi những yếu tố hóa học quá quen thuộc, có thể có thêm những nguyên tố hóa học chưa biết tới; trong đó nguyên tố hào phóng nhất là hydrogen. Thế nhưng tôi vẫn đồng ý với ông điều này: Từ ngàn xưa đến giờ, trước cái chết của 6, 7 chục tỷ người trên trái đất, thì con người chỉ có một phản ứng tiêu cực duy nhất là than khóc tiếc thương. Có đôi lúc tôi cũng ngạc nhiên tự hỏi tại sao con người lại không cố gắng tìm ra phương án tích cực để đối phó với Thần Chết. Ông tra cứu trong Tạp Thư xem có ai tìm được phương án nào không?

- Ông Tổng Quản: Theo huyền sử, có lẽ duy nhất chỉ có ngài Sakya Muni là không có thái độ tiêu cực đối với Thần Chết. Ngài đã triển khai một kỹ thuật mang tính chất chủ động và tích cực đối với Thần Chết. Chính thái độ này có lẽ là nguồn cảm hứng vô tận (muse), là tiền đề cho giải pháp tích cực đối phó với Thần Chết.

Nói tóm lại, cái Chết là sự đau đớn tột cùng của một Thực Thể chẳng phân biệt cảnh giới nào. Cho dù quan niệm khổ đau và hạnh phúc ra sao đi nữa, thì tử thần vẫn là kẻ thù truyền kiếp - với ý nghĩa chính xác nhất - của con người và các Thực Thể.
 
- Tam Tiểu Thư: Cá nhân tôi thì tôi cảm thấy mình không sợ chết lắm do đã quen sống đời sống trên lằn tên mũi đạn. Cái mà tôi sợ nhất là sự chia lìa tình cảm với những gì mình yêu thương.
- Ông Tổng Quản: Trong cuộc sống tình cảm của bất kỳ một con người nào, thì thiên đường cũng là sự lên ngôi của một cuộc tình tích cực, và địa ngục là sự lãng mạn của cuộc tình quá không may, tín hiệu cuối cùng là tử biệt:

 Dưới bia mộ đá thiên thần khóc cho tình yêu chúng ta

 “I ve hungered for your touch along lonely time
 “I find you asleep in the deep of my heart

Trong não nề của tuyệt vọng, con người hy vọng vào lòng độ lượng và hào phóng của Thần Linh.

God speed your love to me

- Tam Tiểu Thư: Ông đã từng nói nhiều lần về xuất hồn. Rõ ràng xuất hồn là một công cụ cần thiết và chính đáng của con người vì ai cũng phải chết. Thế nhưng sau đó ông lại nói rằng: Kỹ thuật Xuất Hồn thật sự có thể là một công cụ hữu hiệu tạm thời giúp con người lánh mặt Thần Chết trong một thời gian nhất định nào đó mà thôi. Tại sao lại như vậy?
- Ông Tổng Quản: Xuất hồn là một thao tác mang nặng tính chất kỹ thuật để tách cái tôi một cách chủ động ra khỏi cơ thể vật lý. Việc này có thể triển khai trong lúc Thiền Định, khi cơ thể vật lý vì lý do nào đó không còn sử dụng được nữa (hư hỏng do tai nạn, hư hỏng do độc tố xâm nhập với hàm lượng quá cao, vượt qua ngưỡng chịu đưng của cơ thể ...)

Mặc dù cùng là chủng loại con người; nhưng ai cũng biết đời sống của người này và người khác lại vô cùng khác nhau. Chính điều này phản ảnh cho chúng ta biết là cấu tạo: Tâm, Sắc, Nghiệp lực … mang tính chất cá biệt; không ai giống ai. Khi xuất hồn thành công, thì người ta sẽ đi đâu về đâu? Câu trả lời là tùy theo cấu tạo của từng cá nhân. Trong trạng thái Xuất Hồn, do tác động của Định Luật Tương Ưng thì cá nhân đó sẽ tự động đi tới cảnh giới tương thích.

- Tam Tiểu Thư: Bây giờ thí dụ tôi Xuất Hồn thành công và đến được những cảnh giới cao hơn thì Thần Chết có biết không ông? Nói cách khác là ở cảnh giới khác thì người ta có chết hay không?
 - Ông Tổng Quản: Dù ở bất cứ cảnh giới nào: Hữu sắc, Vô tưởng, Vô sắc … hễ có sanh thì có diệt. Đó là tiến trình không thể đảo ngược và là một sự thật vĩnh cửu. Tuổi đời ở những cảnh giới khác nhau thì có thể dài ngắn khác nhau, nhưng rồi cũng đến lúc hết vòng đời. Cái chết rồi sẽ đến. Chu trình này cứ tiếp diễn như thế. Khái niệm Luân Hồi Sanh Tử đã được biết đến từ lâu tại Ấn Độ.
 
- Tam Tiểu Thư: Thôi tôi hiểu ra tại sao ông nói xuất hồn chỉ là biện pháp kỹ thuật tình thế, tạm thời lánh mặt thần chết. Nhưng tôi vẫn còn một thắc mắc: Xuất Hồn có đồng nghĩa với Giải Thoát không?
- Ông Tổng Quản: Câu trả lời là: 

"Xuất Hồn không liên quan gì đến Giải Thoát cả. 
đừng ngộ nhận Xuất Hồnđồng nghĩa với Giải Thoát nhé."

Từ ngữ Giải Thoát theo truyền thống Phật Giáo mang tính chất đặc thù. Đây là cuộc đấu tranh biện chứng nội tâm vô cùng gay gắt, để cuối cùng vỡ lẽ được sự thật về tính chất vô thường, vô ngã của vạn vật. Từ đây, ngọn lửa tham ái đã tự tàn lụi, phiền não hoàn toàn chấm dứt.

Vẫn theo quan điểm của trường phái Phật Giáo với quan điểm nêu trên, nếu ai đó chỉ cần quán triệt, giải quyết tư tưởng, không cần sự trợ giúp của kỹ thuật Thiền Định, vẫn có thể đến bờ giải thoát là Niết Bàn. Ai cũng biết: Gươm trí tuệ đoạn dứt vô minh.

Ngược lại, vẫn theo quan điểm của Phật Giáo: Thiền Định ở bất cứ cấp độ nào, chẳng phân biệt cảnh giới cao thấp, đều tạo ra nhân là Thiền Thiện Tâm. Nếu đã tạo Nhân thì tất nhiên phải Luân Hồi để hưởng quả là Thiền Thiện Tâm. Nói tóm lại, tu Thiền Định sẽ đưa tới Luân Hồi Sanh Tử một cách chắc chắn, không lầm vào đâu được.

Đọc tới đây nhiều vị sẽ kinh ngạc. Tu Thiền Định đã là một việc làm quá khó, mà lại vẫn đưa tới Luân Hồi Sanh Tử, thì không biết nói làm sao nữa! Dù quý vị có đồng ý hay không, chúng ta vẫn không thể phủ nhận tính chất logic và nhất quán của lý thuyết Phật Giáo.

Một lần nữa rất mong chúng ta không ngộ nhận việc Xuất Hồn và Giải Thoát. Rõ ràng đây là hai việc hoàn toàn khác nhau, là hệ quả Xuất Hồn là một thao tác kỹ thuật, còn Giải Thoát là một trạng thái tư tưởng, của việc đấu tranh nội tâm. Xuất Hồn chỉ có thể là trợ thủ của Giải Thoát và không thể ngược lại. 

Nếu giả thuyết là tiểu sử của ngài Sakya Muni có thật, thì có lẽ Ngài là người đầu tiên trong nhân loại, đã sử dụng Thiền Định như một công cụ để Xuất Hồn và bỏ Xác lại thế gian.

- Tam Tiểu Thư: Đề tài Xuất Hồn hiện nay được quan tâm nhiều lắm ông ơi. Chỉ cần gõ trên bàn phím từ ngữ Xuất Hồn, có tới trên 8 triệu kết quả chỉ trong vài giây. Tìm kiếm bằng các ngôn ngữ khác cũng cho ra kết quả tương tự.

Để học bộ môn xuất hồn này là chuyện “nhỏ như con thỏ!”. Có rất nhiều tài liệu dưới dạng đã in ra sẵn hoặc dạng video clip. Ở Việt Nam có những lớp dạy tư nhân. Những tài liệu nói chung này đều đưa ra những chuẩn mực tập luyện vô cùng dễ dàng. Những thao tác tinh thần và vật chất dường như như nằm trong tầm tay của tất cả mọi người. Thời gian tập luyện được tính bằng phút. Người ta cho biết chỉ cần thư giãn thoải mái … kiểu ngồi bán già hoặc kiết già, tay bắt ấn Kiết tường. Thông thái như ông mà đi học những lớp này không chừng Xuất Hồn được ngay từ bài dẫn nhập đó.

- Ông Tổng Quản: Theo những tài liệu luận, tài liệu Patanjaly, thì Xuất Hồn được sắp vào dạng Thần Lực, Thần Thông chính qui đó nghe cô. Theo thông tin của những tài liệu nói trên, việc Xuất Hồn chỉ xuất hiện ở trang thái Tứ Thiền Hữu Sắc, qua tiến trình thao tác kỹ thuật goi là Samyama gồm 3 giai đoạn kể sau:

* Dharana / * Dhiana / * Samadhi

Thật vậy, thực tế cho biết hiện tượng Xuất Hồn chỉ có thể xuất hiện khi các Tốc Hành Tâm (Javana) đang được thực hiện.

- Tam Tiểu Thư: Tôi bắt đầu lùng bùng lỗ tai nha ông. Bao nhiêu tài liệu tôi đọc họ đều nói tập Xuất Hồn rất dễ dàng và đơn giản. Ông thì nói hoàn toàn khác. Có mấy ai tu mà đạt được Tứ Thiền Hữu Sắc chứ? Tam Tiểu Thư còn chưa tới nổi Sơ Thiền chứ nói gì Tứ Thiền. Vậy thì Xuất Hồn nào là thật và Xuất Hồn nào là ảo? Tôi nghi là có người Xuất Hồn trong tưởng tượng thôi à. Tôi thì bận rộn lắm nhưng sẽ ráng để ra chút thời gian tập theo cách dễ trước xem có Xuất Hồn ra được không nha ông. Tôi mà thành công với cách tập đơn giản dễ dàng này là coi như lý thuyết của ông phá sản đó. Phương châm sống của tôi là: Nhanh - Gọn - Hiệu quả.

- Ông Tổng Quản: Để đạt hiệu quả tích cực trong việc Xuất Hồn, Thiền Định là một công cụ ắt có và đủ. Dù có thể chúng ta đang theo đuổi các trường phái Thiền Định khác nhau, hoặc giả chúng ta đang có cơ hội thuận lợi để tiếp cận bộ môn Thiền Định, thì việc tìm hiểu thật sự về nền tảng kỹ thuật của bộ môn Thiền Định cũng rất cần thiết. Như đã trình bày ở phần trên, xét về mặt lý thuyết cũng như thực hành, Xuất Hồn không thể vắng bóng Thiền Định. Điều này cũng giống như muốn học làm bác sĩ y khoa, mà lại không học những bộ môn cơ bản: Giải phẩu cơ thể học (anatomie), Sinh lý học (physiologie) ... đó là điều không thể tưởng tượng được!

Ở đây chúng tôi xin đề xuất chọn bộ môn Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy và coi như một mẫu mực mặc định qui ước. Sở dĩ chúng ta chọn mẫu này vì đây là một mô hình phổ cập, dễ hiểu nhất. Hầu hết ai cũng am tường thấu triệt.

Chọn Thiền Định làm công cụ cũng chẳng có gì lạ vì nó mang tính chất qui ước và truyền thống. Nhưng chúng ta chỉ chọn lớp Định Tứ Thiền Hữu Sắc mà thôi. Lý do tại sao không chọn Tam Thiền hoặc Không Vô Biên Xứ? Tại sao không chọn kỹ thuật khác mà lại chọn kỹ thuật Samyama? Xin thưa cùng quí vị, đây là câu trả lời:

A. Về mặt lý thuyết:
Ít nhất trong các bộ Luận về đề tài thông tuệ (còn gọi là Thần Lực, Thần Thông) người ta thống nhất với nhau một định đề sau đây: “Thần Thông là hệ quả của Tứ Thiền Hữu Sắc”. Xuất hồn cũng là một dạng Thần Thông. Mặt khác, kỹ thuật Samyama đều được các trường phái chính qui sử dụng, chỉ khác nhau từ ngữ kỹ thuật: Chú tâm, tập trung và liên tục mạnh mẽ, cuối cùng là đạt được kết quả tích cực hoặc vỡ lẽ Sự Thật và đạt được Chân Lý.

B. Về mặt lý luận:
Ở trình độ Tam Thiền Hữu Sắc thì đồng ý là có Sắc, nhưng định lực theo thuật ngữ chuyên môn gọi là muội lược; có nghĩa là yếu đuối. Năng Lượng của Định Lực chưa đủ sức mạnh để thắng được lực tương tác giữa cái Tôi và thân Xác vật lý.

Xin nhắc lại như phần trên đã trình bày, các yếu tố cấu tạo nên con người có tính chất cố hữu lệ thuộc, trộn lẫn, hòa quyện vào nhau, nên việc tách ra một cách chủ động bằng kỹ thuật Thiền Định là một việc làm phản tự nhiên. Nó đòi hỏi một lực phải đủ mạnh để thắng được lực tương tác vốn có của các thành phần cấu tạo nên con người. Hầu hết các trường phái Luận đều đồng ý với nhau rằng chỉ có ở trạng thái Tứ Thiền Hữu Sắc, thì mới đủ sức mạnh để tách cái Tôi ra khỏi thân Xác vật lý.

Xét về mặt lý thuyết, việc này rất hợp logic vì Tứ Thiền Hữu Sắc là đỉnh điểm của thế giới Hữu Sắc. Do đó năng lượng của lớp Thiền Định này hàm chứa sức mạnh cao nhất của thế giới Hữu Sắc. Khả năng của lớp Thiền Định này có vừa đủ năng lượng (chứ không phải là dư ra), để tách cái Tôi ra khỏi thân Xác vật lý.

Không Vô Biên Xứ là lớp Thiền cao hơn Tứ Thiền Hữu Sắc, nhưng lớp Thiền này lại không phù hợp với việc Xuất Hồn. Thực sự là xuất cái Tôi thì cho dù lớp Thiền Định nào không quan trọng, nhưng ở đây chúng ta cần hiểu là do cái Hồn ít nhiều có cấu tạo Sắc, nên xuất cái Tôi và cái Hồn ở trạng thái Thiền Vô Sắc là không phù hợp; vì trong Thiền Vô Sắc thì gần như không còn Sắc nữa. Xuất cái Tôi thì không có vấn đề gì, nhưng do nó vướng víu cái Hồn nên quả thực không ổn!

C. Về mặt thực hành:
Thực tế và hiệu quả là thước đo cho một lý thuyết bất kỳ. Lý thuyết chỉ được coi là đúng khi kết quả tích cực được chứng minh bằng thực tế. Ý đồ thực hiện Xuất Hồn trước hay sau Tứ Thiền Hữu Sắc là một sai lầm đưa đến phản tác dụng.

- Tam Tiểu Thư: Phản tác dụng thế nào ông?
- Ông Tổng Quản: Chúng ta thử mô tả tâm trạng của một người Xuất Hồn. Người đó có thể là bạn hay tôi: Sau những năm tháng tập luyện, thậm chí là thập kỷ, chúng ta có được một nền móng lý thuyết Thiền Định vững chắc, một kỹ thuật xuất hồn đáng tin cậy và một định lực ổn định. Vào một ngày nào đó chúng ta thực hiện việc đi ra khỏi thân xác vật lý. Trong một số lần, việc này được tiến hành đầu xuôi đuôi lọt.

Vào một lần Thiền Định nào đó, do mang tâm trạng tích cực chủ quan và trở nên nôn nóng trong việc Xuất Hồn. Chúng ta không ngờ rằng vì Năng Lượng của Định Lực chưa đạt được đến một giới hạn cần thiết, cho nên việc Xuất Hồn trở nên bấp bênh và làm tâm lý của chúng ta không ổn định. Tâm nghi ngờ đã làm phương hại tới định lực. Tâm lý trở nên lúng túng, chập chờn không rõ ràng. Hệ quả là có thể đưa đến Xuất Định do việc chấp hành các thao tác kỹ thuật không nghiêm túc.

Chúng tôi thiết nghĩ khi quí độc giả đã kiên nhẫn đọc đến những dòng chữ này, thì chắc chắn quí vị phải ít nhiều là người có đam mê và quan tâm một cách nghiêm chỉnh và sâu sắc đến đề tài Xuất Hồn. Đó là chưa kể quý vị còn là người có kiến thức, kinh nghiệm uyên bác về vấn đề Thiền Định.

Cho dù quí vị đang thực hành bất cứ trường phái Thiền Định nào đi nữa, thì để ứng dụng Thiền Định vào việc Xuất Hồn, chúng ta có thể tách Thiền Định ra làm hai mặt khác nhau. Thiền Định có thể tách làm hai phần là Kỹ thuật và Lý thuyết mục đích, nhưng đối với bộ môn Xuất Hồn, thì chỉ cần đến các thao tác kỹ thuật, bất chấp về lý thuyết và mục đích. Vấn đề này chúng ta sẽ quay lại khi đề cập tới bài:  

Mẫu một mô hình xuất hồn tích cực: 
Tách cái Tôi một cách hoàn toàn ý thức  
ra khỏi thân Xác vật lý bằng  
kỹ thuật Thiền Định phổ thông”

Còn tiếp ...

Tác giả: CTR

Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!


0 comments:

Đăng nhận xét