Pages

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 37

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 37: Trận Chiến Cuối Cùng Armageddon
             giữa Con Người và Thần Chết (Phần 4)

             Tự đào luyện kỹ năng Xuất Hồn (sic)
             là tiền đề cho việc bỏ xác mai sau (tt)


- Ông Tổng Quản (nói tiếp): Đến đây thì quý độc giả cũng như Tam Tiểu Thư có thể tự trả lời câu hỏi do chính mình đặt ra, là tại sao ngày nay người ta không sử dụng được kỹ thuật như ngài Sakya Muni để bỏ xác. Ai cũng biết mình không thể có cái mình không có; đơn giản là có tu thiền định đâu mà sử dụng kỹ thuật thiền định! Ai cũng biết bản thân ngài Sakya Muni không hề niệm câu Nam mô A Di Đà Phật để nhập định. Xin được nhắc lại, Chánh Định của trường phái Phật Giáo là “Chú tâm vào một vật duy nhất”; chứ không phải là niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật theo ngài Tuệ Viễn người Trung Quốc. Cần phải nói rõ một điều, khoa học chỉ quan tâm đến sự hiểu biết, chứ không phân biệt tác giả có quốc tịch nào.

Sở dĩ phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này vì Thiền Định chính là cột trụ, là nền móng để tập luyện việc Xuất Hồn. Khi đang đọc những dòng chữ này, có thể có quý độc giả không ngờ Chánh Định lại đơn giản và quan trọng đến thế. Người ta thường nói các tư tưởng lớn gặp nhau. Người Pháp nói: “Porter vortre attention sur … votre tete”. Người Mỹ nói: “focus on an object until you can visualize perfectly”. Qua quá trình tập luyện,
quý độc giả sẽ tự mình phát hiện ra tính chất hiệu quả của nó. Thực tế cho biết là muốn làm cho tư tưởng dừng lại, không có cách nào khác. Đúng hay sai, chúng ta sẽ đánh giá qua thực hành.

Để tạo điều kiện tiếp cận việc Xuất Hồn, về mặt lý thuyết cũng như mặt thực hành, có lẽ chúng ta nên thỏa thuận với nhau về ý nghĩa của từ ngữ Xuất Hồn để tránh ngộ nhận, hiểu lầm.

Hiện tượng mà chúng ta gọi là
Xuất Hồn (O.B.E, N D E, ASTRAL PROJECTION …) đã có từ lâu qua nhiều nền văn hóa trên thế giới: Thánh Kinh Cơ Đốc Giáo, Trường phái Thông Thiên Học, Hồi Giáo, Mật Giáo, cổ Ai Cập, Trung quốc, Ấn Độ, Nhật Bản v.v… Nhưng từ ngữ để mô tả hiện tượng này thì quá khác biệt, có lẽ vì tính chất mơ hồ của hiện tượng. Thử đan cử một số từ ngữ của một số ngôn ngữ quen thuộc của người Việt Nam trong thời gian gần đây. Người Pháp gọi là “dedoublement”, người Mỹ gọi là “The soul, astral body, person spirit”. Họ còn gọi chung một từ ngữ là “apparition”. Việt Nam gọi là: Hồn, Vía, Vong Linh. Để tiện dụng, xin đề nghị chúng ta thống nhất dùng từ “Hồn” trong bài viết này. Tuy nhiên không nên ngộ nhận từ ngữ và thực tế. Thực tế việc chúng ta gọi là Xuất Hồn, thì không phải là xuất cái Hồn mà là xuất cái Tôi. Trường phái Phật Giáo gọi là “pudgala”. Cái Hồn chỉ là một trong nhiều dạng thân xác của một cơ thể vật lý. Nói một cách khác, cái Hồn mà không có cái Tôi, thì nó chỉ là một thây ma vô dụng. Vì thế nếu chỉ Xuất Hồn (astral projection), thì đó là một việc làm vô nghĩa, cái Hồn trở thành một thứ zombie tẻ nhạt, chán ngắt! Việc này chúng ta sẽ trở lại khi tiếp cận với chuyên đề.

Có lẽ vì không giải quyết được ẩn số này, hay nói một cách khác, những người thực hiện việc Xuất Hồn (practitionner), cũng như khoa học gia hiện đại; nếu căn cứ vào các tài liệu được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, thì rõ ràng người ta không tìm được đáp án cho bài toán
Xuất Hồn. Cả người tập luyện lẫn khoa học gia đều cho là có một cái Hồn đi ra khỏi cơ thể vật lý. Cái Hồn này thậm chí đi đến tận sao Mộc (Jupiter) để quan sát. Người ta đã tranh luận về độ chính xác của việc quan sát này. Khoa học gia thì cho rằng mức độ chính xác chỉ khoảng 37%. Kết quả này không thuyết phục và không gây ấn tượng.

Thông tin của cuốn Tạp Thư thì cho biết, cái
Hồn (kể cả cộng chung với cái Tôi) khi Xuất ra, thì tuyệt đối không có khả năng, cũng như không có những giác quan tương thích, để quan sát thế giới vật chất tự nhiên của con người. Nói tóm lại, người ta tranh luận một việc không có thật.

- Tam Tiểu Thư: Nếu tôi nhớ không lầm, thì ông từng nói có rất nhiều trường phái dạy cách Xuất Hồn, đúng không ông? Theo cơ chế thị trường, khi ông tiếp thị một sản phẩm, thì chí ít ông cũng phải giới thiệu về nguồn gốc, tính năng, giá cả … chính sách hậu mãi nữa chứ. Như thế người tiêu dùng tùy vào sức lực, nhất là khả năng kinh tế để chọn lựa cái gì phù hợp cho mình. Thời buổi này, kể cả kỹ thuật
Xuất Hồn, cũng phải cảnh giác với hàng kém chất lượng, tai hại hơn nữa là hàng nhái, hàng dỏm!

Để tôi trình bày cho cô nghe một vài trường phái
Xuất Hồn; nhưng không ai dám bảo đảm là những trường phái được trình bày sau đây thực sự làm người ta Xuất được Hồn.

Trước nhất xin trình bày trường phái của người Pháp đã có hơn trăm năm nay. Đây là sản phẩm “frabrique en france” dựa trên cơ sở khoa học thực nghiệm. Tác giả cho biết, khi Xuất Hồn ra khỏi thân xác vât lý,
Hồn có thể để lại vân tay, dấu tay trên bột mì, trần nhà. Sau này khi trình bày kỹ thuật tập luyện, chính quý độc giả có thể tự đánh giá là việc này có hay không. Thật vậy, nếu có thể để lại được dấu vân tay thì quá thuyết phục, nhưng vấn đề là có để lại được vân tay hay không?

Sản phẩm tiếp theo có nguồn gốc từ Anh Quốc; “Made in England”; bây giờ là sản phẩm của Hoa Kỳ. Quý vị có thể tìm trên những trang web những bài viết, những bước để tập luyện, những video clip của rất nhiều tác giả thực hiện luyện tập; nhưng những người phản biện cũng đông đảo không kém. Có quá nhiều từ ngữ để phản biện: Tưởng tượng, nằm mơ, mất trí, “out of mind”. Nhẹ hơn thì: không thuyết phục, không gây ấn tượng. Chúng ta sẽ tiếp tục đề cập tới trong những phần sau.

- Tam Tiểu Thư: Thôi đi ông Tổng Quản ơi, ông có vẻ “sính ngoại” quá đi. Mình người Việt thì xài hàng Việt đi ông. Chả lẽ Việt Nam không ai Xuất Hồn được? Hơn nữa, theo ý tôi thì cơ thể các sắc dân về di truyền là khác nhau. Biết đâu phương pháp Xuất Hồn dành cho dân Tây thì đối người Việt nó lại không hiệu quả?

- Ông Tổng Quản: Cuối cùng tôi sẽ nói về một sản phẩm có nguồn gốc khá khiêm tốn và mang tiếng là tiêu cực. Không nói chắc quý vị cũng biết ngay đây là sản phẩm “made in Viet Nam”. Sản phẩm có ưu điểm duy nhất mà chắc chắn quý vị sẽ hưởng được khi sử dụng nó, là không sợ đụng hàng. Hy vọng những quý vị là người Việt Nam sẽ ủng hộ hàng nội địa. Biết đâu “phát minh thường của người ngoại đạo”.

Trước khi trình bày, chúng ta cũng nên quan tâm tới những quan điểm phản biện, mà người ta gọi là hiểu và giải thích một cách bi quan (skeptical interpretation). Không phải người ta chỉ hoài nghi về vấn đề Xuất Hồn mà còn về rất nhiều vấn đề khác nữa. Có người cho việc Xuất Hồn; nói nghe có vẻ Việt Nam; là nhảm nhí, là chuyện vặt vãnh, là giai thoại (anecdotal). Họ sẽ tin và không còn gì để bàn cãi chỉ khi nào bắt được một cái Hồn do ai đó Xuất ra, hay bắt được một con Ma đang lang thang không nơi cư trú. Việc này có lẽ chúng ta không bao giờ có thể thực hiện được vì những lý do sau:

- Luận lý hình thức bảo thủ của chúng ta là trở ngại để xây dựng lý thuyết.
- Máy móc của chúng ta không có những bộ phận cảm ứng tương thích.
- Nền khoa học duy vật là một vỏ bọc đã để lộ những giới hạn của nó.

Có thể vì những lý do nêu trên, nên khi đứng trước những hiện tượng vượt qua những giới hạn hiểu biết của khoa học, người ta mới phát biểu: “because there is no evidence that the soul exists”, “không có bằng chứng là có hồn”.

Sự thật thì bằng chứng khoa học là cái gì? Khoa học, bắt nguồn từ chữ La-Tinh có nghĩa là hiểu biết. Tất nhiên có nhiều hệ thống hiểu biết. Lịch sử cho biết nếu chủ quan chỉ cho hệ thống của mình là đúng, hệ thống hiểu biết khác là không đúng, thì con người biến thành con vật thử nghiệm đáng thương của một loại chủ thuyết cực đoan. Người ta đã nhân danh một hệ thống nào đó, rồi đưa thiên tài Bruno lên giàn hỏa, giam Copernicus trong một tháp chuông! Chỉ vì một hệ thống tư duy không đúng đã tiêu tốn của nhân loại bốn, năm chục triệu người. Khổ nỗi lịch sử lại có vẻ như chu kỳ chứ không phải là trục hệ. Cái gì không phù hợp với kiểu khoa học của mình thì gọi là giả, mơ, tưởng tượng (pseudo science, dream state, imagining).

Nếu đặt giả thuyết Chết không phải là hết, mà chỉ là thay đổi trạng thái hiện hữu, thay đổi môi trường hiện hữu; thì những vị khoa học gia từng tuyên bố như trên, có lẽ sẽ thấy mình hụt hẫng!

- Tam Tiểu Thư: Ông Tổng Quản à! Mình tuy sinh hoạt nơi rừng rú nông thôn, nhưng tôi cũng có nhận xét là chủ nghĩa cực đoan dường như đồng nghĩa với chủ nghĩa phiêu lưu. Tôi thấy Tây, Tàu, và cả Ấn Độ nữa, họ hay đề cập tới chủ thuyết Trung Dung, âm dương hòa hợp. Ông thấy đấy, trong bộ môn Châm Cứu, thực tế cũng cho biết là muốn đưa đến tình trạng ổn định, quân bình, thì khi châm huyệt âm cũng thời châm một huyệt dương.

- Ông Tổng Quản: Các bộ môn khoa học thường có nhận xét ở mức độ tư tưởng khá giống nhau, thí dụ như: “không có gì tự nhiên mà có, không có gì tự nhiên mà mất”. Bộ môn khác thì cho biết “không thể tạo ra năng lượng, không thể làm mất đi năng lượng”. Hình như phát biểu này đến bây giờ cũng không bị vi phạm. Có lẽ ai cũng biết không thể có cái máy vĩnh cửu. Cũng chính vì lý do này mà xe hơi chạy điện không được đón chào, xe tạp chủng (hybrid) vẫn là giải pháp tình thế. Điều này cho thấy khái niệm của nhiệt động lực học đã chi phối một cách triệt để. Rõ ràng là năng lượng không thể tự nhiên mà có. Ở thế giới Vi Mô (microcosm) cũng như Vĩ Mô (macrocrosm), chúng ta không thể tìm ra một cái gì đó ở trạng thái không vận động, không thể tìm ra một cái gì đó chỉ có một tính chất. Cứ cho là chủ nghĩa Duy Vật có một giá trị tuyệt đối, thì con người
Duy Vật chúng ta cũng phải nằm trong hệ thống Duy Vật nói chung. Hai tính chất mà con người phải có là: Tính chất vận động và phải có nhiều tính chất không thể nào có một. Vấn đề thực sự chỉ còn là vấn đề của từ ngữ. Cụ thể là từ ngữ có thể Duy Tâm hoặc Duy Vật; nó lệ thuộc vào quan điểm của từng cá nhân hay xã hội. Tóm lại, Chết chỉ là sự thay đổi của trạng thái hiện hữu.

Kinh nghiệm dân gian trên khắp thế giới, dù ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thì những ngôn ngữ được biết tới, đều có sử dụng từ ngữ: MA. Chỉ cần hỏi một người bất kỳ về vấn đề liên quan tới Ma hoặc Vong Linh, Hồn, Vía … thì câu trả lời chắc chắn sẽ là: Tôi đã được nghe nói về vấn này hoặc chính tôi đã thấy Ma trực tiếp không qua trung gian ai cả. Có thể đưa ra một so sánh dân giả như sau: Trong thời thế chiến thứ 2 (1940-1945), do nhu cầu của chiến tranh, radar đã ra đời. Nó được mô tả là đôi mắt ma thuật (oeil magique), nhờ vậy mà Anh Quốc tránh được tổn thất do không lực của Đức (Royal Air Force), có đủ thời gian để truy cản. Nhưng bây giờ với kỹ thuật tàng hình (Stealth) của B1, B2, F22, F35 … radar khó mà phát hiện, nghĩa là thực tế sẽ không nhìn thấy. Thế nhưng đừng quên rằng máy bay của kẻ thù là một hiểm họa có thật. Nói cách khác, radar khó phát hiện không có nghĩa cuộc tấn công không lực là không có.

Việc báo mộng là một mô hình mang tính chất điển hình và phổ cập. Nó được các thực thể gọi là Ma, sử dụng rộng rãi. Có thể có nhiều quý độc giả từng là chứng nhân của hiện tượng này. Bất cứ ai cũng có thể đọc những tài liệu phổ thông trên thế giới, kể là người Chết đã hiện về báo tin cho thân nhân là họ đã chết, trước khi thân nhân nhận được điện tín báo về cái chết của họ (vào giai đoạn này chưa có cell phone, email … nên việc thông tin nhanh nhất là nhờ vào điện tín).


Còn tiếp ...

Tác giả: CTR


Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu tâm!




1 comments:

"Chánh Định của trường phái Phật Giáo là “Chú tâm vào một vật duy nhất”; chứ không phải là niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật theo ngài Tuệ Viễn người Trung Quốc"

anh cho em hỏi
1. Thế Quán Đảnh màu đỏ của Ngài A DI ĐÀ rồi niệm A DI ĐÀ PHẬT ngân dài phóng mạnh vào Đảnh Thì sao ạ?
2. Một đứa bé nhìn thấy các anh chị mình giết cha mẹ trước mặt mình và sau đó giết luôn cậu em út để chiếm gia tài(sợ rằng út trút gia tài he he he)...từ đó về sau cậu bé này sợ hãi hết kiếp này tới kiếp khác không bao giờ dám tơ hào tới của cải của cha mẹ (trong vô thức cậu nhường hết cho anh em dù lòng vẫn thấy bất công, thấy bị thiếu tình thương) cậu tự lực cánh sinh và sự sợ hãi tột độ vì cái chết do chính người thân; những người cậu tin yêu nhất đã làm cậu đánh mất lòng tin vào anh em ruột...đồng thời cậu sợ chết tột cùng cho tới tận bây giờ thì anh có cách nào giúp cậu bé; vượt qua nỗi sợ hãi để làm chủ cái chết không? tất nhiên cậu dùng đề mục để tu tập và mất hơi thở...nhưng cả trăm lần là cả trăm cậu vùng vẫy cong cả người để cố thở lại lý do là...sự sợ hãi từ ngàn xưa quay trở về...sợ bị chính anh em ruột thịt của mình đâm sau lưng....
3. trong 36 phẩm trợ đạo; ngũ căn gồm...Tín, Tấn, Niệm, Định Huệ...chữ tín (Lòng tin) dẫn đầu nhưng cậu bé bị mất lòng tin do đã từng bị người thân làm cho thê thảm từ kiếp này đến kiếp khác...nay nhìn ánh mắt yêu thương của người anh năm xưa cậu biết nhưng không dám nhận...vậy làm cách nào để hóa giải sự hận thù này?
4. anh xem dùm em trong đường link này thì cuốn tạp thư nói gì về điều này...và trong các hình ảnh đó có bóng dáng của cậu em kia không ạ?

http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=11988.0

cảm ơn anh và các anh chị CTR.
em lonely soldier

Đăng nhận xét