Pages

Con mắt thứ ba: Xuyên Vân Kiếm Pháp 29

Có một không hai - có hai chết liền ...

Tập 29: Thiền Định & cái Chết

 

Một ngày đầu mùa Thu, đoàn Bảo Tiêu của tiêu cục XVKP buộc phải đi qua một khu đèo dốc hiểm trở. Khi hoàng hôn buông xuống, đoàn người vừa đói vừa mệt đã đụng độ với bọn thảo khấu, sơn tặc chặn đường để đòi tiền mãi lộ. Những địa điểm như thế này, ở những nước kém phát triển, cho dù có là thế kỷ 21 đi chăng nữa, thì vẫn là nơi tiềm tàng nhiều mối hiểm nguy …

Sau trận giao chiến quyết liệt, Tam Tiểu Thư chỉ bị vết thương nhẹ trên cánh tay. Khác với việc thở phào nhẹ nhõm của Tam Tiểu Thư, ông Tổng Quản lại tỏ ra rất lo lắng. Khi Tam Tiểu Thư thắc mắc về chuyện này, thì ông Tổng Quản nói rằng ông thấy vết thương đang có mủ. Vết thương tuy nhỏ, nhưng vi trùng từ đây có thể di chuyển vào dòng máu và lan rộng ra thành nhiễm trùng toàn thân (septicemia). Chuyện này có thể dẫn đến chết người. Cuốn Tạp Thư có nói là thuốc kháng sinh còn nhiều thế kỷ nữa (khoảng thế kỷ 20) mới có. Cơ thể con người chỉ có thể đề kháng với một số vi trùng, chứ không phải tất cả các loại vi trùng.

- Tam Tiểu Thư: Khu vực phi quân sự, ranh giới giữa cái Sống và cái Chết cũng chẳng khác gì vĩ tuyến 38 ở Bán đảo Triều Tiên. Ông
Tổng Quản à! Có bao giờ Thần Chết dùng các đường hầm để đi xuyên qua biên giới giữa sự Sống và cái Chết hay không?
- Ông Tổng Quản (cười): Theo cuốn Tạp Thư thì nói rằng "Thần Chết vi trùng” có thể đi qua nhiều loại đường hầm thí dụ như đường da, đường tiêu hóa, đường máu, đường tiết niệu, đường phụ khoa … và gây nên vô số cái chết do nhiễm trùng.

- Tam Tiểu Thư: Tôi thì cho rằng ai rồi cũng Chết, vấn đề là người Chết trước, người Chết sau thôi. Nhiễm trùng cũng chỉ là một trong vô vàn lý do gây Chết. Chết là chuyện trời kêu ai nấy dạ thôi ông à. Ngoài việc ông hơi bị trí tuệ, ông còn có bảo bối là Cuốn Tạp Thư nữa. Đúng là quá tầm cỡ nhen ông. Vậy nên tôi muốn hỏi ông chuyện này: Có cách nào để người ta không Chết không? Nếu có, thì việc này có ở trong tầm tay của mọi người hay không?
- Ông Tổng Quản: Thế cô không nghe bàn dân thiên hạ nói, tu Thiền có thể thoát ly sanh tử à?


- Tam Tiểu Thư: Tôi còn nhớ lần trước ông có hứa với quý độc giả
tôi là sẽ xem lại Cuốn Tạp Thư để tìm hiểu về tài liệu Luận của các Luận Sư, xem có thể giúp ích gì cho việc xây dựng thực tế một giả thuyết, 1 lý thuyết Thiền Định. Nếu làm được như vậy, thì bất cứ ai, kể từ nay trở đi, khi bước vào con đường tập Thiền Định cũng cảm thấy yên tâm phần nào, vì ít ra cũng có 1 giả thuyết. Tất nhiên bộ môn khoa học nào cũng phải có thời gian, trải qua thực nghiệm để hoàn thiện chính mình. Biết đâu có ngày sẽ có 1 lý thuyết, 1 chủ thuyết Thiền Ðịnh đáng tin cậy ra đời. Người mê tu không còn phải tự mò mẫm tìm thầy để học đạo, mà năng lực thực sự của vị Thầy đó lại không được chứng thực từ một tổ chức có thẩm quyền. Tôi toàn đi học Thiền theo kiểu được bạn bè giới thiệu. Tu được hay không thì ráng chịu. Vô tình chúng ta biến sân chơi của bộ môn Thiền Ðịnh thành một chợ đen màu mỡ, siêu lợi nhuận.
- Ông Tổng Quản: Có một tài liệu tôi muốn cô tìm hiểu khi thực hành Thiền Định là Vi Diệu Pháp. Từ từ tôi sẽ trình bày về những kiến thức của Vi Diệu Pháp ở góc cạnh ứng dụng trong Thiền Ðịnh cho cô nghe. Ngoài Vi Diệu Pháp, khi đã được sanh ra và sống dưới thân phận của một con người, có lẽ còn cần nhiều hiểu biết hơn nữa để thực hành Thiền Định. Những bộ môn khoa học ngày hôm nay là những trợ thủ đắc lực, là những viên gạch cơ bản vô cùng hữu ích. Ta có thể kể vô vàn những lợi ích của kiến thức ngày hôm nay trong việc tập Thiền Định. Những câu hỏi như: "Tôi có nên sống độc thân không? Có nên sống một mình không? Có nên vào một nơi vắng lặng sống xa loài người cho dễ tu không? Có nên ngồi Thiền Định càng nhiều giờ, nhiều ngày thì càng tốt không? Có nên nhịn đói nhiều ngày hay không?” Dường như những câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác, khoa học ngày hôm nay đều có khả năng trả lời làm thỏa mãn - kể cả những độc giả khó tánh nhất.

- Tam Tiểu Thư: Tôi thấy câu chuyện hôm nay có vẻ thực tế. Vậy ông tạm thời đừng nói về Con Mắt Thứ Ba hay là lý thuyết Thiền Định gì hết. Ông nói chuyện thoát ly sanh tử cho nó vui đi ông. Tôi đang bị vết thương nhiễm trùng, nên đang sợ Chết quá ông ơi.
- Ông Tổng Quản: Đồng ý với cô, tôi sẽ nói cô nghe về việc tập Thiền Định và cái Chết. Chắc chắn là con người - nói riêng
- và các sinh vật - nói chung - đều tìm mọi cách để tránh né cái Chết. Cái Chết có lẽ đồng nghĩa với khổ đau: Con người là một sinh vật tránh né khổ đau, tìm sự khoái lạc. Ðiều này hoàn toàn chính xác vì Bản Năng Bảo Tồn là bản năng cơ bản của các sinh vật. Nói một cách khác, nó chính là chúng ta.

Tất nhiên như cô đã biết, chúng ta làm nghề bảo tiêu, là một nghề sống trên mũi tên, lưỡi kiếm. Chỉ cần một sơ sót nhỏ là chúng ta có thể bị thương. Vết thương càng lớn, cơ hội nhiễm khuẩn do các vi trùng càng cao. Như trên đã nói, Cô và tôi đang sống trong thế kỷ không có trụ sinh, kháng sinh … Nếu vi trùng đi qua được một số cửa ải, và độc tố đạt đến một ngưỡng nào đó thì chúng ta sẽ chết. Một cái chết hoàn toàn được báo trước, nhưng không tránh được. Cuốn Tạp Thư còn cho biết đến cả Thế Kỷ 21, một số bệnh vẫn không chữa được.

Bình thường thì thời gian và Thần Chết là một cặp không thể tách rời. Đây mới chính xác là một "cặp đôi hoàn hảo". Thực tế cho biết, có những người bị chìm vào hôn mê trong suốt trong nhiều năm, họ vẫn giữ tuổi đời như lúc bắt đầu hôn mê. Nhưng sau 10 năm hoặc 20 năm, khi người này tỉnh lại, ra khỏi hôn mê và có ý thức với thế giới bên trong và ngoài, thì lại già đi trông thấy, từng giây từng phút. Tất cả các cơ quan của cơ thể dường như phải chấp nhận khái niệm sự hỗn loạn gia tăng, đồng biến theo thời gian, vật lý học gọi là khái niệm ENTROPIE, sinh học gọi là gốc tự do (free radical).

- Tam Tiểu Thư: À! Tôi nghe nói về gốc tự do rồi. Đúng ông, bình thường các phân tử trong cơ thể chúng ta ở trạng thái cân bằng. Dưới các tác động như ô nhiễm môi trường, tia tử ngoại, chất phụ gia thực phẩm, thuốc lá, rượu, thuốc men … thì các nguyên tử này mất đi trạng thái quân bình có sẵn, cụ thể là nguyên tử mất đi một điện tử. Việc này dường như tạo ra một phản ứng dây chuyền trong cơ thể con người. Lý do là nguyên tử bị mất điện tử này sẽ trở thành kẻ "khát máu” và đi chiếm đoạt các điện tử từ những nguyên tử lành lặn khác. Những kẻ khát máu này chính là "gốc tự do". Khi đi chiếm đoạt điện tử, nó sẽ tạo ra thêm nhiều gốc tự do mới, làm cho các tế bào bị hư hại, biến chất, dần dần dẫn tới bệnh tật, lão hóa và ngay cả ung thư nữa đó ông.
- Ông Tổng Quản: Khoa học ngày nay đổ rất nhiều tiền để nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm chống lại gốc tự do này nhưng dường như kết quả không như mong đợi. Nói một cách khác, Tử Thần âm thầm lặng lẽ tiến gần tới con người trên con đường một chiều. Tiến trình không thể đảo ngược.

Bình thường mà nói, Cái Chết là đối thủ trực diện của Bản Năng Bảo Tồn vốn có của hầu hết các sinh vật. Hiếm thấy trong thế giới tự nhiên, sinh vật nào lại tự sát. Họa chăng chuyện tự sát chỉ có ở con người.

Quay về với thế giới thời sự, các nhà bình luận trên thế giới đều không tin là nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un lại tìm đến một giải pháp tự sát. Lịch sử đã chứng minh là các nhà độc tài trên thế giới không bao giờ muốn chết. Cô hãy nhìn: Tần Thủy Hoàng với việc tìm kiếm thuốc trường sanh bất tử; rất nhiều tỷ phú khác ngày hôm nay cũng tìm đủ mọi cách để sống mãi. Thậm chí có người còn ướp xác để chờ đợi cho đến ngày khoa học tiến bộ, tìm ra cách cho con người sống mãi. Có một nhạc sĩ Việt Nam đã viết: ”... Nếu tôi còn trẻ như năm trước, sẽ đón em về …” Người hùng "gốc tự do” cho đến bây giờ vẫn bất khả chiến bại! Triết gia hiện sinh của thế kỷ trước tuyên bố 
La mort est absurde". Nhạc sĩ người Hungary đã sáng tác bài nhạc để đời, người ta quen gọi là, bản nhạc tự sát, bản nhạc của thần chết, đó là bài hát "Gloomy Sunday". Bài ca này đã làm cho nhiều người tự sát, cuối cùng chính Tác Giả cũng tự sát. Nói chung cái chết là cái gì ai cũng ghê sợ!

Văn sĩ người Pháp Malherbe vào Thế Kỷ 17 đã mô tả thần chết:

Thần chết có sức mạnh vô song,
Con người khắc khoải van xin được gì
,
Thần độc ác bịt tai giả điếc
,
Khỏi phải nghe than khóc con người
.
Người bần hàn với túp lều dưới rơm phủ
,
Cũng nằm trong định luật tử sinh
,
Ngự lâm quân canh gác đức vua
,
Chẳng cản được tử thần đến viếng
.
 

(Phỏng dịch bài thơ Stances à du Perrier)

Bồ Tùng Linh đã mô tả nấm mồ:
Cô vọng ngôn chi, cô thính chi
,
Ðậu bằng qua giá vũ như ti
,
Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ
,
Ái thính thu phần quỷ xướng thi
,
Nói láo mà chơi
, nghe láo chơi,
Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi
,
Chuyện đời đã chán không buồn nhắc
,
Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời
.
 

(Tản Đà dịch)

Văn thơ Việt Nam nói về cái chết:

Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề
.

Mai tôi chết xin đừng về thăm viếng,
Nhỏ lệ sầu khóc một cánh hoa rơi
,
Phần mộ tôi lá úa ngập như đồi
.


Do lô gic không giải quyết được vấn đề cái chết nên con người phải cầu cứu trí tưởng tượng phong phú của mình. Thậm chí là hoang tưởng, vô căn cứ. Thí dụ như chết là đoàn tụ với thân nhân đã quá cố, chết là trả hết nợ đời. Tôn giáo thì hứa hẹn một đời sống tốt đẹp hơn
đất nước tôi không ở thế gian này, mà thật ra là cuộc sống vĩnh cửu ở bên kia thế giớisống gửi, thác vềvề thế giới cực lạc” … Người ta khuyến dụ người chết và khuyến dụ chính mình như vậy.

Tử Thư Tây Tạng đã được nhiều người tin rằng đó chính là một máy định vị GPS về con đường ở bên kia cửa tử cho người chết cũng như người sống. Tuy nhiên ai cũng có quyền tự hỏi, không biết phần mềm của tài liệu này, có phải cập nhật lại cho phù hợp với tình hình thực tế hay không? Nếu cập nhật được thì bao lâu cập nhật một lần? Ai là người có thẩm quyền cập nhật? Kịch bản này không phải luôn luôn là lạc quan, nhiều Tôn Giáo lại đưa ra những kịch bản thật hãi hùng. Từ ngữ Địa Ngục hầu như phổ biến cho các Tôn Giáo. Theo các tài liệu Cận Tử trên phương tiện truyền thông đại chúng có thể truy cập được rộng rãi, thì dường như không nghe một chứng nhân nào kể lại một trạng thái Địa Ngục như các tài liệu của các Tôn Giáo thường đề cập tới. Phải chăng là những người Cận Tử, do Chết chưa đủ lâu, nên chưa thể chứng kiến được cảnh Địa ngục?

Theo truyền thuyết của trường phái Phật giáo thì SAKYA MUNI không bao giờ Chết cả. Ngài nhập Niết Bàn. Nói theo ngôn từ của Thế Kỷ 21 thì có nghĩa là Ngài đã chuyển đổi chiều không gian, khung tham khảo, cảnh giới sinh hoạt … Cơ thể vật lý của Ngài SAKYA MUNI bị nhiễm độc tố của nấm, độc vượt qua một ngưỡng nào đó nên cơ thể vật lý hư hỏng không còn dùng được nữa.

Nói như thế, thì Ngài SAKYA MUNI phải có một cái gì đó có tính chất liên tục, không đứt đoạn … Có thể gọi đó là một cái "Tôi" của chính SAKYA MUNI. Người ta có thể phỏng định như thế này: Khi cơ thể vật lý của SAKYA MUNI bị hư hỏng, Ngài sử dụng kỹ thuật Thiền Định một cách chủ động, tích cực … Có một cái gì đó đã tách ra khỏi cái xác vật lý, ra đi có ý thức, êm ái, hoàn hảo, ngoạn mục … Phải chăng đó là Luồng Tâm Thức, Phật Tánh hoặc Chân Như? Cái Chết mà người ta gọi là nhập Niết Bàn của Ngài SAKYA MUNI, là một kịch bản được tập luyện kỹ lưỡng, quen thuộc từ trước. Một kịch bản hoàn toàn mang tính chủ động; các kỹ thuật được sử dụng một cách tinh vi, tích cực và hoàn hảo.

Đối với một người bình thường, dù Chết ở bất cứ dạng nào thì có lẽ đó là
"bị chết". Họ bắt buộc phải ra đi trong sự hoảng hốt. Họ lúng túng, khiếp sợ, nuối tiếc chính mình, nuối tiếc thân nhân; vì họ chẳng có một kỹ thuật nào, không hề có một sự chuẩn bị và chắc chắn tuyệt đối không có kinh nghiệm gì về cái Chết. Nói tóm lại, cái chết là một cơn ác mộng khủng khiếp nhất, trong đời chỉ gặp có một lần, bất kể người đó là ai, từ một nguyên thủ quốc gia, một nhà tu cống hiến cả một đời người cho việc tu hành, cho đến một công dân bình thường khiêm tốn … Ðó là sự chấm dứt của tất cả mọi hy vọng. Một màn đêm mịt mù đang chờ đón, tương lai là sự tuyệt vọng, cuộc sống là sự cô đơn lạnh lẽo … Nói một cách khác, con người không những bình đẳng trước Thượng Ðế mà đồng thời cũng bình đẳng trước Thần Chết.

- Tam Tiểu Thư (nước mắt lưng tròng): Những điều ông nói làm tôi sợ lắm. Thôi ông đừng nói nữa! Tôi vốn đã sợ Chết, sợ ma … Ông lại dọa tôi nữa chắc đêm nay lại mơ thấy ác mộng. Ước gì tôi được sống mãi, không bao giờ phải Chết … vì Chết dễ sợ quá.

Bây giờ thì tôi cũng hiểu ra rồi ông Tổng Quản à! Cuối cùng ai cũng phải Chết, ông bà tôi đã Chết, ông sẽ Chết, và cuối cùng tôi cũng sẽ Chết … liệu có cách nào tránh được cái Chết dễ sợ như ông đã nói không?
- Ông Tổng Quản: Tam Tiểu Thư đừng quá bi quan. Cô nên nghĩ lại, cái đáng sợ nhất trên đời chính là sự sợ hãi. Cuốn Tạp Thư vẫn có những thông tin rất lạc quan cho chúng ta. Theo thông tin của tài liệu này thì có thể có cách không bao giờ Chết. Cách này hoàn toàn nằm trong tầm tay của mọi người, không cầu kỳ phức tạp, tốn kém và quan trọng là ai cũng làm được … Ðó là cách phá hoại hệ thống phần mềm điện tử của Thần Chết. Khi các số liệu bị mất, Thần Chết muốn gọi hồn ai thì các danh sách đã bị xóa sạch.

- Tam Tiểu Thư: Trên đời lại có chuyện đó à! Hình như ông xem phim khoa học giả tưởng hơi bị nhiều. Ông nói chơi chứ làm sao Thần Chết có máy điện toán để bị hacker tấn công?
- Ông Tổng Quản: Tôi không nói chơi đâu! Tôi chỉ minh họa tiến trình để cho cô dễ hiểu mà thôi. Cô thử nghĩ xem, nếu chúng ta có cách nào tự chuyển mình qua một hệ qui chiếu khác, một không gian khác, một khung tham khảo khác, một cảnh giới khác; thì có nghĩa là chúng ta đã tự đi ra ngoài hệ thống kiểm soát của Thần Chết. Ở những nơi đó, Thần Chết không tương thích để hiện hữu, vì sự cấu tạo của Thần Chết và những môi trường vừa nói trên có sự lệch pha. Có thể chính vì lý do này hay lý do nào khác, mà ngài SAKYA MUNI đã tự di chuyển qua nhiều lớp Thiền khác nhau; nghĩa là qua những Cảnh Giới khác nhau.

Nếu chúng ta tập luyện thành thạo trong kỹ thuật Nhập Định, chuyển đổi các lớp Định theo ý muốn, thì chúng ta có thể chọn nơi đến mà mình mong muốn. Việc này tất nhiên đòi hỏi người tập Thiền Định phải có kỷ luật bản thân chuyên cần tập luyện để có một Định Lực đáng tin cậy. Có lẽ chỉ trong tình huống này thì con người mới đào thoát thành công khỏi vương quốc của Thần Chết.

- Tam Tiểu Thư: Bản thân ông có biết chắc chắn là có những Cảnh Giới khác hoặc Không Gian khác hay không? Hay đó là chuyện ông phỏng đoán?
- Ông Tổng Quản: Tôi biết chuyện đó 100%. Ngay cả bộ môn toán học cũng hoàn toàn tiên đoán được có nhiều không gian khác nhau mà.

- Tam Tiểu Thư: Vậy ông nói nhanh đi. Tôi sốt ruột lắm rồi. Cụ thể mình phải làm sao đây ?
- Ông Tổng Quản: Ngài SAKYA MUNI đã sử dụng kỹ thuật Thiền Định trong lúc bỏ xác vật lý. Xưa nay không thiếu gì người tu Thiền Định có kinh nghiệm về cuộc sống ngoài thân xác vật lý, không thiếu gì người trong lúc Nhập Định đã nhìn thấy thân xác vật lý của mình. Kỹ thuật Thiền Định có thể là chiếc chìa khóa vạn năng tạo ra điều kỳ diệu.

- Tam Tiểu Thư: Tôi có đọc một số tham luận. Ý kiến của một số vị tự cho mình là khoa học gia thì cho là một số hiệu ứng được các người Cận Định, Thiền Định mô tả, chẳng qua chỉ là ảo giác, là phản ứng của não bộ khi thiếu oxygen .
- Ông Tổng Quản: Ngay cả đến đầu Thế Kỷ 21, có điều đáng tiếc là đại đa số các vị cho mình là khoa học gia, lại không phải là những chứng nhân của những hiện tượng nói trên.

Tuy thế chúng ta cũng nên kể tới là có những khoa học gia đã có cơ hội trở thành chứng nhân trực tiếp của những hiện tượng đó. Họ có thể giao tiếp với người đã Chết trong lúc Thiền Định, hoặc kiểm chứng một cách ngẫu nhiên trên thực tế những gì họ thấy được trong lúc Nhập Định. Họ biết trước những việc xảy ra nhiều ngày nhiều tháng, nhiều năm; và sau đó thực tế cho biết là hoàn toàn đúng … Vậy nên không thể gọi đó là ảo giác.

Tưởng nên nhắc lại là:
"Cái gì mình chưa biết không có nghĩa là không có”. 
Theo cuốn tạp thư thì kỹ thuật Thiền Định thực sự cho chúng ta trải nghiệm cuộc sống ngoài thân xác vật lý.

- Tam Tiểu Thư: Tôi hiểu rồi ông Tổng Quản à! Thần Chết là người bạn thân thiết nhất của chúng ta, thân thiết hơn bất cứ ai trong cuộc sống này. Chúng ta vừa chào đời đã có người bạn là Thần Chết. Cả cuộc đời con người là trò chơi "trốn tìm" đầy kịch tính giữa Con Người và Thần Chết. Con Người muôn đời muốn đào thoát khỏi thế giới của Thần Chết, còn Thần Chết muôn đời đi tìm Con Người để đem về làm thần dân của mình.  

 
     Chỉ có con đường Thiền Định,  
     mới đưa ta ra khỏi Vương Quốc Thần Chết.
 

Tam Tiểu Thư ngồi yên lặng nhìn vào vết thương mưng mủ trên cánh tay. Lo lắng hiện lên trong ánh mắt. Cô tự hỏi rằng với một người trình độ tu tập lơ mơ như cô, thì cô sẽ đi về đâu nếu chẳng may cô Chết vào lúc này. Đáp lại câu hỏi đó, cô chỉ nghe tiếng rì rào của hàng cây thông trong gió sớm ...

Còn tiếp …

Tác giả: CTR


Ghi Chú:
Những bài viết của nhóm CTR, chỉ là sản phẩm của giả tưởng. Tuyệt đối không có bất cứ một giá trị nào, ở bất cứ lãnh vực nào. Mong quý độc giả lưu ý!

0 comments:

Đăng nhận xét